1. Giới thiệu bài
Các con ạ, sau thất bại ở biên giới tháng 12/1950, thực dân Pháp cử tướng Đơ Lát – đơ – Tát xi nhi sang làm tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp. Ông ta đã đề ra kế hoạch nhằm xoay chuyển, đảo ngược tình thế giữa ta và địch đó là: Đánh phá hậu phương của ta, đẩy mạnh tiến công quân sự. Trong tình hình đó, chúng ta càng đẩy mạnh xây dựng hậu phương vững chắc để chi viện cho tiền tuyến. Hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu về hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới qua bài 16.
Các con cùng mở SGK trang 35.
+ Các con hiểu thế nào là hậu phương?
+ Nơi giao chiến giữa ta và địch được gọi là gì?
GV kết luận: Các con ạ, cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp của nhân dân ta đã liên tiếp thu được nhiều thắng lợi. Thực dân Pháp ngày càng sa lầy vào cuộc chiến khó tránh khỏi thất bại. Thế lực của ta từ sau chiến thắng biên giới có bước phát triển vượt bậc. Cuộc kháng chiến lại bước sang giai đoạn mới, đòi hỏi Đảng ta phải có chủ trương, đường lối phù hợp với tình hình mới. Để đáp ứng yêu cầu đó Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã được tổ chức.
Chúng ta cùng tìm hiểu về Đại hội qua phần
Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ ? Giờ lịch sử trước các con đã học bài gì? Cô sẽ kiểm tra bài cũ nhé.Cô có câu hỏi thứ nhất 1. Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 nhằm mục đích gì? Nhận xét câu trả lời của bạn. 2. Nêu ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu – đông 1950? - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Cô thấy 2 bạn về nhà có học bài và nắm vững bài học trước. Cả lớp khen hai bạn nào. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài Các con ạ, sau thất bại ở biên giới tháng 12/1950, thực dân Pháp cử tướng Đơ Lát – đơ – Tát xi nhi sang làm tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp. Ông ta đã đề ra kế hoạch nhằm xoay chuyển, đảo ngược tình thế giữa ta và địch đó là: Đánh phá hậu phương của ta, đẩy mạnh tiến công quân sự. Trong tình hình đó, chúng ta càng đẩy mạnh xây dựng hậu phương vững chắc để chi viện cho tiền tuyến. Hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu về hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới qua bài 16. Các con cùng mở SGK trang 35. + Các con hiểu thế nào là hậu phương? + Nơi giao chiến giữa ta và địch được gọi là gì? GV kết luận: Các con ạ, cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp của nhân dân ta đã liên tiếp thu được nhiều thắng lợi. Thực dân Pháp ngày càng sa lầy vào cuộc chiến khó tránh khỏi thất bại. Thế lực của ta từ sau chiến thắng biên giới có bước phát triển vượt bậc. Cuộc kháng chiến lại bước sang giai đoạn mới, đòi hỏi Đảng ta phải có chủ trương, đường lối phù hợp với tình hình mới. Để đáp ứng yêu cầu đó Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã được tổ chức. Chúng ta cùng tìm hiểu về Đại hội qua phần I, (1) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng - (gắn bảng) - Mời cả lớp cùng hướng lên màn hình xem đoạn clip. Khi xem các con chú ý để trả lời câu hỏi: + Đoạn clip quay cảnh gì? + Diễn ra ở đâu? + Không khí cũng như tình thần của mọi người ở đó như thế nào? - Các con đã rõ nhiệm vụ của mình chưa? + Đoạn clip quay cảnh gì? + Diễn ra ở đâu? + Không khí cũng như tinh thần của mọi người ở đó như thế nào? + Vì sao con biết điều đó? Cô thấy các con đã quan sát rất kĩ. Cô khen cả lớp nào! GV nêu: Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng là nơi tập trung trí tuệ của toàn Đảng để vạch ra đường lối kháng chiến, nhiệm vụ của toàn dân tộc ta. Đường lối, nhiệm vụ đó là gì? Cô mời một bạn đọc SGK từ tháng 2 năm 1951 đến chia ruộng đất cho nông dân. - Các con hãy hoạt động nhóm đôi để trả lời hai câu hỏi sau: Một bạn đọc cho cô 2 câu hỏi cần trả lời. - Thời gian thảo luận là 1 phút. 1 phút bắt đầu. - Thời gian thảo luận đã hết, xin mời các nhóm nêu ý kiến của nhóm mình. - Cô mời ý kiến nhóm. Câu 1: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng đã đề ra nhiệm vụ gì? - Cô mời nhóm .... nào? - Nhận xét kết quả nhóm bạn à Khen à Gắn bảng + Để thực hiện nhiệm vụ đó cần các điều kiện gì? - Cô mời nhóm. Nào? - Nhận xét ý kiến của nhóm bạn. - GV nhận xét, chốt đáp án. (Gắn bảng) + Qua phần 1 các con đã được tìm hiểu điều gì? - GV chuyển: Sau đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng (tháng 2/1951), hậu phương của ta đã thực sự lớn mạnh. Sự lớn mạnh đó như thế nào? Cô và các con cùng đi tìm hiểu ở phần 2. (Gắn bảng) - Ở hoạt động này cô mời các con thảo luận nhóm 4 để hoàn thành phiếu bài tập. Mời một bạn đọc cho cô nội dung yêu cầu của phiếu bài tập. 1. Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới trên các mặt trận: Kinh tế, văn hóa – GD thể hiện như thế nào? 2. Theo em vì sao hậu phương có thể phát triển vững mạnh như vậy? 3. Sự phát triển vững mạnh của hậu phương có tác động như thế nào đến tiền tuyến. - Các con đã rõ nhiệm vụ của mình chưa? - Thời gian thảo luận là 3 phút bắt đầu. - Thời gian thảo luận đã hết, mời các nhóm báo cáo kết quả. - Cô mời nhóm trình bày ý kiến của mình về sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới trên các mặt trận: Kinh tế, văn hóa – giáo dục. - Nhận xét ý kiến của nhóm bạn. - GV chốt đáp án (gắn cây tri thức lên bảng) - Cô mời các con cùng hướng lên màn hình và cho cô biết, bức ảnh chụp cảnh gì? - GV giới thiệu: Trong thời gian này chúng ta đã xây dựng được các xưởng công binh chế tạo vũ khí đạn dược phục vụ kháng chiến. Từ năm 1951-1953, từ liên khu 4 trở ra đã sản xuất được 1310 tấn vũ khí, đạn dược. + Các con quan sát tiếp hình 3: Đây là hình ảnh gì? + Việc các chiến sĩ bộ đội tham gia giúp dân cấy lúa nói lên điều gì? + Cô mời đại diện nhóm cho biết: Vì sao hậu phương lại có thể phát triển vững mạnh như vậy? - Nhận xét ý kiến của nhóm bạn. - GV chốt đáp án (gắn thẻ lên cây tri thức) + Sự phát triển vững mạnh của hậu phương tác động thế nào đến tiền tuyến? Xin mời ý kiến của nhóm. - Nhận xét ý kiến của nhóm bạn nào! - GV chốt đáp án (gắn thẻ lên cây tri thức) - Bây giờ chúng ta cùng ngược dòng lịch sử để thấy được sự lớn mạnh của hậu phương về kinh tế, văn hóa – giáo dục những năm sau chiến dịch biên giới nhé! (GV bấm máy cho HS xem clip) Chốt: Qua đoạn clip, chúng ta đã thấy được sự lớn mạnh của hậu phương về kinh tế; văn hóa - giáo dục và sự phát triển ấy đã góp thêm sức người, sức của cho tiền tuyến đưa đất nước ta dần đến ngày thắng lợi. - Chuyển: Cùng với sự phát triển đó- Trong phong trào thi đua yêu nước đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu cả trong chiến đấu và trong sản xuất. Để tổng kết và biểu dương những thành tích của phong trào thi đua đó, Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc đã diễn ra. Chúng ta cùng tìm hiểu Đại hội đó qua phần 3. (GV gắn thẻ lên cây tri thức) - Cô mời bạn đọc cho cô đoạn cuối trong SGK, cả lớp theo dõi. + Đại hội được diễn ra vào ngày tháng năm nào? (Gắn bảng) + Đại hội nhằm mục đích gì? - Nhận xét câu trả lời của bạn. - GV nhận xét, khen ngợi. (Gắn bảng) + Đại hội đã bầu được bao nhiêu anh hùng? + Hãy kể tên các anh hùng được Đại hội bầu chọn? - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Cô cũng đồng ý với đáp án của các con. (gắn thẻ lên cây tri thức) - Các con hãy hướng lên màn hình để chiêm ngưỡng chân dung những anh hùng được đại hội bầu chọn nhé! (GV bấm máy) - Cô mời 1 bạn đọc lại tên các vị anh hùng nào - Ở tiết trước cô đã dặn các con về sưu tầm hình ảnh và tìm hiểu thông tin những anh hùng được tuyên dương. Các con đã chuẩn bị chưa? - Cô cho các con hoạt động nhóm đôi để giới thiệu và kể cho nhau nghe thông tin mà mình đã tìm hiểu! trong thời gian 1 phút - 1 phút bắt đầu - Thời gian kể trong nhóm đã hết. Bây giờ cô mời các con hãy kể trước lớp cho cô và cả lớp cùng nghe nào! - Cô mời con. - Cả lớp khen bạn nào. - Còn bạn nào muốn kể cho cô và các bạn cùng nghe nữa nào? Cô mời con. - Cả lớp khen bạn. - Một trong số 7 anh hùng được tôn vinh đó có một anh hùng mà đã được Đại tướng Võ Nguyên Giáp gọi là “ Ông phật chế tạo súng”. Đó là ai các con có biết không? - Đúng rồi. Các con hãy hướng lên màn hình để xem những hình ảnh thật xúc động và đáng tự hào về những đóng góp của ông cho Tổ quốc! (GV bấm máy) - Còn 4 vị anh hùng chúng ta sẽ để dành cho tiết Hướng dẫn học buổi chiều, các con hãy tiếp tục kể cho nhau nghe nhé. - GV chốt: 7 vị anh hùng được tôn vinh trong đại hội thật xứng đáng là tấm gương tiêu biểu cho bao thế hệ noi theo. Nhân dân mãi ghi nhớ công ơn của họ và có nhiều hoạt động thể hiện điều đó. + Hoạt động đó được thể hiện bằng những việc làm nào? + Con biết những đường phố, trường học nào được mang tên một trong các vị anh hùng trên? + Các con cần làm gì để tỏ lòng biết ơn tới họ? - GV khen. C. Củng cố, dặn dò - Qua bài học hôm nay các con thấy: + Hậu phương của chúng ta những năm sau chiến dịch biên giới như thế nào? + Sự lớn mạnh đó có ảnh hưởng thế nào đến cuộc kháng chiến? - GV chốt: Đó cũng chính là nội dung bài học hôm nay chúng ta cần nắm được. (GV bấm máy) - Cô mời 1 bạn đọc cho cô. + Các con có biết hôm nay là ngày gì không? - Đúng rồi ngày hôm nay chính là ngày hội quốc phòng toàn dân. Trong những ngày này, chúng ta lại được ôn lại những chặng đường lịch sử để đi tới ngày đất nước ta hoàn toàn giải phóng và cũng là dịp để chúng ta tôn vinh những vị anh hùng của dân tộc. + Các con đã tham gia những hoạt động nào để chào mừng ngày 22 - 12? - Cô khen tất cả các con nào. - Nhận xét tiết học: Tiết học hôm nay các con học tập rất sôi nổi. Cô khen các con! Về nhà các con ôn lại bài và chuẩn bị bài sau: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. - Giờ học của chúng ta đến đây là hết rồi. Xin cảm ơn các thầy cô và các em HS. Chúc các thầy cô trong BGK mạnh khỏe, hạnh phúc. Chúc các em chăm ngoan, học giỏi. - Chiến thắng Biên giới thu đông 1950. - 1 HSTL - Nhận xét - 1 HSTL - Nhận xét - Là vùng tự do (không bị địch chiếm đóng) trong kháng chiến... - Tiền tuyến - Rồi ạ. HS xem. - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng - Chiêm Hóa – Tỉnh Tuyên Quang - Không khí sôi nổi, mọi người phấn khởi - Vì thấy mọi người cùng đồng loạt giơ tay thể hiện sự quyết tâm. - HS đọc SGK - 1HS đọc - HS thảo luận theo nhóm đôi. - Đại diện nhóm nêu ý kiến. + Nhiệm vụ: đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. + Để thực hiện nhiệm vụ đó cần: * Phát triển tinh thần yêu nước. * Đẩy mạnh thi đua * Chia ruộng đất cho nông dân. - Nhận xét. - 1 - 2 HS nêu phần GV gắn bảng -1 HS đọc - Rồi ạ! - HS thảo luận nhóm 4. - Đại diện nhóm trình bày. + Kinh tế: Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm. + Văn hóa – GD: Các trường đại học tích cực đào tạo các cán bộ cho kháng chiến. Hơn 1 triệu HS phổ thông vừa học tập vừa hăng hái tham gia sản xuất. + Xây dựng được xưởng công binh nghiên cứu và chế tạo vũ khí phục vụ kháng chiến. - Nhận xét ý kiến,bổ sung. - HS ghi vở - Bác Hồ thăm công binh xưởng. - Bộ đội giúp dân cấy lúa trong kháng chiến chống Pháp. - Việc các chiến sĩ bộ đội cùng tham gia giúp dân cấy lúa cho thấy tình cảm gắn bó của quân dân ta và cũng nói lên tầm quan trọng của sản xuất trong kháng chiến. Chúng ta đẩy mạnh sản xuất để đảm bảo cung cấp cho tiền tuyến. - Vì Đảng lãnh đạo đúng đắn, phát động phong trào thi đua yêu nước. Vì nhân dân ta có tinh thần yêu nước cao. - Nhận xét. - Tiền tuyến được chi viện đầy đủ sức người, sức của có sức mạnh chiến đấu cao. - Nhận xét. - HS đọc. - Đại hội diễn ra vào ngày 1/5/1952 - Đại hội nhằm tổng kết, biểu dương những thành tích của phong trào thi đua yêu nước của các tập thể và cá nhân cho thắng lợi của cuộc kháng chiến. - Nhận xét. - 7 anh hùng - Các anh hùng được Đại hội bầu chọn là: Anh hùng Cù Chính Lan, anh hùng La Văn Cầu, anh hùng Nguyễn Quốc Trị, anh hùng Nguyễn Thị Chiên, anh hùng Ngô Gia Khảm, anh hùng Trần Đại Nghĩa, anh hùng Hoàng Hanh. - Nhận xét. - 1 HS đọc - HS trả lời. - HS kể theo nhóm đôi. - HS kể trước lớp. - HS kể. - Là anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa ạ - Xây dựng nhà lưu niệm. Đặt tên các đường phố, trường học. - Đường Trần Đại Nghĩa, Trường Đại học Trần Đại Nghĩa ở Hồ Chí Minh, Trường THPT Trần Đại Nghĩa ở quê hương Vĩnh Long. Phố Cù Chính Lan, Ngô Gia Khảm, Trường THPT Ngô Gia Khảm. - Chăm ngoan học giỏi, yêu quê hương đất nước, xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh xứng đáng với những đóng góp hi sinh của họ. - Hậu phương của ta được mở rộng và xây dựng vững mạnh. - Sự lớn mạnh của hậu phương làm tăng thêm sức mạnh cho cuộc kháng chiến. - 1 - 2 HS đọc - Ngày 22 - 12; ngày TL QĐNDVN - Thi văn nghệ, thi nghi thức đội.
Tài liệu đính kèm: