I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Hiểu hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn.
- Biết cách vẽ hoạ tiết.
Kĩ năng:
- Vẽ được hoạ tiết và vẽ màu theo ý thích.
+ HS năng khiếu: Vẽ được hoạ tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.
Thái độ:
- Yêu thích vẻ đẹp nghệ thuật.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên:
+Vẽ to hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn.
+Một số bài vẽ mẫu.
Ngày soạn: Ngày dạy: TUẦN: 25 MÔN: MĨ THUẬT 2 TIẾT: 25 BÀI: VẼ TRANG TRÍ: VẼ HOẠ TIẾT DẠNG HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN I. Mục đích yêu cầu: Kiến thức: - Hiểu hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn. - Biết cách vẽ hoạ tiết. Kĩ năng: - Vẽ được hoạ tiết và vẽ màu theo ý thích. + HS năng khiếu: Vẽ được hoạ tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp. Thái độ: - Yêu thích vẻ đẹp nghệ thuật. II. Chuẩn bị - Giáo viên: +Vẽ to hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn. +Một số bài vẽ mẫu. - Học sinh: +Giấy vẽ. +Dụng cụ vẽ: bút chì, màu, thước, tẩy, III. Hoạt động dạy chủ yếu: 1. Ổn định lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS. GV nhận xét. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú a. Giới thiệu bài. Bài hôm nay sẽ giới thiệu với các em về cách vẽ trang trí hoạ tiết vào hình vuông, hình tròn. Ghi tựa bài. * Hoạt động 1: Quan sát – nhận xét. GV giới thiệu một vài bài trang trí hình vuông, hình tròn cho HS quan sát. +Yêu cầu HS quan sát Hoạt động nhóm +Em nêu các hoạ tiết trong bài được sắp xếp như thế nào ? +Hoạ tiết chính và phụ nằm ở vị trí như thế nào? * Hoạt động 2: Cách tạo dáng. - GV thực hiện mẫu cho HS quan sát. 1 2 - GV hướng dẫn HS thực hiện. +Kẻ các trục. +Tìm và vẽ các mảng trang trí, các hoạ tiết đã chọn. *Chú ý: + Không vẽ quá nhiều màu (Từ 3- 5 màu) +Vẽ màu hoạ tiết chính trước. - GV thực hiện. - GV yêu cầu HS nhắc lại. * Hoạt động 3: Thực hành - GV yêu cầu HS nêu lại cách thực hiện. - Cho HS tự hoạt động để thực hiện. - GV quan sát giúp đỡ những em yếu. * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - GV cho HS trình bày sản phẩm. - GV cùng HS theo dõi một số bài của HS. - Các nhóm nhận xét và xếp loại bài vẽ: +Bố cục (cân đối). +Hình vẽ (rõ đặc điểm, gần giống mẫu). - GV kết luận và khen ngợi những HS có bài đẹp. - Lắng nghe. - Nhiều HS nhắc lại. - Lắng nghe và theo dõi. - Quan sát và nêu +Các hoạ tiết được sắp xếp đối xứng qua các đường chéo và đường trục. +Hoạ tiết chính to hơn và ở giữa, hoạ tiết phụ nhỏ hơn và nằm ở 4 phía, những hoạ tiết giống nhau thì vẽ bằng nhau và cùng màu cùng độ đậm nhạt. - HS lắng nghe và quan sát. 3 4 - HS nêu. - HS nêu. - HS thực hiện. - HS theo dõi và nhận xét đánh giá xếp loại sản phẩm. HS năng khiếu: Vẽ được hoạ tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp. 4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. GDTT: Yêu thích vẻ đẹp nghệ thuật. 5. Dặn dò: Xem trước bài mới. GV Nhận xét đánh giá tiết học. Điều chỉnh bổ sung: Ngày soạn: Ngày dạy: TUẦN: 26 MÔN: MĨ THUẬT 2 TIẾT: 26 BÀI: VẼ TRANH: ĐỀ TÀI CON VẬT (VẬT NUÔI) I. Mục đích yêu cầu: Kiến thức: - Hiểu đặc điểm, hình dáng, màu sắc của một số con vật quen thuộc. - Biết cách vẽ con vật. Kĩ năng: - Vẽ được con vật đơn giản theo ý thích. + HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, rõ nội dung đề tài, màu sắc phù hợp. Thái độ: - Yêu thích vẻ đẹp nghệ thuật. II. Chuẩn bị *Giáo viên: - SGK - Sưu tầm tranh, ảnh các con vật. *Học sinh: - Giấy vẽ và dụng cụ. - Sưu tầm tranh, ảnh các con vật quen thuộc. III. Hoạt động dạy chủ yếu: 1. Ổn định lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS. GV nhận xét. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú - Bài hôm nay sẽ giới thiệu với các em về cách vẽ các con vật nuôi mà các em đã biết. Ghi tựa bài. *Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét GV giới thiệu một vài bức tranh ảnh về các con vật. +Đây là con vật gì ? +Hình dáng và các bộ phận của nó như thế nào ? +Nhận xét về đặc điểm nổi bật của con vật ? +Màu sắc của nó như thế nào ? +Hình dáng của nó khi hoạt động như thế nào? +Em hãy kể thêm những con vật nào mà em đã từng thấy, từng biết ? - GV nhận xét. *Hoạt động 2: Cách vẽ con vật. +GV giới thiệu cho HS biết cách vẽ và GV vẽ mẫu cho HS quan sát. +Vẽ các bộ phận chính của con vật trước (thân, đầu). +Vẽ các bộ phận khác (chân, tai, đuôi, +Tạo dáng và sửa chữa lại cho hoàn chỉnh con vật. +Vẽ màu cho thích hợp với con vật. - GV cho HS nhắc lại. - GV cho HS xem lại một vài bức tranh. *Hoạt động 3: Thực hành. - GV cho HS thực hiện. - GV quan sát giúp đỡ những em yếu. *Hoạt động 4: Nhận xét – Đánh giá. - GV chọn một số bài đưa lên và nhận xét. - Lắng nghe. - Nhiều HS nhắc lại. - Lắng nghe và theo dõi. - HS tự nêu. - HS lắng nghe. - HS quan sát theo dỏi. - HS lắng nghe. - HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ. - HS nhắc lại. - HS thực hiện. - HS tham gia nhận xét. HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, rõ nội dung đề tài, màu sắc phù hợp. 4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. GDTT: Yêu thích vẻ đẹp nghệ thuật. 5. Dặn dò: Xem trước bài mới. GV Nhận xét đánh giá tiết học. Điều chỉnh bổ sung: Ngày soạn: Ngày dạy: TUẦN: 27 MÔN: MĨ THUẬT 2 TIẾT: 27 BÀI: VẼ THEO MẪU: VẼ CẶP SÁCH HỌC SINH I. Mục đích yêu cầu: Kiến thức: - Nhận biết được cấu tạo, hình dáng một số cái cặp sách. - Biết cách vẽ cái cặp sách. Kĩ năng: - Vẽ được cái cặp sách theo mẫu. + HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu. Thái độ: - Yêu thích vẻ đẹp nghệ thuật. II. Chuẩn bị - Giáo viên: +Chuẩn bị moat vài chiếc cặp sách có hình dáng và trang trí khác nhau. +Hình minh hoạ cách vẽ. +Một số bài vẽ mẫu. - Học sinh: +Bút chì, màu vẽ. +Tập vẽ. III. Hoạt động dạy chủ yếu: 1. Ổn định lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS. GV nhận xét. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú Giới thiệu bài. * Hoạt động 1: Quan sát- nhận xét. - GV giới thiệu một vài cái cặp sách khác nhau và gợi ý cho HS nhận biết: +Các bộ phận của cặp sách ? +Đặc điểm của cái cặp ? - GV cho HS chọn cái cặp sách mình thích để vẽ. * Hoạt động 2: Cách vẽ cặp sách. - GV giới thiệu mẫu, kết hợp với hình minh hoạ đã chuẩn bị để gợi ý HS cách vẽ: +Vẽ hình cái cặp (chiều dài, chiều cao) cho vừa với phần giấy. +Tìm phần nắp, quai +Vẽ nét chi tiết cho giống cái cặp mẫu. +Vẽ hoạ tiết trang trí và vẽ màu theo ý thích. - GV nhắc HS: Mẫu vẽ có thể khác nhau về hình, về màu nhưng cách vẽ cái cặp đều tiến hành như nhau. - GV thực hiện mẫu cho HS quan sát. 1 2 * Hoạt động 3: Thực hành - GV đặt mẫu vật cho HS quan sát và vẽ. - GV yêu cầu HS nêu lại cách thực hiện. - Cho HS tự hoạt động để thực hiện. - GV quan sát giúp đỡ những em yếu. * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - GV cho HS trình bày sản phẩm. - GV cùng HS theo dõi một số bài của HS. - Các nhóm nhận xét và xếp loại bài vẽ: +Bố cục (cân đối). +Hình vẽ (rõ đặc điểm, gần giống mẫu). - GV kết luận và khen ngợi những HS có bài đẹp. - HS chú ý lắng nghe. +Có nhiều loại cặp sách, mỗi loại có hình dáng khác nhau (hình chữ nhật nằm, hình chữ nhật đứng, ) +Các bộ phận của cặp sách có: thân, nắp, quai, dây đeo, +Trang trí khác nhau về hoạ tiết, màu sắc. Hoạ tiết có thể là: hoa, lá, con vật, - HS chú ý lắng nghe. - HS quan sát. 3 4 - HS quan sát và thực hành. - HS nêu. - HS thực hiện. - HS theo dõi và nhận xét đánh giá xếp loại sản phẩm. HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu. 4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. GDTT: Yêu thích vẻ đẹp nghệ thuật. 5. Dặn dò: Xem trước bài mới. GV Nhận xét đánh giá tiết học. Điều chỉnh bổ sung: Ngày soạn: Ngày dạy: TUẦN: 28 MÔN: MĨ THUẬT 2 TIẾT: 28 BÀI: VẼ TRANG TRÍ: VẼ TIẾP HÌNH VÀ VẼ MÀU I. Mục đích yêu cầu: Kiến thức: - Biết cách vẽ thêm hình và vẽ màu vào hình có sẵn của bài trang trí. Kĩ năng: - Vẽ được hình và vẽ màu theo yêu cầu của bài. + HS năng khiếu: Vẽ tiếp được hình, tô màu đều, gọn trong hình, màu sắc phù hợp. Thái độ: - Yêu thích vẻ đẹp nghệ thuật. II. Chuẩn bị *Giáo viên: - Tranh ảnh về các loại gà. - Một số bài vẽ gà. - Hình hướng dẫn cách vẽ. *Học sinh: - Màu vẽ và các dụng cụ học tập. - Tập vẽ. III. Hoạt động dạy chủ yếu: 1. Ổn định lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS. GV nhận xét. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú Giới thiệu bài. * Hoạt động 1: Quan sát – nhận xét. - GV hướng dẫn HS xem hình vẽ ở vở bài tập và cho các em nhận biết. +Trong bài đã vẽ hình gì ? +Như vậy bài vẽ đã hoàn thành chưa ? +Vậy chúng ta có thể vẽ thêm các hình ảnh nào khác nữa ? *GV tóm tắt: Trong bài này mới vẽ được hình ảnh chú gà trống và hai chú gà con, bài vẽ cũng chưa vẽ màu. Vậy muốn cho bài vẽ được đẹp và sinh động thì chúng ta cần vẽ thêm các hình ảnh như: con gà mái, các chú gà con, cây, cỏ, và vẽ màu. * Hoạt động 2: Cách vẽ thêm hình và vẽ màu. - Vẽ hình: +Tìm hình định vẽ như: con gà mái, gà con, cây, nhà, cỏ, +Đặt hình vẽ thêm vào vị trí thích hợp trong tranh. - Cách vẽ màu: +Có thể dùng màu khác nhau để vẽ cho tranh thêm sinh động. +Nên vẽ màu có đậm, có nhạt. +Màu ở nền: nên vẽ màu nhạt cho có không gian. - GV thực hành vẽ lên bảng cho HS quan sát cách vẽ. * Hoạt động 3: Thực hành. - GV cho HS thực hiện. - GV quan sát giúp đỡ những em yếu. *Hoạt động 4: - GV cho HS trình bày sản phẩm. - GV cùng HS theo dõi một số bài của HS. - Các nhóm nhận xét và xếp loại bài vẽ: +Bố cục (cân đối). +Hình vẽ (rõ đặc điểm, sinh động). +Màu (rõ nội dung, có đậm, có nhạt) - GV kết luận và khen ngợi những HS có bài đẹp. - HS chú ý lắng nghe. - HS quan sát. + Trong bài vẽ được hình ảnh chú gà trống và hai chú gà con. + Bài vẽ chưa hoàn thành. + Chúng ta cần vẽ thêm gà mái, các chú gà con, cây, cỏ, và vẽ màu. - HS lắng nghe. - Lắng nghe và theo dõi. - HS quan sát theo dỏi. - HS thực hiện. - HS tham gia nhận xét. HS năng khiếu: Vẽ tiếp được hình, tô màu đều, gọn trong hình, màu sắc phù hợp. 4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. GDTT: Yêu thích vẻ đẹp nghệ thuật. 5. Dặn dò: Xem trước bài mới. GV Nhận xét đánh giá tiết học. Điều chỉnh bổ sung:
Tài liệu đính kèm: