Giáo án Lịch sử Lớp 4 - Tuần 27 đến 30 - Năm học 2015-2016 - Châu Anh Thơm

Môn : LỊCH SỬ&ĐỊA LÝ

Phân môn : Lịch sử

Tuần 28 tiết 28

NGHĨA QUÂN TÂY SƠN

TIẾN RA THĂNG LONG

1786

I. Mục tiêu :

- Nắm được đôi nét về việc nghĩa quân Tây Sơn tién ra Thanh Long diệt chúa Trịnh (1786):

+ Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn, Nguyễn Huệ tiến ra Thanh Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh (năm 1786).

+ Quân của Nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng đến đó, năm 1786 nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước.

- Nắm được công lao của Quang Trung trong việc đánh bại chúa Nguyễn, chúa Trịnh, mở đầu cho việc thống nhất đất nước.

- Hs khá, giỏi : Nắm được nguyên nhân thắng lợi của quân Tây Sơn khi tiến ra Thăng Long : Quân Trịnh bạc nhược chủ quan, quân Tây Sơn tiến như vũ bão, quân Trịnh không kịp trở tay,

II. Đồ dùng :

- Bản đồ Việt nam

- Phiếu học tập cho hs.

III : Các hoạt động dạy học :

 

docx 8 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 953Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 4 - Tuần 27 đến 30 - Năm học 2015-2016 - Châu Anh Thơm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 11 tháng 03 năm 2015
Môn : LỊCH SỬ&ĐỊA LÝ
Phân môn : Lịch sử
Tuần 27 tiết 27
THÀNH THỊ Ở THẾ KỶ XVI - XVII
I. Mục tiêu :
- Miêu tả những nét cụ thể, sinh động về ba thành thị : Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI – XVII để thấy rằng thương nghiệp thời kì này rất phát triển ( cảnh buôn bán nhộn nhịp, phố phường nhà cửa, cư dân ngoại quốc,)
- Dùng lược đồ chỉ vị trí và quan sát tranh, ảnh về các thành thị này.
II. Đồ dùng :
- Bản đồ Việt Nam thế kỷ XVI - XVII
- Phiếu học tập cho từng hs.
- Các hình minh họa sgk
- Gv - Hs sưu tầm các tự liệu về 3 thành thị lớn là Thăng long, Phố Hiến, Hội An.
III : Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Khởi động :
* Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ : Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong..
- Gọi 2-3 hs nêu lại nội ghi nhớ và trả lời câu hỏi cuối bài 
- Gv nhận xét 
* Hoạt động 2. Bài mới :
- Gv giới thiệu bài học : Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về thành thị thế kỷ XVI , XVII.
- Gv ghi tựa bài lên bảng
* Hoạt động 3. Thăng long, Phố Hiến, Hội An 3 thành thị lớn thế kỷ XVI , XVII.
- Phát phiếu học tập cho mỗi hs
- Yêu cầu hs đọc sgk và hoàn thành phiếu bài tập
- Gv theo dõi giúp đỡ hs yếu
- Gọi 3 hs báo cáo kết quả (mỗi hs nêu 1 thành thị)
- Gv nhận xét kết luận 
Phiếu học tập
Họ và tên : 
Hãy đọc sgk để hoàn thành bảng thống kê
 Đặc 
 điểm
Thành 
 thị
Số dân
Quy mô
Hoạt động
Thăng Long
Đông hơn nhiều thành thị ở châu Á
Lớn bằng thành thị một số nước châu Á
Những ngày chợ phiên dân các vùng lân cận gánh hàng đến đông không thể tưởng tượng được. Buôn bán nhiều mặt hàng áo, tơ lụa, vóc nhiểu.
Phố Hiến
Có người nước ngoài Trung Quốc, Hà Lan, Anh, Pháp
Trên 2000 nóc nhà của người nướpc ngoài đến ở.
Nơi buôn bán tấp nập
Hội An
Là dân địa phương, các nhà buôn Nhật 
Phố cảng lớn và đẹp nhất ở Đàng Trong
Thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán
* 3.2. Tình hình kinh tế nước ta thế kỳ XVI - XVII :
- Yêu cầu hs thảo luận trả lời câu hỏi
+ Theo em cảnh buôn bán sôi động ở các đô thị nói lên điều gì về tình hình kinh tế nước ta thời đó? (Thành thị nước ta thời đó đông người, buôn bán sầm uất chứng tỏ ngành nông nghiệp tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh, tạo ra nhiều sản phẩm để trao đổi, buôn bán ).
- Gv nhận xét chốt ý và giảng thêm việc phát triển kinh tế.
* Hoạt động 4. Củng cố - Giáo dục :
- Gọi 3 hs đọc nội dung ghi nhớ sgk
- Gv nhận xét tiết học - Liên hệ giáo dục hs 
- Chuẩn bị bài sau : Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long.
Hát vui
Hs đọc và trả lời 
Lớp nhận xét
Hs theo dõi
Hs nêu lại tựa bài
Hs làm bài
Hs trình bày
Lớp nhận xét
Hs thảo luận trả lời 
Lớp nhận xét
Hs theo dõi
Hs đọc nội dung 
Hs theo dõi
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 18 tháng 03 năm 2015
Môn : LỊCH SỬ&ĐỊA LÝ
Phân môn : Lịch sử
Tuần 28 tiết 28
NGHĨA QUÂN TÂY SƠN 
TIẾN RA THĂNG LONG
1786
I. Mục tiêu :
- Nắm được đôi nét về việc nghĩa quân Tây Sơn tién ra Thanh Long diệt chúa Trịnh (1786):
+ Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn, Nguyễn Huệ tiến ra Thanh Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh (năm 1786).
+ Quân của Nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng đến đó, năm 1786 nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước.
- Nắm được công lao của Quang Trung trong việc đánh bại chúa Nguyễn, chúa Trịnh, mở đầu cho việc thống nhất đất nước.
- Hs khá, giỏi : Nắm được nguyên nhân thắng lợi của quân Tây Sơn khi tiến ra Thăng Long : Quân Trịnh bạc nhược chủ quan, quân Tây Sơn tiến như vũ bão, quân Trịnh không kịp trở tay,
II. Đồ dùng :
- Bản đồ Việt nam
- Phiếu học tập cho hs.
III : Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Khởi động :
* Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ : Thành thị ở thế kỷ XVI – XVI
- Yêu cầu 2 hs giới thiệu về một trong ba thành thị lớn thế kỉ XVI - XVII.
- Gọi 2 hs đọc nội dung ghi nhớ sgk
- Gv nhận xét 
* Hoạt động 2. Bài mới :
- Gv giới thiệu bài học 
- Gv ghi tựa bài lên bảng
* Hoạt động 3.1. Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh
- Yêu cầu 2 hs lên bảng chỉ vùng đất Tây Sơn
- Phát phiếu học tập cho mỗi hs
- Yêu cầu hs đọc sgk và hoàn thành phiếu bài tập
- Gv theo dõi giúp đỡ hs yếu
- Gọi 3 hs báo cáo kết quả (mỗi hs nêu 1 thành thị )
- Gv nhận xét kết luận tuyên dương
- Yêu cầu 3 hs dựa vào nội dung phiếu trình bày cuộc tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Tây Sơn
- Gv nhận xét tuyên dương
* 3.2. Thi kể chuyện về Nguyễn Huệ
- Yêu cầu hs chọn những mẫu chuyện đã sưu tầm được về anh hùng Nguyễn Huệ
- Yêu cầu mỗi tổ cử 1 bạn thi kể chuyện trước lớp.
- Gv nhận xét bình chọn tuyên dương
+ Nguyễn Huệ được nhân dân gọi là "Người anh hùng áo vải" em có biết vì sao nhân dân gọi ông như thế?
- Gv nhận xét chốt lại
* Hoạt động 4. Củng cố - Giáo dục :
- Gọi 3 hs đọc nội dung ghi nhớ sgk
- Gv nhận xét tiết học - Liên hệ giáo dục hs 
- Chuẩn bị bài sau : Quang Trung đại phá quân Thanh.	
Hát vui
2 hs giới thiệu 
2 hs đọc nội dung
Lớp nhận xét
Hs theo dõi
Hs nêu lại tựa bài
2 hs lên bảng chỉ 
Thực hiện yêu cầu
Hs trình bày
Lớp nhận xét
Hs trình bày
Hs thảo luận 
Hs thi kể chuyện Lớp bình chọn
Hs phát biểu
Lớp nhận xét 
Hs ghi nhớ 
Hs theo dõi
Phiếu học tập (mục 3.1)
* Đánh dấu x vào  trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây :
1/. Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc khi nào? Ai là người chỉ huy? Mục đích của cuộc tiến quân là gì?
 Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc vào năm 1771. Do Nguyễn Huệ chỉ huy để tiêu diệt chúa trịnh, thống nhất giang sơn.
 Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc vào năm 1786. Do Nguyễn Nhạc chỉ huy để lật đỗ chính quyền họ Trịnh.
 Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc vào năm 1786. Do Nguyễn Huệ chỉ huy để lật đỗ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn.
2/. Chúa Trịnh và bầy tôi khi được tin nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc đã có thái độ như thế nào?
 Kinh thành Thăng Long náo loạn, chúa Trịnh Khải đứng ngồi không yên.
 Trịnh Khải gấp rút chuẩn bị quân và mưu kế để giữ kinh thành.
 Cả 2 ý trên.
3. Sự việc nào cho thấy chúa Trịnh và bầy tôi rất chủ quan coi thường lực lượng của nghĩa quân?
 Một viên tướng quả quyết rằng nghĩa quân đi đường xa, lại tiến vào xứ lạ không quen khí hậu, địa hình nên chỉ cần đánh một trận là chúa sẽ thắng.
 Một viên tướng khác thể đem cái chết trả ơn chúa.
 Trịnh Khải ra lệnh dàn binh đợi nghĩa quân đến.
 Tất cả các ý trên
4/. Khi nghĩa quân Tây Sơn tiến vào Thăng long quân Trịnh chống đỡ như thế nào?
 Quân Trịnh chiến đấu anh dũng nhưng không dành được chiến thắng.
 Quân Trịnh sợ hải không dám tiến mà quay đầu bỏ chạy.
 Quân Trịnh và quân Tây sơn đánh nhau không phân thắng bại.
5/. Kết quả và ý nghĩa của cuộc tiến quân ra Thăng Long của Nguyễn Huệ.
 Làm chủ Thăng long, lật đổ chính quyền họ Trịnh.
 Mở đầu việc thống nhất đất nước sau hơn 200 năm bị chia cắt.
 Cả 2 ý trên.
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 25 tháng 03 năm 2015
Môn : LỊCH SỬ&ĐỊA LÝ
Phân môn : Lịch sử
Tuần 29 tiết 29
QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH
(Năm 1789)
I. Mục tiêu :
- Dựa vào lược đồ, tường thuật sơ lược về Quang Trung đại phá quân Thanh, chú ý các trận tiêu biểu : Ngọc Hồi, Đống Đa.
+ Quân Thanh xâm lược nước ta, chúng chiếm Thăng Long ; Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Quang Trung, kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh.
+ Ở Ngọc Hồi , Đống Đa (Sáng mùng 5 Tết quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi, cuộc chiến diễn ra quyết liệt, ta chiếm được đồn Ngọc Hồi. Cũng sáng mùng 5 Tết, quân ta đánh mạnh vào đồn Đống Đa, tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử ) quân ta thắng lớn ; quân Thanh ở Thanh Long hoảng loạn, bỏ chạy về nước.
+ Nêu công lao của Nguyễn Huệ – Quang Trung : đánh bại quân xâm lược Thanh, bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
II. Đồ dùng :
- Lược đồ Quang Trung đại phá quân Thanh.
- Các hính minh họa sgk.
- Bảng phụ ghi sẵn các câu hỏi gợi ý cho hoạt động thảo luận nhóm.
III : Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Khởi động :
* Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ : Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long.
+ Năm 1786 Nguyễn Huệ kéo quân ra bắc để làm gì?
+ Hãy trình bày kết quả của việc nghĩa quân Tây Sơn diễn ra ở Thăng Long?
- Gv nhận xét 
* Hoạt động 2. Bài mới :
- Gv giới thiệu bài học 
- Gv ghi tựa bài lên bảng
* Hoạt động 3.1. Quân Thanh xâm lược nước ta
- Yêu cầu hs đọc sgk và trả lời
+ Vì sao quân Thanh sang xâm lược nước ta?
- Gv nhận xét chốt lại và giới thiệu : Mãn Thanh là một vương triều thống trị Trung quốc từ thế kỷ XVII. Cũng như các triều đại phong kiến phương bắc trước, triều Thanh luôn muốn thôn tính nước ta. Cuối năm 1788 vua Lê Chiêu Thống cho người sang cầu viện nhà Thanh để đánh bại nghĩa quân Tây Sơn. Mượn cớ này nhà Thanh đã cho 29 vạn quân do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu kéo sang xâm lược nước ta.
* 3.2. Diễn biến trận đánh Quang Trung đại phá quân Thanh
- Yêu cầu hs đọc sgk và thảo luận theo câu hỏi gợi ý:
1. Khi nghe tin quân Thanh xâm lược nước ta Nguyễn Huệ đã làm gì? Vì sao nói Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế là một việc cần thiết?
2. Vua Quang Trung tiến quân đến Tam Điệp khi nào? Ở đây ông đã làm gì? Việc làm đó có tác dụng gì?
3. Dựa vào lược đồ nêu đường tiến quân của 5 đạo quân?
4. Trận đánh mở màn diễn ra ở đâu? Khi nào? kết quả ra sao?
5. Hãy thuật lại trận Đống Đa, Ngọc Hồi?
- Gọi hs báo cáo kết quả thảo luận - Lớp nhận xét bổ sung
- Gv nhận xét kết luận
- Yêu cầu hs thi kể lại diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh
- Gv nhận xét bình chọn tuyên dương
* 3.3. Lòng quyết tâm đánh giặc và sự mưu trí của vua Quang Trung
- Yêu cầu hs trao đổi tìm những sự việc hành động của vua Quang Trung nói lòng quyết tâm đánh giặc và sự mưu trí của vua Quang Trung
 + Nhà vua phải hành quân từ đâu để tiến về Thăng Long đánh giặc?
+ Thời điểm nhà vua chọn để đánh giặc là thời điểm nào?
+ Theo em chọn thời điểm ấy có lợi gì cho quân ta có hại gì cho quân địch?
+ Trước khi cho quân tiến vào Thăng Long nhà vua đã làm gì để để động viên tinh thần quân sĩ?
+ Tại trận Ngọc Hồi nhà vua đã cho quân tiến vào đồn giặc bằng cách nào? Làm như vậy có lợi gì cho quân ta?
+ Vậy theo em vì sao quân ta đánh thắng đưôc 29 vạn quân Thanh?
- Gv nhận xét chốt lại
* Hoạt động 4. Củng cố - Giáo dục :
- Gọi 2 hs đọc ý nghĩa bài
- Gv nhận xét tiết học - Liên hệ giáo dục hs 
- Chuẩn bị bài sau 
Hát vui
Hs trả lời
Hs trả lời
Lớp nhận xét
Hs theo dõi
Hs nêu lại tựa bài
Hs đọc trả lời
Lớp nhận xét
Hs thảo luận 
Hs báo cáo kết quả 
Lớp nhận xét 
Thực hiện yêu cầu Lớp bình chọn
Hs thảo luận
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời
Lớp nhận xét 
Hs đọc ý nghĩa 
Hs theo dõi
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 01 tháng 04 năm 2015
Môn : LỊCH SỬ&ĐỊA LÝ
Phân môn : Lịch sử
Tuần 30 tiết 30
NHỮNG CHÍNH SÁCHVỀ KINH TẾ 
VÀ VĂN HÓA CỦA VUA QUANG TRUNG
I. Mục tiêu :
- Nêu được công lao của Quang Trung trong việc xây dựng đất nước :
+ Đã có nhiều chính sách nhằm phát triển : “Chuyến khuyến nông”, đẩy mạnh phát triển thương nghiệp. Các chính sách này có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển.
+ Đã có nhiều chính sách nhằm phát triển văn hoá, giáo dục : “ Chiếu lập học”, đề cao chữ Nôm, Các chíh sách nàycó tác dụng thúc đẩy văn hoá, giáo dục phát triển.
- Hs khá, giỏi : Lí giải được vì sao Quang Trung ban hành các chính sách về kinh tế và văn hoá như “ Chiếu khuyến nông”, “ Chiếu lập học”, đề cao chữ Nôm, 
II. Đồ dùng :
- Nhóm thảo luận nhóm cho hs.
- Gv - Hs sưu tầm các tư liệu về chính sách, kinh tế, văn hóa của vua Quang Trung.
III : Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Khởi động :
* Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ : Quang trung đại phá Quân Thanh.
+ Theo em vì sao quân ta đánh thắng được 29 vạn quân Thanh?
+ Em biết thêm gì về công lao của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong việc đại phá quân Thanh?
- Gv nhận xét 
* Hoạt động 2. Bài mới :
- Gv giới thiệu bài học 
- Gv ghi tựa bài lên bảng
* Hoạt động 3.1. Quân Thanh xây dựng đất nước
- Chia lớp thàn 4 nhóm - Phát phiếu cho hs
- Yêu cầu các nhóm thảo luận để hoàn thành phiếu
- Gợi ý giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả
- Gv nhận xét tổng kết
- Yêu cầu hs tóm tắt lại các chính sách của vua Quang Trung để ổn định xây dựng đất nước.
* 3.2. Quang Trung ông vau luôn chú trọng bào tồn vốn văn hóa dân tộc.
+ Theo em tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm? (Vì chữ Nôm là chữ do nhân dân ta sáng tạo từ lâu đã được các đời Lý, Trần sử dụng dựa vào cách viết của chữ Hán nhưng đọc theo âm tiếng Việt. Đề cao chữ Nôm là đề cao vốn quý của dân tộc thể hiện ý thức tự cường dân tộc )
- Gv nhận xét kết luận và giới thiệu một số ý về vua Quang trung rất coi trọng tiếng nói dân tộc.
+ Em hiểu câu "Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu" của vua Quang Trung như thế nào? (Về việc học tập giúp con người mở mang kiến thức làm việc tốt hơn, sống tốt hơn, công cuộc đất nước cần người tài, chỉ có học mới thàn tài để giúp nước )
- Gv nhận xét chốt lại
* Hoạt động 4. Củng cố - Giáo dục :
- Gọi 2 hs đọc nội dung ghi nhớ sgk
- Gv nhận xét tiết học - Liên hệ giáo dục hs 
- Chuẩn bị bài sau : Nhà Nguyễn thành lập.
Hát vui
Hs trả lời
Hs trả lời
Lớp nhận xét
Hs theo dõi
Hs nêu lại tựa bài
Hs thảo luận 
Hs báo cáo kết quả 
Lớp nhận xét
Hs thực hiện
Hs trả lời
Lớp nhận xét 
Hs lắng nghe
Hs trả lời
Lớp nhận xét 
Hs lắng nghe
Hs đọc ghi nhớ 
Hs theo dõi
Phiếu thảo luận (mục 3.1)
Nhóm : 
* Hãy đọc sgk, thảo luận, trả lời và hoàn thành phiếu thống kê sau :
Chính sách
Nội dung chính sách
Tác dụng xã hội
Nông nghiệp
-Ban hành "Chiếu khuyến nông" lệnh cho dân từng bỏ làng quê phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang. 
-Vài năm sau, mùa màng trở lại tươi tốt, làng xóm thanh bình.
Thương nghiệp
-Đúc đồng tiền mới.
-Yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới để dân hai bênm tự do trao đổi hàng hóa
-Mở cửa biển cho thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán.
-Thúc đẩy các ngành công nghiệp, thủ công phát triển.
-Hàng hóa không bị ứ động.
-Làm lợi cho sức tiêu dùng của nhân dân.
Giáo dục
-Ban hành" Chiếu học tập"
-Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, coi chữ Nôm là chữ chính thức của quốc gia.
-Khuyết khích nhân dân học tập phát triển dân trí
-Bảo tồn văn hóa dân tộc.
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxLICH SU.docx