Giáo án Lớp 1 - Trần Thị Tú Linh - Trường Tiểu học Số 1 Hải Ba

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

- Nhận biết những việc thường làm trong tiết học toán 1

- Biết các yêu cầu cần đạt trong học tập toán 1

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Sách toán lớp 1

- Bộ đồ dùng học toán lớp 1 của học sinh

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Ổn định lớp

2. Dạy - học bài mới

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh sử dụng sách Toán 1

- Giáo viên cho học sinh xem sách Toán 1

- Hướng dẫn học sinh lấy sách Toán 1 và hướng dẫn học sinh mở sách trang có bài ''Tiết học đầu tiên''.

- Giáo viên giới thiệu ngắn gọn về sách Toán 1

+ Từ bìa đến ''Tiết học đầu tiên''

+ Sau ''Tiết học đầu tiên'', mỗi tiết có một phiếu. Tên của bài học đặt đầu trang. Mỗi phiếu thường có phần bài học và thành phần thực hành (Cho học sinh quan sát trong sách giáo khoa)

- Học sinh thực hành mở sách, gấp sách, cách giữ gìn.

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm quen với một số hoạt động học

- Cho học sinh giở sách đến bài ''Tiết học đầu tiên''

- Hướng dẫn học sinh quan sát từng ảnh rồi thảo luận xem học sinh lớp 1 thường có những hoạt động nào ? Bằng cách nào ? Sử dụng những dụng cụ hoạc toán nào ?

 

doc 197 trang Người đăng honganh Lượt xem 1169Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Trần Thị Tú Linh - Trường Tiểu học Số 1 Hải Ba", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học sinh cùng tập từng động tác
- Học sinh vừa hát vừa múa
- Giáo viên quan sát, uốn nắn sửa động tác sai cho học sinh 
- Học sinh tập theo: nhóm, bàn, cá nhân. 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
Ngày soạn: 2- 10 - 2004
Ngày giảng: Thứ ba ngày 5 tháng 10 năm 2004 
THỂ DỤC
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI
I. MỤC TIÊU: (Sách giáo viên) 
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
Trên sân trường đã dọn vệ sinh nơi tập
Kẻ sân chuẩn bị cho trò chơi ''Qua đường lội''
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
1. Phần mở đầu:
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học
- Đứng vỗ tay hát
- Chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc 30 - 40m trên sân trường 
- Đi theo vòng tròn và hít thở sâu, sau đó quay mặt vào tâm
Ôn trò chơi ''Diết các con vật có hại''
2. Phần cơ bản:
Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng ngang, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái 2 - 3 lần 
- Lần 1 giáo viên điều khiển cả lớp tập
- Lần 2, 3 lớp trưởng điều khiển cho cả lớp tập
- Giáo viên quan sát, sửa sai cho học sinh
- Học sinh tập theo từng tổ, cá nhân
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh 
trò chơi: ''Qua đường lội''
- Giáo viên nêu tên trò chơi, học sinh hình dung con đường mình phải đi qua
- Giáo viên chỉ vào hình vẽ và giải thích cách chơi
- Giáo viên làm mẫu, học sinh quan sát
- Học sinh thực hiện trò chơi, giáo viên quan sát, giúp đỡ 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
3. Phần kết thúc:
- Đứng vỗ tay và hát
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại
- Giáo viên nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà 
TOÁN
SỐ 8
I. MỤC TIÊU: (Sách giáo viên)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Các nhóm có 8 mẫu vật cùng loại
- 8 miếng bìa nhỏ, viết các chữ số từ 1 đến 8
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 học sinh lên bảng: 7 o 7, 7 o 6
- Cả lớp viết bảng con số 7
2. Dạy - học bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu số 8
Bước 1: lập số 8
Giáo viên hướng dẫn học sinh xem tranh và nói:
+ Có 7 em đang nhảy dây, 1 em khác chạy tới. Tất cả có mấy em ?
+ 7 em thêm 1 em là mấy em ? (8 em)
- Gọi học sinh nhắc lại: Tất cả có 8 em
- Yêu cầu học sinh lấy ra 7 hình vuông, sau đó lấy thêm 1 hình vuông và nói: ''7 hình vuông thêm 1 hình vuông là 8 hình vuông''
- Làm tương tự như trên với số chấm tròn, con tính 
Hỏi: Số học sinh, số hình vuông, số chấm tròn, số con tính là mấy ? (8) 
Bước 2: Giới thiệu số 8 in, số 8 viết
- Giáo viên nêu: Số bảy được viết bằng chữ số 8
- Giáo viên đưa số 8 viết, số 8 in để học sinh nhận biết 
- Giáo viên giơ tấm bìa có chữ số 8, học sinh đọc ''Tám''
Bước 3:Nhận biết thứ tự của số 8 trong dãy số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8
- Học sinh đếm từ 1 đến 8 và ngược lại từ 8 đến 1
- Học sinh quan sát dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, và trả lời:
+ Số 8 liền sau số mấy ?
+ Số 8 là số như thế nào với dãy số trên ?
Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1: Viết số 8
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống
- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài tập và hướng dẫn học sinh 
- Học sinh làm bài, giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng 
- Gọi học sinh chữ bài, giáo viên nhận xét 
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống
- Học sinh nêu yêu cầu của bài rồi làm bài
- Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh yếu
- Học sinh nêu kết qủa, giáo viên nhận xét
Bài 4: Điến dấu >, <, = vào ô trống 
- Học sinh nêu yêu cầu của bài rồi làm bài
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng 
- Gọi học sinh đọc kết quả theo từng cột
- Học sinh và giáo viên nhận xét 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Học sinh đếm từ 1 đến 8 và từ 8 đến 1
- Số 8 là số liền sau số mấy ? 
- Về nhà ôn lại bài, viết lại số 8 vào bảng con nhiều lần
Nhận xét giờ học 
TIẾNG VIỆT:
BÀI 20: K - KH
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: (Sách giáo viên )
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Tranh minh họa các từ khóa, tranh minh họa câu ứng dụng, tranh minh họa phần luyện nói
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 học sinh lên bảng đọc và viết: s - sẻ, r - rễï
- 2 học sinh đọc : su si rổ rá
chữ số cá rô 
- 1 học sinh đọc câu ứng dụng: bé tô cho rõ chữ và số 
2. Dạy - học bài mới: 
TIẾT 1
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
- Học sinh quan sát tranh và thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Bức tranh vẽ gì ? 
+ Trong tiếng ''kẻ'' và tiếng '' khếì'', chữ và âm nào đã học rồi ?
- Học sinh đọc cá nhân e, ê
- Giáo viên: Hôm nay, chúng ta học các chữ và âm mới mới: k, kh 
Giáo viên viết bảng: k - kh, học sinh đọc theo giáo viên: k - kẻ, kh - khế 
Hoạt động 2: Dạy chữ ghi âm
k
 a. Nhận diện chữ:
- Giáo viên viết lại chữ k và nói: chữ k gồm nét khuyết trên, nét thắt, nét móc 2 đầu 
- Học sinh thảo luận: so sánh k với h
+ Giống: nét khuyết tròn 
+ Khác: k có thêm nét thắt 
b. Phát âm và đánh vần:
Phát âm: 
- Giáo viên phát âm mẫu k (ca) 
- Học sinh nhìn bảng phát âm, giáo viên chính sửa cho học sinh 
Đánh vần: 
- Giáo viên viết lên bảng: kẻ , và đọc: kẻ
- Học sinh đọc: kẻ, và trả lời câu hỏi:
+ Vị trí của của các chữ trong tiếng kẻ viết như thế nào ?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần: ca - e - ke - hỏi - kẻ 
- Học sinh đánh vần: cá nhân, bàn, nhóm, cả lớp
- Giáo viên chỉnh sửa sai cho học sinh 
c. Hướng dẫn viết chữ:
Hướng dẫn viết chữ (đứng riêng)
- Giáo viên viết mẫu: k, vừa viết vừa nêu qui trình viết
- Học sinh viết chữ lên không trung bằng ngón trỏ
- Học sinh viết bảng con: k
- Giáo viên nhận xét, sửa sai
Hướng dẫn viết tiếng (kết hợp)
- Giáo viên viết mẫu: kẻ và nói cách viết
- Học sinh viết bảng con: kẻ 
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh 
kh (Qui trình dạy tương tự như k) 
Lưu ý: - Chữ kh là chữ ghép từ hai con chữ k và kh 
 - So sánh k và kh: + Giống chữ k
+ Khác: kh có thêm h 
d. Đọc tiếng từ ứng dụng: 
- 2 học sinh đọc các từ ứng dụng : kẽ hở khe đá
kì cọ cá kho 
- Giáo viên giải thích và đọc mẫu các từ ứng dụng 
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc 
Luyện đọc lại các âm ở tiết 1
- Học sinh lần lượt phát âm: k - kẻ, kh - khế 
- Học sinh đọc các từ, tiếng ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa phát âm cho học sinh 
Đọc câu ứng dụng:
- Học sinh nhận xét tranh minh họa câu ứng dụng 
- Học sinh đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp
- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng 
- Gọi 2 học sinh đọc câu ứng dụng
Hoạt động 2: Luyện viết 
- Học sinh viết vào vở tập viết: k, kh kẻ, khế theo mẫu 
- Học sinh viết, giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh 
- Giáo viên chấm, nhận xét 
Hoạt động 3: Luyện nói 
- Học sinh đọc tên bài luyện nói: ù ù, vo vo, vù vù, ro ro, tu tu 
- Giáo viên gợi ý, học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Trong tranh vẽ gì ?
+ Các vật, các con vật này có tiếng kêu như thế nào ?
+ Em còn biết tiêng kêu của các vật, con vật nào khác ?
+ Có tiếng kêu nào mà khi nghe thấy người ta chạy vào nhà ngay ?
+ Em bắt chước tiếng kêu của các con vật trong tranh ? 
Trò chơi:
3. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên chỉ bảng, học sinh đọc theo
- Học sinh tìm chữ vừa học
- Về nhà ôn lại bài, xem trước bài 21
Nhận xét giờ học 
BUỔI CHIỀU
TỰ HỌC
HOÀN THÀNH TOÁN VÀ TIẾNG VIỆT
1. Toán:
- Học sinh tự làm lần lượt các bài tập trong vở bài tập (tr.20)
+ Học sinh tự nêu yêu cầu của bài làm
+ Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng 
+ Gọi học sinh nêu kết quả từng bài 
+ Giáo viên chấm, nhận xét
2. Tiếng Việt 
- Học sinh làm các bài tập trong vở bài tập (15)
Bài 1: Nối
Bài 2: Điền k hay kh vào chỗ trống
Bài 3: Viết
- Học sinh làm bài theo gợi ý của giáo viên 
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh chậm 
- Giáo viên chấm, nhận xét 
MỸ THUẬT:
(Đã có giáo viên bộ môn)
THỂ DỤC:
ÔN TẬP
Ôn lại cách tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay trái, quay phải.
- Lớp trưởng điều khiển cho cả lớp tập
- Tập theo tổ, tổ trưởng điều khiển
- Giáo viên quan sát, sửa sai cho học sinh
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương tổ làm đều, đúng
Trò chơi: ''Đi qua đường lội'' 
Thứ tư ngày 6 tháng 10 năm 2004
(Nghỉ công tác khối)
Ngày soạn: 4 - 10 - 2004
Ngày giảng : Thứ năm ngày 7 tháng 10 năm 2004 
TIẾNG VIỆT:
BÀI 22: P - PH, NH
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: (Sách giáo viên )
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Tranh minh họa các từ khóa, tranh minh họa câu ứng dụng, tranh minh họa phần luyện nói
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh viết bảng con: t1: xe chỉ, t2: củ sả, t3: rổ khế, 
- 1 học sinh lên bảng viết: kẻ ô
- 1 học sinh đọc câu ứng dụng: xe ô tô chở khỉ và sư tử về sở thú
2. Dạy - học bài mới: 
TIẾT 1
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
- Học sinh quan sát tranh và thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Bức tranh vẽ gì ? 
+ Trong tiếng ''phố '' và tiếng '' nhà'', chữ và âm nào đã học rồi ?
- Học sinh đọc cá nhân ô, a
- Giáo viên: Hôm nay, chúng ta học các chữ và âm mới mới: p, kh, nh 
Giáo viên viết bảng: p , ph, nh học sinh đọc theo giáo viên: p í, ph, nh 
Hoạt động 2: Dạy chữ ghi âm
 p
 a. Nhận diện chữ:
- Giáo viên tô lại chữ p trên bảng và nói: chữ p gồm nét xiên phải, nét sổ thẳng, nét móc 2 đầu 
- Học sinh thảo luận: so sánh p với n
+ Giống: nét móc 2 đầu 
+ Khác: p có nét xiên phải, nét sổ thẳng 
b. Phát âm và đánh vần:
Phát âm: 
- Giáo viên phát âm mẫu p (pờ) (uốn đầu lưỡi về phía vòm) 
- Học sinh nhìn bảng phát âm, giáo viên chính sửa cho học sinh 
ph 
a. Nhận diện chữ:
- Giáo viên tô lại chữ ph trên bảng và nói: chữ ph là chữ ghép từ hai con chữ p và h 
- Học sinh thảo luận: so sánh ph với p
+ Giống: đều có chữ p 
+ Khác: ph có thêm chữ h 
b. Phát âm và đánh vần tiếng:
Phát âm: 
- Giáo viên phát âm mẫu phờ 
- Học sinh nhìn bảng phát âm, giáo viên chính sửa cho học sinh 
Đánh vần 
- Giáo viên viết lên bảng: phố và đọc phố
- Học sinh đọc: phốvà trả lời câu hỏi:
+ Vị trí của của các chữ trong tiếng phốviết như thế nào ?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần: phờ - ô - phô - sắc - phố 
- Học sinh đánh vần: cá nhân, bàn, nhóm, cả lớp
- Giáo viên chỉnh sửa sai cho học sinh
- Đọc trơn từ ngữ khóa: ph
- Học sinh đọc trơn theo 3 cấp: phố 
phố xá 
- Giáo viên chỉnh sửa phát âm và nhịp đọc trơn cho học sinh 
c. Hướng dẫn viết chữ:
Hướng dẫn viết chữ (đứng riêng)
- Giáo viên viết mẫu: p, vừa viết vừa nêu qui trình viết
- Học sinh viết chữ lên không trung bằng ngón trỏ
- Học sinh viết bảng con: p
- Giáo viên nhận xét, sửa sai
Hướng dẫn viết tiếng (kết hợp)
- Giáo viên viết mẫu: p, ph và nói qui trình viết
- Học sinh viết lên không trung bằng ngón trỏ 
- Học sinh viết bảng con: p, ph 
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh 
nh (qui trình dạy như ph)
Lưu ý: - Chữ nh là chữ ghép từ hai con chữ n và h 
 - So sánh nh và ph: + Giống chữ h
+ Khác: nh bắt đầu bằng n, ph bắt đầu bằng p 
d. Đọc từ ngữ ứng dụng: 
- 2 học sinh đọc các từ ứng dụng : phở bò nho khô 
phá cỗ nhổ cỏ 
- Giáo viên giải thích và đọc mẫu các từ ứng dụng 
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc 
Luyện đọc lại các âm ở tiết 1
- Học sinh lần lượt phát âm: p - ph, phố xá, nh, nhà lá 
- Học sinh đọc các từ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa phát âm cho học sinh 
Đọc câu ứng dụng:
- Học sinh nhìn tranh minh họa câu ứng dụng 
- Học sinh đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, bàn, cả lớp
- Giáo viên chính sửa phát âm cho học sinh 
- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng 
- Gọi 2 học sinh đọc câu ứng dụng
Hoạt động 2: Luyện viết 
- Hướng dẫn học sinh viết : p, ph, nh, phố xá, nhà lá 
- Học sinh lần lượt viết từng dòng theo mẫu tập viết 
- Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh còn lúng túng 
- Giáo viên chấm, nhận xét 
Hoạt động 3: Luyện nói 
- Học sinh đọc tên bài luyện nói: chợ, phố xá, thị xã 
- Giáo viên gợi ý, học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Trong tranh vẽ những cảnh gì ?
+ Nhà em có ở gần chợ không ?
+ Chợ dùng để làm gì ?
+ Nhà em ai hay đi chợ ?
+ Ở phố em có gì ?
+ Thị xã nơi em ở có tên là gì ?
+ Em đang sống ở đâu ?
Trò chơi:
3. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên chỉ bảng, học sinh đọc theo
- Học sinh tìm chữ vừa học
- Về nhà ôn lại bài, xem trước bài 23
Nhận xét giờ học 
TOÁN:
SỐ 0
I. MỤC TIÊU: (Sách giáo viên)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- 4 que tính, 10 tờ bìa, mỗi tờ bìa viết 1 số từ 0 đến 9
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 học sinh lên bảng: 9 o 9, 8 o 9
- Cả lớp viết bảng con số 9
- 1 học sinh đếm từ 1 đến 9 và từ 9 đến 1
2. Dạy - học bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu số 0
Bước 1: Hình thành số 0
Giáo viên hướng dẫn học sinh 
- Lấy 4 que tính rồi lần lượt bớt đi 1 que tính. Mỗi lần bớt như vậy lại hỏi: ''Còn mấy que tính ?'' cho đến lúc không còn que tính nào nữa 
- Học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi:
+ Lúc đầu trong bể có mấy con cá ?
+ Lấy đi 1 con cá thì còn lại mấy con ?
+ Lấy tiếp 1 con nữa còn lại mấy con ?
+ Lấy nốt 1 con cá, trong bể còn lại mấy con cá ?
- Giáo viên nêu: Để chỉ không còn con nào ta dùng số 0 biểu thị.
Bước 2: Giới thiệu số 0 in, số 0 viết
- Giáo viên nêu: Số không được viết bằng chữ số 0
- Giáo viên gắn bảng số 0 viết, số 0 in để học sinh nhận biết 
- Giáo viên giơ tấm bìa có chữ số 0, học sinh đọc ''Không''
Bước 3:Nhận biết thứ tự của số 0 trong dãy số từ 0 đến 9
+ Số 0 là số như thế nào trong dãy số trên ?
Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1: Viết số 0
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống
- Học sinh nêu yêu cầu của bài tập rồi làm bài 
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng 
- Gọi học sinh nêu kết quả theo từng dòng 
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống
- Cho học sinh làm quen với thuật ngữ: ''Số liền trước''
- Hướng dẫn học sinh xác định số liền trước của một số cho trước rồi điền số 
- Học sinh làm bài, giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh yếu
- Gọi học sinh nêu kết qủa, giáo viên nhận xét
Bài 4: Điến dấu thích hợp vào ô trống 
- Học sinh nêu yêu cầu của bài rồi làm bài
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh yếu 
- Học sinh đổi bài chéo và kiểm tra lẫn nhau
- Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn 
- Giáo viên nhận xét chung
3. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà ôn lại bài, làm bài tập trong vở bài tập 
Nhận xét giờ học 
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI:
VỆ SINH THÂN THỂ
I. MỤC TIÊU: (Sách giáo viên)
- Giáo dục học sinh luôn có ý thức bảo vệ thân thể 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Các hình trong bài 5 sách giáo khoa 
- Xà phòng, khăm mặt, bấm móng tay 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Em đã làm gì để bảo vệ mắt ?
- Làm thế nào để bảo vệ tai ?
2. Dạy - học bài mới: 
Khởi động:
- Cả lớp hát bài ''Khám tay''
- Từng cặp học sinh xem và nhận xét bàn tay ai sạch
- Giáo viên giới thiệu và ghi bảng 
Hoạt động 1: Suy nghĩ cá nhân và làm việc theo cặp 
Mục tiêu: Tự liên hệ về những việc làm của mỗi học sinh để giữ vệ sinh cá nhân 
Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn: 
- Các em hãy nhớ lại mình đã làm gì hàng ngày để giữ vệ sinh thân thể, áo quần sạch sẽ, sau đó nói với bạn 
- Từng học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên 
Bước 2: 
- Gọi học sinh lên trình bày trước lớp
- Học sinh khác bổ sung
- Giáo viên kết luận
Hoạt động 2: Làm việc với sách giáo khoa 
Mục tiêu: Học sinh nhận ra việc gì nên làm và việc gì không nên làm để giữ sạch da
Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn 
+ Quan sát các hình ở trang 12, 13. Hãy chỉ và nói việc làm của các bạn trong từng hình
+ Nêu rõ việc làm nào đúng, việc làm nào sai ? Vì sao ?
- Học sinh thảo luận nhóm đôi theo hướng dẫn của giáo viên 
Bước 2:
- Gọi học sinh lên trình bày trước lớp
- Học sinh khác bổ sung
- Giáo viên kết luận
Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp 
Mục tiêu: Biết trình tự các việc làm hợp vệ sinh như: tắm, rửa tay, rửa tay, rửa chân, và biết những việc làm đó nên làm vào lúc 
Cách tiến hành: 
Bước 1: 
- Giáo viên nêu câu hỏi, yêu cầu học sinh trả lời 
+ Hãy nêu các việc cần làm khi tắm ?
- Học sinh trả lời, các học sinh khác bổ sung 
Bước 2: Giáo viên nêu câu hỏi, học sinh trả lời:
+ Nên rửa tay khi nào ?
+ Nên rửa chân khi nào ?
Bước 3: 
- Học sinh kể ra những việc không nên làm nhưng nhiều người vẫn còn mắc phải
- Học sinh khác bổ sung
- Giáo viên kết luận 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên kết luận toàn bài
- Về nhà ôn lại bài, làm theo bài học
Nhận xét giờ học 
Thứ 6 ngày 8 tháng 10 năm 2004 
(Nghỉ soạn bài dạy chuyên đề Toán lớp 3)
TUẦN 6 
Ngày soạn: 9 - 10 - 2004 
Ngày giảng: Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2004 
TOÁN:
SỐ 10
I. MỤC TIÊU: (Sách giáo viên)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- 10 hình vuông và các hình trong sách giáo khoa 
- 11 miếng bìa nhỏ, trên mỗi tấm bìa có viết mỗi số từ 0 đến 10
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Cả lớp viết bảng con: 1 o 0, 0 o 6 
- 1 học sinh đếm từ 0 đến 9 và từ 9 đến 0
2. Dạy - học bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu số 10
Bước 1: lập số 10
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy 9 hình vuông, rồi lấy thêm 1 hình vuông nữ và trả lời:
+ Tất cả có mấy hình vuông ? (10) 
- Gọi học sinh nhắc lại: Tất cả có 10 hình vuông 
- Học sinh quan sát tranh và trả lời:
+ Có bao nhiêu bạn làm rắn ?
+ Có mấy bạn làm thầy thuốc ?
+ Tất cả có bao nhiêu bạn ?
- Giáo viên nêu rồi cho học sinh nhắc lại
- Học sinh quan sát tiếp các tranh còn lại và trả lời: 
+ 9 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là mấy chấm tròn ?
+ 9 con tính thêm 1 con tính đước tất cả mấy con tính ?
- Học sinh nhắc lại có 10 hình vuông, 10 bạn , 10 chấm tròn, 10 con tính 
+ Các nhóm này đều có chung số lượng là mấy ? 
- Giáo viên đưa số 10 in, số 10 viết đẻ học sinhậnnnn biết 
Bước 2: Giới thiệu cách ghi số 10 
- Giáo viên giơ tâm sbìa có ghi số 10 và giới thiệu: số 10 được viết bằng chữ số 1 và chữ số 0 
- Giáo viên viết mẫu - học sinh quan sát 
- Học sinh viết bảng con số 10, học sinh đọc: ''Số mười'' 
Bước 3:Nhận biết thứ tự của số 10 trong dãy số từ 0 đến 10 
- Hướng dẫn học sinh đếm từ 0 đến 10 và ngược lại từ 10 đến 0
+ Số 10 là số liến sau của số mấy ?
+ Số 10 có mấy chữ sô ? Đó là những chữ số nào ? 
Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1: Viết số 10
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống
- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài tập
- Học sinh làm bài, giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng 
- Học sinh đọc kết quả bài làm, học sinh khác nhận xét
- Giáo viên kết luận 
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống
- Học sinh tự nêu yêu cầu của bài rồi làm bài
- Hướng dẫn để hướng dẫn trả lờiậnnnn ra cấu tạo của số 10 
+ 10 gồm 9 và mấy ? ...
Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống 
- Học sinh nêu yêu cầu của bài rồi làm bài
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh yếu 
- Học sinh đổi bài chéo và kiểm tra lẫn nhau
- Gọi học sinh nêu nhận xét, giáo viên kết luận 
Bài 5: Khoanh vào số lớn nhất 
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài. Học sinh làm bài 
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng 
- Gọi học sinh chữa bài 
3. Củng cố, dặn dò: 
- 1 học sinh đếm từ 0 đến 10 và từ 10 đến 0
- Về nhà ôn lại bài, viết lại số 10 vào bảng con nhiều lần
Nhận xét giờ học 
TIẾNG VIỆT:
BÀI 24: q - qu, gi
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: (Sách giáo viên )
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Tranh minh họa các từ khóa, tranh minh họa câu ứng dụng, tranh minh họa phần luyện nói
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh viết bảng con: T1: nhà ga, T2: gà gôí, T3: gồ ghề , 
- 1 học sinh lên bảng viết: ghi nhớ
- 1 học sinh đọc câu ứng dụng: nhà bà có tử gỗ, ghế gỗ 
2. Dạy - học bài mới: 
TIẾT 1
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
- Học sinh quan sát tranh và thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Các tranh vẽ gì ? 
+ Trong tiếng ''quê'' và tiếng '' già'', chữ và âm nào đã học rồi ?
- Học sinh đọc cá nhân ê, a
- Giáo viên: Hôm nay, chúng ta học các chữ và âm mới mới: q, qu, gi 
Giáo viên viết bảng: q , qu, gi học sinh đọc theo giáo viên: q, qu, gi 
Hoạt động 2: Dạy chữ ghi âm
 q
 a. Nhận diện chữ:
- Giáo viên tô lại chữ q trên bảng và nói: chữ q gồm nét cong hở qhải và 1 nét sổ dài 
- Học sinh thảo luận: so sánh q với a
+ Giống: nét cong hở phải 
+ Khác: q có nét sổ dài, a có nét móc ngược 
b. Phát âm và đánh vần:
Phát âm: 
- Giáo viên phát âm mẫu q (cu) (môi tròn) 
- Học sinh nhìn bảng phát âm, giáo viên chính sửa phát âm cho học sinh 
qu 
a. Nhận diện chữ:
- Giáo viên tô lại chữ qu trên bảng và nói: chữ qu là chữ ghép từ hai con chữ q và h 
- Học sinh thảo luận: so sánh qu với q
+ Giống: đều có chữ q 
+ Khác: qu có thêm chữ u 
b. Phát âm và đánh vần tiếng:
Phát âm: 
- Giáo viên phát âm mẫu qu (quờ) (môi tròn) 
- Học sinh nhìn bảng phát âm, giáo viên chính sửa cho học sinh 
Đánh vần tiếng khóa 
- Giáo viên viết lên bảng: quê và đọc quê
- Học sinh đọc: quê và trả lời câu hỏi:
+ Vị trí của của các chữ trong tiếng quê viết như thế nào ?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần: quờ - e - quê 
- Học sinh đánh vần: cá nhân, bàn, nhóm, cả lớp
Đọc trơn từ khóa 
- Giáo viên viết bảng: chợ quê
- Học sinh đọc trơn theo 3 cấp: quế 
chợ quê 
- Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh 
c. Hướng dẫn viết chữ:
Hướng dẫn viết chữ (đứng riêng)
- Giáo viên viết mẫu: q, qu, vừa viết vừa nêu qui trình viết
- Học sinh viết chữ lên không trung bằng ngón trỏ
- Học sinh viết bảng con: q, qu
- Giáo viên nhận xét, sửa sai
Hướng dẫn viết tiếng (kết hợp)
- Giáo viên viết mẫu: quê và nói cách viết
- Học sinh viết bảng con quê 
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh 
gi (qui trình dạy như qu)
Lưu ý: - Chữ gi là chữ ghép từ hai con chữ g và i 
 - So sánh gi và g: + Giống chữ g
+ Khác: gi có thêm i 
- Phát âm: di
- Đáng vần: di - a - gia- huyền - già 
d. Đọc từ ngữ ứng dụng: 
- Học sinh đọc các từ ứng dụng : quả thị giỏ cá 
qua đò giã giò 
- Giáo viên giải thích và đọc mẫu các từ ứng dụng 
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc 
Luyện đọc lại các âm ở tiết 1
- Học sinh lần lượt phát âm: q - qu - quê - chợ quê, gi - già - cụ già 
- Học sinh đọc các từ ngữ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp
Đọc câu ứng dụng:
- Học sinh nhận xét tranh minh họa câu ứng dụng 
- Học sinh đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, bàn, cả lớp
- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng 
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc câu ứng dụng
Hoạt động 2: Luyện viết 
- Hướng dẫn học sinh viết : q, qu, gi, chợ quê, cụ già 
- Học sinh lần lượt viết từng dòng theo mẫu trong vở tập viết 
- Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh còn lúng túng 
- Giáo viên chấm, nhận xét 
Hoạt động 3: Luyện nói 
- Học sinh đọc tên bài luyện nói: quà quê 
- Giáo viên gợi ý, học sinh

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lp 1 soan ngangmuc tieu.doc