Giáo án Lớp 1 buổi sáng – Năm học: 2010 - 2011 - Tuần 30

I.Mục đích: Giúp HS :

- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc; bước đầu

 biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.

- Hiểu nội dung bài: Mẹ chỉ muốn nghe chuyện ở lớp bé đã ngoan như thế nào?

- Trả lời câu hỏi 1; (SGK).

II. Đồ dùng dạy học :

- Tranh minh họa bài học.

- Sách Tiếng Việt 1 Tập 2, bộ chữ học Tiếng Việt.

 

doc 23 trang Người đăng hong87 Lượt xem 838Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 buổi sáng – Năm học: 2010 - 2011 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HS quan sát, nhận xét :
- GV lần lượt đính các chữ hoa lên bảng.
- GV nhận xét về số lượng nét, kiểu nét của từng chữ hoa.
- GV nêu quy trình viết (vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ).
- Hướng dẫn HS viết bóng, viết BC. 
3 . Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng :
- GV cho HS đọc các vần, từ ngữ ứng dụng : 
 ưu, ươu, con cừu, ốc bươu
- Cho HS viết BC các vần, từ ngữ ứng dụng.
4 . Hướng dẫn HS tập tô, tập viết :
- GV yêu cầu HS mở vở TV/28, 29, 30.
+ Tô mỗi chữ hoa : O, Ô, Ơ, P một dòng.
+ Viết mỗi vần, mỗi từ : ưu, ươu, con cừu, ốc bươu một dòng.
- Chấm bài, nhận xét.
III. Củng cố - Dặn dò :
- Trò chơi : Thi viết chữ đẹp.
- Dặn dò : Viết tiếp phần bài còn lại trong vở TV/28, 29, 30.
- Bài sau : Tô chữ hoa :Q, R.
- HS để vở tập viết lên bàn.
- 1HS lên bảng, cả lớp viết BC.
- HS nghe GV giới thiệu bài.
- HS quan sát, nhận xét.
- HS viết bóng, viết BC.
- HS đọc cá nhân, ĐT.
- 1 HS lên bảng, cả lớp viết BC.
- HS mở vở TV/28 đến 30 và thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Mỗi tổ cử 1 đại diện thi viết chữ đẹp.
 *******************************************************************
TOÁN : 
 PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100 (TRỪ KHÔNG NHỚ)
I. Mục đích : Giúp HS :
- Biết đặt tính và làm tính trừ số có hai chữ số (không nhớ) dạng 65- 30 , 36 - 4.
- HS làm bài tập: 1, 2, 3( cột 1,3)
- Rèn kĩ năng tính toán cho học sinh
II. Đồ dùng dạy học :
- Các bó, mỗi bó một chục que tính và một số que tính rời.
- Bộ đồ dùng học toán.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ : 
- Đặt tính rồi tính :
 75 - 64 55 - 21
- Nhận xét, tuyên dương.
II. Bài mới :
1.Giới thiệu cách làm tính trừ (không nhớ) dạng 65 – 30:
- GV yêu cầu HS lấy 65 que tính
- GV cũng thể hiện ở bảng : Có 6 bó chục, viết 6 ở cột chục; có 5 que tính rời, viết 5 ở cột đơn vị.
- Cho HS tách ra 3 bó.
- GV cũng thể hiện ở bảng :
 Có 3 bó, viết 3 ở cột chục dưới 6; 0 que tính rời, viết 0 ở cột đơn vị, dưới 5.
- Số que tính còn lại gồm 3 bó chục và 5 que tính, viết 3 ở cột chục và 5 ở cột đơn vị
- GV hướng dẫn cách đặt tính :
+ Viết 65 rồi viết 30 sao cho chục thẳng cột với chục, đơn vị thẳng cột với đơn vị.
+ Viết dấu -
+ Kẻ vạch ngang dưới hai số đó.
- Hướng dẫn cách tính : Tính từ phải sang trái 65 . 5 trừ 0 bằng 5, viết 5
 - . 6 trừ 3 bằng 3, viết 3.
 30
 35
 65 trừ 30 bằng 35 (65 - 30 = 35)
2.Giới thiệu cách làm tính trừ (không nhớ) dạng 36 - 4:
- GV hướng dẫn ngay cho HS cách làm tính trừ (bỏ qua bước thao tác với que tính)
- Lưu ý HS : 
+ 4 phải đặt thẳng cột với 6 ở cột đơn vị.
3. Thực hành :
* Bài 1 : 
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 2 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu.
- GV nêu phép tính , yêu cầu HS dùng thẻ nêu kết quả.
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 3 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu.
a. 66 – 60 = 98 – 90 =
 78 – 50 = 59 – 30 =
b. 58 – 4 = 67 – 7 =
 58 – 8 = 67 – 5 =
- Chữa bài, nhận xét.
III. Củng cố, dặn dò :
- Trò chơi : Chiếc hộp kì diệu
- Nhận xét tiết học. 
- Bài sau : Luyện tập
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào BC.
- HS thao tác trên que tính
- HS lấy 65 que tính và sử dụng các bó que tính để nhận biết 65 có 6 chục và 5 đơn vị.
- HS tách ra 3 bó que tính.
- HS quan sát.
- HS nêu cách đặt
- HS quan sát.
- Hs nêu cách tính.
- Tương tự HS tự làm trên que tính và nêu 
* 36 - 4 = 32
* Bài 1: 
a. HS lên bảng, cả lớp làm BC.
b. HS lên bảng, cả lớp làm BC.
* Bài 2: 
- HS dùng thẻ ( Đ) , ( S).
- Đúng ghi đ, sai ghi s
* Bài 3:
- HS nêu cách nhẩm
 66 - 60 = 6
+ Nhẩm 66 gồm 6 chục và 6 đơn vị
+ 60 gồm 6 chục 
+ 6 chục 6 đơn vị trừ đi 6 chục còn 6 đơn vị, viết 6 vào sau dấu bằng.
- Tương tự HS nêu cách nhẩm và nêu kết quả.
- Hs tham gia trò chơi.
 ******************************************************************
 THỦ CÔNG : CẮT, DÁN HÀNG RÀO ĐƠN GIẢN (T1)
I. Mục tiêu : Giúp HS :
- Biết cách kẻ, cắt các nan giấy.
- Cắt được các nan giấy. Các nan giấy tương đối đều nhau. Đường cắt tương đối thẳng.
- Dán được các nan giấy thành hình hàng rào đơn giản. Hàng rào có thể chưa cân đối.
II. Đồ dùng dạy học :
- GV : Bài mẫu, giấy màu.
- HS : Giấy vở.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ : 
- Nhận xét bài trước, KT đồ dùng.
B. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài : GV cho HS xem mẫu và giới thiệu bài.
- Ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét :
- GV chỉ vật mẫu trên bảng :
+ Hàng rào được tạo nên từ những cái gì?
+ Có mấy nan dọc, mấy nan ngang ?
+ Khoảng cách giữa các nan dọc và giữa các nan ngang là mấy ô ?
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Hướng dẫn mẫu :
- GV lật mặt trái tờ giấy màu có kẻ ô, kẻ các đường thẳng cách đều :
+ 4 nan dọc (6 ô + 1 ô)
+ 2 nan ngang ( 9 ô + 1 ô)
- Cắt rời các nan giấy.
* GIẢI LAO.
4. Thực hành :
- Cho HS thực hành vẽ, cắt các nan giấy trên giấy màu.
- GV theo dõi, hướng dẫn cho các em.
5. Nhận xét, dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau : Hoàn thành sản phẩm.
- HS để đồ dùng lên bàn.
- HS quan sát mẫu.
- HS quan sát, nhận xét :
+ ... các nan giấy.
+ ... 4 nan dọc và 2 nan ngang.
+ ... nan dọc là 1 ô, nan ngang là 2 ô.
- HS quan sát GV hướng dẫn.
- HS thực hành.
 ***********************************************************************
 Thứ tư ngày 6 tháng 4 năm 2011
TOÁN: 
 LUYỆN TẬP 
I. Mục đích : Giúp HS củng cố về:
- Biết đặt tính và làm tính trừ, tính nhẩm các số trong phạm vi 100 (không nhớ).
- Học sinh làm bài tập: 1, 2, 3, 5 VBT
+ HS giỏi làm hết các bài tập VBT 
- Rèn kĩ năng làm toán cho học sinh
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ, BC.
- VBT toán.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ : 
- Đặt tính rồi tính : 25 - 15 = 57 - 36 =
 47 - 2 = 88 - 8 =
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : Hôm nay, chúng ta học bài Luyện tập trang 160.
- Ghi đầu bài lên bảng.
2. Luyện tập :
* Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và tính.
- Hướng dẫn HS làm bài.
* Bài 2: 
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Nhận xét, tuyên dương. 
* Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện
- Gọi 2 HS lên bảng, cả lớp làm BC.
* Bài 4 : (HS khá, giỏi) 
- Gọi 1 HS đọc bài toán.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán và cách trình bày bài giải.
* Bài 5:
- Nêu yêu cầu 
- Tổ chức cho HS thi nối nhanh.
- GV chữa bài, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét, tuyên dương.
- Bài sau : Các ngày trong tuần lễ.
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm BC.
- Cả lớp mở SGK trang 160.
* Bài 1:
- ... đặt tính rồi tính.
- 2 HS nhắc lại.
- HS làm bài vào bảng con
* Bài 2:
- Tính nhẩm.
- HS làm vào SGK và nêu kết quả.
* Bài 3:
- Điền dấu >, <, =
>
<
35 – 5 35 – 4 43 + 3 43 – 3 
- Nhẩm phép tính trước và sau ô trống, rồi so sánh kết quả, chọn dấu thích hợp
* Bài 4:
- 1 HS đọc bài toán.
- 1 HS lên bảng, cả lớp nhận xét
* Bài 5:
- Chia lớp làm 2 đội 
- 2 đội thi nối. Đội nào nối đúng và nhanh, thì thắng.
 ************************************************************
TẬP ĐỌC 
 MÈO CON ĐI HỌC
I.Mục đích : Giúp HS :
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừu; bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ. 
- Hiểu nội dung bài: Mèo con lười học kiếm cớ nghỉ ở nhà; cừu dọa cắt đuôi khiến mèo sợ phải đi học.
- Trả lời câu hỏi 1; 2(SGK).
* Học thuộc lòng bài thơ.( HS khá, giỏi)
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh họa bài học.
- Sách Tiếng Việt 1 Tập 2, hộp đồ dùng học Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I . Kiểm tra bài cũ : Chuyện ở lớp
- Gọi 3 HS đọc bài và trả lời các câu hỏi :
+ Bạn nhỏ kể cho mẹ nghe chuyện gì ở lớp ?
+ Mẹ nói gì với bạn nhỏ ?
+ Ở lớp em đã ngoan thế nào ?
- Nhận xét, ghi điểm.
II. Dạy bài mới :
1 . Giới thiệu bài : HD HS xem tranh và giới thiệu bài : Méo con đi học.
- GV ghi đề bài lên bảng.
2. Luyện đọc :
a. GV đọc mẫu: GV đọc mẫu bài đọc viết bằng chữ in thường trên bảng lớp.
b. Phát hiện số câu :
- Lần lượt cho HS nêu thứ tự của các dòng thơ, GV dùng phấn màu ghi số ở đầu mỗi dòng.
- Vậy bài thơ có mấy dòng ?
c. Tìm tiếng, từ khó đọc: 
- GV treo bảng phụ giao việc cho tổ :
+ Tổ 1: Tìm từ có vần ưc
+ Tổ 2: Tìm từ có vần uôi.
+ Tổ 3 :Tìm từ có vần iêm.
+ Tổ 4: Tìm từ có vần oang?
- HS trả lời, GV dùng phấn màu gạch chân.
d. Luyện đọc tiếng, từ : 
e. Luyện đọc câu :
- Hướng dẫn HS đọc lần lượt từng dòng thơ
*GIẢI LAO
f. Đọc lại từng câu :
- Cho mỗi em thi đọc 1 dòng.
g. Luyện đọc đoạn : 
- Luyện đọc phân vai : người dẫn truyện, cừu, mèo
h. Luyện đọc cả bài :
i. Tìm tiếng có vần cần ôn :
- YC1/103: Tìm tiếng trong bài có vần: ưu ?
-YC2/103:Tìm tiếng ngoài bài có vần ưu, ươu
k. Luyện đọc tiếng dễ nhầm lẫn :
- Cho HS luyện đọc: 
 ươu # ươi
 ốc bươu # múi bưởi
l. Nói câu chứa tiếng có vần vừa ôn : 
- HS thi nói câu chứa tiếng có vần ưu, ươu. 
Tiết 2
3 . Luyện đọc SGK :
a. Luyện đọc bài tiết 1
b. Luyện đọc SGK
- Cho HS đọc nối tiếp dòng, đoạn, bài.
4. Tìm hiểu bài : HS đọc, GV nêu câu hỏi :
- Mèo kiếm cớ gì để trốn học ?
- Cừu nói gì khiến Mèo đi học ngay ?
* GIẢI LAO
5. Hướng dẫn học thuộc lòng :
- GV cho HS học thuộc lòng bài thơ dưới hình thức xóa dần bài thơ.
6. Đọc hiểu :
- Gọi nhiều em đọc diễn cảm bài thơ.
7. Luyện nói : Vì sao bạn thích đi học
- GV treo tranh và yêu cầu từng cặp HS hỏi đáp theo chủ đề : Vì sao bạn thích đi học ?
- Nhận xét, tuyên dương.
III. Củng cố - Dặn dò :
- Trò chơi : Thi đọc thuộc lòng bài thơ.
- Nhận xét tiết học. 
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ.
- Bài sau : Người bạn tốt.
- 3 HS đọc bài và trả lời.
- HS quan sát tranh và nghe GV giới thiệu bài.
- 3 HS đọc đề bài.
- HS nhìn bảng, nghe GV đọc.
- HS trả lời : Dòng 1 từ chữ ... đến chữ ...
- ... có 10 dòng.
- HS tìm và trả lời.
+ ... buồn bực
+ ... cái đuôi
+ ... kiếm cớ
+ ... be toáng
- Cá nhân, ĐT.
- Đọc CN hết dòng này đến dòng khác.
- Cá nhân thi đọc.
- HS đọc theo nhóm ba.
- Cá nhân, ĐT.
- HS tìm, đọc các tiếng đó.
- Cá nhân, ĐT.
- Các tổ thi nói câu chứa tiếng có vần vừa ôn.
- Đọc thầm bài SGK/103.
- Cá nhân, ĐT.
- ... cái đuôi bị ốm.
- ... cắt đuôi
- HS học thuộc lòng bài thơ.
- Cá nhân.
- HS hỏi đáp theo chủ đề : Vì sao bạn thích đi học.
- Mỗi tổ cử một đại diện thi đọc thuộc lòng bài thơ.
 ******************************************************************
 Luyện tiếng việt: 
 Ôn luyện
I.Mục tiêu:
 - Luyện cho học sinh đọc thành thạo các bài tập đọc: Chuyện ở lớp, Mèo con đi học.
 - Rèn kĩ năng đọc cho học sinh.
II. Các hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài
Hoạt động
 - Giáo viên cho HS luyện đọc lại các bài: Chuyện ở lớp, Mèo con đi học
 - HS đọc theo nhóm, lớp, cá nhân
 - Đọc kết hợp trả lờp câu hỏi tìm hiểu bài
 - Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh
 - Luyện cho học sinh đọc yếu 
 3. Củng cố -dặn dò
 ************************************************************************
 Thứ năm ngày 7 tháng 4 năm 2011
CHÍNH TẢ MÈO CON ĐI HỌC
I.Mục đích: Giúp HS :
- Nhìn sách hoặc bảng chép lại đúng 6 dòng đầu bài thơ Mèo con đi học: 24 chữ trong khoảng 10-15 phút.
- Điền đúng chữ r, d hay gi; vần in hay iên vào chỗ trống. 
- Bài tập( 2) a hoặc b.
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ viết nội dung bài chính tả.
- Vở bài tập Tiếng Việt tập 2.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I . Kiểm tra bài cũ : 
- uôt hay uôc : buộc tóc, chuột đồng
- c hay k ? túi kẹo, quả cam
II. Dạy bài mới :
1 . Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài.
- GV ghi đề bài lên bảng.
2. Hướng dẫn HS tập chép :
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung 8 dòng thơ đầu bài Mèo con đi học
- Cho HS tìm và đọc những tiếng khó : buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, be toáng
- Cho HS tự viết các tiếng đó vào BC.
- Hướng dẫn HS tập chép vào vở.
- Hướng dẫn HS tự sửa lỗi bằng bút chì.
- GV sửa trên bảng những lỗi phổ biến.
- Yêu cầu HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
- GV chấm một số vở, nhận xét.
* GIẢI LAO
3 . Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả :
- GV treo bảng phụ :
a. Điền âm r, d hay gi : 
- Cho HS đọc yêu cầu, 1 HS lên bảng.
- Cho cả lớp sửa bài vào VBT.
b. Điền vần iên hay in :
- Cho HS đọc yêu cầu, 1 HS lên bảng.
- Cho cả lớp sửa bài vào VBT.
III. Củng cố - Dặn dò :
- Tuyên dương những HS viết đúng, đẹp.
- Nhận xét tiết học, - Bài sau : Ngưỡng cửa-
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm BC.
- HS nghe GV giới thiệu bài.
- HS nhìn bảng đọc thành tiếng khổ thơ.
- Cá nhân, ĐT.
- HS viết vào BC.
- HS tập chép vào V2.
- HS gạch chân chữ viết sai, sửa bên lề vở.
- HS tự ghi số lỗi ra lề vở .
- HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
- HS nêu yêu cầu, 1HS lên bảng.
- Cả lớp sửa bài vào VBT.
- HS đọc yêu cầu, 1 HS lên bảng.
- Cả lớp sửa bài vào VBT.
 ***************************************************************
KỂ CHUYỆN: 
 SÓI VÀ SÓC
I.Mục đích : Giúp HS :
- Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
- Hiểu nội dung của câu chuyện: Sóc là con vật thông minh nên đã thoát được nguy hiểm.
* HS khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện theo tranh.
II. Đồ dùng dạy học : Tranh minh họa câu chuyện Sói và Sóc.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I . Kiểm tra bài cũ : 
- Cho HS kể lại truyện Niềm vui bất ngờ.
II. Dạy bài mới :
1 . Giới thiệu bài : Giới thiệu. Ghi đề bài.
2. GV kể chuyện :
- GV kể lần 1.
- GV kể lần 2 (kết hợp tranh minh họa).
3 . Hướng dẫn HS kể từng đoạn của chuyện theo tranh :
- Tranh 1: Chuyện gì xảy ra khi Sóc đang chuyền trên cành cây ?
- Tranh 2: Sói định làm gì Sóc ?
- Tranh 3: Sói hỏi Sóc thế nào ? Sóc đáp ra sao?
- Tranh 4: Sóc giải thích vì sao Sóc buồn ?
* GIẢI LAO
4 . Hướng dẫn HS toàn bộ câu chuyện :
- GV yêu cầu HS đóng vai theo nhóm 3 : người dẫn chuyện, Sói, Sóc.
 - Cho các nhóm thi kể chuyện.
- Nhận xét, tuyên dương. 
5 . Tìm hiểu ý nghĩa của truyện :
- GV nêu câu hỏi :
+ Câu chuyện này cho em biết điều gì ?
+ Em thích nhất nhân vật nào trong truyện ? Vì sao ?
- GV kết luận : Sóc là con vật thông minh nên đã thoát ra khỏi tình thế nguy hiểm.
III. Củng cố - Dặn dò :
- Cho vài em xung phong kể lại câu chuyện.
- Dặn dò : Về nhà các em tập kể lại nhiều lần.
- Bài sau : Dê con nghe lời mẹ.
- 4 HS kể theo nội dung 4 tranh.
- HS nghe GV giới thiệu bài, đọc đề bài.
- HS nghe GV kể.
- HS quan sát tranh và nghe GV kể.
- HS nhìn tranh, dựa vào các câu hỏi gợi ý kể lại từng đoạn của câu chuyện.
- HS tự phân vai kể lại câu chuyện.
- Các nhóm thi kể chuyện.
- HS trả lời.
- HS nghe và nhắc lại.
- Vài em xung phong kể lại câu chuyện.
 *******************************************************************
TOÁN: 
 CÁC NGÀY TRONG TUẦN LỄ
I. Mục đích : Giúp HS :
- Biết tuần lễ có 7 ngày; biết tên các ngày trong tuần; biết đọc thứ, ngày, tháng trên tờ lịch bóc hằng ngày.
II. Đồ dùng dạy học :
Một quyển lịch bóc hằng ngày.
Một thời khóa biểu của lớp.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ : 
- Điền dấu >, <, = :
 75 - 4 ... 75 – 5 55 + 2 ... 55 – 2 
- Nhận xét, tuyên dương.
II. Bài mới :
1.Giới thiệu cho HS quyển lịch bóc hằng ngày:
- GV chỉ vào tờ lịch của ngày hôm nay và hỏi : Hôm nay là thứ mấy ?
- Gọi vài HS nhắc lại.
- GV mở từng tờ lịch rồi giới thiệu tên các ngày chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy và nói : Đó là các ngày trong một tuần lễ. Một tuần lễ có 7 ngày : chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy.
- Gọi vài HS nhắc lại.
- GV chỉ vào tờ lịch ngày hôm nay và hỏi : Hôm nay là ngày mấy ?
- Gọi vài HS nhắc lại.
* GIẢI LAO
3. Thực hành :
* Bài 1: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- GV hỏi HS, trong một tuần lễ em phải đi học vào những ngày nào, được nghỉ ngày nào ?
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV hỏi thêm :
+ Một tuần lễ em đi học mấy ngày, nghỉ mấy ngày ?
+ Em thích nhất ngày nào trong tuần lễ ? Vì sao ?
* Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS đọc tờ lịch của ngày hôm nay và làm bài vào SGK.
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 3: 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu.
- GV yêu cầu HS đọc rồi viết thời khóa biểu của lớp em vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
III. Củng cố, dặn dò :
- Trò chơi : Nhìn thứ đoán ngày
+ Chuẩn bị : 7 tấm bìa ghi các thứ trong tuần và 7 tấm bìa ghi các ngày từ thứ hai đến chủ nhật.
+ Cách chơi : GV gọi 7 HS, mỗi em đeo một tấm bìa ghi các thứ trong tuần ở trước ngực và một tấm ghi ghi các ngày ở sau lưng. GV chỉ định 1 trong 7 bạn; bạn ấy phải nêu được thứ, ngày của mình. Sau đó GV hỏi vài em ở dưới lớp : Bạn đeo bảng thứ ba mang bảng ngày nào không ? ...
- Nhận xét tiết học. 
- Bài sau : Cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100.
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào BC.
- HS trả lời : Hôm nay là ...
- 5 HS nhắc lại.
- HS quan sát.
- HS nhắc lại : Một tuần lễ có 7 ngày : chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy.
- HS trả lời : Hôm nay là ngày ...
- 5HS nhắc lại : Hôm nay là ngày ...
- HS đọc đề bài.
- HS trả lời.
- HS viết vào SGK những ngày đi học, những ngày được nghỉ.
+ ... đi học 5 ngày, nghỉ 2 ngày.
+ Em thích nhất là ... vì ...
- HS đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài.
- Đọc thời khóa biểu của lớp em.
- HS đọc rồi viết thời khóa biểu của lớp em vào vở.
- HS nghe GV hướng dẫn cách chơi và chơi.
 ********************************************************************
 Thứ sáu ngày 8 tháng 4 năm 2011
TOÁN: 
 CỘNG, TRỪ (không nhớ) TRONG PHẠM VI 100 
I. Mục đích : Giúp HS củng cố về:
- Biết cộng, trừ các số có hai chữ số không nhớ; cộng, trừ nhẩm; nhận biết bước đầu về quan hệ giữa phép cộng và phép trừ; giải được bài toán có lời văn trong phạm vi các phép tính đã học.
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ, BC.
- Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 2 HS :
+ Một tuần lễ có mấy ngày ? Kể tên.
+ Hôm nay là thứ, ngày, tháng mấy ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : Cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100 trang 162.
- Ghi đầu bài lên bảng.
2. Luyện tập :
* Bài 1: Tính nhẩm 
- Yêu cầu HS tính nhẩm rối ghi kết quả vào SGK. Chữa bài, nhận xét.
* Bài 2: Đặt tính rồi tính
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- GV giúp HS nhận biết mối quan hệ giữa hai phép tính cộng và trừ.
* Bài 3: 
- Gọi 1 HS đọc bài toán.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán và cách trình bày bài giải.
- GV chữa bài, nhận xét.
* Bài 4: 
- Gọi 1 HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS trình bày bài giải vào vở.
- GV chữa bài, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò :
- Trò chơi : Chiếc hộp kì diệu.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Bài sau : Luyện tập.
- 2 HS lên bảng, cả lớp theo dõi, nhận xét.
- HS tính nhẩm rồi lần lượt nêu kết quả.
- 6 HS lên bảng, cả lớp làm BC.
- HS đọc đề toán.
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm BC.
- HS đọc đề toán.
- 1HS lên bảng, HS trình bày bài giải vào Vở.
- HS chơi như các tiết học trước.
 ************************************************************************
TẬP ĐỌC : NGƯỜI BẠN TỐT
I.Mục đích: Giúp HS :
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: bút chì, liền đưa, sửa lại, ngay ngắn, ngượng ngịu; Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. 
- Hiểu nội dung bài: Nụ và Hà là những người bạn tốt, luôn giúp đỡ bạn rất hồn nhiên và chân thành.
- Trả lời câu hỏi 1; 2(SGK).
II. Đồ dùng dạy học : - Tranh minh họa bài học.
- Sách Tiếng Việt 1 Tập 2, hộp đồ dùng học Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I . Kiểm tra bài cũ : Mèo con đi học
- Gọi 2 HS đọc bài và trả lời các câu hỏi sau 
+ Mèo kiếm cớ gì để trốn học ?
+ Cừu nói gì khiến Mèo đi học ngay ?
- Nhận xét, ghi điểm.
II. Dạy bài mới :
1 . Giới thiệu bài : HD HS xem tranh và giới thiệu bài : Người bạn tốt.
- GV ghi đề bài lên bảng.
2. Luyện đọc :
a. GV đọc mẫu: GV đọc mẫu bài đọc viết bằng chữ in thường trên bảng lớp.
c. Tìm tiếng, từ khó đọc: 
- GV treo bảng phụ giao việc cho tổ :
+ Tổ 1: Tìm từ có vần iên.
+ Tổ 2: Tìm từ có vần ưa.
+ Tổ 3 :Tìm từ có vần ăm.
+ Tổ 4: Tìm từ có vần ương.
- HS trả lời, GV dùng phấn màu gạch chân.
d. Luyện đọc tiếng, từ : 
e. Luyện đọc câu :
- Hướng dẫn HS đọc lần lượt từng câu.
- GV đọc mẫu câu dài : “Hà thấy vậy ... lưng bạn”, HD HS ngắt hơi khi gặp dấu phẩy.
*GIẢI LAO
f. Đọc lại từng câu :
- Cho mỗi em thi đọc 1 câu.
g. Luyện đọc đoạn : GV chia đoạn
- Đoạn 1 : “Trong giờ vẽ ... cho Hà”
- Đoạn 2 : “Khi tan học ... cảm ơn Hà”.
h. Luyện đọc cả bài :
i. Tìm tiếng có vần cần ôn :
- YC1/106: Tìm tiếng trong bài có vần uc, ut?
k. LuyỆN đọc tiếng dễ nhầm lẫn :
- Cho HS luyện đọc: uc # ut 
 hạnh phúc # giây phút 
l. Nói câu chứa tiếng có vần vừa ôn : 
- Cho các tổ thi nói câu chứa tiếng có vần cần ôn : ut, uc.
- Nhận xét, tuyên dương.
 Tiết 2 
3 . Luyện đọc SGK :
a. Luyện đọc bài tiết 1
b. Luyện đọc SGK
- Cho HS đọc nối tiếp câu, đoạn, bài.
4. Tìm hiểu bài : HS đọc từng đoạn, GV nêu câu hỏi :
- Hà hỏi mượn bút, ai đã giúp Hà?
- Ai đã giúp Cúc sửa dây đeo cặp?
- Em hiểu thế nào là người bạn tốt? (HS khá, giỏi)
* GIẢI LAO
5. Đọc hiểu : Gọi nhiều em đọc cả bài văn.
6. Luyện nói : Kể về một người bạn tốt của em
- GV treo tranh, yêu cầu HS kể theo tranh.
+ T1: Trời mưa, hai bạn cùng khoác chung áo mưa đi về.
+ T2: Bạn ốm, em đến thăm và giúp bạn chép bài.
+ T3: Mời bạn cùng ăn chuối với mình
+ T4: Hai bạn cùng học tập.
- Gọi các nhóm lên trình bày. 
III. Củng cố - Dặn dò :
- Gọi HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi :
+ Hà hỏi mượn bút, ai đã giúp Hà ?
+ Ai đã giúp Cúc sửa dây đeo cặp ?
+ Em hiểu thế nào là người bạn tốt
 - Bài sau : Ngưỡng cửa.
- 2 HS đọc bài và trả lời.
- HS quan sát tranh và nghe GV giới thiệu bài.
- 3 HS đọc đề bài.
- HS nhìn bảng, nghe GV đọc.
- HS tìm và trả lời.
+ ... liền
+ ... sửa lại
+ ... nằm
+ ... ngượng nghịu
- Cá nhân, ĐT.
- Đọc cá nhân hết câu này đến câu khác.
- Cá nhân thi đọc.
- Cá nhân đọc.
- Cá nhân, ĐT.
- HS tìm, đọc các tiếng đó.
- Cá nhân, ĐT.
- Các tổ thi nói câu chứa tiếng có vần cần ôn.
- Đọc thầm bài SGK/106.
- Cá nhân, ĐT.
- ... Nụ
- ... Hà
- ... luôn quan tâm, sẵn sàng giúp đỡ nhau
- Cá nhân.
- HS quan sát tranh và kể theo nhóm đôi.
- Các nhóm lên trình bày.
- HS đọc và trả lời.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: Sinh hoạ

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 30 Lop 1 CKTKN.doc