Giáo án Lớp 1 - Bùi Thị Ngọc – Tiểu học Quán Toan

I.Mục tiêu

- H biết được. Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học. Vào lớp 1 các em có thêm nhiều bạn mới, có thầy cô giáo, trường lớp mới, em sẽ được học thêm nhiều điều mới.

- H có thái độ vui vẻ, phấn khởi đi học. Tự hào trở thành H lớp 1. Biết yêu quý bạn bè, thầy cô giáo, trường lớp.

II.Tài liệu.

- VBT đạo đức

- Bài hát: Đi học, trường em

III.Các hoạt động dạy học.

1.Kiểm tra (1)

2.Bài mới

* Khởi động: Học bài hát đi học. G ghi đầu bài

a.Hoạt động 1: Vòng tròn giới thiệu tên (8 -10)

* Mục đích: Giúp H biết giới thiệu tên mình và các bạn trong lớp. Biết trẻ em có quyền có họ tên.

- Cách chơi: 5 H thành 1 nhóm. Điểm danh lần lượt các bạn trong nhóm, giới thiệu về tên của mình, của các bạn cho các bạn biết.

- Trò chơi giúp em điều gì?

- Em có thấy tự hào khi giới thiệu tên của mình không?

-> Kết luận: Trẻ em có quyền có họ tên.

b. Hoạt động 2: (10 -12) Tự giới thiệu về sở thích của mình.

- Cho 1 số H tự giới thiệu trước lớp

- Những điều các bạn thích có giống nhau không?

-> Mỗi người đều có những điều mình thích và không thích. Những điều đó có thể giống có thể khác nhau giữa người này người khác. Chúng ta cần tôn trọng sở thích riêng của người khác.

c.Hoạt động 3: (10 - 12) Kể về ngày đầu tiên đi học

- G gợi ý cho H kể theo nội dung sau:

+ Em mong chờ chuẩn bị cho ngày đó thế nào?

+ Mẹ, bố mọi người chuẩn bị ra sao?

+Em sẽ làm gì để xứng đáng là H lớp 1.

 

doc 30 trang Người đăng honganh Lượt xem 1465Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Bùi Thị Ngọc – Tiểu học Quán Toan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cạnh tổ 1. Tổ 3 cạnh tổ 2. Tổ 4 cạnh tổ 3
Tập 3 lần 
Dóng hàng
ị Nhận xét
Trò chơi:
Diệt con vật có hại
6-8’
G kể thêm các con vật phá hoại mùa màng chuột H hô diệt
1-2’
H chơi thử
H chơi chính thức theo 3 hàng dọc
3.Phần kết thúc (5-7’)
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp
- Đứng vỗ tay và hát
- Hệ thống bài. Nhận xét giờ học
------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 29 tháng 8 năm 2008
Tự nhiên xã hội
Chúng ta đang lớn
I.Mục tiêu.
- Giúp H biết sức lớn của các em thể hiện ở chiều cao, cân nặng và hiểu biết.
- So sánh sự lớn lên của bản thân với các bạn cùng lớp.
- ý thức được sức lớn của mọi người là không hoàn toàn giống nhau.
- Có người cao hơn, có người thấp hơn, người béo đó là điều bình thường.
II.Đồ dùng.
Tranh sgk bài 2
III.Hoạt động dạy học
*Khởi động (3 - 5’). Trò chơi vật tay
- Cho 4 H thành 1 nhóm, chơi vật tay. Người thắng đấu lại với nhau.
ị Các em có cùng độ tuổi nhưng có em khoẻ hơn, em yếu hơn, cao thấp. Bài học đó nói lên điều gì? ị Học bài chúng ta đang lớn 
a,Hoạt động 1: (10 - 12’) Làm việc với sgk
- Mục tiêu: H biết sức lớn của các em thể hiện ở chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết.
- Tiến hành
*Bước 1: Làm việc theo cặp
- H mở sgk/6. Quan sát, kể cho nhau những gì mình quan sát được.
- G gợi ý. Hình nào cho biết sự lớn lên của các em tự lúc còn nằm ngửa đến lúc biết chơi với các bạn?
- Chỉ vào tranh hỏi? Hai bạn đang làm gì? Các bạn muốn biết gì?
- Em bé bắt đầu tập làm gì? So với lúc mới biết đi, em dã biết làm gì?
*Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- Cho H lên trình bày trước lớp, cả lớp bổ xung.
ị Kết luận:
* Trẻ em sau khi ra đời sẽ lớn lên hàng ngày hàng tháng về cân nặng cũng như chiều cao. Các em sẽ biết llẫy, bò, ngồi, đi Có thêm sự hiểu biết mới, quen, lạ, nóiMỗi năm các em sẽ cao hơn, nặng hơn, học được nhiều điều hơn. Trí tuệ phát triển hơn.
b, Hoạt động 2: (10 - 12’)
-Thực hiện theo nhóm nhỏ.
- Mục tiêu: So sánh sự lớn lên của bản thân với các bạn cùng lớp. Thấy được sức lớn của mỗi người là không hoàn toàn như nhau.
- Tiến hành
*Bước 1: Mỗi nhóm 4 H chia 2 cặp. Lần lượt từng cặp đứng sát vào lưng nhau, đầu và gót chân chạm vào nahu. Cặp kia quan sát xem bạn nào cao hơn.
- Đo xem tay ai dài hơn, vòng tay vòng ngực, vòng đầu ai to hơn, ai béo, gầy?
*Bước 2: Qua kết quả đo các em thấy chúng ta tuy bằng tuổi nhau nhưng lớn lên không giống nhau.
ị Kết luận:
* Sự lớn lên của các em có thể giống khác nhau. Các em cần ăn uống điều độ, giữ gìn sức khoẻ để chóng lớn.
c, Hoạt động 3: (5 - 7’)
- Vẽ về các bnạ trong nhóm. H mở VBT/3 vẽ
ị Trưng bày bài đẹp.
Tuần 3: ( Từ ngày 8-9 đến 12 -9) 
Thứ hai ngày 8 tháng 9 năm 2008
Đạo đức
bài 2: gọn gàng và sạch sẽ (T1)
I.Mục tiêu: 
- H hiểu thế nào là ăn mặc gọn gàng sạch sẽ.
- Biết ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng sạch sẽ.
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân luôn sạch sẽ.
II.Tài liệu phương tiện.
- Bút chì, màu vẽ, lược
- Bài hát. Rửa mặt như mèo. VBT đạo đức
III.Các hoạt động dạy học.
1.Kiểm tra (3’)
* Trẻ em có quyền có họ tên và có quyền được đi học không?
2.Dạy học bài mới.
*Khởi động. H bài hát Ngày đầu tiên đi học.
a.Hoạt động 1 (10’) Thảo luận
- Cho H tìm và nêu những bạn trong lớp hôm nay có quần áo đầu tóc gòn gàng, sạch sẽ.
- Cho những H đó lên trước lớp để cả lớp quan sát.
- Vì sao em cho là bạn đó gọn gàng, sạch sẽ.
-> G tuyên dương những H đó và tuyên dương những H có nhận xét đúng.
b.Hoạt động 2 (10-12’) Bài tập 1 	 H mở VBT/7
- Tìm xem bạn nào có đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ 	 H quan sát , khoanh
->khoanh tròn
- H lên trình bày nhận xét và cách sửa cho bạn 1.Quần áo bẩnị giặt bẩn
2.áo rách ị vá lại
3.Cài cúc lệch ị Cài lại
 4.Quần ống thấp
5.Đầu tóc bù xù
*Nhận xét bổ sung.
c. Hoạt động 3 (7-8’)
- G nêu yêu cầu. Chọn 1 bộ quần áo đi học phù hợp cho bạn nam và bạn nữ rồi nối lại. (H chọn - Nối) Cho 2-3 H trình bày sự lựa chọn của mình.
3.Củng cố.
Quần áo đi học cần phải phẳng phiu, lành lặn, sạch sẽ, gọn gàng. Không mặc quần áo nhàu nát, rách rưới, tuột chỉ
------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 10 tháng 9 năm 2008
Tự nhiên xã hội
Bài 3: nhận biết các vật xung quanh
I.Mục tiêu.
- Giúp H nhận biết và mô tả được 1số vật xung quanh.
- Hiểu được mắt, mũi, tay, tai, lưỡi, da là các bộ phận giúp cơ thể nhận biết được các vật xung quanh.
 - Có ý thức bảo vệ giữ gìn các bộ phận của cơ thể.
II.Đồ dùng
- Tranh sgk
- Xà phòng thơm. nước hoa, nước nóng, quả bóng
III.Hoạt động dạy học
*Giới thiệu (5-7’)
- Cho H chơi trò chơi nhận biết các vật xung quanh?
- Dùng khăn che mắt 1 học sinh. Đặt vào tay em đó quả chôm chôm
- Đoán xem nó là cái gì? Ai đoán đúng hết sẽ thắng cuộc.
ị Ngoài việc dùng mắt để nhận biết các hiện tượng sự vật xung quanh chúng ta còn dùng một số giác quan để nhận biết. Bài học hôm nay
a.Hoạt động1: (8-10’) Quan sát sgk, các vật khác
- Mục tiêu: mô tả được 1 số vật xung quanh
- Tiến hành:
+Bước 1: làm việc theo cặp
- Quan sát và nói về hình dáng, màu sắc, sự nóng lạnh, trơn nhẵn, sần sùi của các vật vẽ trong sgk hoặc của G đưa ra.
+Bước 2: Cho 1 số H nói trước lớp - H khác bổ xung.
b.Hoạt động 2 :(12-14’) Thảo luận theo nhóm.
- Mục tiêu: Biết vai trò của các giác quan trong việc nhận biết các vật.
- Tiến hành
+Bước 1: Hướng dẫn H cách đặt cầu hỏi thao luận trong nhóm.
-Nhờ đâu bạn nhận biết được màu sắc của vật?
-Nhờ đâu bạn nhận biết được hình dáng, mùi vị?
-Nhờ đâu bạn nhận biết được một vật cứng hay mềm?
-Nhờ đâu bạn nhận biết tiếng chim hoát hay tiếng chó sủa?
+Bước 2: G cho H nói trực tiếp. Nêu 1 trong các câu mà các em đã hỏi, em này có quyền chỉ định bạn ở nhóm khác trả lời
- G nêu câu hỏi cho H thảo luận rồi trả lời.
+Điều gì xảy ra nếu ta bị mắt hỏng?
+Điều gì xảy ra nếu tai ta bị điếc?
+Điều gì xảy ra nếu mũi, lưỡi, da mất hết cảm giác?
ị Kết luận:
Nhờ mắt mũi, tai, lưỡi, da ( xúc giác) mà chúng ta nhận biết được mọi vật xung quanh. Nếu một trong những cơ quan đó bị hỏng ta sẽ không biết đầy đủ các vật xung quanh. Cần phải bảo vệ và giữ gìn an toàn cho các cơ quan của cơ thể.
c.Hoạt động 3:( 6-7) H làm bài 3 VBT
ị Nhận xét
-------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 11 tháng 9 năm 2008
Thể dục
Bài 3: đội hình - đội ngũ - trò chơI vận động
I.Mục tiêu. 
Ôn: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng. Yêu cầu H tập hợp đúng chỗ, nhanh và trật tự hơn giờ trước.
- Làm quen với đứng nghiêm, nghỉ. Yêu cầu thực hiện đúng động tác. Theo khẩu lệnh ở mức cơ bản đúng.
- Ôn trò chơi diệt các con vật có hại. Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
II.Địa điểm phương tiện.
Còi, sân tập.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp.
1.Phần mở đầu (5-7’)
- Tập hợp lớp thành 3 hàng dọc. Sửa trang phục.
* Khởi động:- Đứng tại chỗ, vỗ tay - hát
 - Giậm chân tại chỗ theo nhịp 1-2
* Kiểm tra: - Cho 1 tổ tập hợp hàng dọc - dóng hàng.
* Phổ biến: - Ôn lại các bước dóng hàng dọc, tập hợp hàng dọc.
 - Làm quen với đứng nghiêm, nghỉ.
- Chơi trò chơi “Diệt các con vật có hại”
2.Phần cơ bản (20-25’)
Nội dung
Thời gian
Phương pháp
-Tập hợp hàng dọc
-dóng hàng
5-6’
Lần 1: G .
 Lần 2,3 lớp trưởng điều khiển
-Tập tư thế đứng cơ bản
2-3 lần
G hô theo khẩu lệnh nghiêm- nghỉ
3-4’
H thực hiện
-Tập tư thế đứng “nghỉ”
2-3 lần
Khẩu lệnh nghỉ
-Tập hợp lớp
2-3 lần
Tập phối hợp nghiêm - nghỉ
-Tập phối hợp
 - Tập hợp
2-3 lần
- H giải tán, 
- Tập hợp, 
- Dóng hàng nghiêm nghỉ 
- G điều khiển
-Trò chơi “Diệt các con vật có hại”
5-6’
Chơi theo đội hình 3 hàng ngang
3. Phần kết thúc (5-7)
- Giậm chân tại chỗ.
- Hệ thống bài, dóng hàng, tập hợp hàng dọc, dóng hàng đứng nghiêm, nghỉ.
Tuần 4: (Từ ngày 15-9 đến ngày 19-9)
Thứ hai ngày 15tháng 9 năm 2008
Đạo đức
Bài 2: gọn gàng sạch sẽ (T2)
I.Mục tiêu.
- H biết giữ gìn vệ sinh cá nhân đầu tóc, quần áo gọn gàng sạch sẽ.
II.Tài liệu phương tiện.
- VBT đạo đức.
- Lược, bài hát "Rửa mặt như mèo".
III.Các hoạt động dạy học.
1.Kiểm tra (3-5') ? Cần mặc quần áo như thế nào khi đi học?
2.Dạy học bài mới.
*Khởi động. Hát bài "Rửa mặt như mèo".
a.Hoạt động 1. (9-10')
*Bài 3. VBT/9	H mở Sgk/9 quan sát trao đổi theo cặp
- Quan sát tranh trả lời câu hỏi.	1. Chải đầu	2. Tắm rửa...
- Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?	3. Cho tay cạy răng...
- Bạn có gọn gàng sạch sẽ không?	5. Soi gương.
- Em có muốn làm như bạn không? đ G nhận xét.
*Kết luận. Nên làm như các bạn ở hình 1,3,4,5,7,8.
b.Hoạt động 2. (6-7')
- Cho 2H giúp nhau từng đôi sửa sang đầu tóc cho gọn gàng. đ Nhận xét.
c.Hoạt động 3. (4-5’).
- Cho H hát bài: “Rửa mặt như mèo”
- Lớp mình có ai giống mèo không?
đ Cần luôn gọn gàng sạch sẽ, đừng ai giống như mèo
d.Hoạt động 4. (4-5’)
- Hướng dẫn H đọc câu thơ
"Đầu tóc em chải gọn gàng
áo quần sạch sẽ trông càng thêm yêu"
3.Củng cố (3')
- Cho H đọc thuộc lòng câu thơ trên.
Thứ tư ngày 17 tháng 9 năm 2008
Tự nhiên xã hội
Bài 4. Bảo vệ mắt và tai
I.Mục tiêu.
- GiúpH biết các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai.
- Tự giác thực hành thường xuyên các hoạt động vệ sinh để giữ mắt và tai sạch sẽ.
II.Đồ dùng dạy học.
-Tranh Sgk bài 4/10-11
-1 số tranh và ảnh H và G sưu tầm về các hoạt động liên quan đến mắt và tai.
III.Hoạt động dạy học.
*Khởi động (3').
-H hát bài: Rửa mặt như mèo.
- Giới thiệu bài: Học bài 4. Bảo vệ mắt và tai.
a.Hoạt động 1. (8-9') làm việc với Sgk.
*Mục tiêu.
 H nhận ra việc gì nên làm và việc gì không nên làm.
*Tiến hành.
 H làm việc theo cặp.
*Bước 1. H quan sát hình Sgk/10. Tự đặt câu hỏi và trả lời.
VD: Khi có ánh sáng chói chiếu vào mắt bạn (Trong hình vẽ) lấy tay che mắt. Việc đó đúng hay sai? Chúng ta có nên học tập không?
H2: Bác sĩ đang khám mắt.
H3: Rửa mặt, rửa tay.
H4 : xem ti vi quá gần.
*Bước 2. Cho H trình bày trước lớp.
đ Kết luận.Cần phải bảo vệ và giữ vệ sinh cho mắt.
b.Hoạt động 2 (8-9') làm việc với Sgk.
*Mục tiêu. H nhận ra việc nên làm và không nên làm để bảo vệ tai.
*Tiến hành. H quan sát hình ở Sgk/11
VD. H chỉ vào hình đầu tiên và hỏi.
 -Hai bạn đang làm gì? Theo bạn việc đó đúng hay sai?
 -Tại sao chúng ta không nên ngoáy tai cho nhau?
 +Bạn gái đang làm gì?
 +Làm như vậy có tác dụng gì?
* Các bạn đang làm gì? Việc nào đúng? Việc nào sai?
đ G kết luận: Cần giữ vệ sinh và bảo vệ tai để có sức khoẻ tốt.
c.Hoạt động 3. (8-10') Đóng vai.
*Mục tiêu: Tập ứng xử để bảo vệ mắt và tai.
*Tiến hành:
+ Bước 1. Giao nhiệm vụ
+ Bước 2. Đóng vai trình bày.
đ G nhận xét. Cho H nhắc lại xem mình đã học được gì từ 2 tình huống trên.
*Nhận xét.
d.Hoạt động 4 (5')
Làm VBT/5
--------------------------------------------------------
Thứ nămngày 18 tháng 9 năm 2008
Thể dục.
Bài 4. Đội hình đội ngũ - Trò chơI vận động
I.Mục tiêu.
-Ôn tập hợp hàng dọc - dóng hàng, đứng nghiêm, nghỉ, yêu cầu hiện được động tác ở mức cơ bản đúng, nhanh, trật tự và kỉ luật hơn giờ trước.
-Học quay phải, trái. Yêu cầu nhận biết đúng hướng và xoay người theo khẩu lệnh.
-Ôn trò chơi diệt các con vật có hại. Yêu cầu tham gia vào trò chơi ở mức tương đối chủ động.
II.Địa điểm.
Sân tập, còi.
III.Nội dung và phương pháp.
1.Phần mở đầu (5-7')
-Tập hợp lớp thành 3 hàng dọc.
-Khởi động. Đứng vỗ tay và hát.
	Giậm chân tại chỗ theo nhịp 1-2.
- Kiểm tra: Cho cả lớp đứng ở tư thế nghiêm nghỉ.
- Phổ biến:	-Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, nghỉ.
	-Học động tác quay phải quay trái.
	- Chơi trò chơi: "Diệt các con vật có hại".
2. Phần cơ bản (10-25').
Nội dung
Thời gian
Phương pháp
1.Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, nghỉ
2-3 lần
5-6'
-Lần 1,2: G điều khiển
- Lần 3. Lớp trưởng điều khiển
2.Quay phải quay trái
5-6 lần
6-8'
-Trước khi quay cho H giơ tay để nhận biết hướng.
- G hô bên phải (Trái) quay.
H xoay người theo hướng đó.
-Lần 1, 2 cả lớp tập.
-Lần 3, 4 tập theo tổ.
-Lần 5 tập cả lớp.
3.Ôn trò chơi diệt các con vật có hại
5-6'
-H chơi theo đội hình 3 hàng ngang G điều khiển
4.Ôn tập hợp, dóng hàng đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, quay trái.
2 lần
5-6'
-G điều khiển - H tập.
3.Phần kết thúc. (5-7')
- Đừng vỗ tay và hát.
- Hệ thống bài: Cho 3-4 H tập quay phải, trái. Cả lớp nhận xét.
- Nhận xét giờ học. Về nhà tập xác định hướng khi quay.
Tuần 5: ( Từ ngày 22/9 đến ngày 26/9)
Thứ hai ngày 22 tháng 9 năm 2008
Đạo đức
Bài 3. Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập (T2)
I.Mục tiêu.
-H biết trẻ em có quyền được học hành.
-Biết giữ gìn sách vở đồ dùng học tập sẽ giúp các em quyền được học hành của mình.
-Biết yêu quí và giữ gìn sách vở đồ dùng học tập.
II.Tài liệu và phương tiện.
-Tranh phóng VBT bài 1,3.
III.Các hoạt động dạy học.
1.Kiểm tra (5')
- Thế nào là ăn mặc sạch sẽ gọn gàng?
- Vì sao phải ăn mặc sạch sẽ gọn gàng?
2.Dạy bài mới.
a.Hoạt động 1. Bài 1 VBT (7-8')
- G nêu yêu cầu tô màu và gọi tên các đồ dùng học tập có tranh...
- Cho H tô màu.
đ Cho 1,2 H nêu kết quả.
b.Hoạt động 2. Bài 2/12 VBT(6-7')
-G nêu yêu cầu: giới thiệu với bạn những đồ dùng học tập của mình theo nội dung sau.
+Tên đồ dùng học tập	H làm việc theo cặp
+Đồ dùng đó để làm gì?	Cho 1 số H trình bày
+Cách giữ gìn đồ dùng đó thế nào?	Cả lớp nhận xét
đKết luận
- Cần giữ gìn đồ dùng học tập. Không làm giây bẩn viết bậy, vẽ bậy ra sách vở. Không gập gáy sách vở, không xé sách vở. Không dùng thước, bút, cặp để nghịch. Học xong phải cất gọn gàng vào nơi quy định.
-Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập giúp em học tập tốt, thực hiện tốt quyền học tập của mình.
c.Hoạt động 4. Sắp xếp và sửa lại đồ dùng học tập của mình.
- Cho H tự sếp đồ dùng học tập của mình cho ngăn nắp.
3.Củng cố (5').
- Kể tên những đồ dùng học tập của mình?
- Vì sao phải giữ gìn đồ dùng học tập?
--------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 24 tháng 9 năm 2008
Tự nhiên xã hội
Bài 5: Giữ vệ sinh thân thể
I.Mục tiêu.
- Giúp H hiểu: Thân thể sạch sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh, tự tin.
- Biết việc nên làm và không nên làm để luôn sạch sẽ.
- Có ý thức tự giác làm vệ sinh hàng ngày.
II.Đồ dùng.
- Tranh Sgk bài 5.
- Xà phòng, khăn mặt, bấm móng tay.
III.Các hoạt động dạy học.
1.Khởi động (5')
- Cả lớp hát bài khám tay.
- Từng cặp H xem và nhận xét tay ai sạch? chưa sạch?
=> Bài 5...
a.Hoạt động 1 (6-7')
* Làm việc theo nhóm 
- Mục tiêu. Liên hệ những việc H đã làm để giữ vệ sinh...
- Tiến hành.
+Bước 1: Cho H nói trước lớp - cả lớp bổ sung.
b.Hoạt động 2 (8-10') làm việc với Sgk.
*Mục tiêu: Nhận ra các việc nên làm của H.
*Tiến hành:
+Bước 1: Quan sát hình trang 12, 13. Nêu việc làm của từng bạn trong tranh.
	 Nêu rõ việc làm nào đúng? Sai? Tại sao?
+Bước 2: Cho H trình bày trước lớp.
đKết luận.
- Nên tắm, gội đầu bằng nước sạch và xà phòng. Thường xuyên thay quần áo, rửa chân tay, cắt móng tay móng chân. Không nên tắm ao ở nơi có nguồn nước bẩn.
c.Hoạt động 3. (7- 8') Thảo luận cả lớp.
*Mục tiêu: Biết trình tự các việc làm hợp vệ sinh như tắm rửa tay chân và biết nên làm những việc đó vào lúc nào?
*Tiến hành.
+ Bước 1. Nêu các việc làm cần làm khi tắm.
đ G kết luận. Chuẩn bị nước tắm, xà phòng, khăn tắm sạch sẽ. Khi tắm rội nước, sát xà phòng, kì cọ. Tắm xong lau khô người mặc quần áo sạch sẽ.
+ Bước 2.Nên rửa tay chân khi nào?	-Trước khi cầm thức ăn...
+ Bước 3. Nêu những việc không nên làm	-Cắn móng tay, đi đất...
đ Kết luận.
Giữ gìn vệ sinh thân thể hàng ngày để có thể luôn mạnh khoẻ.
d. Hoạt động 4 (5') Làm VBT/6
-------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 25 tháng 9 năm 2008
Thể dục
Bài 5. Đội hình đội ngũ trò chơi
I.Mục tiêu.
- Ôn 1 số kĩ năng về đội hình đội ngũ đã học. Yêu cầu thực hiện chính xác nhanh và kĩ thuật, trật tự hơn giờ trước.
- Làm quen với trò chơi "Qua đường lội". Yêu cầu biết tham gia vào trò chơi.
II.Địa điểm, phương tiện.
- Kẻ sân, chuẩn bị cho trò chơi "Qua đường lội"
III.Nội dung và phương pháp lên lớp.
1.Phần mở đầu (5-7')
-Tập hợp lớp thành 3 hàng dọc.
-Khởi động:	- Đứng vỗ tay - hát
	- Đi theo vòng tròn và hít thở sâu. Đứng quay mặt vào tâm.
	- Chạy nhẹ nhàng theo đội hình vòng tròn.
- Kiểm tra: Cho cả lớp chơi trò chơi diệt các con vật có hại.
*Phổ biến:	- Ôn 1 số kĩ năng về đội hình đội ngũ
	- Trò chơi qua đường lội.
2.Phần cơ bản (20-25')
Nội dung
Thời gian
Phương pháp
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, nghiêm, nghỉ, quay phải, quay trái.
- Chơi trò chơi qua đường lội
2-3 lần
10-15'
8-10'
Lần 1. G điều khiển
Lần 2, 3: Lớp trưởng điều khiển. G giúp đỡ.
- G kẻ sẵn hình sau
 o o o
Nhà o o o 
 * x x x * Trường 
 x x x
Chia lớp thành 2 tổ đi thận trọng qua đường, bước lên các viên đá H đi lần lượt theo thứ tự.
- G làm mẫu đi xuôi, đi ngược.
- H thực hiện theo G.
3.Phần kết thúc (5-7')
- Đứng vỗ tay - hát.
- Hệ thống bài học.
- Nhận xét giờ học.
An toàn giao thông
Bài 5. Đi bộ và qua đường an toàn
I.Mục tiêu.
-Nhận biết những nơi an toàn đi bộ trên đường và khi qua đường.
-Nhận biết vạch đi bộ qua đường an toàn là lối đi dành cho người đi bộ khi qua đường.
- Biết nắm tay người lớn khi qua đường. Biết quan sát hướng đi của các loại xe.
- Chỉ qua đường khi có người lớn dắt tay và qua đường nơi có vạch đi bộ qua đường.
II.Nội dung an toàn.
*Các yếu tố đối với người đi bộ.
- Phải nắm tay người lớn khi đi bộ và qua đường.
- Khi đi bộ phải đi trên vỉa hè.
*Các kĩ năng qua đường.
- Chỉ qua đường với người lớn và nắm tay người lớn khi qua đường.
- Qua đường khi có vạch đi bộ qua đường.
- Quan sát cẩn thận khi qua đường.
- Không qua đường ở nơi có ô tô đỗ.
III.Các hoạt động chính.
1.Hoạt động 1. Quan sát đường phố.
a.Mục tiêu.
- Quan sát lắng nghe âm thanh của các loại xe.
- Quan sát nhận biết hướng đi của xe.
- Xác định những nơi an toàn và không an toàn khi đi bộ trên đường.
b.Các tiến hành.G gợi ý để H trả lời.
+Đường phố rộng hay hẹp?
+Đường phố có vỉa hè không?
+Em thấy người đi bộ đi ở đâu?
+Các loại xe chạy ở đâu?
-Em có thấy đèn tín hiệu hay vạch đi bộ qua đường nào không?
 Khi qua đường phố có nhiều người và các loại xe đi lại, đảm bảo an các emcần:
- Không đi 1 mình mà phải đi cùng với người lớn.
- Phải nắm tay người lớn khi qua đường.
- Phải đi trên vỉa hè không đi dưới lòng đường.
- Nhìn đèn tín hiệu giao thông.
- Quan sát xe cộ cận thận trước khi qua đường.
- Không chơi đùa dưới lòng đường
c.Kết luận. Đi bộ và qua đường phải an toàn.
2.Hoạt động 2. Thực hành đi qua đường.
IV.Củng cố.
-Khi đi qua đường các em cần phải đi với ai? đi ở đâu?
-Khi đi bộ qua đường cần phải đi ở đâu? Vào khi nào?
-Khi đi bộ trên vỉa hè an toàn giao thông
bài 3: đèn tín hiệu giao thông
I.Mục tiêu:
Biết tác dụng, ý nghĩa, hiệu lệnh của các tín hiệu đèn giao thông. Biết nơi có tín hiệu đèn giao thông.
- Có phản ứng đúng với tín hiệu đền giao thông.
- Xác định vị trí của đén giao thông ở những phố giao nhau, gần ngã ba ngã tư.
- Đi theo đúng tín hiệu đèn giao thông để đảm bảo an toàn.
II.Nội dung
- Đèn tín hiệu là hiệu lệnh chỉ huy giao thông, điều khiển các loại xe đi lại.
- Có 2 loại đèn tín hiệu. Đèn tín hiệu cho các loại xe, đèn tín hiệu cho người đibộ.
-Tín hiệu đèn cho các loại xe gồm 3 màu: Đỏ, vàng, xanh.
- Đèn tín hiệu cho người đi bộ có hình người màu đỏ và màu xanh.
- Đèn tín hiệu đặt gần đường giao nhau phí tay phải người đi đường.
III.Chuẩn bị
3 tấm bìa có kẻ đèn hiệu: Xanh, đỏ, vàng
1 tấm bìa có hình người màu đỏ , màu xanh.
Quan sát tín hiệu đèn và cách sắp xếp đèn tín hiệu.
IV.Hoạt động :
1.Hoạt động1. Giới thiệu đèn tín hiệu
a.Mục tiêu
- Đèn tín hiệu giao thông được đặt ở nơi có đường giao nhau
- Có 2 loại đèn tín hiệu: Tín hiệu giành cho các loại xe và tín hiệu đèn gianh cho người đi bộ.
b.Cách tiến hành.
*Bước 1. G hỏi. Đèn tín hiệu giao thông được đặt ở đâu?
 + Tín hiệu đèn có mấy mầu?
 + Thứ tự các màu như thế nào?
*Bước 2: G giơ tấm bìa có đèn hiệu xanh, đỏ, vàng và người đi bộ màu xanh và màu vàng. H phân biệt.
 + Loại đèn tín hiệu nào dành cho các loại xe?
 + Loại đèn tín hiệu nào danh cho người đi bộ?
c.Kết luận
Đèn tín hiệu giao thông đặt ở nơi có đường giao nhau. Các cột đền tín hiệu được đặt mé tay phải đường 3 màu đèn theo thứ tự có 2 loại đèn tín hiệu.
2.Hoạt động 2: Quan sát tranh
a.Mục tiêu: Hiểu tác dụng của đèn tín hiệu. Nội dung hiệu lệnh đèn.
b.Cách tiến hành.
- Tín hiệu đèn dành cho các loại xe trong tranh màu gì?
- Xe cộ khi đó dừng hay đi?
- Tín hiệu đèn lúc đó dành cho người đi bộ bật màu gì?
- Người đi bộ dừng lại hay đi?
*Đén tín hiệu giao thông để làm gì?
- Khi gặp tín hiệu đèn đỏ tì người và xe phải làm gì?
- Khi tian hiệu đèn xanh bật lên thì sao?
- tín hiệu đèn vàng bất sáng để làm gì?
c.Kết luận
Tín hiệu đèn là hiệu lệnh chỉ huy giao thông.
3.Hoạt động 3: Trò chơi đèn xanh, đèn đỏ
- Mục tiêu: H phân biệt được tín hiệu đèn, làm đúng theo hiệu lệnh.
- Tiến hành 
 +Đèn đỏ xe người phải làm gì?
 +Đi theo hiệu lệnh đèn để làm gì?
 +Điều gì có thể xảy ra khi đi không đúng.
* G hướng dẫn chơi.
V. Củng cố.
- Nhắc lại bài học.
- Dặn dò.
 có vật cản, c Thứ tư ngày 4 tháng 9 năm 2007
Cây xanh môi trường
ơn người trồng cây
I.Mục tiêu
- H nắm được tác dụng của cây xanh, thấy được nỗi vất vả khi trồng được cây xanh. Từ đó có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
II. Đồ dùng dạy học
III.Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức (5’)
2. Giới thiệu (5’) Bài: Ơn người trồng cây
3. Dạy học bài mới (20 - 22’)
* Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận theo nội dung sau:
- Cảnh trường mình hôm nay thế nào?
- Xung quanh trường trên sân có những gì?
- Cây xanh trồng để làm gì?
* Đại diện nhóm trình bày
-> Cây xanh giúp cho quang cảnh trường thêm đẹp, không khí mát mẻ trong lành. Cây xanh còn cho gỗ để đóng đồ dùng sinh hoạt
- G đọc thơ
Con đi dưới tán cây xanh
Có nghe gió thổi mênh mông bốn bề
Có nghe lòng đất tỷ tê
Công ai dãi nắng mưa dề ươm cây.
- Đoạn thơ trên cho biết điều gì?
- Để có cây xanh ta phải làm gì?
-> Cây xanh không phải một ngày mà lớn lên được. Chúng ta cần phải chăm sóc và bảo vệ cây.
* Liên hệ: Tuyên dương H biết bảo vệ cây và hoa trong sân trường
4. Củng cố (3 - 5’)
- Cho H đọc thuộc đoạn thơ
- Dặn dò: Ra trường không được bẻ cành hái hoa phá hỏng cây. 
 Phải biết bảo vệ của công.
An

Tài liệu đính kèm:

  • doc1x.doc