Giáo án lớp 1 môn Mĩ thuật - Tuần 21 đến tuần 24

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức:

- Hiểu các bộ phận chính và hình dáng hoạt động của con người.

Kĩ năng:

- Biết cách vẽ dáng người.

- Vẽ được dáng người đơn giản.

+ HS năng khiếu: Vẽ được dáng người cân đối, thể hiện rõ hoạt động.

Thái độ:

- Có ý thức yêu quý và bảo quản các sản phẩm nghệ thuật dân gian.

II. Chuẩn bị

* Giáo viên: - SGK - Sưu tầm tranh, ảnh. - Tranh vẽ người.

*Học sinh: - Đất nặn. - Sưu tầm tranh, ảnh.

 

doc 8 trang Người đăng hong87 Lượt xem 785Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 1 môn Mĩ thuật - Tuần 21 đến tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 21	MÔN: MĨ THUẬT 2
TIẾT: 21	BÀI: VẼ HÌNH DÁNG NGƯỜI
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Hiểu các bộ phận chính và hình dáng hoạt động của con người.
Kĩ năng:
- Biết cách vẽ dáng người.
- Vẽ được dáng người đơn giản.
+ HS năng khiếu: Vẽ được dáng người cân đối, thể hiện rõ hoạt động.
Thái độ:
- Có ý thức yêu quý và bảo quản các sản phẩm nghệ thuật dân gian.
II. Chuẩn bị
* Giáo viên: - SGK - Sưu tầm tranh, ảnh. - Tranh vẽ người.
*Học sinh: - Đất nặn. - Sưu tầm tranh, ảnh. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
* Giới thiệu bài.
Bài học hôm nay sẽ giới thiệu với các em về cách vẽ về dáng người.
Ghi tựa bài.
*Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
GV giới thiệu một vài bức tranh ảnh về con người.
+Hình dáng và các bộ phận của con người như thế nào ?
+Nhận xét về đặc điểm nổi bật của người?
+Màu sắc như thế nào ?
+Hình dáng khi hoạt động như thế nào?
+Em hãy kể thêm những dạng người nào mà em đã từng thấy, từng biết ?
- GV nhận xét.
*Hoạt động 2: Thực hành.
- GV cho HS thực hiện.
- GV quan sát giúp đỡ những em yếu.
*Hoạt động 3: Nhận xét – Đánh giá.
- GV chọn một số bài đưa lên và nhận xét.
- Lắng nghe.
- Nhiều HS nhắc lại.
- Lắng nghe và theo dõi.
- HS tự nêu.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện. 
HS năng khiếu: Vẽ được dáng người cân đối, thể hiện rõ hoạt động.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: GV Nhận xét đánh giá tiết học.
- Xem trước bài mới.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 22	MÔN: MĨ THUẬT 2
TIẾT: 22	BÀI: VẼ TRANG TRÍ: TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Hiểu cách trang trí đường diềm và cách sử dụng đường diềm để trang trí.
Kĩ năng:
- Biết cách trang trí đường diềm đơn giản.
- Trang trí được đường diềm và vẽ màu theo ý thích.
+ HS năng khiếu: Vẽ được hoạ tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.
Thái độ:
- Có ý thức yêu quý và bảo quản các sản phẩm nghệ thuật dân gian.
II. Chuẩn bị
*Giáo viên: - SGK
- Một số đường diềm và đồ vật có trang trí đường diềm.
- Một số bài mẫu trang trí đường diềm.
*Học sinh: - Vở Mỹ thuật.
- Các dụng cụ để vẽ. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
* Giới thiệu bài.
Bài học hôm nay sẽ giới thiệu với các em về cách vẽ trang trí đường diềm.
Ghi tựa bài.
* Hoạt động 1: Quan sát – nhận xét.
GV giới thiệu một vài bức tranh về đề tài trang trí đường diềm cho HS quan sát.
+Yêu cầu HS quan sát tranh và Hoạt động nhóm
+Em thấy đường diềm thường được trang trí ở những đồ vật nào ?
+Ngoài đồ vật ở sgk em còn thấy những đồ vật nào được trang trí bằng đường diềm ?
+ Những hoạ tiết nào thường được sử dụng để trang trí đường diềm ?
+Cách sắp xếp các hoạ tiết như thế nào ?
+Màu sắc như thế nào ? Có những màu nào?
*GV tóm tắt bổ sung và nêu: Đường diềm thường được trang trí khăn, áo, đĩa, quạt, ấm chén,  Dùng đường diềm để trang trí làm cho đồ vật đẹp hơn. Hoạ tiết trang trí rất đa dạng và phong phú: hoa, lá, chim, bướm, hình trón, hình vuông,  có nhiều cách sắp xếp: nhắc lại, xen kẽ, đối xứng, xoay chiều, các hoạ tiết giống nhau thường được vẽ bằng nhau và cùng màu.
* Hoạt động 2: Cách trang trí đường diềm.
- GV hướng dẫn cách vẽ.
+Tìm chiều dài, chiều rộng cho phù hợp và vừa với tờ giấy và vẽ hai đường thẳng cách đều nhau, sau đó chia các khoảng cách đều nhau rồi kẻ các đường trục.
+Vẽ các hình mảng khác nhau sao cho cân đối, hài hoà.
+Chọn màu để vẽ cho thích hợp, nên chọn có màu đậm, có màu nhạt.
- GV vẽ mẫu lên bảng và nêu từng bước vẽ.
* Hoạt động 3: Thực hành
- GV yêu cầu HS nêu lại cách vẽ.
- Cho HS tự hoạt động để vẽ vào vở.
- GV quan sát giúp đỡ những em yếu.
- Lắng nghe.
- Nhiều HS nhắc lại.
- Lắng nghe và theo dõi.
- Quan sát và nêu
- Đường diềm thường được trang trí khăn, áo, đĩa, quạt, ấm chén, 
- Hoa, lá, chim, bướm, hình trón, hình vuông, 
- HS lắng nghe và quan sát.
- HS nêu.
- HS thực hiện vẽ vào vở.
HS năng khiếu: Vẽ được hoạ tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. GV treo tranh của HS và nhận xét.
+Các hoạ tiết trong bức tranh ? +Màu sắc ?
5. Dặn dò: GV Nhận xét đánh giá tiết học.
- Xem trước bài mới.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 23	MÔN: MĨ THUẬT 2
TIẾT: 23	BÀI: VẼ TRANH: ĐỀ TÀI VỀ MẸ VÀ CÔ GIÁO
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Hiểu nội dung về đề tài Mẹ và Cô giáo.
Kĩ năng:
- Biết cách vẽ tranh đề tài Mẹ và Cô giáo.
- Vẽ được tranh về Mẹ và Cô giáo theo ý thích.
+ HS năng khiếu: sắp xếp hình vẽ cân đối, rõ nội dung đề tài, màu sắc phù hợp.
Thái độ:
- Có ý thức yêu quý và bảo quản các sản phẩm nghệ thuật dân gian.
II. Chuẩn bị
*Giáo viên: - SGK
- Một số tranh, ảnh về mẹ và cô giáo.
- Một số bài vẽ về mẹ và cô giáo.
*Học sinh: - Vở Mỹ thuật.
- Các dụng cụ để vẽ 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu bài.
Biết cách vẽ tranh đề tài Mẹ và Cô giáo
* Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài.
- GV gợi ý để HS kể về mẹ và cô giáo.
- GV cho HS xem tranh, ảnh và gợi ý, dẫn dắt các em tiếp cận đề tài qua các câu hỏi:
+Những bức tranh này vẽ về nội dung gì ?
+Hình ảnh chính trong bức tranh là ai ?
+Em thích bức tranh nào nhất ?
- GV nhấn mạnh: Mẹ và cô giáo là những người thân rất gần gũi với chúng ta. Em hãy nhớ lại hình ảnh mẹ và cô giáo để vẽ một bức tranh đẹp.
* Hoạt động 2: Cách vẽ tranh về mẹ hoặc cô giáo.
- GV nêu yêu cầu để HS nhận biết, muốn vẽ được bức tranh đẹp về mẹ và cô giáo, các em cần lưu ý điều gì ?
- GV tóm ý:
- Muốn vẽ được bức tranh đẹp về mẹ và cô giáo, các em cần lưu ý:
+Nhớ lại hình ảnh mẹ, cô giáo với các đặc điểm: khuôn mặt, màu da, tóc, ; màu sắc, kiểu dáng quần áo mà mẹ hoặc cô giáo thường mặc.
+Nhớ lại những công việc mẹ và cô giáo thường làm (đọc sách, tưới rau, bế em bé, cho gà ăn, ) để có thể vẽ thành tranh.
+Tranh vẽ hình ảnh mẹ hoặc cô giáo là chính, còn các hình ảnh khác chỉ vẽ thêm để bức tranh đẹp và sinh động.
+Chọn màu theo ý thích để vẽ. Nên vẽ kín tranh, có màu đậm, màu nhạt.
- GV vẽ các nét chính cho HS quan sát và biết cách vẽ.
* Hoạt động 3: Thực hành.
- GV yêu cầu HS nêu lại cách vẽ.
- Cho HS tự hoạt động để vẽ vào vở.
- GV quan sát giúp đỡ những em yếu.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV treo tranh của HS và nhận xét.
+Các hình ảnh trong bức tranh ?
+Màu sắc ?
+Bình chọn bài vẽ đúng nội dung và đẹp nhất.
- HS chú ý lắng nghe.
- Nhiều HS nhắc lại.
- Lắng nghe và theo dõi.
- Quan sát và nêu
- Muốn vẽ được bức tranh đẹp về mẹ và cô giáo, cần lưu ý:
+Nhớ lại hình ảnh khuôn mặt, màu da, tóc, ; màu sắc, kiểu dáng quần áo mà mẹ hoặc cô giáo thường mặc.
+Nhớ lại những công việc mẹ và cô giáo thường làm.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS lắng nghe và quan sát.
- HS nêu.
- HS thực hiện vẽ vào vở.
- HS thực hiện tham gia nhận xét và bình chọn bài vẽ đẹp nhất.
HS năng khiếu: sắp xếp hình vẽ cân đối, rõ nội dung đề tài, màu sắc phù hợp.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: - GV Nhận xét đánh giá tiết học.
- Xem trước bài mới
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 24	MÔN: MĨ THUẬT 2
TIẾT: 24	BÀI: VẼ THEO MẪU: VẼ CON VẬT
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Hiểu hình dáng, đặc điểm của một số con vật quen thuộc.
Kĩ năng:
- Biết cách vẽ con vật.
- Vẽ được con vật theo trí nhớ.
+ HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
Thái độ:
- Có ý thức yêu quý và bảo quản các sản phẩm nghệ thuật dân gian.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: + Ảnh một số con vật.
+Tranh vẽ các con vật.
+Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ.
- Học sinh: +Tranh, ảnh các con vật.
+Vở vẽ.
+Bút chì, màu vẽ. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu bài.
Vẽ được con vật theo trí nhớ
*Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu hình ảnh một số con vật để HS nhận biết:
+Tên các con vật
+Hình dánh bên ngoài và các bộ phận
+Sự khác nhau giữa các con vật
- GV nhận xét
*Hoạt động 2: Cách vẽ con vật
- GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ
- GV vẽ phác các dáng hoạt động của con vật: đi, đứng, chạy
- Vẽ màu theo ý thích.
*Hoạt động 3:Thực hành
- Tổ chức cho HS vẽ
- Gợi ý HS vẽ thêm một số chi tiết khác cho sinh động.
- Giúp đỡ HS còn chậm
*Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV sắp xếùp các bài vẽ theo từng nhóm
- GV nhận xét, khen ngợi HS vẽ tốt.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS nhắc tựa
- HS quan sát, nêu nhận xét.
- HS tả lại đặc điểm một vài con vật.
- HS quan sát, nhận ra thứ tự vẽ:
+Vẽ các bộ phận chính trước:đầu mình
+Vẽ tai, chân, đuôi,  sau
+Vẽ hình vừa với phần giấy
- HS chọn con vật và vẽ theo trí nhớ.
Vẽ hình theo cách đã hướng dẫn
Vẽ màu hình
- HS trưng bày sản phẩm.
- HS nhận xét
HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. HS tìm bài vẽ yêu thích.
5. Dặn dò: GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau
Điều chỉnh bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • doc2 Mi thuat 21-24.doc