Giáo án lớp 1 môn Tiếng Việt - Tuần 25 đến tuần 28

I. Mục đích yêu cầu

Kiến thức:

- Hiểu nội dung: Truyện giải thích nạn lũ lụt ở nước ta là do Thuỷ Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra, đồng thời phản ánh việc nhân dân đắp đê chống lụt.

- Trả lời được câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK.

- HS khá, giỏi: Trả lời được câu hỏi 3 trong SGK.

Kĩ năng:

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.

- Tốc độ có thể đạt khoảng 45 tiếng/phút.

Thái độ

- Tự hào ý chí kiên cường của nhân dân ta trong việc đắp đê chống lũ lụt.

II. Chuẩn bị

- Tranh minh họa trong bài TĐ (nếu có).

- Bảng phụ ghi sẵn các từ, câu cần luyện ngắt giọng.

 

docx 72 trang Người đăng hong87 Lượt xem 735Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 1 môn Tiếng Việt - Tuần 25 đến tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thơ? Mỗi câu thơ có mấy chữ?
- Các chữ đầu câu thơ như thế nào?
- Giữa các khổ thơ viết như thế nào?
- Nên bắt đầu viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở cho đẹp?
c/ Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS đọc các từ dễ lẫn và các từ khó viết.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
d. Viết chính tả:
- GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu.
e. Soát lỗi:
- GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các tiếng khó cho HS chữa.
g. Chấm bài:
- Thu chấm 10 bài.
- Nhận xét bài viết.
Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy, yêu cầu trong thời gian 5 phút, các nhóm cùng nhau thảo luận để tìm tên các loài cá theo yêu cầu trên. Hết thời gian nhóm nào tìm được nhiều từ hơn là nhóm thắng cuộc.
- Tổng kết trò chơi và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Bài 3a;
- Yêu cầu HS tự đọc đề bài và làm bài vào vở.
- Gọi HS đọc bài làm của mình, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- Theo dõi GV đọc. 1 HS đọc lại bài.
- Bé thấy biển to bằng trời và rất giống trẻ con.
- Bài thơ có 3 khổ. Mỗi khổ có 4 câu thơ. Mỗi câu thơ có 4 chữ.
- Viết hoa.
- Để cách 1 dòng.
- Nên bắt đầu viết từ ô thứ 3 để bài thơ vào giữa trang giấy cho đẹp.
- trời, giằng, rung, khiêng sóng lừng,
- 4 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con
- HS nghe – viết.
- Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta tìm tên các loại cá bắt đầu bằng âm ch / tr.
- Tên các loại cá bắt đầu bằng ch: cá chép, cá chuối, cá chim, cá chạch, cá chày, cá cháy (cá cùng họ với cá trích, nhưng lớn hơn nhiều và thường vào sông đẻ), cá chiên, cá chình, cá chọi, cá chuồn, 
- Tên các loài cá bắt đầu bằng tr: cá tra, cá trắm, cá trê, cá trích, trôi, 
- Suy nghĩ và làm bài:
- chú, trường, chân.
HS khá giỏi thực hiện.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: - Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
5. Dặn dò: HS viết còn sai về nhà xem hoặc viết lại bài. Xem bài sau. Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 26	MÔN: CHÍNH TẢ (TẬP CHÉP)
TIẾT: 51	BÀI: VÌ SAO CÁ KHÔNG BIẾT NÓI ?
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Chép chính xác bài chính tả (SGK); trình bày đúng hình thức mẩu chuyện vui. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm được bài tập 2a.
Kĩ năng:
- Tốc độ có thể đạt: khoảng 45 chữ/15 phút.
Thái độ
- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị
- Bảng phụ chép sẵn truyện vui.
- Bảng lớp viết sẵn nội dung bài tập 2. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên viết bảng lớp, HS dưới lớp viết bảng con các từ do GV đọc.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu bài:
- Trong giờ chính tả này các con sẽ tập chép câu chuyện vui: Vì sao cá không biết nói và làm các bài tập chính tả phân biệt r / d,
Hướng dẫn tập chép:
a. Ghi nhớ nội dung đoạn viết:
- Treo bảng phụ và đọc bài chính tả.
- Câu chuyện kể về ai?
- Việt hỏi anh điều gì?
- Lân trả lời em như thế nào?
- Câu trả lời ấy có gì đang buồn cười?
b. Hướng dẫn cách trình bày:
- Câu chuyện có mấy câu?
- Hãy đọc câu nói của Lân và Việt?
- Lời nói của hai anh em được viết sau những dấu câu nào?
- Trong bài những chữ nào được viết hoa? Vì sao?
c. Hướng dẫn viết từ khó:
- say sưa, bỗng, ngớ ngẩn, miệng.
- Đọc cho HS viết.
d. Chép bài: đọc thong thả cho hs viết bài.
e. Soát lỗi: đọc lại tới chữ khó dừng lại đánh vần hs soát lỗi.
g. Chấm bài: thu vở chấm điểm và nhận xét.
Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
-Bài 2a:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Treo bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó chữa bài và cho điểm HS.
- Theo dõi GV đọc, sau đó 2 HS đọc lại bài.
- Câu chuyện kể về cuộc nói chuyện giữa hai anh em Việt.
- Việt hỏi anh: “Anh này, vì sao cá không biết nói nhỉ?”
- Lân trả lời em: “Em hỏi thật ngớ ngẩn. Nếu miệng em ngậm đầy nước, em có nói được không?”
- Lân chê Việt ngớ ngẩn nhưng thực ra Lân cũng ngớ ngẩn khi cho rằng cá không nói được vì miệng nó ngậm đầy nước.
- Có 5 câu.
- Anh này, vì sao cá không biết nói nhỉ?
- Em hỏi thật ngớ ngẩn. Nếu miệng em ngậm đầy nước, em có nói được không?
- Dấu hai chấm và dấu gạch ngang.
- Chữ đầu câu” Anh, em, Nếu và tên riêng: Việt, Lân.
- HS đọc cá nhân, nhóm.
- HS viết bảng con do GV đọc.
- nghe dò bài soát lỗi.
- HS đọc đề bài trong SGK.
- 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở . Đáp án:
- Lời ve kim da diết. / Khâu những đường rạo rực.
HS khá giỏi thực hiện.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: - Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
5. Dặn dò: HS viết còn sai về nhà xem hoặc viết lại bài. Xem bài sau. Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 26	MÔN: CHÍNH TẢ (TẬP CHÉP)
TIẾT: 52	BÀI: SÔNG HƯƠNG
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Chép chính xác bài chính tả (SGK); trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm được bài tập 2a.
Kĩ năng:
- Tốc độ có thể đạt: khoảng 45 chữ/15 phút.
Thái độ
- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị
- Bảng phụ viết sẵn nội dung các bài tập chính tả. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 hs lên bảng viét, hs dứới lớp viết bảng con: say sưa,ngắm,bỗng,ngớ ngẩn.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu bài:
- Sông Hương là một cảnh đẹp nổi tiếng ở Huế. Hôm nay lớp mình sẽ viết 1 đoạn trong bài Sông Hương và làm các bài tập chính tả phân biệt r / d / gi.
Hướng dẫn viết chính tả:
a. Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết:
- GV đọc bài lần 1 đoạn viết.
- Đoạn trích viết về cảnh đẹp nào?
- Đoạn văn miêu tả cảnh đẹp của sông Hương vào thời điểm nào?
b. Hướng dẫn cách trình bày:
- Đoạn văn có mấy câu?
- Trong đoạn văn những từ nào được viết hoa? Tại sao?
c. Hướng dẫn viết từ khó:
- GV đọc các từ khó cho HS viết:
- Yêu cầu hs đọc lại các chữ khó 1lần.
d/ Viết chính tả: gv đọc thong thả mỗi câu 3 lần.
- Chú ý nhắc nhở tư thế ngồi viết ngay ngắn.
e. Soát lỗi:
g. Chấm bài:thu vở chấm và nhận xét.
Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2a:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Theo dõi.
- Sông Hương.
- Cảnh đẹp của sông Hương vào mùa hè khi đêm xuống.
- 3 câu.
- Các từ đầu câu: Mỗi, Những.
- Tên riêng: Hương Giang.
- HS viết các từ: phượng vĩ, đỏ rực, Hương Giang, dải lụa, lung linh.
- Nghe viết bài vào vở.
- Đọc đề bài.
- 1 HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm vào vở.
a. giải thưởng, rải rác, dải núi.
rành mạch, để dành, tranh giành.
HS khá giỏi thực hiện.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: - Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
5. Dặn dò: HS viết còn sai về nhà xem hoặc viết lại bài. Xem bài sau. Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 28	MÔN: CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT)
TIẾT: 55	BÀI: KHO BÁU
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Nghe – viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm được các bài tập 2, 3b.
2. Kĩ năng:
- Tốc độ có thể đạt: khoảng 50 chữ/15 phút.
3. Thái độ:
- HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị
Bảng lớp ghi sẵn nội dung các bài tập chính tả. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Giờ chính tả hôm nay các em sẽ viết một đoạn trong bài Kho báu và làm các bài tập chính tả phân biệt ua . uơ; ên . ênh.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu bài:
- Giờ chính tả hôm nay lớp mình sẽ nghe và viết lại một đoạn của câu chuyện Kho báu và làm các bài tập chính tả phân biệt ua – ươ, ên – ênh.
Hướng dẫn tập chép:
a. Ghi nhớ nội dung đoạn cần chép:
- Đọc đoạn văn cần chép.
- Nội dung của đoạn văn là gì?
- Những từ ngữ nào cho em thấy họ rất cần cù?
b. Hướng dẫn cách trình bày:
- Đoạn văn có mấy câu?
- Trong đoạn văn có những dấu câu nào được sử dụng?
- Những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
c. Hướng dẫn viết từ khó:
- cuốc bẫm, trở về, gà gáy.
d. Viết chính tả:
- GV đọc bài cho HS viết. Mỗi cụm từ đọc 3 lần.
e. Soát lỗi:
- GV đọc lại bài, dừng lại và phân tích các từ khó cho HS soát lỗi.
g. Chấm bài:
- Thu và chấm một số bài, sau đó nhận xét bài viết của HS.
HD làm bài tập chính tả:
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Yêu cầu HS đọc các từ trên sau khi đã điền đúng.
Bài 3b:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS lên bảng làm.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Cho điểm HS.
- Theo dõi và đọc lại.
- Nói về sự chăm chỉ làm lụng của hai vợ chồng người nông dân.
- Hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, ra đồng từ lúc gà gáy sáng đến lúc lặn mặt trời, hết trồng lúa, lại trồng khoai, trồng cà.
- 3 câu.
- Dấu chấm, dấu phẩy được sử dụng.
- Chữ Ngày, Hai, Đến vì là chữ đầu câu.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh các từ khó.
- 2 HS lên bảng viết từ, HS dưới lớp viết vào nháp.
- Đọc đề bài.
- 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở.
- voi huơ vòi; mùa màng.
Thưở nhỏ, chanh chua.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- Đọc đề bài.
- 2 HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm vào vở.
Cái gì cao lớn lênh khênh
Đứng mà không tựa ngã kềnh ngay ra
Tò vò mà nuôi con nhện
Đến khi nó lớn, nó quện nhau đi
Tò vò ngồi khóc tỉ ti
Nhện ơi, nhện hỡi, nhện đi đằng nào?
HS khá giỏi thực hiện.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: - Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
5. Dặn dò: HS viết còn sai về nhà xem hoặc viết lại bài. Xem bài sau. Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 28	MÔN: CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT)
TIẾT: 56	BÀI: CÂY DỪA
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Nghe – viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng các câu thơ lục bát. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm được các bài tập 2b, 3 (viết đúng tên riêng Việt Nam).
2. Kĩ năng:
- Tốc độ có thể đạt: khoảng 50 chữ/15 phút.
3. Thái độ:
- HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị
Bài tập 2b viết vào giấy.
Bảng ghi sẵn các bài tập chính tả. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng viết từ khó của tiết trước. HS dưới lớp viết vào nháp do GV đọc.
- Nhận xét cho điểm HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu bài:
- Giờ chính tả hôm nay lớp mình sẽ nghe và viết lại 8 dòng thơ đầu bài thơ Cây dừa và làm các bài tập chính tả phân biệt in . inh.
Hướng dẫn viết chính tả:
a. Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết:
- GV đọc 8 dòng thơ đầu trong bài Cây dừa.
- Đoạn thơ nhắc đến những bộ phận nào của cây dừa?
- Các bộ phận đó được so sánh với những gì?
b. Hướng dẫn cách trình bày:
- Đoạn thơ có mấy dòng?
- Dòng thứ nhất có mấy tiếng?
- Dòng thứ hai có mấy tiếng?
- Đây là thể thơ lục bát. Dòng thứ nhất viết lùi vào 1 ô, dòng thứ hai viết sát lề.
- Các chữ cái đầu dòng thơ viết như thế nào?
c. Hướng dẫn viết từ khó:
- GV đọc các từ khó cho HS viết.
d. Viết chính tả:
- GV đọc bài cho HS viết. Mỗi cụm từ đọc 3 lần.
e. Soát lỗi:
- GV đọc lại bài, dừng lại và phân tích các từ khó cho HS soát lỗi.
g. Chấm bài:
- Thu và chấm một số bài, sau đó nhận xét bài viết của HS.
Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2b:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Dán hai tờ giấy lên bảng chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu hS lên tìm từ tiếp sức.
- Tổng kết trò chơi.
- Cho HS đọc các từ tìm được.
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc bài thơ.
- Yêu cầu HS đọc thầm để tìm ra các tên riêng?
- Tên riêng phải viết như thế nào?
- Gọi HS lên bảng viết lại các tên riêng trong bài cho đúng chính tả.
- Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- Theo dõi và đọc thầm theo. 1 HS đọc lại bài.
- Đoạn thơ nhắc đến lá dừa, thân dừa, quả dừa, ngọn dừa.
- HS đọc lại bài thơ sau đó trả lời:
Lá: như tay dang ra đón gió, như chiếc lược chải vào mây xanh.
Ngọn dừa: như cái đầu của người biết gật để gọi trăng.
Thân dừa: bạc phếch tháng năm.
Quả dừa: như đàn lợn con, như những hũ rượu.
- 8 dòng thơ.
- Dòng thứ nhất có 6 tiếng.
- Dòng thứ hai có 8 tiếng.
- Chữ đầu dòng thơ phải viết hoa.
- toả, tàu dừa, ngọt, hũ, 
- Đọc đề bài. 
- Tìm từ
Đáp án: Số chín . chín . thính.
- Đọc đề bài.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
- Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên.
- Tên riêng phải viết hoa.
- 2 HS lên bảng viết lại, HS dưới lớp viết vào vở.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
HS khá giỏi thực hiện.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: - Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
5. Dặn dò: Nhắc nhở HS nhớ quy tắc viết hoa tên riêng, HS viết còn sai về nhà xem hoặc viết lại bài. Xem bài sau. Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 25	MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT: 25	BÀI: TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN
	ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: VÌ SAO?
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nắm được một số từ ngữ về sông biển (BT1, BT2).
- Bước đầu biết đặt và trả lời câu hỏi Vì sao (BT3, BT4)
+ HS khá, giỏi: Làm hết được các bài tập.
Kĩ năng:
- Rèn đặt và trả lời câu hỏi Vì sao.
Thái độ
- Yêu thích học môn Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ chép một đoạn văn ngắn để kiểm tra bài cũ
- Thẻ từ làm bằng bìa cứng.
- 1 số tờ giấy A4 để HS làm bài tập 2. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 HS làm miệng bài tập (tiết LTVC tuần 24) sau đó nói thêm 2,3 cụm từ so sánh.
VD: khoẻ như trâu, cao như sếu, tối như bưng, đen như mực
- GV cho điểm, nx từng học sinh
- Nhận xét giờ kiểm tra
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Giới thiệu bài:
Trong tiết LT&C tuần này, các em sẽ được mở rộng vốn từ về sông biển, biết sử dụng cụm từ “ vì sao” để đặt câu.
GV ghi tựa bài lên bảng
Hướng dẫn làm BT
Bài 1: (làm miệng)
- Gọi đọc yêu cầu bài.
- Chia lớp làm ba nhóm chơi thi đua nhóm nào tìm được nhiều từ thì thắng cuộc.
GV hỏi:
- Các từ tàu biển, biển cả có mấy tiếng.
- Trong mỗi từ trên, tiếng biển đứng trước hay đứng sau?
- GV viết sơ đồ cấu tạo từ lên bảng
- GV phát thẻ từ cho 2 em lên bảng gắn thẻ vào đúng cột
- Nếu HS chưa hiểu từ ngữ nào thì GV giảng giúp HS hiểu từ ngữ đó.
- GV hỏi: Bài 1 yêu cầu ta làm gì?
- Nhận xét, tuyên dương những nhóm tìm được nhiều từ.
Bài 2: (Làm miệng)
-Gọi hs đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu sinh hoạt nhóm đôi.
- GV gọi 2 em lên bảng, giới thiệu kết quả trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
- Gv nhận xét và cho điểm từng học sinh.
Bài 3: (làm miệng)
- GV hướng dẫn cách đọc câu hỏi: Bỏ phần in đậm trong câu rồi thay vào câu, từ để hỏi phù hợp. Chuyển từ để hỏi về vị trí đầu câu. Đọc lại cả câu sau khi thay thế thì sẽ được câu hỏi đầy đủ.
- GV ghi kết quả lên bảng:
Vì sao không được bơi ở đoạn sông này.
- Vì có nước xoáy là lý do cho việc “Không được bơi ở đoạn sông này”
- GV hỏi: Khi đặt câu hỏi cho lý do của một sự việc nào đó ta dùng cụm từ nào?
Bài 4 (viết)
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- GV có thể ghi lên bảng 1 vài cách trả lời.
- GV gọi 3 em nhắc lại câu trả lời
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- Tìm các từ ngữ có tiếng biển.
- Chơi thi đua
- 2 tiếng: Tàu + biển, biển cả.
- Tiếng biển đứng sau; trong từ biển cả thì tiếng biển lại đứng trươc
- Cả lớp nhận xét bổ xung.
- 4 -5 học sinh đọc các từ ngữ ở từng cột trên bảng.
Lời giải:
- Biển ..
Biển cả, biển xanh, biển khơi, biển lớn, biển hồ, biển biếc; Tàu biển, sóng biển, nước biển, cá biển, tôm biển, cua biển, rong biển, bãi biển, bờ biển, mặt biển.
- 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo.
- HS hỏi đáp với nhau theo nhóm đôi.
a. sông ; b. suối ; c. hồ.
- 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo.
- HS phát biểu ý kiến, chọn câu hỏi phù hợp vì sao.
- Không được bơi ở đoạn sông này vì có nước xoáy.
- 2-3 HS đọc lại kết quả.
- Ta dùng cụm từ vì sao?
- Dựa vào nội dung bài tập đọc
Sơn Tinh, Thủy Tinh để trả lời câu hỏi.
- viết câu trả lời vào vở và đọc kết quả.
- Các em khác nhận xét, bổ sung sửa chữa.
b. Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh vì ghen tức, muốn cướp lại Mị Nương.
c. Ở nước ta có nạn lụt vì năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước lên.
- Cả lớp làm bài vào vở.
HS khá, giỏi: Làm hết được các bài tập.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: - Yêu thích học môn Tiếng Việt.
5. Dặn dò: Về nhà xem lại bài. Xem bài sau. Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 26	MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT: 26	BÀI: TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN, DẤU PHẨY.
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nhận biết được một số loài cá nước mặn, nước ngọt (BT1); kể tên được một số con vật sống dưới nước (BT2).
- Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu còn thiếu dấu phẩy (BT3)
+ HS khá, giỏi: Làm hết được các bài tập.
Kĩ năng:
- Rèn đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu.
Thái độ
- Yêu thích học môn Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ viết sẵn 2 câu văn để GV kiểm tra bài cũ (có cây héo khô vì hạn hán./ Đàn bò béo tròn vì được chăm sóc tốt).
Tranh minh hoạ các loài cá trong SGK (phóng to).
Thẻ ghi tên các loài cá ở bài tập 1.
Bảng phụ kẻ sẵn 2 bảng phân loại
Cá nước mặn (cá biển)
Cá nước ngọt (cá ở sông, hồ, ao)
Bút dạ và giấy khổ to đã viết câu 1 và 4 ở bài tập 3. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV chia bảng lớp làm 3 phần. Yêu cầu 2 học sinh lên bảng.
1 HS viết các từ ngữ có tiếng biển (BT1 tiết 25)
HS 2 đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch dưới (GV đã viết sẵn trên bảng phụ)
- HS nhận xét, giáo viên nhận xét cho điểm từng HS - Nhận xét giờ kiểm tra
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Giới thiệu bài: Trong tiết LT&C tuần này, các em sẽ được mở rộng vốn từ về các loài vật sống ở dưới nước và làm bài tập về dấu phẩy.
b. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1 (làm miệng)
GV treo trên bảng lớp tranh phóng to 8 loài cá, giới thiệu tên từng loài, sau đó nêu yêu cầu của BT
- GV gọi 2 nhóm HS, mỗi nhóm 8 em lên bảng thi làm bài: Mỗi nhóm được phát một bộ thẻ đã viết sẵn 8 loài cá
GV gọi học sinh nhận xét chữa bài
Cho HS đọc lại bài theo từng nội dung
Bài 2: Làm miệng - GV yêu cầu của bài.
GV chia bảng lớp thành 3 phần
Cả lớp và giáo viên nhận xét bình chọn nhóm thắng cuộc là nhóm viết đúng, nhanh, nhiều tên các loài vật.
GV tổng kết cuộc thi:
Tuyên dương nhóm thắng cuộc
Bài 3: Viết
GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài
GV lưu ý HS: Trong đoạn văn trên có câu 1, 4 còn thiếu dấu phẩy. Em phải đọc kỹ 2 câu văn đó, đặt thêm dấu phẩy vào chổ cần thiết để phân tích các ý của câu văn.
GV phát bút da và giấy khổ to đã viết sẵn câu 1 và 4 cho HS từng nhóm làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
- Gọi 2 HS đọc bài lại
- Giáo viên tuyên dương nhóm làm đúng.
- 2 HS đọc tựa bài
- Cả lớp đọc thầm lại yêu cầu của bài, quan sát các loài cá trong tranh, đọc tên từng loài, trao đổi, thảo luận theo nhóm đôi.
- HS mỗi nhóm gắn nhanh tên từng loài cá vào bảng phân loại.
Cá nước mặn Ca

Tài liệu đính kèm:

  • docx2 Tieng Viet 25-28.docx