Giáo án Lớp 1 - Phạm Thị Minh Thu - Trường Tiểu học Bằng Doãn

I. Mục tiêu :

- Đọc được: uơ, uya, huơ vũi, đêm khuya; từ và đoạn thơ ứng dụng.

- Viết được : uơ, uya, huơ vũi, đêm khuya.

- Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề : Sáng sớm, chiều tối, đêm khuya.

II. Chuẩn bị :

 GV : Tranh minh hoạ từ, cõu ứng dụng, phần luyện núi.

 HS : Bộ đồ dùng học TV, bảng con.

III. Hoạt động dạy và học :

 

doc 46 trang Người đăng honganh Lượt xem 1189Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Phạm Thị Minh Thu - Trường Tiểu học Bằng Doãn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
:
 10 + 20 = 30 ( nhãn vở)
 Đáp số: 30 nhãn vở
3. Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống nội dung bài
- Nhận xét giờ
- VN làm các bài tập còn lại
- Xem trước bài: Luyện tập chung
Mĩ thuật:
 Vẽ màu vào hình tranh dân gian
I – Mục tiêu :
- HS làm quen với tranh dân gian Việt Nam.
- Biết cách vẽ màu vào hình vẽ Lợn ăn cây dáy. 
- HS khá giỏi : Vẽ màu đều, kín tranh.
II – Chuẩn bị :
 - GV : + Một vài tranh dân gian.
 + Một số bài vẽ màu của HS năm trước.
 - HS : + Vở tập vẽ hoặc giấy vẽ.
 + Màu vẽ.
III – Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra đồ dùng.
2. Bài mới :
* Giới thiệu bài : Các em đã được làm quen với rất nhiều bức tranh dân gian phải không nào? Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách vẽ màu vào tranh dân gian.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét :
- GV cho HS xem tranh Đàn gà, lợn nái.
? Tranh Đông Hồ thường sử dụng những màu gì ?
? Tranh lợn ăn cây ráy có những hình ảnh gì ?
? Hình dáng con lợn như thế nào ?
 Lợn ăn cây ráy là tranh dân gian Đông Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Hoạt động 2: Cách vẽ màu 
- Để có được tranh màu sắc đẹp nên chon mỗi loại hình vẽ một màu khác nhau.
+ Mắt, mũi. xoáy âm dương. đuôi.
+ Màu cây ráy.
+ Mô đất.
+ Cỏ .
- Khi tô đưa bút sao cho đều màu và không tô chườm ra ngoài nét vẽ.
Hoạt động 3: Thực hành
- GV cho HS tự chọn và vẽ theo ý thích.
- GV đến từng bàn gợi ý bổ sung cho HS còn yếu kém.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- GV cho HS đã hoàn thành bài vẽ trưng bày sản phẩm và HDHS nêu nhận xét, đánh giá.
? Màu sắc tô có phong phú không ?
? Tô có chườm ra ngoài nét vẽ không?
? Màu sắc có tươi và đẹp không ?
 HS đánh giá, GV bổ sung khen ngợi và động viên HS.
- HS quan sát.
- Xanh, đen, vàng, hồng ...
- Lợn, cây ráy, mô đất, cỏ.
- Lợn đang đứng. Có mắt, mũi. xoáy âm dương. đuôi.
- HS vẽ bài thực hành.
- HS nêu nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò :
- Về nhà hoàn thành nốt bài hôm nay.
- Quan sát trước hình dáng, màu sắc chim và hoa.
Thứ tư ngày 23 tháng 2 năm 2011
thể dục
Bài thể dục – trò chơi vận động
I. Mục tiêu:
- Ôn bài thể dục yêu cầu thuộc thứ tự các động tác trong bài thể dục và thực hiện được ở mức tương đối chính xác.
- Làm quen với trò chơi : “Tâng cầu” . yêu cầu thực hiện được động tác ở mức cơ bản đúng 
II. Địa điểm, phương tiện:
- Trên sân trường . Dọn vệ sinh nơi tập . GV chuẩn bị 1 còi và ô chuẩn bị cho trò chơi , kẻ sân chơi 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1.Phần mở đầu( 6 - 8’)
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- GV nên để cán sự lớp tập hợp lớp trước đó giáo viên chỉ đạo giúp đỡ 
- GV cho HS khởi động 
2.Phần cơ bản ( 18 - 22’)
- Ôn toàn bài thể dục đã học 
- GV cho HS tập mỗi động tác 2 đến 4 lần ,xen kẽ giữa 2 lần .
- GV nhận xét uấn nắn động tác sai cho HS tập lần 2 
 * Ôn tập hợp hàng dọc , dóng hàng , điểm số 
- GV quan sát sửa sai 
- Ôn tập hợp hàng dọc , dóng hàng , điểm số 
- Trò chơi tâng cầu 
- GV hướng dẫn trò chơi và tóm tắt lại cách chơi 
- Cho HS chơi thử 1 lần 
3. Phần kết thúc ( 4-5’)
- GV cho HS tập các động tác hồi sức
- Đi theo nhịp và hát 
- Trò chơi hồi tĩnh 
- GV cùng HS cùng hệ thống bài học 
- Lớp trưởng tập hợp lớp , báo cáo sĩ số 
- HS khởi động : đứng tại chỗ vỗ tay và hát 
- Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên 1 địa hình tự nhiên ở sân trường 
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu 
- Trò chơi GS tự chọn 
- HS ôn 6 động tác đã học 
- HS thực hành tập theo sự hướng dẫn của GV 
- HS thực hành tập theo sự hướng dẫn của GV 
- HS thực hành tập 2 , 3 lần 
- HS ôn tập dưới sự chỉ đạo của giáo viên .
- HS thực hành chơi trò chơi dưới sự chỉ đạo của GV 
- HS thực hành điểm số .
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu 
- Giúp HS củng cố về các số tròn chục và cộng trừ các số tròn chục
- Củng cố về nhận biết điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình.
- Biết giải toán có một phép cộng.
- Rèn cho các em yêu thích môn toán
II. Đồ dùng dạy học
- Phóng to mô hình của bài tập 2
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV vẽ hình lên bảng, HS lên chỉ điểm ở trong và ở ngoài một hình
2. Bài mới
Hoạt động 1- Giới thiệu bài
Hoạt động 2- HD HS làm bài tập
Bài 1 ( 135)
- GV hướng dẫn mẫu: “ Số 10 gồm 1 chục và 0 đơn vị”
- GV nhận xét cho điểm
- HS làm miệng bài tập này
+ Số 18 gồm 1 chục và 8 đơn vị
+ Số 40 gồm 4 chục và 0 đơn vị
Bài 2( 135)
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- GV cho HS quan sát tranh bài tập
- HS làm bảng con
a, 9, 13, 30, 50
- 1 HS làm trên bảng lớn
b, 80, 40, 17, 4
Bài 3 (135) 
a. Cho HS làm bảng con
b. Tính nhẩm
- GV cho HS thảo luận nhóm 2 phần b
- 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính
+
+
-
-
- Dưới lớp HS làm vào bảng con
50 + 20 = 70 ; 70 – 50 = 20
70 – 20 = 50
60 cm + 10 cm = 70 cm
30 cm + 20 cm = 50 cm
70 cm – 20 cm = 50 cm
- HS nối tiếp nêu kết quả.
Bài 4 ( 135) 
- GV nêu bài toán
- Gọi 1 HS lên bảng chữa bài
- 1 HS đọc bài toán, tóm tắt bài toán
- HS làm vào vở
 Bài giải
 Cả hai lớp vẽ được là:
 20 + 30 = 50 ( bức tranh)
 Đáp số: 50 bức tranh
3. Củng cố, dặn dò
- GV tóm tắt lại nội dung bài, nhận xét giờ
- VN làm bài tập còn lại, xem trước bài: Các số có hai chữ số
Tập đọc
Tặng cháu
I. Mục tiêu :
- Đọc trơn cả bài , đọc đúng các từ ngữ: tặng cháu, lòng yêu, gọi là, nước non.
- Hiểu nội dung bài: Bác Hồ rất yêu các cháu thiếu nhi và mong muốn các cháu học giỏi để trở thành người có ích cho đất nước.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- HS khá, giỏi tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ao, au.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài TĐ
- Bộ chữ học vần bài tiếng việt
III. Các hoạt động dạy học: 
Tiết 1:
1. Kiểm tra bài cũ
- HS đọc bài Trường em và TLCH
2. Bài mới
* Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc
- GV đọc trơn toàn bài 
( Giọng đọc chậm, nhẹ nhàng)
*Luyện đọc tiếng từ ngữ ứng dụng 
- GV chỉ bảng từng tiếng
*Luyện đọc câu : 
Hoạt động 2: Ôn các vần : ao, au 
- GV nêu cầu 1 : Tìm những tiếng trong bài có vần ao, au trong bài? 
- Tìm tiếng ngoài bài có vần ao, au
- Nói câu có vần ao, au
- HS theo dõi 
- HS luyện đọc 
- Đọc từ ngữ khó : ( Vở, gọi là, nước non) 
- Kết hợp phân tích tiếng khó: Tặng, cháu
- HS đọc trơn từng câu theo cách ( đọc nối tiếp từng câu ) 
- HS thi đọc cá nhân cả bài 
- Đồng thanh lại cả bài 1 lượt 
- HS thi tìm nhanh tiếng trong bài
- Đọc các tiếng, từ vừa tìm được
- HS thi đua tìm, nói
Tiết 2 : Luyện tập
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài đọc và luyện nói : 
- Cho HS đọc 2 dòng thơ đầu của bài thơ
? Bác Hồ tặng vở cho ai? 
? Bác mong bạn nhỏ làm được điều gì?
 - GV nói thêm: Bài thơ nói lên tình cảm quan tâm, yêu mến của Bác Hồ đối với các bạn học sinh
- GV đọc diễn cảm lại toàn bài 
Hoạt động 2: Học thuộc lòng bài thơ 
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ tại lớp
- Hát các bài hát về Bác Hồ
- 2 em đọc 2 dòng thơ đầu
- Bác Hồ tặng vở cho các bạn HS
- 2, 3 HS đọc 2 dòng thơ còn lại
- HS thi đua học thuộc lòng bài thơ
3. Củng cố dặn dò : 
- GV hệ thống lại nội dung 
- Cho cả lớp đọc đồng thanh lại bài
- GV nhận xét giờ , Bình chọn những bạn học tốt . 
- Về nhà học thuộc bài
Thứ năm ngày 24 tháng 2 năm 2011
chính tả (Tập chép)
 tặng cháu
I. Mục tiêu
- HS nhìn sách hoặc bảng, chép đúng bốn câu thơ bài : “Tặng cháu” trong khoảng 15 – 17 phút.
- Điền chữ n hay chữ l vào ô trống. 
- Rèn cho HS viết đúng , viết đẹp và có ý thức rèn chữ giữ vở 
II. Đồ dùng : 
- Bảng phụ chép sẵn bài viết 
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ 
- GV kiểm tra bài viết về nhà của HS 
2. Bài mới 
Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép : 
- GV chép bài thơ “Tặng cháu” lên bảng
- GV cho HS tìm tiếng trong bài dễ viết sai 
- GV cho HS luyện bảng con các từ khó 
- GV hướng dẫn HS chép bài vào vở 
- GV quan sát và sửa chữa cách cầm bút và tư thế ngồi cho các em 
- GV chấm chữa và nhận xét .
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
- Cho 1 HS đọc yêu cầu bài tập 
+ Điền chữ n hay l 
- Cho HS thảo luận theo nhóm 
- GV nhận xét và đánh giá 
- HS đọc lời bài thơ 
- HS luyện bảng các từ khó hay sai và hay nhầm lẫn 
- HS chép bài vào vở 
- HS tự soát lỗi trong bài viết 
- HS đổi vở cho nhau để soát lỗi 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 
- Các em thảo luận theo nhóm 
- Đại diện nhóm lên trình bày 
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung 
- Cả lớp làm bài vào vở : ( Nụ hoa , con cò bay lả bay la )
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét giờ 
- Tuyên dương những HS viết đẹp . 
- Động viên những em viết xấu về nhà tập viết nhiều cho đẹp, và hoàn thiện nốt phần bài tập còn lại 
tập viết
Tô chữ hoa : A, Ă , Â, B
I. Mục tiêu: 
- HS tô được các chữ hoa : A, Ă , Â, B
- Viết đúng đẹp các vần : ai , ay của các từ ngữ : mái trường , điều hay 
- Viết theo chữ thường , cỡ vừa , đúng và đều nét .
- HS khá, giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở tập viết 1, tập 2.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ viết sẵn chữ : A, Ă , Â, B 
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
2. Bài mới 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tập viết a. Tô chữ hoa 
- Hướng dẫn HS quan sát tranh và nhận xét 
- GV nhận xét về số lượng nét và kiểu nét và nêu quy trình viết ( vừa nói vừa tô chữ A trong khung chữ ) 
b. Hướng dẫn viết vần , từ ngữ ứng dụng 
c. Hướng dẫn HS tập tô , tập viết 
- GV hướng dẫn từng em biết cách cầm bút cho đúng . 
- GV chấm chữa bài .
- HS quan sát chữ A trong bảng phụ 
- HS tập viết vào bảng con 
- HS đọc các vần , từ ứng dụng 
- HS quan sát các vần và từ ứng dụng 
- Tập viết vào bảng con .
+ HS tập tô các chữ hoa : A, Ă , Â, B và tập viết các vần ai , ay 
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét giờ , tuyên dương những bạn viết đúng đẹp 
- Về nhà tập viết 
toán :
kiểm tra định kì ( giữa kỳ ii)
( Đề do nhà trường ra)
đạo đức
thực hành kĩ năng giữa học kì i 
I. Mục tiêu 
- HS nắm được các bài đã học
- Thực hành tốt các khái niệm của các bài đã học đó
- Giáo dục HS luôn có ý thức học đi đôi với hành
II. Tài liệu và phương tiện 
- Nội dung thực hành
- Các tiểu phẩm
- Phiếu học tập 
III. Các họat động dạy và học 
Hoạt động 1 : Ôn các bài đã học
- Cho HS trả lời các câu hỏi sau:
1. Vì sao ta phải luôn gọn gàng sạch sẽ
2. Đồ dùng sách vở ta phải giữ gìn như thế nào?
3. Vì sao ta phải lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ?
4. Đi học đều và đúng giờ đem lại ích lợi gì?
5. Vì sao phải lễ phép vâng lời thầy cô?
6. Khi đi bộ ta nên đi như thế nào cho đúng quy định?
- GV kết luận, đánh giá
Hoạt động 2 : Trò chơi: Sắm vai
- Mỗi tổ chuẩn bị một tiểu phẩm theo các chủ đề đã học sau:
+ Nhóm 1: Nói về học tập
+ Nhóm 2: Nói về thầy cô
+ Nhóm 3: Nói về an toàn giao thông
- GV đánh giá
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trả lời
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm lên sắm vai
- Các nhóm khác nhận xét 
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét giờ . 
- Về nhà thực hành tốt bài học	
thủ công
 cắt dán hình chữ nhật ( t2)
I. Mục tiêu 
- HS kẻ được hình chữ nhật 
- HS cắt , dán được hình chữ nhật theo 2 cách 
II. Chuẩn bị
- Chuẩn bị hình chữ nhật mẫu bằng giấy màu dán trên màn giấy trắng kẻ ô 
- Tờ giấy kẻ ô có kích thước lớn 
- Giấy màu có kẻ ô , giấy HS có kẻ ô 
- Bút chì , thước kẻ , kéo , hồ dán vào vở thủ công 
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ : 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
2. Bài mới : 
Hoạt động 1: HS thực hành 
- GV cho HS nhắc lại các bước kẻ cắt hình chữ nhật 
- GV quan sát và giúp đỡ những em còn lúng túng khi thực hành 
Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm 
- GV cho HS sẽ chưng bày sản phẩm trước lớp để GV nhận xét và đánh giá 
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét về tinh thần học tập , chuẩn bị đồ dùng học tập kĩ năng kẻ cắt dán và đánh giá sản phẩm của HS 
- Một 2 HS nhắc lại các bước kẻ cắt hình chữ nhật 
- HS thực hành kẻ cắt hình chữ nhật theo trình tự 
- HS chưng bày sản phẩm trước lớp 
- HS chuẩn bị giấy màu , giấy vở có kẻ ô , bút trì , thước kẻ , kéo , hồ dán để học bài : Cắt dán hình vuông 
Thứ sáu ngày 25 tháng 2 năm 2011
Tập đọc
cái nhãn vở
I.Mục tiêu 
- Đọc trơn cả bài : Cái nhãn vở
- Luyện đọc đúng các từ : nhãn vở, nắn nót, 
- Hiểu được nội dung bài, hiểu được tác dụng của cái nhãn vở
- HS khá, giỏi biết tự viết nhãn vở.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài TĐ + nhãn vở
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- HS đọc bài : Trường học
2. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc
- GV đọc mẫu bài
 + Luyện đọc tiếng, từ khó
* Luyện đọc câu
* Luyện đọc đoạn bài
- GV chia bài làm 2 đoạn:
+ Đoạn 1: 3 câu đầu
+ Đoạn 2: câu còn lại
- Luyện đọc từ: Nhãn vở, trang trí, ngay ngắn
- HS chỉ từng chữ đọc nhẩm sau đó tiếp nối nhau đọc trơn
- HS nối tiếp nhau thi đọc
- Cá nhân thi đọc cả bài
- HS đồng thanh cả bài 1 lần
Hoạt động 3: Ôn các vần: ang, ac
- GV nêu yêu cầu 1 trong SGK
? Tìm tiếng trong bài có vần ang, ac?
? Tìm tiếng ngoài bài có vần ang, ac?
- GV tổ chức trò chơi thi tìm đúng, nhanh
- HS tìm tiếng có vần ang, ac
- 1 HS đọc: cái bảng, con hạc, bản nhạc
- HS thi tìm tiếng ngoài bài có vần ang, ac
Tiết 2: Luyện tập
Hoạt động 4: Luyện đọc, kết hợp với tìm hiểu nội dung bài
* Tìm hiểu nội dung bài đọc
? Bạn Giang viết nét gì lên nhãn vở?
? Bố Giang khen bạn ấy thế nào?
- GV nói thêm: Nhãn vở cho ta biết quyển vở đó là của ai, vở gì . Nhờ nhãn vở mà ta không nhầm lẫn vở của mình với vở của bạn
- 1 HS đọc câu đầu tiên, Lớp đọc thầm
- Viết tên trường, lớp, vở, họ và tên
- 1 HS đọc hai dòng tiếp theo
- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ
- Đã tự viết được nhãn vở
- 3 , 4 em thi đọc bài văn
* Hướng dẫn HS tự làm và trang trí nhãn vở
- GV hướng dẫn
- HS làm nhãn vở
3. Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống lại nội dung 
- Cho cả lớp đọc đồng thanh lại bài
- GV nhận xét giờ , Bình chọn những bạn học tốt . 
- Về nhà xem trước bài: Bàn tay mẹ
Tự nhiên và xã hội
 con cá
I. Mục tiêu
- Giúp HS biết kể tên và nêu lợi ích của một số loại cá và nơi sống của chúng 
- Quan sát phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của con cá
- GD HS KNS : cẩn thận khi ăn cá để không bị hóc xương
HS khá, giỏi kể tên mộ số loại cá sống ở nước ngọt và nước mặn.
II. Đồ dùng dạy học
- Hình ảnh trong SGK bài 25
- GV và HS đem đến lớp bình, lọ đựng cá
- Phiếu học tập, bút chì
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1 : GV và HS giới thiệu con cá của mình
- GV nói tên cá và nơi sống của con cá mà mình đem đến lớp
- GV hỏi HS: Em mang đến lớp loại cá gì?
- Nó sống ở đâu?
Hoạt động 2 : Quan sát con cá được mang đến lớp
- Quan sát con cá và trả lời các câu hỏi sau:
+ Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con cá?
+ Cá sử dụng những bộ phận nào của cơ thể để bơi
+ Cá thở như thế nào?
- GV cho HS làm việc theo nhóm
- GV sử dụng những câu hỏi phụ để gợi ý thêm khi đến làm việc với mỗi nhóm
+ Các em biết những bộ phận nào của con cá?
+ Bộ phận nào của con cá đang chuyển động?
+ Tại sao nắp mang của con cá luôn luôn mở ra rồi khép lại?
- GV yêu cầu một số nhóm lên trình bày
Hoạt động 3: Làm việc với SGK
- GV cho HS làm bài tập trong SGK
- GV nhận xét bổ sung
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét giờ về nhà ôn lại bài 
- HS làm bài tập trong SGK
- HS trả lời câu hỏi nói tên cá và nơi sống của cá 
- HS làm việc theo nhóm
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung
- HS nhìn vào con cá, và mô tả được những gì các em thấy.
- Đại diện các nhóm lên trình bày
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung
Sinh hoạt tập thể:
Chủ điểm: Giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc
Sơ kết tuần 25
I. Mục tiêu:
- HS thấy được ý nghĩa và việc làm của bản thân và mọi người để giữ gìn truyền thống văn hoá của địa phương, của dân tộc.
- Tham gia chơi trò chơi tích cực, chủ động.
II. Chuẩn bị:
- Trò chơi : Tay ai ; kẹo
III. Nội dung:
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyền thống văn hoá dân tộc
- Địa phương em có truyền thống văn hoá gì?
- Em đã được tham gia vào các hoạt động văn hoá của địa phương chưa?
- Hãy kể tên một số lễ hội mà em biết?
Hoạt động 2: Trò chơi dân gian
- GV nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.: Một bạn làm quản trò, các bạn khác ngồi vòng tròn ( khoảng 10 – 15 bạn). Nhiệm vụ của các bạn là truyền tay nhau một cái kẹo làm sao để quản trò không biết kẹo nằm trong tay ai. Quản trò phải tìm đúng người cầm cái kẹo sau 3 lần đoán. Nếu đoán đúng thì được ăn kẹo và người cầm kẹo sẽ phải thay bạn làm quản trò.
- Tổ chức cho học sinh chơi theo 2 nhóm.
- GV quan sát, nhận xét.
Hoạt động 3: Nhận xét tuần 25
- Học tập: Đa số các em có ý thức học bài, chuẩn bị bài đầy đủ.
- Hạn chế : Việc chuẩn bị đồ dùng học tập chưa tốt như sách, vở, bút, ...
- Phương hướng tuần sau: Chuẩn bị bài trước khi lên lớp, chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ.
 Tuần 26
Thứ hai ngày 28 tháng 2 năm 2011 
Chào cờ
Tổng phụ trách soạn và tổ chức
Tập đọc
Bàn tay mẹ
I. Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xưởng
- Hiểu được nội dung bài: Tình cảm và sự biết ơn mẹ của bạn nhỏ.
- Trả lời các câu hỏi 1, 2 ( SGK)
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc và luyện nói trong SGK
- Bộ thực HVTH
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc cho HS viết: Gánh nước, nấu cơm
- Gọi HS đọc bài "Cái nhãn vở"
- 2 HS lên bảng viết
- 2 HS đọc 
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc
a- GV đọc mẫu lần 1:
- Giọng đọc chậm, nhẹ nhàng, thiết tha, tình cảm.
- HS chú ý nghe
b- Hướng dẫn HS luyện đọc:
+ Luyện đọc các tiếng, từ ngữ 
- GV yêu cầu HS tìm và ghi bảng 
- Cho HS luyện đọc các tiếng vừa tìm
- HS luyện đọc CN, đồng thanh đồng thời phân tích tiếng.
- GV giải nghĩa từ:
- Rám nắng: Đã bị nắng làm cho đen lại 
- Xương: Bàn tay gầy nhìn rõ xương
+ Luyện đọc câu:
- Mỗi câu 2 HS đọc
- HS đọc theo hướng dẫn của GV
- Mỗi bàn đọc đồng thanh 1 câu. Các bàn cùng dãy đọc nối tiếp.
- Mỗi đoạn 3 HS đọc
+ Luyện đọc đoạn, bài.
- Đoạn 1: Từ "Bìnhlàm việc"
- 2 HS đọc, lớp đọc đồng thanh.
- Đoạn 2: Từ "Đi làmlót dầy"
- HS đọc, HS chấm điểm
- Đoạn 3: Từ "Bình của mẹ"
- Yêu cầu HS đọc toàn bài
+ Thi đọc trơn cả bài:
- Mỗi tổ cử 1 HS thi đọc, 1HS chấm điểm
- GV nhận xét, cho điểm HS
Hoạt động 3: Ôn tập các vần an, at
a- Tìm tiếng có vần an trong bài:
- Yêu cầu HS tìm, đọc và phân tích tiếng có vần an trong bài.
- HS tìm: Bàn
- Tiếng bàn có âm b đứng trước vần an đứng sau, dấu ( \ ) trên a
b- Tìm tiếng ngoài bài có vần an, ạt:
- Gọi HS đọc từ mẫu trong SGK
- Chia nhóm 4 và yêu cầu HS thảo luận với nhau để tìm tiếng có vần an, at?
- HS thảo luận nhóm 4 theo yêu cầu.
- Gọi các nhóm nêu từ tìm được và ghi nhanh lên bảng .
- HS khác bổ sung
- Cả lớp đọc đồng thanh
- Yêu cầu HS đọc lại các từ trên bảng
+ Nhận xét chung giờ học
Tiết 2
Hoạt động 4: Tìm hiểu bài và luyện nói:
a- Tìm hiểu bài và luyện đọc:
+ GV đọc mẫu toàn bài (lần 2)
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi 
- Gọi HS đọc đoạn 1 và 2
- 2 HS đọc
- Bàn tay mẹ đã làm gì cho chị em Bình ?
- Mẹ đi chợ mấu cơm, tắm cho em bé, giặt 1 chậu tã lót đầy.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3
- 2 HS đọc
- Bàn tay mẹ Bình như thế nào ?
- Bàn tay mẹ rám nắng, các ngón tay gầy gầy, xương
- Cho HS đọc toàn bài
- GV nhận xét, cho điểm
- 3 HS đọc
Hoạt đông 5: Luyện nói
Đề tài: Trả lời câu hỏi theo tranh 
- Cho HS quan sát tranh và đọc câu mẫu
- HS quan sát tranh và đọc câu mẫu: Thực hành hỏi đáp theo mẫu
 - Ai nấu cơm cho bạn ăn?
- Mẹ nấu cơm cho tôi ăn?
- GV gợi mở khuyến khích HS hỏi những câu khác
- GV nhận xét, cho điểm
3- Củng cố - dặn dò:
- Gọi 1 HS đọc toàn bài 
- Vì sao bàn tay mẹ lại trở lên gầy gầy, xương xương ?
- Vì hàng ngày mẹ phải làm những việc vất vả
- Nhận xét chung giờ học
ờ: Học lại bài 
- Xem trước bài "Cái bống"
Toán:
Các số có hai chữ số
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết về số lượng trong phạm vi 20, đọc, viết các số từ 20 đến 50
- Đếm và nhận ra thứ tự các số từ 20 đến 50
II. Đồ dùng dạy - học:
- Đồ dùng học toán lớp 1, bảng gài, que tính, thanh thẻ, bộ số bằng bìa từ 20 đến 50.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Ghi bảng để HS lên làm
50 + 30 = 	50 + 10 =
80 - 30 = 	60 - 10 = 
80 - 50 = 	60 - 50 =
- KT miệng dưới lớp: Nhẩm nhanh các phép tính = 30 + 60 ; 70 - 20
- 2 HS lên bảng
- HS nhẩm và nêu kết quả
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Giới thiệu các số từ 20 đến 30
- Y/c HS lấy 2 bó que tính (mỗi bó một 
chục que) đồng thời GV gài 2 bó que tính lên bảng, gắn số 20 lên bảng và Y/c đọc 
- HS đọc theo HD
- GV gài thêm 1 que tính
- HS lấy thêm 1 que tính
- Bây giờ chúng ta có tất cả bao nhiêu que tính?
- Hai mươi mốt
- GV: Để chỉ số que tính các em vừa lấy cô có số 21.
- GV gắn số 21 lên bảng, Y/c HS đọc 
- Hai mươi mốt
+ Tương tự: GT số 22, 23... đến số 30 bằng cách thêm dần mỗi lần 1 que tính.
- Đếm số 23 thì dừng lại hỏi:
- Chúng ta vừa lấy mấy chục que tính ? GV viết 2 vào cột chục
- 2 chục
- mấy đơn vị ?
- 3 đơn vị
GV viết 3 vào cột đơn vị 
+ Để chỉ số que tính các em vừa lấy cô có số 23 (GV viết và HD cách viết)
- Cô đọc là "Hai mươi ba"
- Y/c HS phân tích số 23 ?
- HS đọc CN, ĐT
- 23 gồm 2 chục và 3 đơn vị
+ Tiếp tục làm với số 24, 25... đến số 30 dừng lại hỏi :
- Tại sao em biết 29 thêm 1 = 30 ?
- Vì đã lấy 2 chục + 1 chục = 3 chục 3 chục = 30.
- Vậy 1 chục lấy ở đâu ra ?
- 10 que tính rời là một chục que tính 
- Viết số 30 và HD cách viết
- HS đọc: Ba mươi
- Y/c HS phân tích số 30
- 30 gồm 3 chục và 0 đơn vị
+ Đọc các số từ 20 - 30
- GV chỉ trên bảng cho HS đọc: đọc xuôi, đọc ngược kết hợp phân tích số
- HS đọc CN, ĐT
- Lưu ý cách đọc các số: 21, 24, 25, 27
Hoạt động 3: Giới thiệu các số từ 30 đến 40.
- GV HD HS nhận biết số lượng đọc, viết nhận biết TT các số từ 30 đến 40 tương tự các số từ 20 đến 30.
- HS thảo luận nhóm để lập các số từ 30 đến 40 bằng cách thêm dần 1 que tính.
+ Lưu ý HS cách đọc các số: 31, 34, 35, 37 (Ba mươi mốt, ba mươi tư, ba mươi lăm, ba mươi bảy)
Hoạt động 4: Giới thiệu các số từ 40 đến 50
- Tiến hành tương tự như giới thiệu các số từ 30 đến 40.
Lưu ý cách đọc các số: 44, 45, 47
Hoạt động 5: Luyện tập
Bài 1:
- Cho HS đọc Y/c của b

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1(10).doc