Giáo án Lớp 1 - Trường tiểu học Hải Thái số 1 - Tuần 30

Tiếng việt:

LUYỆN ĐỌC BÀI: CHUYỆN Ở LỚP

 I.MỤC TIÊU:

- HS đọc trơn toàn bài.

- Phát âm đúng các tiếng, từ ngữ khó : trêu, vuốt, chẳng.

- Ôn vần : uôt, uôc - Tìm được tiếng , nói được câu chứa tiếng có vần : uôt, uôc.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

A. Ổn định tổ chức:

- Cho học sinh hát.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2.Luyện đọc bài: Chuyện ở lớp

- Gọi 1 em đọc lại toàn bộ bài .

- 1 em khá đọc toàn bài trong SGK - Lắng nghe – nhận xét

- GV sửa sai cho học sinh.

a) Luyện đọc tiếng , từ.

- GV cho HS luyện đọc tiếng, từ khó: trêu, vuốt, chẳng.

 

doc 12 trang Người đăng hong87 Lượt xem 545Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Trường tiểu học Hải Thái số 1 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 30:
 Ngµy so¹n: 02/04/2011
 Ngµy d¹y: 04/04/2011
Thø 2:
Tiết 1:
Tiếng việt:
LUYỆN ĐỌC BÀI: CHUYỆN Ở LỚP
 I.MỤC TIÊU: 
- HS đọc trơn toàn bài.
- Phát âm đúng các tiếng, từ ngữ khó : trêu, vuốt, chẳng. 
- Ôn vần : uôt, uôc - Tìm được tiếng , nói được câu chứa tiếng có vần : uôt, uôc.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
A. Ổn định tổ chức:
- Cho học sinh hát.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2.Luyện đọc bài: Chuyện ở lớp
- Gọi 1 em đọc lại toàn bộ bài .
- 1 em khá đọc toàn bài trong SGK - Lắng nghe – nhận xét 
- GV sửa sai cho học sinh.
a) Luyện đọc tiếng , từ.
- GV cho HS luyện đọc tiếng, từ khó: trêu, vuốt, chẳng. 
- HS luyện đọc – HS khác nhận xét .
b) Luyện đọc câu :
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu
- GV theo dõi sửa sai cho học sinh. 
c) Luyện đọc toàn bài.
- GV gọi một vài học sinh lại toàn bài.
- HS đọc lại toàn bài tập đọc. 
- Cho HS thi tìm tiếng, nói câu chứa tiếng có vần: uôt, uôc.
- HS thi tìm tiếng, nói lại câu có chứa vần uôt, uôc.
- GV nêu lại nội dung bài: Mẹ chỉ muốn nghe chuyện ở lớp con đã ngoan như thế nào?
C. Củng cố - dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Tuyên dương em có ý thức học tập tốt . 
- Về nhà đọc lại bài.
----------------@&?-----------------
Tiết 2:
Tiếng việt:
LUYỆN VIẾT BÀI: CHUYỆN Ở LỚP.
I. MỤC TIÊU:
- Chép lại đúng khổ thơ đầu.
- Làm đúng các bài trong vở BT trang 43
- GD học sinh ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi bài tập 3.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
A. Ổn định tổ chức:
- Cho HS hát.
B. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của HS.
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS tập chép:
- GV viết bảng khổ thơ đầu trong bài: Chuyện ở lớp.
- HS nhìn bảng đọc lại.
- GV chỉ các tiếng: biết, sáng, dậy . 
- HS đọc, đánh vần cá nhân các tiếng dễ viết sai đó, sau đó viết bảng con.
- GV gọi HS nhận xét, sửa sai.
- Cho HS tập chép vào vở, GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày cho đúng đoạn thơ, cách viết hoa sau dấu chấm
- HS chép bài vào vở.
- GV đọc cho HS soát lỗi và chữa bài trong vở.
- HS soát lỗi và chữa bài trong vở.
- GV chữa trên bảng những lối khó, yêu cầu HS đổi vở và chữa lỗi cho nhau ra bên lề vở.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 1: Viết tiếng trong bài có vần uôt.
- GV hướng dẫn học sinh làm bài vào vở bài tập.
- HS làm bài vào vở - đọc tiếng vừa viết.
- GV nhận xét bổ sung: vuốt.
Bài 2: Viết tiếng ngoài bài có vần uôt, uôc.
- GV hướng dẫn học sinh làm bài vào vở bài tập.
- HS làm bài vào vở - đọc tiếng vừa viết.
- GV nhận xét bổ sung: nuốt, tuốt, thuốc, đuốc....
Bài 3: Ghi dấu x vào trước ý trả lời đúng.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài và hướng dẫn HS làm bài vào vở.
- HS làm bài vào vở - Nêu câu trả lời đúng.
- GV nhận xét, chữa bài.
 Bạn Hoa không học bài
 Bạn Lan được cô khen.
 Bạn Mai tay đầy mực.
D. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
----------------@&?-----------------
Tiết 3:
Toán:
LUYỆN TẬP VỀ PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100 (trừ không nhớ)
I.MỤC TIÊU : 
- Biết đặt tính và làm tính trừ (không nhớ) số có hai chữ số.
- Biết cách giải và trình bày bài giải bài toán có phép trừ số có hai chữ số.
- Làm đúng các BT trong vở BT trang 47. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HOC:
- Vở bài tập 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Ổn định tổ chức: 
- Cho học sinh hát.
B. Dạy bài mới: 
1.Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bµi 1a: Tính
- GV nªu yªu cÇu, h­íng dÉn HS lµm bµi vµo b¶ng con.
- HS làm bài vào bảng con – nêu kết quả.
- GV nhận xét, chữa kết quả lên bảng.
 -
58
 -
94
 -
89
 -
95
 -
53
46
52
27
35
51
12
42
62
60
 2
Bµi 1b: Đặt tính rồi tính (theo mẫu)?
- HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài mẫu. 
- HS làm bài vào vở BT - Lên bảng chữa bài.
- HS đổi vở kiểm tra lẫn nhau + GV nhận xét, chữa bài.
 -
49
 -
65
 -
33
 -
 77
29
61
33
66
20
4
 0
11
Bµi 3: Tính
- GV nªu yªu cÇu, h­íng dÉn HS lµm bµi vµo b¶ng con.
- HS làm bài vào bảng con – nêu kết quả.
- GV nhận xét, chữa kết quả lên bảng.
 +
34
 -
57
 -
57
 +
63
 -
77
 -
77
23
23
34
14
14
63
57
34
23
77
63
14
Bài 4: HS nêu yêu cầu của bài.
- GV nêu phân tích bài toán: Bài toán cho biết gì? (Trong phòng có 75 cái ghế, người ta mang ra khỏi phòng 25 cái ghế).
+ Bài toán hỏi gì? ( Trong phòng còn lại bao nhiêu cái ghế?)
- GV viết tóm tắt bài toán lên bảng.
- HS làm bài vào vở bài tập.
- 1HS lên bảng chữa bài. Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài giải:
Số cái ghế còn lại là:
75 - 25 = 50 (cái)
 Đáp số: 50 cái ghế
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà làm bài tập 2, chuẩn bị bài sau.
----------------@&?----------------
 Ngµy so¹n:03/04/2011
 Ngµy d¹y: 05/04/2011
Thø 3:
Tiết 1:
Thủ công:
CẮT, DÁN HÀNG RÀO ĐƠN GIẢN( Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Biết cách kẻ, cắt dán các nan giấy.
- Cắt được các nan giấy. Các nan giấy tương đối đều nhau. Đường cắt tương đối thẳng.
- Dán được các nan giấy thành hình hàng rào đơn giản. Hàng rào có thể chưa cân đối.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hàng rào mẫu bằng nan giấy
- Giấy màu, kéo
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.OÅn ñònh toå chöùc:
- Cho hoïc sinh haùt.
B.Kieåm tra baøi cuõ: 
- GV kieåm tra chuaån bò cuûa HS.
C.Daïy baøi môùi:
1. Giôùi thieäu baøi:
2. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét.
- GV cho HS quan sát các nan giấy mẫu và hàng rào
+ Em có nhận xét gì về cạnh của các nan giấy? (Là những đường thẳng cách đều, hàng rào được dán bởi các nan giấy.)
+ Có mấy nan đứng, mấy nan ngang? (2 nan ngang, 4 nan đứng)
+ Khoảng cách giữa các nan đứng bao nhiêu ô? Giữa các nan ngang bao nhiêu ô? (Nan đứng 2 ô, nan ngang 1 ô)
3. Hoạt động 2: Hướng dẫn kẻ, cắt các nan giấy
 - Lật mặt trái của tờ giấy màu có kẻ ô, kẻ theo các đường kẻ để có 2 đường thẳng cách đều nhau. GV hướng dẫn kẻ 4 nan đứng ( dài 6 ô rộng 1 ô) và 2 nan ngang ( dài 9 ô rộng 1 ô) theo kích thước yêu cầu.
- Cắt theo các đường thẳng cách đều sẽ được các nan giấy
- GV thao tác các bước chậm để HS quan sát.
4. Hoạt động 3: Thực hành
- HS kẻ 4 đoạn thẳng cách đều 1 ô, dài 6 ô theo đường kẻ của tờ giấy ô li trắng làm nan đứng. Kẻ tiếp 2 đoạn thẳng cách đều 1 ô, dài 9 ô làm nan ngang.
- Thực hành cắt các nan giấy rời khỏi tờ giấy.
- Trong khi học sinh thực hành. GV theo dõi, giúp đỡ một số em còn lúng túng.
 D.Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS thu gom giấy vụn sau khi học xong
- Chuẩn bị: Thực hành cắt dán hàng rào đơn giản (tiết 2.)
----------------@&?-----------------
 Tiết 2:
Tù nhiªn vµ x· héi:
TRỜI NẮNG, TRỜI MƯA
 I. Mục tiêu:
- Nhận biết và mô tả ở mức độ đơn giản của hiện tượng thời tiết: nắng, mưa.
- Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khỏe trong những ngày nắng mưa
* GDKNS: KN ra quyết định, tự bảo vệ: Bảo vệ sức khoẻ của bản thân khi thời tiết thay đổi.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 A. Ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ: 
+ Trong các con vật các em đã học con vật nào có lợi, con vật nào có hại? Tại sao?
- 2HS lên bảng trả lời.
- GV nhận xét, đánh giá.
C. Dạy bài mới: 
1.Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Làm việc với SGK
- GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ: QS tranh trong SGK cho biết hình nào cho biết trời nắng? Hình nào cho biết trời mưa? Tại sao?
- HS đại diện trình bày
- GV nhận xét, KL: + Khi trời nắng, bầu trời trong xanh, có mây trắng. Mặt trời sáng chói, đường khô ráo
+ Khi trời mưa, bầu trời phủ đầy nây xám, không thấy mặt trời, đường phố bị ướt.
3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi TLCH:
+ Tại sao khi đi dưới trời nắng, bạn phải nhớ đội mũ, nón? ( Vì nếu không sẽ bị ốm, nhứt đầu, sổ mũi
+ Để không bị ướt, khi đi dưới mưa, bạn phải nhớ làm gì? ( Mặc áo mưa, che ô)
- GV nhận xét, KL: Đi dưới trời nắng, bạn phải nhớ đội mũ , nón để không bị ốm (nhứt đầu, sổ mũi). Khi đi dưới mưa, bạn phải nhớ mặc áo mưa, đội nón hoặc che ô ( dù) để không bị ướt.
D. Củng cố - dặn dò:
- Cho HS chơi trò chơi” Trời nắng, trời mưa”.
 - GV phổ biến cách chơi: Một HS hô” Trời nắng, các HS khác cầm nhanh tấm bìa có ghi tên những thứ phù hợp dùng cho khi đi nắng. Một HS hô” Trời mưa, các HS khác cầm nhanh tấm bìa có ghi tên những thứ phù hợp dùng cho khi đi mưa.
- HS tham gia chơi theo hướng dẫn của GV.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Thực hành: Quan sát bầu trời.
----------------@&?-----------------
Tiết 3:
Tiếng việt:
LUYỆN VIẾT BÀI: MÈO CON ĐI HỌC.
I. MỤC TIÊU:
- Chép lại đúng 6 câu thơ cuối bài.
- Làm đúng các bài điền x hay s; c hay k.
- GD học sinh ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu học tập ghi bài tập 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
A. Ổn định tổ chức:
- Cho HS hát.
B. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của HS.
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS tập chép:
- GV viết lên bảng 6 câu thơ cuối trong bài Mèo con đi học.
- HS nhìn bảng đọc lại.
- GV chỉ các tiếng: chữa, muốn, nhanh. 
- HS đọc, đánh vần cá nhân các tiếng dễ viết sai đó, sau đó viết bảng con.
- GV gọi HS nhận xét, sửa sai cho bạn.
- Cho HS tập chép vào vở, GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày cho đúng, cách viết hoa sau dấu chấm
- HS chép bài vào vở.
- GV đọc cho HS soát lỗi và chữa bài bằng bút chì trong vở.
- HS soát lỗi và chữa bài bằng bút chì trong vở.
- GV chữa trên bảng những lối khó trên bảng, yêu cầu HS đổi vở cho nhau và chữa lỗi cho nhau ra bên lề vở.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài tập 1: Điền s hay x.
- GV hướng dẫn học sinh làm bài vào vở.
- HS làm bài vào vở - đọc tiếng vừa viết.
- GV nhận xét bổ sung: cái xoong cửa sắt
 song cửa xôn xao 
Bài tập 2: Điền c hay k.
- GV hướng dẫn học sinh làm bài phiếu học tập theo nhóm.
- HS thảo luận nhóm 4 làm bài vào phiếu - đọc tiếng vừa viết.
- GV nhận xét bổ sung: túi kẹo thước kẻ
 con ngan cái kéo
D. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
----------------@&?-----------------
 Ngµy so¹n: 06/04/2011
 Ngµy d¹y: 08/04/2011
Thø 6:
Tiết 1:
Đạo đức:
BẢO VỆ CÂY VÀ HOA NƠI CÔNG CỘNG ( tiết 1). 
I. Mục tiêu: 
- Kể được một vài lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống của con người.
- Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
- Yêu thiên nhiên, thích gần gũi với thiên nhiên.
- Biết bảo vệ cây và hoa ở trường, ở những nơi công cộng và nhắc nhở bạn bè, người thân cùng thực hiện.
* GDBVMT: Yêu quý và gần gũi thiên nhiên, yêu thích các loài cây và hoa. Không đồng tình với các hành vi, việc làm phá hoại cây và hoa nơi công cộng. 
* GDKNS: Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phê phán
II. Đồ dùng dạy học: 
- Vở bài tập đạo đức.
- Bài hát: Ra chơi vườn hoa.
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Khi nào chúng ta cần nói lời chào hỏi, khi nào cần nói lời tạm biệt?
- 2HS lên bảng trả lời.
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Quan sát cây và hoa.
- GV yêu cầu HS quan sát cây và hoa trên sân trường và thảo luận theo nhóm đôi + TLCH:
+ Sân trường, vườn trường, vườn hoa có đẹp và mát không?
+ Ra chơi ở sân trường, vườn trường, vườn hoa các em có thích không?
+ Để sân trường, vườn trường, vườn hoa luôn đẹp, mát, sạch sẽ các em cần phải làm gì?
- HS quan sát và thảo luận nhóm đôi.
- Các nhóm trình bày - nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận: Cây và hoa làm cho cuộc sống thêm đẹp, không khí thêm trong lành, mát mẻ. Các em cần chăm sóc, bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
3.Hoạt động 2: H/sinh làm bài tập 1.
- GV yêu cầu HS xem tranh, làm bài tập 1 và trả lời câu hỏi:
+ Các bạn nhỏ đang làm gì? Những việc đó có tác dụng gì? Em có thể làm được như các bạn đó không?
- Một số học sinh trình bày ý kiến.
- Cả lớp trao đổi bổ sung.
- Giáo viên kết luận: Các bạn biết tưới cây, rào cây, nhổ cỏ, bắt sâu. Đó là những việc làm nhằm bảo vệ, chăm sóc cây và hoa nơi công cộng, làm cho trường em, nơi các em sống thêm đẹp, thêm trong lành.
4. Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận theo bài tập 2.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi + TLCH:
+ Các bạn đang làm gì?
+ Em tán thành những việc làm nào? Tại sao?
- Một số HS lên trình bày, giải thích sự lựa chọn của mình.
- Cả lớp nhận xét và bổ sung.
- HS trao đổi phát biểu, tô màu vào quần áo các bạn có hành động đúng trong tranh.
- Giáo viên nhận xét, kết luận: Biết nhắc nhở khuyên ngăn bạn không phá hại cây là hành động đúng. Bẻ cành, đu cây là hành động sai.
C. Củng cố - dặn dò: 
- HS tự liên hệ, rút ra cách ứng xử đúng cho bản thân và nhắc nhở người thân trong sinh hoạt thường ngày.
- HS hát bài bài hát: Ra chơi vườn hoa.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng (tiết 2). 
----------------@&?-----------------
Tiết 2:
Tiếng việt:
LUYỆN VIẾT BÀI: NGƯỜI BẠN TỐT.
I. MỤC TIÊU:
- Chép lại đúng đoạn "Hà thấy vậy .... đến hết".
- Làm đúng các bài trong vở BT trang 46
- GD học sinh ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi bài tập 5.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
A. Ổn định tổ chức:
- Cho HS hát.
B. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của HS.
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS tập chép:
- GV viết bảng đoạn văn cần chép.
- HS nhìn bảng đọc lại đoạn văn.
- GV chỉ các tiếng: “liền, chiếc, ngượng nghịu”. 
- HS đọc, đánh vần cá nhân các tiếng dễ viết sai đó, sau đó viết bảng con.
- GV gọi HS nhận xét, sửa sai cho bạn.
- Cho HS tập chép vào vở, GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày cho đúng đoạn văn, cách viết hoa sau dấu chấm
- HS chép bài vào vở.
- GV đọc cho HS soát lỗi và chữa bài bằng bút chì trong vở.
- HS soát lỗi và chữa bài bằng bút chì trong vở.
- GV chữa trên bảng những lối khó trên bảng, yêu cầu HS đổi vở cho nhau và chữa lỗi.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 1: Viết tiếng trong bài có vần uc, ut.
- GV hướng dẫn học sinh làm bài vào vở bài tập.
- HS làm bài vào vở - đọc tiếng vừa viết.
- GV nhận xét bổ sung: ngọc.
Bài 2: Viết câu chứa tiếng có vần uc hoặc vần ut.
- GV hướng dẫn học sinh làm bài vào vở bài tập.
- HS làm bài vào vở - đọc câu vừa viết.
- GV nhận xét bổ sung.
Bài 3: Ghi dấu x vào ô trống trước tên người đã cho Hà mượn bút.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài và hướng dẫn HS làm bài vào vở.
- HS làm bài vào vở - Nêu kết quả.
- GV nhận xét, chữa bài:
 Cúc Hoa Nụ
Bài 5: Ghi dấu x vào ô trống trước ý em cho là đúng
- GV hướng dẫn học sinh làm bài vào vở bài tập.
- HS làm bài vào vở - Lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét bổ sung.
Người bạn tốt là người:
 rất thân thiết, gắn bó với mình.
 giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn.
D. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập 4 và chuẩn bị bài sau.
----------------@&?-----------------
Tiết 3:
Toán:
ÔN TẬP VỀ CÁC NGÀY TRONG TUẦN LỄ
I. MỤC TIÊU:
- Biết tuần lễ có 7 ngày, biết tên các ngày trong tuần.
- Biết đọc thứ, ngày, tháng trên tờ lịch bóc hằng ngày..
- Làm đúng các bài tập trong vở BT toán tập 2 trang 50.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bút, vở bài tập. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra bài ở nhà của học sinh.
B. Dạy bài mới: 
1.Giới thiệu bài:
2.Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bµi 1: Viết tiếp vào chỗ chấm
- GV nªu yªu cÇu, h­íng dÉn HS lµm bµi vµo vở BT.
- HS làm bài vào vở BT – nêu kết quả.
- GV nhận xét, chữa kết quả lên bảng.
Nếu hôm nay là thứ hai thì:
 - Ngày mai là thứ ba
 - Ngày kia là thứ tư
 - Hôm qua là chủ nhật
 - Hôm kia là thứ bảy.
Bµi 2: Đọc các tờ lịch trên hình vẽ rồi viết vào chỗ chấm.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài mẫu. 
- HS làm bài vào vở BT - Lên bảng chữa bài.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- GV nhận xét, chữa bài.
 - Ngày 8 là thứ sáu.
 - Ngày 9 là thứ bảy.
 - Chủ nhật là ngày 10.
 - Thứ 5 là ngày 7.
Bài 3: HS nêu yêu cầu của bài.
- GV nêu phân tích bài toán, hướng dẫn HS đổi: 1 tuần lễ có 7 ngày.
- HS làm bài vào vở bài tập.
- 1HS lên bảng chữa bài. Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài giải:
1 tuần lễ = 7 ngày
Số ngày em được nghỉ là:
7 + 2 = 9 (ngày)
 Đáp số: 9 ngày
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà làm bài, chuẩn bị bài sau.
----------------@&?-----------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN CHIEU T30 LOP 1HT1.doc