Giáo án lớp 1 môn Tiếng Việt - Tuần 21 đến tuần 24

I. Mục đích yêu cầu

Kiến thức:

- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn; để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời.

- Trả lời được câu hỏi 1, 2, 4, 5 trong SGK.

- HS khá, giỏi: Trả lời được câu hỏi 3 trong SGK.

Kĩ năng:

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; đọc rành mạch được bài văn.

- Tốc độ có thể đạt khoảng 45 tiếng/phút.

Thái độ

- Các em phải yêu thương các loài chim: không nên bắt chim, không nên nhốt chúng vào lồng.

GDBVMT (gián tiếp): GV hướng dẫn HS nêu ý nghĩa câu chuyện: Cần yêu quý những sự vật trong môi trường thiên nhiên quanh ta để cuộc sống luôn đẹp đẽ và có ý nghĩa. Từ đó góp phần giáo dục ý thức BVMT.

 

doc 73 trang Người đăng hong87 Lượt xem 1035Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 1 môn Tiếng Việt - Tuần 21 đến tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẫn chuyện Gà Rừng, chồn, bác thợ săn.
HS khá, giỏi: Biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT3)
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: Phải biết khiêm tốn, không nên kiêu căng, coi thường người khác.
5. Dặn dò: Dặn HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe - Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 23	MÔN: KỂ CHUYỆN
TIẾT: 23	BÀI: BÁC SĨ SÓI
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Dựa theo tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
- HS khá, giỏi: Biết phân vai để dựng lại câu chuyện (BT2)
Kĩ năng:
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời của bạn.
Thái độ
- Chúng ta hãy bình tĩnh đối phó với những kẻ độc ác, giả nhân, giả nghĩa.
II. Chuẩn bị:
4 tranh minh hoạ trong SGK phóng to 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
- GV nhận xét và cho cho điểm HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Giới thiệu bài
- Hỏi: Trong giờ tập đọc đầu tuần, các con đã được học bài tập đọc nào?
- Câu chuyện khuyên các con điều gì?
- Trong giờ kể chuyện này, các con sẽ cùng nhau kể lại câu chuyện Bác sĩ Sói.
b. Hướng dẫn kể từng đoạn truyện.
- GV treo tranh 1 và hỏi: Bức tranh minh hoạ điều gì?
- Hãy quan sát bức tranh 2 và cho biết Sói lúc này ăn mặc nhứ thế nào?
- Bức tranh 3 vẽ cảnh gì?
- Bức tranh 4 minh hoạ điều gì?
- Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS, yêu cầu các em thực hành kể lại từng đoạn truyện trong nhóm của mình.
- Yêu cầu HS kể lại từng đoạn truyện trước lớp.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
c. Phân vai dựng lại câu chuyện
- Hỏi: Để dựng lại câu chuyện này chúng ta cần mấy vai diễn, đó là những vai nào?
- Khi nhập vào các vai, chúng ta cần thể hiện giọng như thế nào?
- Chia nhóm và yêu cầu HS cùng nhau dựng lại câu chuyện trong nhóm theo hình thức phân vai.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Bài Bác sĩ Sói
- Câu chuyện khuyên chúng ta hãy bình tĩnh đối phó với những kẻ độc ác, giả nhân, giả nghĩa.
- Bức tranh vẽ một chú Ngựa đang ăn cỏ và một con Sói đang thèm thịt Ngựa đến rỏ dãi.
- Sói mặc áo khoác trắng, đầu đội một chiếc mũ có thêu chữ thập đỏ, mắt đeo kính, cổ đeo ống nghe. Sói đang đóng giả làm bác sĩ.
- Sói mon men lại gần Ngựa, dỗ dành Ngựa để nó khám bệnh cho Ngựa bình tĩnh đối phó với Sói.
- Ngựa tung vó đá cho Sói một cú trời giáng. Sói bị hất tung về phía sau, mũ văng ra, kính vỡ tan,
- Thực hành kể chuyện trong nhóm.
- Một số nhóm nối tiếp nhau kể lại câu chuyện trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Cần 3 vai diễn: Người dẫn chuyện, Sói, Ngựa.
- Giọng người dẫn chuyện vui và dí dỏm. Giọng Ngựa giả vờ lễ phép. Giọng Sói giả nhân, giả nghĩa.
- Các nhóm dựng lại câu chuyện. sau đó một số nhóm trình bày trước lớp.
HS khá, giỏi: Biết phân vai để dựng lại câu chuyện (BT2)
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: Chúng ta hãy bình tĩnh đối phó với những kẻ độc ác, giả nhân, giả nghĩa.
5. Dặn dò: GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 24	MÔN: KỂ CHUYỆN
TIẾT: 24	BÀI: QUẢ TIM KHỈ
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Dựa theo tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
- HS khá, giỏi: Biết phân vai để dựng lại câu chuyện (BT2)
Kĩ năng:
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời của bạn.
Thái độ
- Phải chân thành khi chơi với bạn.
II. Chuẩn bị.
- Tranh minh hoạ nội dung câu chuyện trong SGK.
- Mũ hoá trang để đóng vai Cá Sấu, Khỉ (nếu có). 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng kể theo vai câu chuyện Bác sĩ Sói (vai người dẫn chuyện, vai Sói, vai Ngưa.
- Nhận xét cho điểm từng HS
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Giới thiệu bài
Muông thú xung quanh chúng ta còn rất nhiều điều lạ. Trong tiết kể chuyện hôm nay lớp mình cùng kể lại truyện Quả tim Khỉ.
b. Hướng dẫn kể chuyện.
* Kể từng đoạn truyện.
- GV yêu cầu HS chia nhóm, dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý của GV để kể cho các bạn trong nhóm cùng nghe.
Bước 2: Kể trước lớp.
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
- Yêu cầu các nhóm có cùng nội dung nhận xét.
- Chú ý: Khi HS kể GV có thể đặt câu hỏi gợi ý nếu HS còn lúng túng.
Đoạn 1:
- Câu chuyện xảy ra ở đâu?
- Các Sấu có hình dáng như thế nào?
- Khi gặp Cá Sấu trong trường hợp nào?
- Khỉ đã hỏi Cá Sấu câu gì?
- Cá Sấu trả lời Khỉ ra sao?
- Tình bạn giữa Khỉ và Cá Sấu như thế nào?
- Đoạn 1 có thể đặt tên là gì?
Đoạn 2:
- Muốn ăn thịt Khỉ, Cá Sấu đã làm gì?
- Cá Sấu định lừa Khỉ như thế nào?
- Lúc đó thái độ của Khỉ như thế nào?
- Khỉ đã nói gì với Cá Sấu ?
Đoạn 3:
- Chuyện gì đã xảy ra khi Khỉ nói với Cá Sấu là Khỉ đã để quả tim của mình ở nhà?
- Khỉ nói với Cá Sấu điều gì?
Đoạn 4:
- Nghe Khỉ mắng Cá Sấu làm gì?
* Kể lại toàn bộ câu chuyện
- Yêu cầu HS kể theo vai.
- Yêu cầu HS nhận xét bạn kể.
- Chú ý: Càng nhiều HS được kể càng tốt. 
- Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS. Mỗi HS kể về một bức tranh. Khi một HS kể thì các HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung cho bạn.
- 1 HS trình bày 1 bức tranh.
- HS nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu.
- Câu chuyện xảy ra ở ven sông.
- Cá Sấu da sần sùi, dài thượt, nhe hàm răng nhọn hoắt như một lưỡi cưa sắt.
- Cá Sấu hai hàng nước mắt chảy dài vì buồn bã.
- Bạn là ai? Vì sao bạn khóc?
- Tôi là Cá Sấu. Tôi khóc vì chả ai chơi với tôi.
- Ngày nào Cá Sấu cũng đến ăn hoa quả mà Khỉ hái.
- Khỉ gặp Cá Sấu.
- Mời Khỉ đến nhà chơi.
- Cá Sấu mời khỉ đến nhà chơi rồi định lấy tim của Khỉ.
- Khỉ lúc đầu hoảng sợ rồi sau trấn tĩnh lại.
- Chuyện quan trọng vậy mà bạn chẳng báo trước. Quả tim tôi để ở nhà. Mau đưa tôi về, tôi sẽ lấy tim dâng lên vua của bạn.
- Cá Sấu tưởng thật đưa Khỉ về. Khỉ trèo lên cây thoát chết.
- Con vật bội bạc kia ! Chẳng ai thèm kết bạn với những kẻ giả dối như mi đâu.
- Cá Sấu tẽn tò, lặn xuống nước, lủi mất.
- HS 1: Vai người dẫn chuyện.
- HS 2: Vai Khỉ
HS khá, giỏi: Biết phân vai để dựng lại câu chuyện (BT2)
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. Qua câu chuyện con rút ra được bài học gì?
GDTT: Phải thật thà. Trong tình bạn không được dối trá./ Không ai muốn kết bạn với những kẻ bội bạc, giả dối.
5. Dặn dò: Dặn HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe. Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 21	MÔN: CHÍNH TẢ (TẬP CHÉP)
TIẾT: 41	BÀI: CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Chép chính xác bài chính tả (SGK); trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nói của nhân vật. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm được bài tập 2a.
Kĩ năng:
- Tốc độ có thể đạt: khoảng 45 chữ/15 phút.
Thái độ
- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị:
Bảng ghi sẵn nội dung đoạn chép và các bài tập chính tả.
Bảng ghi từ trò chơi 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng, sau đó đọc cho HS viết các từ sau: sương mù, cây xương rồng, đất phù sa,
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a/ Giới thiệu bài:
- Trong giờ chính tả này, các con sẽ tập chép một đoạn trong bài tập đọc Chim sơn ca và bông cúc trắng, sau đó làm các bài tập chính tả phân biệt ch / tr;
3/ Hướng dẫn viết chính tả:
a. Ghi nhớ nội dung đoạn cần chép:
- GV treo bảng phụ, đọc đoạn văn cần chép một lượt, sau đó yêu cầu HS đọc lại.
- Đoạn văn trích trong bài tập đọc nào?
- Đoạn trích nói về nội dung gì?
b. Hướng dẫn cách trình bày:
- Đoạn văn có mấy câu?
- Lời của sơn ca nói với cúc được viết sau các dấu câu nào?
- Trong bài có các dấu câu nào nữa?
- Khi chấm xuống dòng, chữ đầu câu phải như thế nào?
c. Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS tìm từ trong đoạn chép các chữ khó đọc nêu gv ghi nhanh lên bảng.
- Hướng dẫn đọc
- Yêu cầu HS viết các từ này vào bảng con, gọi 2 HS lên bảng viết.
- Nhận xét và sửa lại các từ HS viết sai.
d. Viết chính tả:
- GV treo bảng phụ và yêu cầu HS nhìn bảng chép.
e. Soát lỗi:
- GV đọc lại bài, dừng lại và phân tích các từ khó cho HS soát lỗi.
g. Chấm bài:
- Thu và chấm một số bài.
Luyện tập: bài 2a / Trò chơi thi tìm từ:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1, 2.
- Chia lớp thành 4 đội, phát cho mỗi đội 1 bảng ghi từ và tổ chức cho các đội thi tìm từ theo yêu cầu của bài tập 2, trong thời gian 5 phút đội nào tìm được nhiều từ hơn là đội thắng cuộc.
- Yêu cầu các đội dàn bảng từ của đội mình lên bảng khi đẽ hết thời gian.
- Nhận xét và trao phần thưởng cho đội thắng cuộc.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh các từ vừa tìm được.
- 2 HS đọc lại đoạn văn, cả lớp theo dõi bài trên bảng.
- Bài Chim sơn ca và bông cúc trắng.
- Về cuộc sống của chim sơn ca và bông cúc khi chưa bị nhốt vào lồng.
- Đoạn văn có 5 câu.
- Viết sau dấu hai chấm và dấu gạch đầu dòng.
- Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm cảm.
- Viết lùi vào 1 ô li, viết hoa chữ cái đầu tiên.
- Tìm từ và nêu các chữ: rào, dại, trắng, sơn ca, sà, sung sướng; mãi, trời, thẳm.
- Viết các từ khó đã tìm được ở trên.
- Nhìn bảng chép bài.
- Soát lỗi theo lời đọc của GV.
- 1 HS đọc bài.
- Các đội tìm từ và ghi vào bảng từ.
Ví dụ:
+ chào mào, chão chàng, chẫu chuộc, châu chấu, chèo bẻo, chuồn chuồn, chuột, chuột chũi, chìa vôi, 
+ trâu, trai, trùng trục, 
- Các đội dán bảng từ, đội trưởng của từng đội đọc từng từ cho cả lớp đếm để kiểm tra số từ.
HS khá giỏi thực hiện.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
5. Dặn dò: - Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 21	MÔN: CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT)
TIẾT: 42	BÀI: SÂN CHIM
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nghe – viết chính xác bài chính tả (SGK); trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
Kĩ năng:
- Làm được bài tập 2b.
- Tốc độ có thể đạt: khoảng 45 chữ/15 phút.
Thái độ
- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị:
Bảng ghi sẵn nội dung các bài tập chính tả. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng, đọc các từ cho HS viết:
+ chào mào, chiền chiện, chích choè, trùng trục,
+ tuốt lúa, vuốt tóc, chau chuốt,
- GV nhận xét và cho điểm từng HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a/ Giới thiệu bài:
- Trong giờ chính tả này, các con sẽ nghe và viết lại một đoạn văn có tên là Sân chim sau đó làm các bài tập chính tả phân biệt ch / tr,
Hướng dẫn viết chính tả:
a. Ghi nhớ nội dung đoạn viết:
- GV treo bảng phụ, đọc đoạn văn cần viết một lượt sau đó yêu cầu HS đọc lại.
- Đoạn trích nói về nội dung gì?
b/ Hướng dẫn trình bày:
- Đoạn văn có mấy câu?
- Trong bài có các dấu câu nào?
- Chữ đầu đoạn văn viết thế nào?
- Các chữ đầu câu viết thế nào?
c. Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS tìm các tiếng khó đọc nêu lên gv ghi nhanh lê bảng.
- Yêu cầu HS viết các từ này vào bảng con, gọi 2 HS lên bảng viết.
- Nhận xét và sửa lại các từ HS viết sai.
d. Viết chính tả:
- GV đọc bài cho HS viết. Mỗi cụm từ đọc 3 lần.
e. Soát lỗi:
- GV đọc lại bài, dừng lại và phân tích các từ khó cho HS soát lỗi.
g. Chấm bài:
- Thu và chấm một số bài, sau đó nhận xét bài viết của HS.
Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2b:
- Yêu cầu HS đọc đề bài tập 2b.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài và yêu cầu cả lớp làm bài vào vở
- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy to và một chiếc bút dạ.
- Yêu cầu các con trong nhóm truyền tay nhau tờ bìa và chiếc bút dạ để ghi lại các từ, các câu đặt được theo yêu cầu của bài. Sau 5 phút, các nhóm dán tờ bìa có kết quả của mình lên bảng để GV cùng cả lớp kiểm tra. Nhóm nào tìm được nhiều từ và đặt được nhiều câu nhất là nhóm thắng cuộc.
- 2 HS đọc lại đoạn văn, cả lớp theo dõi bài trên bảng.
- Về cuộc sống của các loài chim trong sân chim.
- Đoạn văn có 4 câu.
- Dấu chấm, dấu phẩy.
- Viết hoa và lùi vào 1 ô vuông.
- Viết hoa chữ cái đầu mỗi câu văn.
- Tìm và nêu các chữ: làm, tổ trứng, nói chuyện, nữa, trắng xoá, sát sông.
- Viết các từ khó đã tìm được ở trên vào bảng con
- Nghe và viết lại bài.
- Soát lỗi theo lời đọc của GV.
- Điền vào chỗ trống ch hay tr?
- Làm bài: đánh trống, chống gậy, chèo bẻo, leo trèo, quyển truyện, câu chuyện.
- HS nhận xét bài bạn trên bảng. Sửa lại nếu bài bạn sai.
- Đọc đề bài và mẫu.
- Hoạt động theo nhóm. Ví dụ:
Con chăm sóc bà. / Mẹ đi chợ. / Oâng trồng cây. / Tờ giấy trắng tinh. / Mái tóc bà tôi đã bạc trắng. / 
HS khá giỏi thực hiện.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
5. Dặn dò: Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về xem lại lỗi mình đã viết sai
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 22	MÔN: CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT)
TIẾT: 43	BÀI: MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nghe – viết chính xác bài chính tả (SGK); trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời của nhân vật. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm được bài tập 2b.
Kĩ năng:
- Tốc độ có thể đạt: khoảng 45 chữ/15 phút.
Thái độ
- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi sẵn các quy tắc chính tả. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng. GV đọc cho HS viết. HS dưới lớp viết vào bảng con.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a/ Hướng dẫn viết chính tả:
- Ghi nhớ nội dung đoạn viết:
- GV đọc đoạn từ Một buổi sáng  lấy gậy thọc vào hang.
- Đoạn văn có mấy nhân vật? Là những nhân vật nào?
- Đoạn văn kể lại chuyện gì?
b/ Hướng dẫn cách trình bày:
- Đoạn văn có mấy câu?
- Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- Tìm câu nói của bác thợ săn?
- Câu nói của bác thợ săn được đặt trong dấu gì?
c. Hướng dẫn viết từ khó:
- GV đọc cho HS viết các từ khó.
- GV theo dõi sửa sai cho HS.
d. Viết chính tả.
- GV đọc thong thả cho hs viết bài vào vở.
e. Soát lỗi.
g. Chấm bài.
4/ Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
- Bài 2b: Trò chơi
- GV chia lớp thành 2 nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 lá cờ. Khi GV đọc yêu cầ nhóm nào phất cờ trước thì được trả lời. Mỗi câu trả lời đúng tình 10 điểm. Sai trừ 5 điểm.
- Kêu lên vì sung sướng.
- Tổng kết cuộc chơi.
- Bài 3a
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Treo bảng phụ và yêu cầu HS làm bài,
Gọi HS nhận xét, chữa bài. 
- Theo dõi.
- 3 nhận vật: Gà Rừng, Chồn, bác thợ săn.
- Gà và Chồn đang dạo chơi thì gặp bác thợ săn. Chúng sợ hãi trốn vào hang. Bác thợ săn thích chí và tìm cách bắt chúng.
- Đoạn văn có 4 câu.
- Viết hoa các chữ Chợt, Một, Nhưng, Oâng, Có, Nói vì đây là các chữ đầu câu.
- Có mà trốn đằng trời.
- Dấu ngoặc kép.
- HS viết: cánh đồng, thợ săn, cuống quýt, nấp, reo lên, đằng trời, thọc.
- Nghe viết bài.
- Reo.
- Đáp án: giằng / gieo;
- Đọc đề bài.
- 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở.
- Nhận xét, chữa bài.
a. giọt / riêng / giữa.
HS khá giỏi thực hiện.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
5. Dặn dò: Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về xem lại lỗi mình đã viết sai
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 22	MÔN: CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT)
TIẾT: 44	BÀI: CÒ VÀ CUỐC
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nghe – viết chính xác bài chính tả (SGK); trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời của nhân vật. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm được bài tập 2b.
Kĩ năng:
- Tốc độ có thể đạt: khoảng 45 chữ/15 phút.
Thái độ
- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi sẵn các bài tập. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng và đọc cho HS viết các từ sa
- gieo trồng, bánh dẻo, rẻo cao. ngã ngửa,
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a/ Giới thiệu bài:
- Trong giờ chính tả này các con sẽ viết phần 1 trong bài tập đọc Cò và Cuốc, và làm các bài tập chính tả.
Hướng dẫn viết chính tả:
a. Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết.
- GV đọc phần 1 bài Cò và Cuốc.
- Đoạn văn trên ở bài tập đọc nào?
- Đoạn văn này là lời trò chuyện của ai với ai?
- Cuốc hỏi Cò điều gì?
- Cò trả lời Cuốc như thế nào?
b. Hướng dẫn cách trình bày:
- Đoạn trích có mấy câu?
- Đọc các câu nói của Cò và Cuốc.
- Câu nói của Cò và Cuốc được đặt sau dấu câu nào?
- Cuối câu nói của Cò và Cuốc được đặt dấu gì?
- Những chữ nào được viết hoa?
c. Hướng dẫn viết từ khó:
- GV hướng dẫn cách đọc phát âm.
- Yêu cầu viết vào bảng con
- lội ruộng, lần ra, chẳng, áo trắng. vất vả, bắn bẩn.
d. Viết chính tả.
e. Soát lỗi.
g. Chấm bài.nhận xét
Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1a:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Chia HS thành nhiều nhóm, 4 HS thành 1 nhóm. GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy và 1 bút dạ sau đó yêu cầu các nhóm thảo luận để tìm từ theo yêu cầu của bài.
- Gọi các nhóm đọc từ tìm được, các nhóm khác có cùng nội dung bổ sung từ nếu có.
- GV nhắc lại các từ đúng.
Bài 2:Thi tìm nhanh các tiếng bắt đầu bàng r, d, gi.
- Tổng kết cuộc thi.
- Theo dõi bài viết.
- Bài Cò và Cuốc.
- Đoạn văn là lời trò chuyện của Cò và Cuốc.
- Cuốc hỏi: “Chị bắt tép vất vả thế chẳng sợ bùn bắt bẩn hết áo trắng sao?”.
- Cò trả lời: “Khi làm việc, ngại gì bẩn hở chị?”.
- 5 câu.
- 1 HS đọc bài.
- Dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
- Dấu hỏi.
- Cò, Cuốc, Chị, Khi.
- HS đọc, viết bảng lớp, bảng con.
- Nghe viết bài vào vở
- Nộp vở chấm điểm.
- Bài yêu cầu ta tìm những tiếng có thể ghép với các tiếng có trong bài.
- Hoạt động trong nhóm.
Đáp án:
Riêng: riêng chung, của riêng, ở riêng
Giêng: tháng giêng, giêng hai, 
Dơi: con dơi, 
Rơi: đánh rơi, rơi vãi, rơi rớt, 
Dạ: dạ vâng, bụng dạ, 
- HS viết vào vở
- Chơi thi đua
ríu ra ríu rít, ra vào, rọ, ra, dép, gia đình 
HS khá giỏi thực hiện.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
5. Dặn dò: Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về xem lại lỗi mình đã viết sai
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 23	MÔN: CHÍNH TẢ (TẬP CHÉP)
TIẾT: 45	BÀI: BÁC SĨ SÓI
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Chép chính xác bài chính tả (SGK); trình bày đúng đoạn tóm tắt bài Bác sĩ Sói. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm được bài tập 2a.
Kĩ năng:
- Tốc độ có thể đạt: khoảng 45 chữ/15 phút.
Thái độ
- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị:
- Bảng ghi sẵn nội dung đoạn chép và các bài tập chính tả. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng sau đó đọc cho HS viết các từ sau: riêng lẻ, của riêng, tháng giêng, giêng hai, con dơi, rơi vã.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a/ Giới thiệu bài:
- Trong giờ chính tả này, các em sẽ chép một đoạn văn tóm tắt nội dung truyện Bác sĩ Sói, sau đó làm

Tài liệu đính kèm:

  • doc2 Tieng Viet 21-24.doc