I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết được lợi ích của việc chăm chỉ học tập.
- Biết được chăm chỉ học tập là nhiệm vụ của HS.
Kĩ năng:
- Nêu được một số biểu hiện của chăm chỉ học tập.
- Thực hiện chăm chỉ học tập hàng ngày.
+ HS khá, giỏi: Biết nhắc bạn bè chăm chỉ học tập hàng ngày.
Thái độ:
- Nghiêm túc tiếp thu bài và thực hành kĩ năng
II. Chuẩn bị
- Các phiếu thảo luận nhóm cho HĐ 2
– Đồ dùng cho trò chơi đóng vai HĐ 1.
Ngày soạn: 04 – 10 – 2009 Ngày dạy: TUẦN: 09 MÔN: ĐẠO ĐÚC TIẾT: 09 BÀI: CHĂM CHỈ HỌC TẬP (TIẾT 1) I. Mục đích yêu cầu: Kiến thức: - Biết được lợi ích của việc chăm chỉ học tập. - Biết được chăm chỉ học tập là nhiệm vụ của HS. Kĩ năng: - Nêu được một số biểu hiện của chăm chỉ học tập. - Thực hiện chăm chỉ học tập hàng ngày. + HS khá, giỏi: Biết nhắc bạn bè chăm chỉ học tập hàng ngày. Thái độ: - Nghiêm túc tiếp thu bài và thực hành kĩ năng II. Chuẩn bị - Các phiếu thảo luận nhóm cho HĐ 2 – Đồ dùng cho trò chơi đóng vai HĐ 1. III. Hoạt động dạy chủ yếu: 1. Ổn định lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Hãy kể một vài việc nhà phù hợp với khả năng mà em đã làm để giúp đỡ cha mẹ. - Cần làm tốt việc nhà khi nào? 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú Giới thiệu: GV giới thiệu và ghi tựa bài Hoạt động 1: Xử lí tình huống Mục tiêu: Giúp HS hiểu được một biểu hiện cụ thể của việc chăm chỉ học tập. - Giáo viên nêu tình huống: Bạn Hà đang làm bài tập ở nhà thì có bạn đến rủ đi chơi (đá bóng, đá cầu, chơi ô ăn quan.) Bạn Hà phải làm gì khi đó? Em hãy đoán xem mẹ bạn nhỏ nghĩ gì khi thấy những việc bạn đã làm ? - Kết luận: Khi đang học, đang làm bài tập, các em cần cố gắng hoàn thành công việc, không nên bỏ dở như thế mới là chăm chỉ học tập. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm Mục tiêu Giúp HS biết được một số biểu hiện và ích lợi của việc chăm chỉ học tập. - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu các nhóm thảo luận với nội dung ghi trong phiếu: Hãy đánh dấu + vào ô ð trước những biểu hiện của việc chăm chỉ học tập. ð a. Cố gắng tự hoàn thành BT được giao. ð b. Tích cực tham gia HT cùng bạn trong nhóm. ð c. Chỉ dành tất cả thời gian cho việc HT mà không làm việc gì khác. ð d. Tự giác HT mà không cần nhắc nhở. ð đ. Tự sửa chữa sai sót trong bài làm của mình. Hãy nêu lợi ích của việc chăm chỉ học tập. - GV kết luận + Các ý nêu biểu hiện chăm chỉ học tập là a,b, d,đ. + Chăm chỉ học tập có ích lợi là: Giúp cho việc HT đạt kết quả tốt hơn. Được thầy cô yêu, bạn bè mến. Thực hiện tốt quyền được HT. Làm bố mẹ hài lòng. - HS thảo luận theo cặp từng bài về cách ứng xử ® thể hiện trò chơi sắm vai. - Một vài cặp HS diễn vai, Cả lớp phân tích cách ứng xử và lựa chọn cách giải quyết phù hợp. - Các nhóm độc lập thảo luận theo nội dung HS trình bày. - Lớp bổ sung ý kiến tranh luận với nhau. - Các ý a,b,d,đ là những biểu hiện chăm chỉ học tập. 4. Củng cố: Giáo viên yêu cầu HS tự liên hệ việc HT: Em đã chăm chỉ HT chưa ? Hãy kể các việc làm cụ thể. Kết quả đạt được ra sao ? - GV khen ngợi những em đã chăm chỉ và nhắc nhở các em chưa chăm chỉ. 5. Dặn dò: - Hướng dẫn HS về nhà xem lại bài. - Chuẩn bị cho tiết Đạo đức tiếp sau: “Chăm chỉ học tập” tiết 2.- Nhận xét tiết học. Điều chỉnh bổ sung: Ngày soạn: 11 – 10 – 2009 Ngày dạy: TUẦN: 10 MÔN: ĐẠO ĐÚC TIẾT: 10 BÀI: CHĂM CHỈ HỌC TẬP (TIẾT 2) I. Mục đích yêu cầu: Kiến thức – Kĩ năng: - Biết được lợi ích của việc chăm chỉ học tập. - Biết được chăm chỉ học tập là nhiệm vụ của HS. - Nêu được một số biểu hiện của chăm chỉ học tập. - Thực hiện chăm chỉ học tập hàng ngày. + HS khá, giỏi: Biết nhắc bạn bè chăm chỉ học tập hàng ngày. Thái độ: - Nghiêm túc tiếp thu bài và thực hành kĩ năng II. Chuẩn bị - Các phiếu thảo luận nhóm cho HĐ 2. - SGK ATGT lớp 2, bài 3: Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông và biển báo hiệu giao thông đường bộ - Đồ dùng cho trò chơi đóng vai (HĐ 2 và cho tiểu phẩm HĐ 3). III. Hoạt động dạy chủ yếu: 1. Ổn định lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: Chăm chỉ học tập có ích lợi gì ? - Em đang suy nghĩ về 1 bài toán khó. Có một bạn trong lớp rủ em đi đá bóng. Em phải làm gì? 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú Giới thiệu: GV giới thiệu và ghi tựa bài a. Hoạt động 1: Đóng vai Mục tiêu Giúp HS có kĩ năng ứng xử trong các tình huống của cuộc sống. - GV chia nhóm và nêu tình huống. Hôm nay, khi Hà chuẩn bị đi học cùng bạn thì bà ngoại đến chơi. Đã lâu Hà chưa gặp bà nên em mừng lắm và bà cũng mừng. Hà băn khoăn không biết nên làm thế nào ? - GV nhận xét và ủng hộ ý kiến: Hà nên đi học, sau buổi học sẽ về chơi và nói chuyện với bà. - GV nêu thêm 1 số tình huống tương tự. - Giáo viên kết luận HS cần phải đi học đều và đúng giờ. b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm Mục tiêu: Giúp HS bày tỏ thái độ đối với các ý kiến liên quan đến các chuẩn mực đạo đức - GV phát phiếu ghi nội dung thảo luận cho các nhóm a. Chỉ những bạn học không giỏi mới cần chăm chỉ. b. Cần chăm học hàng ngày. c. Chăm chỉ học tập là góp phần vào thành tích học tập của tổ, của lớp. d. Chăm chỉ học tập là hàng ngày phải học đến khuya. - GV kết luận c. Hoạt động 3: Phân tích tiểu phẩm Mục tiêu: Giúp HS đánh giá hành vi chăm chỉ học tập và giải thích. - GV cho HS xem tiểu phẩm: Trong giờ ra chơi, bạn An cắm cúi làm bài tập. Bạn Bình thấy vậy liền bảo: “Sao cậu không ra chơi mà làm việc gì vậy?” An trả lời:”Mình tranh thủ làm bài tập để về nhà không phải làm bài nữa để xem ti vi cho thỏa thích”. Bình (dang hai tay) nói với cả lớp:”Các bạn ơi! Đây có phải là chăm chỉ học tập không nhỉ?” - GV hướng dẫn HS phân tích tiểu phẩm “Làm bài trong giờ ra chơi có phải là chăm chỉ không? Vì sao?” Em có thể khuyên bạn An như thế nào? - GV kết luận Kết luận chung: Chăm chỉ HT là bổn phận của người HS, đồng thời cũng là để giúp cho các em thực hiện tốt hơn, đầy đủ hơn quyền được HT của mình. - Các nhóm thảo luận sắm vai. - Một số nhóm tự diễn theo cách ứng xữ của mình. - Lớp nhận xét góp ý kiến. - Các nhóm thảo luận bày tỏ thái độ tán thành hay không. - Không tán thành vì ai cũng phải cần chăm chỉ học tập. - Tán thành. - Tán thành. - Không tán thành vì thức khuya có hại cho sức khỏe. - Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận. - Các HS khác bổ sung ý kiến. - Các nhóm tranh luận với nhau. - HS diễn tiểu phẩm. - Giờ ra chơi dành cho HS vui chơi, bớt căng thẳng trong HT. Vì vậy không nên dùng thời gian đó để làm BT. Chúng ta khuyên bạn nên “Giờ nào việc nấy” HS khá, giỏi: Biết nhắc bạn bè chăm chỉ học tập hàng ngày. 4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. 5. Dặn dò: Hướng dẫn HS về nhà xem lại bài, tự ôn lại các kiến thức, kĩ năng đã học. - Chuẩn bị cho tiết Đạo đức tiếp sau: “Thực hành kiõ năng giữa học kì I” - Nhận xét tiết học Điều chỉnh bổ sung: Ngày soạn: 25 – 10 – 2009 Ngày dạy: TUẦN: 11 MÔN: ĐẠO ĐÚC TIẾT: 11 BÀI: THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ 1 I. Mục tiêu: Kiến thức - Kĩ năng: - Hệ thống lại các kiến thức, kĩ năng thực hành đạo đức của các bài đã học từ đầu năm: Lập thời gian biểu và thực hiện; Thực hiện nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi; Thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi; Tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng; Thực hiện chăm chỉ học tập hàng ngày. Thái độ: .- Rèn luyện và bồi dưỡng kĩ năng ứng xử đạo đức trong giao tiếp ở gia đình và với bạn bè. II. Chuẩn bị GV: Phiếu bài tập, các tình huống đạo đức. HS: Thẻ 2 mặt xanh – đỏ để biểu quyết thái độ đồng tình – không đồng tình. III. Hoạt động dạy chủ yếu: 1. Ổn định lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Chăm chỉ học tập có ích lợi gì? - Em đang suy nghĩ về 1 bài toán khó. Có một bạn trong lớp rủ em đi đá bóng. Em phải làm gì - GV nhận xét. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú Giới thiệu bài: “Thực hành kĩ năng giữa kì 1” Hoạt động 1: Giờ nào việc nấy. Mục tiêu: học sinh biết công việc cụ thể cần làm và thời gian thực hiện để học tập và sinh hoạt đúng giờ. - Cách tiến hành: Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ. + Nhóm 1: Buổi sáng em làm những việc gì? + Nhóm 2: Buổi trưa em làm những việc gì? + Nhóm 3: Buổi chiều em làm những việc gì? + Nhóm 4: Buổi tối em làm những việc gì? Kết luận: Cần sắp xếp thời gian hợp lý để đủ thời gian học tập, vui chơi, làm việc nhà và nghỉ ngơi. Hoạt động 2: Thảo luận Mục tiêu Giúp HS hiểu việc bày tỏ ý kiến và thái độ khi có lỗi để người khác hiểu đúng mình là việc làm cần thiết, là quyền của từng cá nhân - GV chia nhóm và phát phiếu giao việc cho mỗi nhóm. Tình huống 1: Vân viết chính tả nên nhờ người khác giúp đỡ, lúc nào không? Tình huống 2: Dương bị đau bụng Dương nên làm gì? - Giáo viên kết luận a. Cần bày tỏ ý kiến của mình khi bị người khác hiểu nhầm. b. Nên lắng nghe để hiểu người khác, không trách lỗi lầm cho bạn. c. Biết thông cảm, hướng dẫn giúp đỡ bạn bè sửa lỗi, như vậy mới là bạn tốt. Hoạt động 3: Tự liên hệ Mục tiêu: GV kiểm tra việc HS thực hành giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi. - GV yêu cầu HS giơ tay theo 3 mức độ a,b,c. Mức độ a: Thường xuyên tự xếp dọn chỗ học, chỗ chơi. Mức độ b: Chỉ làm khi được nhắc nhở. Mức độ c: Thường nhờ người khác làm hộ. - GV đếm số HS theo mỗi mức độ - GV ghi lên bảng số liệu vừa thu được. - GV yêu cầu HS so sánh số liệu giữa các nhóm. - GV khen ngợi các HS ở nhóm a và nhắc nhở động viên các bạn ở các nhóm khác học tập theo các bạn HS ở nhóm a. - Giáo viên đánh giá tình hình giữ gọn gàng, ngăn nắp của HS ở nhà và ở trường. Kết luận chung: Sống gọn gàng, ngăn nắp làm cho nhà cửa thêm sạch đẹp và khi cần sử dụng thì không phải mất công tìm kiếm. Người sống gọn gàng, ngăn nắp luôn được mọi người yêu mến Hoạt động 4: Tự liên hệ Mục tiêu Giúp HS tự nhìn nhận, đánh giá sự tham gia làm việc của bản thân. - GV nêu câu hỏi (Ở nhà em đã tham gia làm những việc gì? Kết quả các công việc đó? . Em sẽ nêu nguyện vọng đó với bố mẹ em như thế nào? - GV khen ngợi những HS chăm chỉ làm việc nhà. Kết luận Em hãy tìm những việc nhà phù hợp với khả năng và bày tỏ nguyện vọng muốn được tham gia của mình với cha mẹ. - Cùng cha mẹ xây dựng thời gian biểu và thực hiện theo thời gian biểu. - Các nhóm thảo luận. Sau đó lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm. - HS lên trình bày. - Lớp nhận xét. - Một số em lên kể những trường hợp mắc lỗi và sửa lỗi. - HS vận dụng những tình huống đã học vào thực tế. 4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. 5. Dặn dò: Thực hành các kĩ năng vừa rèn luyện. Chuẩn bị bài cho tiết sau “Quan tâm giúp đỡ bạnï” Điều chỉnh bổ sung: Ngày soạn: 01 – 11 – 2009 Ngày dạy: TUẦN: 12 MÔN: ĐẠO ĐỨC TIẾT: 12 BÀI: QUAN TÂM GIÚP ĐỠ BẠN (TIẾT 1) I. Mục đích yêu cầu: Kiến thức: - Biết được bạn bè cần phải quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. - Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng. Kĩ năng: - Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày. + HS khá, giỏi: Nêu được ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè. Thái độ: - Nghiêm túc tiếp thu bài và thực hành kĩ năng II. Chuẩn bị - Giấy khổ to, bút viết. III. Hoạt động dạy chủ yếu: 1. Ổn định lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú Giới thiệu: GV giới thiệu và ghi tựa bài Hoạt động 1: Xử lý tình huống - Nêu tình huống: Hôm nay Hà bị ốm, không đi học được. Nếu là bạn của Hà em sẽ làm gì? - Yêu cầu HS nêu cách xử lý và gọi HS khác nhận xét. Kết luận: Khi trong lớp có bạn bị ốm, các em nên đến thăm hoặc cử đại diện đến thăm và giúp bạn hoàn thành bài học của ngày phải nghỉ đó. Như vậy là biết quan tâm, giúp đỡ bạn. - Mỗi người chúng ta cần phải quan tâm, giúp đỡ bạn bè xung quanh. Như thế mới là bạn tốt và được các bạn yêu mến. Hoạt động 2: Nhận biết các biểu hiện của quan tâm, giúp đỡ bạn -Yêu cầu: Các nhóm HS thảo luận và đưa ra các cách giải quyết cho tình huống sau: Tình huống: Hạnh học rất kém toán. Tổng kết điểm cuối kì lần nào tổ của Hạnh cũng đứng cuối lớp về kết quả học tập. Các bạn trong tổ phê bình Hạnh. Theo em: 1. Các bạn trong tổ làm thế đúng hay sai? Vì sao? 2. Để giúp đỡ Hạnh, tổ của bạn và lớp bạn phải làm gì? - GV kết luận: Quan tâm, giúp đỡ bạn có nghĩa là trong lúc bạn gặp khó khăn, ta cần phải quan tâm, giúp đỡ để bạn vượt qua khỏi. Hoạt động 3: Sự cần thiết của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè - Hỏi HS: Khi quan tâm, giúp đỡ bạn, em cảm thấy như thế nào? - Kết luận: Quan tâm, giúp đỡ bạn là điều cần thiết và nên làm đối với các em. Khi các em biết quan tâm đến bạn thì các bạn sẽ yêu quý, quan tâm và giúp đỡ lại khi em khó khăn, đau ốm, - HS nhắc tựa. -Thảo luận cặp đôi và nêu cách xử lý. Cách xử lý đúng là: + Đến thăm bạn. + Mang vở cho bạn mượn để chép bài và giảng cho bạn những chỗ không hiểu. -Thực hiện yêu cầu của GV. - Các nhóm HS thảo luận và đưa ra các cách giải quyết cho tình huống của GV. Ví dụ: 1.Các bạn trong tổ làm thế là sai. Mặc dù Hạnh có lỗi nhưng các bạn cũng không nên vì thế mà đã vội vàng phê bình Hạnh. Nếu phê bình mạnh quá, có thể làm cho Hạnh buồn, chán nản. Cách tốt nhất là phải giúp đỡ Hạnh. 2.Để giúp Hạnh nâng cao kết quả học tập, nhất là môn toán. Các bạn trong tổ nên kết hợp cùng với GV chủ nhiệm và với cả lớp để phân công bạn kèm cặp Hạnh. Có như thế Hạnh mới bớt mặc cảm và cố gắng trong học tập được. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm. - HS trả lời theo hiểu biết và suy nghĩ của cá nhân. Ví dụ: +Khi quan tâm, giúp đỡ bạn, em cảm thấy rất vui sướng, hạnh phúc. +Khi quan tâm, giúp đỡ bạn, em thấy mình lớn lên nhiều. +Khi quan tâm, giúp đỡ bạn, em thấy rất tự hào. -HS trao đổi, nhận xét, bổ sung. HS khá, giỏi: Nêu được ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè. 4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. 5. Dặn dò: Yêu cầu mỗi HS chuẩn bị một câu chuyện về quan tâm, giúp đỡ bạn. - Thực hành các kĩ năng vừa rèn luyện. - Chuẩn bị bài cho tiết sau “Quan tâm giúp đỡ bạn” (tiết 2) Điều chỉnh bổ sung:
Tài liệu đính kèm: