Giáo án lớp 1 môn Tự nhiên xã hội - Tuần 1 đến tuần 4

I. Mục đích yêu cầu:

- Nhận ra cơ quan vận động gồm có bộ xương và hệ cơ.

- Nhận ra sự phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể.

+ HS khá, giỏi: Nêu được ví dụ sự phối hợp cử động của cơ và xương.

 Nêu tên và chỉ được vị trí các bộ phận chính của cơ quan vận động trên tranh vẽ hoặc mô hình.

II. Chuẩn bị

III. Hoạt động dạy học:

1. Ổn định: Nhắc HS chuẩn bị đồ dùng học tập.

2. Bài cũ:

3. Bài mới:

Giới thiệu: Giới thiệu chương trình, hướng dẫn cách học và giới thiệu bài mới. “Cơ quan vận động” - GV ghi tựa bài lên bảng.

 

doc 8 trang Người đăng hong87 Lượt xem 808Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 1 môn Tự nhiên xã hội - Tuần 1 đến tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 01	MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 2
Tiết: 01	CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
I. Mục đích yêu cầu:
- Nhận ra cơ quan vận động gồm có bộ xương và hệ cơ.
- Nhận ra sự phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể.
+ HS khá, giỏi: Nêu được ví dụ sự phối hợp cử động của cơ và xương.
	Nêu tên và chỉ được vị trí các bộ phận chính của cơ quan vận động trên tranh vẽ hoặc mô hình.
II. Chuẩn bị
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định: Nhắc HS chuẩn bị đồ dùng học tập.
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
Giới thiệu: Giới thiệu chương trình, hướng dẫn cách học và giới thiệu bài mới. “Cơ quan vận động” - GV ghi tựa bài lên bảng.
Tiến hành bài dạy:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Hoạt động 1: Làm một số cử động.
Mục tiêu: HS biết được bộ phận nào của cơ thể vận động khi thực hiện một số động tác như: giơ tay, quay cổ, nghiêng người, cúi gập mình.
Bước 1: Làm việc theo cặp:
- GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3 trong SGK trang 4 và làm một số động tác như tranh.
- GV cho một số lên thể hiện các động tác: giơ tay, quay cổ, nghiêng người, cúi gập mình.
Bước 2: Cả lớp đứng tại chỗ, cùng làm các động tác theo lời hô của lớp trưởng.
GV hỏi: Trong các động tác các em vừa làm, bộ phận nào của cơ thể cử động?
GV kết luận: Để thực hiện được những động tác trên thì đầu, mình, chân, tay, phải cử động.
Hoạt động 2: Quan sát để nhận biết cơ quan vận động.
Mục tiêu: Biết xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể. - HS nêu được vai trò của xương và cơ.
Bước 1: GV hướng dẫn cho HS thực hành tự nắn bàn tay, cổ tay, cánh tay của mình.
- Tiếp theo GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Dưới lớp da của cơ thể có gì?
Bước 2: Cho HS thực hành cử động: Uốn dẻo bàn tay, vẫy tay, co và duỗi cánh tay, quay cổ.
- GV hỏi: Nhờ đâu mà các bộ phận đó cử động?
Bước 3: Cho HS quan sát hình 5, 6 trong SGK trang 5 và trả lời câu hỏi.
- GV cho học sinh chỉ và nói tên các cơ quan vận động của cơ thể.
- GV: Xương và cơ là cơ quan vận động của cơ thể.
Hoạt động 3: Trò chơi “vật tay”.
Mục tiêu: HS hiểu được rằng hoạt động và vui chơi bổ ích sẽ giúp cho cơ quan vận động phát triển tốt.
Bước 1: GV hướng dẫn cách chơi.
Bước 2: GV cho 2 HS xung phong lên chơi.
Bước 3: GV tổ chức cho HS cả lớp cùng chơi theo nhóm 3 người. Trong đó có 2 bạn chơi và 1 bạn là trọng tài.
- Kết thúc cuộc chơi, các trọng tài nói tên các bạn thắng cuộc
- GV tuyên dương người thắng cuộc.
GV kết luận: Trò chơi cho chúng ta thấy tay ai khỏe là biểu hiện cơ quan vận động của bạn đó khỏe. Muốn cơ quan khỏe chúng ta cần chăm chỉ tập thể dục và ham thích vận động.
- HS mở sách quan sát.
- 4 HS lên thể hiện các động tác.
- HS: Đầu, mình chân tay phải cử động.
- HS nhắc lại.
- Dưới lớp da của cơ thể có xương và cơ.
- HS thực hành.
- Nhờ sự phối hợp hoạt động của cơ và xương.
- HS: có xương và cơ.
- HS nhắc lại.
- 2 HS lên vật tay lên bàn GV.
- Cả lớp hoan hô những bạn thắng .
- HS chơi theo nhóm
HS khá giỏi
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Hướng dẫn HS về nhà tập thực hành những kĩ năng đã học. - Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau. - Nhận xét tiết học: khen ngợi HS chăm chỉ học tập, động viên – khích lệ những HS chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 02	MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 2
Tiết: 02	BỘ XƯƠNG
I. Mục đích yêu cầu:
- Nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng xương chính của bộ xương: xương đầu, xương mặt, xương sườn, xương sống, xương tay, xương chân.
+ HS khá, giỏi: Biết tên các khớp xương của cơ thể.
	Biết được nếu bị gãy xương sẽ rất đau và đi lại khó khăn.
II. Chuẩn bị
- Tranh vẽ bộ xương và các phiếu rồi ghi tên một số xương, khớp xương.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Ổn định: Nhắc HS chuẩn bị đồ dùng học tập.
2. Kiểm tra bài cũ: Đàm thoại: kiểm tra hiểu biết của HS về cơ quan vận động. Nhận xét
3. Bài mới:
Giới thiệu: Trong tiết Tự nhiên và Xã hội hôm nay chúng ta sẽ học bài “Bộ xương”
- GV ghi tựa bài lên bảng.
Tiến hành bài dạy:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Hoạt động 1: Quan sát hình vẽ bộ xương.
Mục tiêu: Nhận biết và nói được tên một số xương và khớp xương.
Bước 1: Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ bộ xương, chỉ và nói tên một số xương, khớp xương.
- GV kiểm tra giúp đỡ các nhóm.
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- GV treo tranh vẽ bộ xương.
- GV cho lớp thảo luận: Theo em kích thước và hình dạng các xương có giống nhau không? Vai trò hộp sọ, lồng ngực, cột sống và các khớp xương: Như khớp bả vai, khuỷu tay, đầu gối.
Giảng: Bộ xương gồm khoảng 200 chiếc với kích thước khác nhau, làm thành một khung nâng đỡ và bảo vệ các cơ quan quan trọng như bộ não, tim phổi  Nhờ có xương, cơ phối hợp dưới sự điều khiển của hệ thần kinh mà chúng ta cử động được
b. Hoạt động 2: Thảo luận về cách giữ giøn, bảo vệ bộ xương.
Mục tiêu: Hiểu được rằng cần đi đứng, ngồi đúng tư thế và không mang, xách vật nặng để cột sống không bị cong vẹo.
Bước 1: Hoạt động theo cặp.
- Cho HS quan sát và trả lời.
- GV giúp đỡ và kiểm tra.
Bước 2: Hoạt động cả lớp (thảo luận)
+ Tại sao hàng ngày chúng ta phải ngồi, đi, đứng đúng tư thế?
- Tại sao các em không nên mang, vác, xách các vật nặng?
- Chúng ta cần làm gì để xương phát triển tốt?
Giảng: Xương chúng ta còn mềm. Nếu ngồi học không ngay ngắn, bàn ghế không phù hợp với khổ người, nếùu phải mang vác nặng hoặc mang xách không đúng cách  sẽ dẫn đến cong vẹo cột sống.
- Để xương phát triển tốt ta cần có thói quen ngồi học ngay ngắn, không mang vác nặng.
- Xương đầu, mình, tay, chân.
- HS tự sờ nắn lên cơ thể của mình.
- 1 HS chỉ và nói tên xương, khớp xương, 1 HS gắn tên xương, khớp xương vào tranh.
- Kích thước, hình dạng không giống nhau. Bộ xương là giá đỡ cơ thể và che chở một số bộ phận quan trọng.
- HS quan sát hình 2, 3 trong SGK, đọc và trả lời câu hỏi dưới mỗi hình với cách hỏi đáp nhau.
- Để cột sống không bị cong.
- Để cột sống không bị vẹo.
- Ngồi học ngay ngắn không mang vác nặng.
- HS ghi nhớ.
HS khá giỏi
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Hướng dẫn HS về nhà tập thực hành những kĩ năng đã học. - Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau Hệ cơ - Nhận xét tiết học: khen ngợi HS chăm chỉ học tập, động viên – khích lệ những HS chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 03	MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 2
TIẾT: 03	HỆ CƠ
I. Mục đích yêu cầu:
- Nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng cơ chính: cơ đầu, cơ ngực, cơ bụng, cơ tay, cơ chân.
+ HS khá, giỏi: Biết được sự co duỗi của bắp cơ khi cơ thể hoạt động.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh vẽ hệ cơ.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Ổn định:
2. Mở bài: Nếu dưới lớp da của cơ thể chỉ có bộ xương thì hình dạng của chúng ta sẽ như thế nào?
3. Giới thiệu bài mới: Cơ thể chúng ta khoẻ mạnh săn chắc, đó là nhờ hệ cơ. hôm nay chúng ta học bài Hệ Cơ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Hoạt động 1: Quan sát hệ cơ.
Mục tiêu: Nhận biết và gọi tên một số cơ của cơ thể.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- GV: Hướng dẫn HS quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi trong SGK “Chỉ và nói tên một số của cơ thể”.
- GV theo dõi các nhóm làm việc.
Bước 2: Làm việïc cả lớp.
- GV treo hình vẽ hệ cơ lên bảng và mời một vài em xung phong lên vừa chỉ vào hình vẽ và nói tên các cơ.
GV nhận xét sửa chữa.
GV kết luận: Trong cơ thể chúng ta có rất nhiều cơ. Các cơ bao phủ toàn bộ cơ thể làm cho mỗi người có một khuôn mặt và hình dáng nhất định. Nhờ cơ bám vào xương mà ta có thể thực hiện mọi cử động như nhạy, nhảy, ăn, uống, cười, nói.
b. Hoạt động 2: Thực hành co và duỗi tay.
Mục tiêu: Biết được cơ có thể co và duỗi, nhờ đó mà các bộ phận của cơ thể có thể cử động được .
Bước 1: Làm việc cá nhân và theo cặp.
- GV yêu cầu từng học sinh quan sát hình 2 SGK trang 9, làm động tác giống hình vẽ, đồng thời quan sát sờ nắn và mô tả bắp cơ giơ cánh tay khi co. Sau đó lại duỗi ra và tiếp tục quan sát sờ nắn mô tả bắp cơ khi duỗi xem nó thay đổi thế nào so với bắp khi co.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV Cho 4 em vừa lên bảng vừa làm động tác vừa nói về sự thay đổi của bắp cơ khi co và duỗi.
GV Kết luận: Khi cơ co cơ sẽ ngắn hơn. Khi cơ duỗi cơ sẽ dài hơn và mềm hơn. Nhờ có sự co và duỗi của cơ mà các bộ phận của cơ thể có thể cử động được.
c. Hoạt động 3: Thảo luận làm gì để cơ được săn chắc.
* Mục tiêu: Biết được vận động và tập luện thể dục thường xuyên sẽ giúp cho cơ được săn chắc
* Cách tiến hành:
GV nêu câu hỏi: Chúng ta làm gì để cơ được săn chắc?
GV chốt lại: Và nhắc nhở các em nên ăn uống đầy đủû, tập thể dục và rèn luyện thân thể hàng ngày để cơ được săn chắc.
- HS: cơ mặt, cơ tay, cơ bụng, cơ chân.
- 2 HS lên chỉ hình vẽ và nói tên các cơ
- HS thực hành theo sự hướng dẫn của GV trao đổi nhóm 2 người.
- HS quan sát.
- 4 HS lên bảng làm các động tác co và duỗi.
HS: Khi co cơ cứng và co lại khi duỗi cơ giãn ra.
HS: tập thể dục vui chơi ăn uống đầy đủ
HS khá giỏi
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: - Hướng dẫn HS về nhà tập thực hành những kĩ năng đã học. - Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau Làm thế nào để xương và cơ phát triển tốt - Nhận xét tiết học: khen ngợi HS chăm chỉ học tập, động viên – khích lệ những HS chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 04	MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT: 04	LÀM GÌ ĐỂ CƠ VÀ XƯƠNG PHÁT TRIỂN TỐT?
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết được tập thể dục hàng ngày, lao động vừa sức, ngồi học đúng cách và ăn uống đầy đủ sẽ giúp cho hệ cơ và xương phát triển tốt.
- Biết đi, đứng, ngồi đúng tư thế và mang vác vừa sức để phòng tránh cong vẹo cột sống.
+ HS khá, giỏi: Giải thích tại sao không nên mang vác vật quá nặng.
II. Chuẩn bị
- Tranh phóng to các hình trong bài 4 SGK
III. Hoạt động dạy học: 
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: Đàm thoại: kiểm tra hiểu biết của HS về cơ quan vận động. Nhận xét
3. Bài mới: Giới thiệu: Trong tiết Tự nhiên và Xã hội hôm nay chúng ta sẽ học bài “Làm gì để cơ và xương phát triển tốt?”- GV ghi tựa bài lên bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Hoạt động 1: Làm gì để cơ và xương phát triển tốt.
Mục tiêu: Nêu được những việc cần làm để xương và cơ phát triển tốt. Giải thích tại sao không nên mang vác quá nặng.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm theo cặp:
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp và nói với nhau về nội dung các hình 1 ,2 ,3 ,4 ,5 SGK trang 10 , 11 .
- GV hướng dẫn HS và gợi ý từng tranh cho HS trả lời theo gợi ý
Bước 2: Làm việc cả lớp .
- GV gọi 3 cặp lên trình bày những gì các em đã hỏi và trả lời nhau khi quan sát hình.
- GV cho HS thảo luận trong SGK
- GV yêu cầu HS liên hệ các công việc các em có thể làm ở nhà
- GV nhắc nhở các em HS nên ăn uống đầy đủ, lao động vừa sức và tập luyện TDTT có lợi cho sức khoẻ và giúp cho cơ và xương phát triển tốt.
b. Hoạt động 2: Trò chơi nhấc 1 vật.
Mục tiêu: Biết được nhấc 1 vật sao cho hợp lý.
Bước 1: GV làm mẫu và phổ biến cách chơi.
Bước 2: Tổ chức cho HS chơi.
- Gọi 2 HS lên làm mẫu.
- Cả lớp chia thành 2 đội, mỗi đội có số người bằng nhau, mỗi người đều phải đứng dưới vạch.
- Khi GV hô “bắt đầu“ thì 2 HS đứng thứ nhất chạy lên nhấc “vật nặng” mang về để ở vạch chuẩn rồi chạy xuống cuối hàng  Trò chơi tiếp diễn cho đến người cuối cùng.
- GV nhận xét, khen ngợi những em làm đúng, làm nhanh .
- GV làm mẫu lại cả động tác đúng và sai để các em biết so sánh phân biệt.
- GV nhắc nhở HS khi nhấc 1 vật, lưng phải thẳng không dùng sức ở lưng sẽ bị đau lưng.
- HS làm việc theo cặp.
- HS trình bày.
- 3 cặp HS lên trình bày.
- HS thảo luận.
- HS chơi ngoài sân.
- HS chơi trò chơi.
+ HS khá, giỏi: Giải thích tại sao không nên mang vác vật quá nặng.
HS khá giỏi
4. Củng cố: GV nêu câu hỏi hệ thống kiến thức, giáo dục cách bảo vệ và rèn luyện cơ thể cho HS.
5. Dặn dò: Hướng dẫn HS về nhà tập thực hành những kĩ năng đã học.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau - Nhận xét tiết học
Điều chỉnh bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • doc2 TNXH 1-4.doc