Giáo án lớp 1 môn Tự nhiên xã hội - Tuần 25 đến tuần 28

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức:

- Nêu được tên, lợi ích của một số cây sống tren cạn.

Kĩ năng:

- Quan sát và chỉ ra được một số cây sống trên cạn.

Thái độ:

- Yêu thích môn học và quan sát mọi vật quanh em.

II. Chuẩn bị

Tranh, ảnh trong SGk trang 52, 53.

1 số tranh, ảnh ( HS sưu tầm).

Các cây có ở sân trường, vườn trường.

Phấn màu, bút dạ bảng, Giấy A3.

III. Hoạt động dạy chủ yếu:

 

docx 8 trang Người đăng hong87 Lượt xem 1066Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 1 môn Tự nhiên xã hội - Tuần 25 đến tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 25	MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT: 25	BÀI: MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG TRÊN CẠN
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nêu được tên, lợi ích của một số cây sống tren cạn.
Kĩ năng:
- Quan sát và chỉ ra được một số cây sống trên cạn.
Thái độ:
- Yêu thích môn học và quan sát mọi vật quanh em.
II. Chuẩn bị
Tranh, ảnh trong SGk trang 52, 53.
1 số tranh, ảnh ( HS sưu tầm).
Các cây có ở sân trường, vườn trường.
Phấn màu, bút dạ bảng, Giấy A3. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS lên bảng giới thiệu tên một cây. Nơi sống của loài cây đó. Mô tả qua cho các bạn về đặc điểm của loại cây đó.
GV nhận xét, sửa sai.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Khởi động
Kể tên các loài cây sống trên cạn.
- Yêu cầu: HS thảo luận nhóm, kể tên 1 số loài cây sống trên cạn mà em biết và mô tả sơ qua về chúng theo các nội dung sau:
Tên cây? Thân cành, lá, hoa của cây?
Rễ của cây có gì đặc biệt và có vai trò gì?
- Yêu cầu 1, 2 nhóm HS nhanh nhất trình bày.
Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
- Yêu cầu: Thảo luận nhóm, nêu tên và lợi ích của các loại cây đó.
Tên cây 
Đặc điểm của cây 
Ích lợi của cây 
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
+ Hình 1 Cây mít: Thân thẳng, có nhiều cành, lá. Quả mít to, có gai. Lợi ích: cho quả để ăn.
+ Hình 2 Cây phi lao: thân tròn, thẳng. Lá dài, ít cành. Lợi ích: Chắn gió, chắn cát
+ Hình 3 Cây ngô: Thân mềm, không có cành.
Lợi ích: cho bắp để ăn.
+ Hình 4 Cây đu đủ: Thân thẳng, có nhiều cành.
Lợi ích: cho quả để ăn
+ Hình 5 Cây thanh long: Có hình dạng giống như xương rồng. Quả mọc đầu cành. Lợi ích: Cho quả để ăn
+ Hình 6 Cây sả: không có thân, chỉ có lá. Lá dài.
Lợi ích: cho củ để ăn.
+ Hình 7 Cây lạc: Không có thân, mọc lan trên mặt đất, ra củ. Lợi ích: cho củ để ăn.
- Hỏi: Trong tất cả các cây các em vừa nói, cây nào thuộc: Loại ăn quả.
Loại cây lương thực, thực phẩm.
Loại cây cho bóng mát.
- Bổ sung: Ngoài 3 lợi ích trên, các cây trên cạn còn có nhiều lợi ích khác nữa.Tìøm các cây trên cạn thuộc:
Loại cây lấy gỗ.
Loại cây làm thuốc.
- GV chốt kiến thức: Có rất nhiều loài cây trên cạn thuộc các loại cây khác nhau, tuỳ thuộc vào lợi ích của chúng. Các loài cây đó được dùng để cung cấp thực phẩm cho con người, động vật, làm thuốc 
Hoạt động 3: Trò chơi: tìm đúng loại cây.
- Phổ biến luật chơi:
GV sẽ phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy vẽ sẵn 1 cây. Trong nhuỵ cây sẽ ghi tên chung của tất cả các loại cây cần tìm. Nhiệm vụ của mỗi nhóm: Tìm các loại cây thuộc đúng nhóm để gắn vào.
- Yêu cầu các nhóm HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét.
- HS thảo luận.
Hình thức thảo luận: Nhóm thảo luận, lần lượt từng thành viên ghi loài cây mà mình biết vào giấy.
- 1, 2 nhóm HS nhanh nhất trình bày ý kiến thảo luận.
-HS thảo luận nhóm, ghi kết quả vào phiếu. Cây sống trên cạn
 -Đại diện các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm khác chú ý nghe, nhận xét và bổ sung.
-Cây mít, đu đủ, thanh long.
-Cây ngô, lạc.
-Cây mít, bàng, xà cừ.
-Cây pơmu, bạch đàn, thông 
-Cây tía tô, nhọ nồi, đinh lăng 
-HS nghe, nhớ.
-Các nhóm HS thảo luận.
Dùng bút để ghi tên cây hoặc dùng hồ dính tranh ảnh cây phù hợp mà các em mang theo.
-Đại diện các nhóm HS lên trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét.
HS khá giỏi thực hiện.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: Yêu thích môn học và quan sát mọi vật quanh em.
5. Dặn dò: Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 26	MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT: 26	BÀI: MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG DƯỚI NƯỚC
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Nêu được tên, lợi ích một số cây sống dưới nước.
+ HS khá, giỏi: Kể được tên một số cây sống trôi nổi hoặc cây có rễ cắm sâu trong bùn. 
Thái độ:
- Yêu thích môn học và quan sát mọi vật quanh em.
II. Chuẩn bị
Tranh, ảnh trong SGK trang 54, 55.
Các tranh, ảnh sưu tầm về các loại cây sống dưới nước.
Phấn màu, giấy, bút viết bảng.
TT
Tên
Mọc ở đâu
Sống trôi nổi
Số rễ bám sâu vào bùn
Hoa
(có/không)
Màu hoa
Đặc điểm của rễ
Đặc diểm của lá
Ích lợi
Sưu tập các vật thật: Cây bèo tây, cây rau rút, hoa sen  
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS nêu Loại ăn quả; Loại cây lương thực, thực phẩm; Loại cây cho bóng mát; Loại cây lấy gỗ; Loại cây làm thuốc.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Khởi động Hát bài “Quả”
- GV sẽ chỉ để các nhóm trả lời 1 cách ngẫu nhiên.
Ví dụ: Quả gì chua chua thế? à xin thưa rằng quả khế.
- Những HS cùng hát về 1 loại quả là 1 nhóm. Do đó, chia lớp thành 5 nhóm tương ứng với : Quả khế, quả mít, quả trứng, quả đất, và quả pháo.
Hoạt động 1: Tìm hiểu các loài cây sống dưới nước.
- Nêu đặc điểm giúp cây sống trôi nổi.
- Nêu đặc điểm giúp cây sống dưới đáy ao hồ.
- GV phát phiếu quan sát cho HS.
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của phiếu.
- Nhắc nhở 1 số quy định để đảm bảo an toàn khi quan sát: không nhảy xuống ao hồ, không hái hoa 
- GV dắt HS đi quan sát.
Bước 2: Trình bày kết quả.
- Sau khi quan sát xong HS về lớp và báo cáo kết quả quan sát của mình.
- Đặc điểm giúp cây sống trôi nổi: rể nhỏ mọc theo chùm và lấy thức ăn từ trong nước, lá to giúp cây nổi trên mặt nước hay thân có dạng xốp nhẹ (cây bèo tây).
- Đặc điểm giúp cây sống dưới đáy ao hồ như: Cây rong, rêu: Cây có lá hình kim, rễ mọc theo chùm và có khả năng lấy khí ôxi từ trong nước để nuôi cây.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả quan sát của mình.
- GV nhận xét.
Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi sau:
Nêu tên các cây ở hình 1, 2, 3.
Nêu nơi sống của cây.
Nêu đặc điểm của cây giúp cây sống được trên mặt nước.
Bước 2: Làm việc theo lớp.
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo.
- GV nhận xét và ghi vào phiếu thảo luận (phóng to) trên bảng.
- GV tiếp tục nhận xét và tổng kết vào tờ phiếu lớn trên bảng.
- Cây sen đã được đi vào thơ ca.Vậy câu thơ nào đã miêu tả cả đặc điểm, nơi sống của cây sen?
Hoạt động 2: Trưng bày tranh, ảnh vật thật.
- Yêu cầu: HS chuẩn bị các tranh ảnh và các cây thật sống ở dưới nước.
- Yêu cầu HS dán các tranh ảnh vào 1 tờ giấy to ghi tên các cây đó. Bày các cây sưu tầm được lên bàn ghi tên cây.
- GV nhận xét và đánh giá kết quả từng tổ.
Hoạt động 3: Trò chơi tiếp sức.
- Chia làm 3 nhóm chơi.
- Phổ biến cách chơi: Khi GV có lệnh, từng nhóm 1 đứng lên nói tên 1 loại cây sống dưới nước.Cứ lần lượt các thành viên trong nhóm tiếp sức nói tên. Nhóm nào nói được nhiều cây dưới nước đúng và nhanh thì là nhóm thắng cuộc.
- GV tổ chức cho HS chơi.
-Đọc.
-Đi quan sát và ghi chép vào phiếu.
-HS về lớp. Báo cáo kết quả.
-HS nhận xét bài của bạn và bổ sung ý kiến.
-HS thảo luận và ghi vào phiếu.
-Các nhóm lần lượt báo cáo.
-Nhận xét bổ sung.
Trong đầm gì đẹp bằng sen.
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
-HS trang trí tranh ảnh, cây thật cuả các thành viên trong tổ.
- Trưng bày sản phẩm của tổ mình lên 1 chiếc bàn.
-HS các tổ đi quan sát đánh giá lẫn nhau.
HS khá, giỏi: Kể được tên một số cây sống trôi nổi hoặc cây có rễ cắm sâu trong bùn. 
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: Yêu thích môn học và quan sát mọi vật quanh em.
5. Dặn dò: Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 27	MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT: 27	BÀI: LOÀI VẬT SỐNG Ở ĐÂU?
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Biết được động vật có thể sống ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước.
+ HS khá, giỏi: Nêu được sự khác nhau về cách di chuyển trên cạn, trên không, dưới nước của một số động vật.
Thái độ:
GDBVMT (liên hệ): + Loài vật có thể sống ở khắp nơi: Trên cạn, dưới nước và trên không.
+ Nhận ra sự phong phú của con vật.
+ Biết yêu quý và bảo vệ động vật.
II. Chuẩn bị
Aûnh minh hoạ tranh ảnh sưu tầm về động vật.
Các hình vẽ trong SGK trang 56, 57 phóng to. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS Nêu một loại cây có đặc điểm giúp cây sống trôi nổi trên mặt nước.
- Nêu đặc điểm giúp cây sống dưới đáy ao hồ.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Khởi động
- Yêu cầu mỗi tổ hát 1 bài về 1 con vật nào đó.
- GV khen các tổ.
Hoạt động 1: Kể tên các con vật.
- Hỏi: Con hãy kể tên các con vật mà con biết.
- Nhận xét: Lớp mình biết rất nhiều con vật, vậy các con vật này có thể sống ở những đâu, ta và các con cùng tìm hiểu qua bài: Loài vật sống ở đâu?
- Để biết rõ xem động vật có thể sống ở đâu các con sẽ cùng xem băng về thế giới động vật.
 Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
- Yêu cầu quan sát các hình trong SGK và miêu tả lại bức tranh đó.
- GV treo ảnh phóng to để HS quan sát rõ hơn.
- GV chỉ tranh để giới thiệu cho HS con cá ngựa.
Hoạt động 3: Triển lãm tranh ảnh.
Bước 1: Hoạt động theo nhóm.
- Yêu cầu HS tập trung tranh ảnh sưu tầm của các thành viên trong tổ để dán và trang trí vào 1 tờ giấy to, ghi tên và nơi sống của con vật.
Bước 2: Trình bày sản phẩm.
- Các nhóm lên treo sản phẩm của nhóm mình trên bảng.
- GV nhận xét.
- Yêu cầu các nhóm đọc to các con vật mà nhóm sưu tầm được theo 3 nhóm: trên mặt đất, dưới nước và bay trên không. 
-HS hát.
+ Tổ 1: Con voi (Trông đằng)
+ Tổ 2: Con chim (con chim non )
+ Tổ 3: Con vịt (Một con vịt )
+ Tổ 4: Con mèo (meo meo meo rửa mặt )
-Trả lời: Mèo chó, khỉ, chim chào mào, chích choè, cá, tôm, cua, voi, cá sấu 
+ Hình 1: Đàn chim đang bay xa trên bầu trời 
+ Hình 2: Đàn voi đang đi trên đồng cỏ, 1 chú voi con đang đi bên cạnh mẹ thật dễ thương 
+ Hình 3: 1 chú dê bị lạc đàn đang ngơ ngác
+ Hình 4: Những chú vịt đang thảnh thơi bơi lội trên mặt hồ 
+ Hình 5: Dưới biển có bao nhiêu loài cá, tôm, cua 
-Tập trung tranh ảnh; phân công người dán, người trang trí.
-Các nhóm khác nhận xét những điểm tốt và chưa tốt của nhóm bạn.
-Sản phẩm của các nhóm được giữ lại.
-Đọc.
HS khá, giỏi: Nêu được sự khác nhau về cách di chuyển trên cạn, trên không, dưới nước của một số động vật.
4. Củng cố: Hỏi: Con hãy cho biết loài động vật sống ở những đâu? Cho ví dụ?
-Trả lời: Loài vật sống ở khắp mọi nơi: trên mặt đất, dưới nước và bay trên không.
Ví dụ: + Trên mặt đất: Ngựa, khỉ, sói, cáo, gấu...
+ Dưới nước: Cá, tôm, cua, ốc, hến 
+ Bay lượn trên không: Đại bàng, diều hâu 
- Chơi trò chơi: Thi hát về loài vật.
- Tham gia hát lần lượt từng người và loại dần những người không nhớ bài hát bằng cách đếm từ 1 à 10.
+ Mỗi tổ cử 2 người lên tham gia thi hát về loài vật.
+ Bạn còn lại cuối cùng là người thắng cuộc.
GDTT: Yêu thích môn học và quan sát mọi vật quanh em.
5. Dặn dò: Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 28	MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT: 28	BÀI: MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG TRÊN CẠN.
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Nêu được tên và ích lợi của một số động vật sống trên cạn đối với con người.
+ HS khá, giỏi: Kể được tên một số con vật hoang dã sống trên cạn và một số vật nuôi trong nhà.
Thái độ:
- Yêu thích môn học và quan sát mọi vật quanh em.
II. Chuẩn bị
Aûnh minh hoạ trong SGK phóng to. Các tranh ảnh, bài báo về động vật trên cạn.
Phiếu trò chơi. Giấy khổ to, bút viết bảng. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS nêu tên một vài loài vật và nơi sống của nó.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Khởi động: Chơi trò chơi: mắt, mũi, mồm, tai.
- GV điều khiển để HS chơi.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- Động vật sống ở khắp mọi nơi như trên mặt đất, dưới nước và bay lượn trên không. Có thể nói động vật sống trên mặt đất chiếm số lượng nhiều nhất. Chúng rất đa dạng và phong phú. Hôm nay các em tìm hiểu về loài vật này qua bài “Một số loài vật trên cạn”.
Hoạt động 2: Làm việc với tranh ảnh SGK.
- Yêu cầu: Các nhóm thảo luận các vấn đề sau:
Nêu tên con vật trong tranh. Cho biết chúng sống ở đâu? Thức ăn của chúng là gì? Con nào là vật nuôi trong gia đình, con nào sống hoang dại hoặc được nuôi trong vườn thú?
- Yêu cầu HS lên bảng, vừa chỉ tranh vừa nói.
+ Hình 1: Con lạc đà, sống ở sa mạc. Chúng ăn cỏ và được nuôi trong vườn thú.
+ Hình 2: Con bò, sống ở đồng cỏ.Chúng ăn cỏ và được nuôi trong gia đình.
+ Hình 3: Con hươu, sống ở đồng cỏ.Chúng ăn cỏ và sống hoang dại.
+ Hình 4: Con chó. Chúng ăn xương, thịt và được nuôi trong nhà.
- GV đưa thêm 1 số câu hỏi mở rộng:
+ Tại sao lạc đà có thể sống được ở sa mạc?
+ Hãy kể tên 1 số con vật sống trong lòng đất.
+ Con gì được mệnh danh là chúa tể sơn lâm.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
GV kết luận: Có rất nhiều loài vật sống trên mặt đất như: Voi,ngựa, chó, gà, hổ  có loài vật đào hang sống dưới đất như thỏ, giunChúng ta cần lưu ý bảo vệ các loài vật có trong tự nhiên, đặc biệt là các loài vật quý hiếm.
Hoạt động 3: Động não
- Con hãy cho biết chúng ta phải làm gì để bảo vệ các loài vật?
- GV nhận xét những ý kiến đúng.
Hoạt động 4: Triển lãm tranh ảnh.
- Chia nhóm theo tổ.
- Yêu cầu HS tập hợp tranh ảnh và dán trang trí vào 1 tờ giấy khổ to.
- Có ghi tên các con vật. Sắp xếp theo các tiêu chí do nhóm đó tự chọn.
- GV có thể gợi ý:
+ Cơ quan di chuyển:
Con vật có chân
Con vật vừa có chân vừa có cánh.
Con vật không có chân.
+ Ích lợi:
Con vật có ích đối với người và gia súc.
Con vật có hại đối với người và cây cối 
Bước 2: Làm việc theo lớp.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả của nhóm mình.
- GV khuyến khích HS nhóm khác đặt các câu hỏi cho nhóm đang báo cáo.
- GV nhận xét và tuyên dương các nhóm tốt.
Hoạt động 5: Hoạt động nối tiếp.
- Chơi trò chơi: Bắt chước tiếng con vật.
- GV nhận xét và đánh giá bên thắng cuộc. 
- HS đứng lên tại chỗ, 2 bạn: quan sát xem bạn nào chơi sai.
- Những bạn vi phạm sẽ bị phạt hát và múa bài “con cò bé bé “.
-HS quan sát thảo luận trong nhóm.
+ Hình 5: Con thỏ rừng, sống trong hang. Chúng ăn cỏ, cà rốt, sống hoang dại.
+ Hình 6: Con hổ, sống trong rừng.Chúng ăn thịt và sống hoang dại hoặc được nuôi trong vườn thú.
+ Hình 7: Con gà. Chúng ăn giun, ăn thóc và được nuôi trong nhà.
-HS trả lời cá nhân.
+ Vì nó có bướu chứa nước, có thể chịu được nóng.
+ Thỏ, chuột 
+ Con hổ.
Đại diện các nhóm lên chỉ tranh và nói. Có thể đặt tên 1 số câu hỏi mời bạn khác trả lời. Bạn nào trả lời đúng thì có thể đặt câu hỏi khác mời bạn khác trả lời 
-Trả lời: Không được giết hại, săn bắt trái phép, không đốt rừng làm cháy rừng không có chỗ cho động vật sinh sống 
-Tập hợp tranh phân loại theo tiêu chí, nhóm mình lựa chọn và trang trí.
+ Sắp xếp theo điều kiện khí hậu:
Sống ở vùng nóng
Sống ở vùng lạnh
+ Nơi sống:
Trên mặt đất.
Đào hang sống dưới mặt đất.
-Báo cáo kết quả.
-Các thành viên trong nhóm cùng suy nghĩ trả lời.
Cử 2 bạn đại diện cho bên nam và bên nữ lên tham gia.
- Các bạn này sẽ bốc thăm và bắt chước theo tiếng con vật đã được ghi trong phiếu.
HS khá, giỏi: Kể được tên một số con vật hoang dã sống trên cạn và một số vật nuôi trong nhà.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: Yêu thích môn học và quan sát mọi vật quanh em.
5. Dặn dò: Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docx2 TNXH 25-28.docx