Giáo án khối lớp 1 - Tuần 14 năm 2010

I.MỤC TIÊU :

-Học sinh biết ích lợi của việc đi học đều và đúng giờ là giúp cho các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình .

-Học sinh thực hiện việc đi học đều và đúng giờ .

II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

-Vở BTĐĐ1, tranh BT 1 , 4 phóng to, điều 28 công ước QT về QTE .

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

 

doc 20 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án khối lớp 1 - Tuần 14 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
eo yêu cầu.
Giếng nhỏ hơn ao nhưng rất sâu ,nước trong dùng để lấy nước sinh hoạt ăn uống, ao nhỏ hơn hồ.
- Ở giếng.Bây giờ dùng nước máy
- Bảo vệ nguồn nước, không xã rác bừa bãi làm ô nhiểm nguồn nước
- HS viết vào vở theo mẫu
IV. Hoạt động nối tiếp: Củng cố : Gọi HS đọc bài
Trò chơi: Tìm vần tiếp sức: Giáo viên gọi học sinh chia thành 2 nhóm mỗi nhóm khoảng 6 em. Thi tìm tiếng có chứa vần vừa học.
Thứ ba Ngày soạn:20 tháng 11 năm 2010
 Ngày dạy: 23 tháng 11 năm 2010
Toán :(Tiết 53): PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 8
Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
Khắc sâu khái niệm về phép trừ
Thành lập và ghi nhớ bảng phép trừ trong phạm vi 8. Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
BT cần làm:Bài 1, bài 2, bài 3 ( cột 1), bài 4( a)
Kỹ năng: Thực hành tính đúng phép trừ trong phạm vi 8
Thái độ: Yêu thích học toán, tính cẩn thận, trung thực
Chuẩn bị:Các nhóm mẫu vật có số lượng là 8
Các hoạt dộng dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động :
Bài cũ: Phép công trong phạm vi 8
Cho học sinh đọc bảng cộng trong phạm vi 8
Tính
Bài mới :
Giới thiệu : Phép trừ trong phạm vi 8
Hoạt động 1: Thành lập và ghi nhớ bảng trừ
Bước 1: Thành lập: 8 – 1 và 8 – 7
Có mấy hình, bớt đi một hình còn lại mấy hình?
Học sinh cài kết quả vào bảng cài
Giáo viên ghi bảng: 8 – 1 = 7
Yêu cầu HSQS, đọc bài toán từ hình vẽ (ngược lại)
Giáo viên ghi bảng: 8 – 7 = 1
Bước 2: Hướng dẫn HS tự lập các công thức còn lại
Bước 3: Ghi nhớ bảng trừ
Xoá dần công thức
Giúp học sinh yếu dùng que tính để tìm ra kết quả
Hoạt động 2: Luyện tập 
Bài 1 : Nêu yêu cầu của bài
Dùng bảng trừ vừa lập để làm, lưu ý viết số thẳng cột
Bài 2 : Nêu yêu cầu của bài
Giáo viên gọi từng học sinh đọc kết quả
Nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ
Bài 3 : Tương tự bài 2
Hướng dẫn nhận xét ở cột tính
8 – 4 = 4
8 – 1 – 3 = 4
8 – 2 – 2 = 4
Bài 4 : Nêu yêu cầu bài
Lưu ý học sinh có thể viết các phép tính khác nhau tuỳ thuộc vào bài toán đặt ra
Ví dụ: Có 5 quả táo, ăn hết 2 quả, còn mấy quả?
Phép tính: 5 – 2 = 3
Có 5 quả táo, ăn hết 3 quả, còn mấy quả?
Phép tính: 5 – 3 = 2
+ HSKG viết hết các phép tính dựa vào hình vẽ.HSTB, Y viết từ 1 – 2 phép tính.
Hát
Học sinh đọc 
HSlàm bảng con, 3 HS làm bảng lớp 
Có 8 hình, bớt đi 1 hình, còn 7 hình
Học sinh cài 
Học sinh đọc 
Có 8 hình, bớt đi 7 hình, còn mấy?
Cá nhân : còn 1 hình
Học sinh viết kết quả
Học sinh đọc 2 phép tính
Học sinh đọc lại bảng trừ
Học sinh thi đua lập lại công thức đã xoá
Thực hiên các phép tính theo cột dọc. 
Học sinh sửa bảng lớp
HS làm bài. 4 em sửa ở bảng lớp
Học sinh làm bài
Học sinh quan sát từng cột tính
Học sinh nêu 8–4 cũng bằng 8–1 rồi – 3 , và cũng bằng 8 – 2 rồi – 2
Học sinh quan sát tranh và đặt đề toán sau đó viết phép tính tương ứng với đề ra
Học sinh làm
Học sinh nêu phép tính
8 – 4 = 4
8 – 3 = 5
8 – 6 = 2
8 – 2 = 6
Thi đua 2 dãy mỗi dãy cử 3 em lên thi tiếp sức
Đọc lại bảng trừ
IV. Hoạt động nối tiếp: 
Củng cố:
Trò chơi: ai nhanh, ai đúng
Sắp xếp các số và dấu thành phép tính phù hợp
Cho học sinh đọc lai bảng trừ
Dặn dò:
Ôn học thuộc bảng trừ, bảng cộng trừ trong phạm vi 8
Chuẩn bị bài luyện tập, xem trước các dạng bài 
Tiếng Việt: ( Bài 56): UÔNG - ƯƠNG
I. Mục tiêu:	-HS hiểu được cấu tạo các vần uông, ương. Đọc và viết được uông, ươâng, quả chuông, con đường
-Đọc được từ và câu ứng dụng . HSKG đọc trơn từ và câu. 
-Phát triển lời nói tự nhiên (nói 2-4 câu) theo chủ đề: Đồng ruộng.
II. Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ SGK
-Bộ ghép vần của GV và học sinh.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : Hỏi bài trước.
Đọc sách kết hợp bảng con.
Viết bảng con.
2.Bài mới:
a. Dạy vần uông:
- GV giới thiệu tranh rút ra vần uông, ghi bảng.
- Gọi 1 HS phân tích vần uông.
- Lớp cài vần uông.
- So sánh vần uông với iêng.
HD đánh vần vần uông.
Có uông, muốn có tiếng chuông ta làm thế nào?
Cài tiếng chuông.
GV nhận xét và ghi bảng tiếng chuông.
Gọi phân tích tiếng chuông. 
GV hướng dẫn đánh vần tiếng chuông. 
Dùng tranh giới thiệu từ “quả chuông”.
Hỏi:Trong từ có tiếng nào mang vần mới học
-Đánh vần :chuông, đọc trơn :quả chuông.
Gọi đọc sơ đồ trên bảng.
b. Dạy vần ương (dạy tương tự )
So sánh 2 vần
Đọc lại 2 cột vần.Gọi học sinh đọc toàn bảng.
c.Đọc từ ứng dụng.
Giáo viên đưa tranh, mẫu vật ,vật thật để giới thiệu từ ứng dụng, rút từ ghi bảng.
- Luống cày: Khi cày đất lật lên tạo thành những đường, rãnh gọi là luống. 
Rau muống, luống cày, nhà trường, nương rẫy.
- Nêu tiếng mang vần mới học trong từ : 
- Gọi đánh vần tiếng và đọc trơn các từ trên.
Đọc sơ đồ 2. Gọi đọc toàn bảng
d.Hướng dẫn viết bảng con: uông, quả chuông, ương, con đường
3.Củng cố tiết 1: 
Hỏi vần mới học. Đọc bài.
Tìm tiếng mang vần mới học.
Tiết 2
a. Luyện đọc
+ Luyện đọc bảng lớp :
Đọc vần, tiếng, từ lộn xộn
+ Luyện câu : GT tranh rút câu ghi bảng:
- Bức tranh vẽ gì?
Nội dung bức tranh minh hoạ cho câu ứng dụng:
b.Luyện nói : Chủ đề: “Đồng ruộng ”.
Bức tranh vẽ gì?
Những ai trồng lúa, ngô, khoai, sắn?
Trong trang vẽ các bác nông dân đang làm gì trên đồng ruộng?
Ngoài ra các bác nông dân còn làm những việc gì khác?
Con đã thấy các bác nông dân làm việc bao giờ chưa?
Đối với các bác nông dân và những sản phẩm của họ làm ra chúng ta cần có thái độ như thế nào?
c.Luyện viết vở TV (3 phút).
GV thu vở một số em để chấm điểm.
Học sinh nêu tên bài trước.
HS cá nhân 5 -> 8 em
N1 : củ riềng; N2 : bay liệng.
Học sinh nhắc lại.
HS phân tích, cá nhân 1 em
Cài bảng cài.
Giống nhau : kết thúc bằng ng.
Khác nhau : uông bắt đầu bằng uô, iêng bắt đầu bằng iê.
CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
Thêm âm ch đứng trước vần uông. 
Toàn lớp.
CN 1 em.
Chờ – uông – chuông.
CN 4 em, đọc trơn 4 em, 2 nhóm ĐT.
Tiếng chuông.
CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
CN 2 em
Giống nhau : kết thúc bằng ng.
Khác nhau : ương bắt đầu bằng ươ.
3 em
HS đánh vần, đọc trơn từ, CN 4 em.
Muống, luống, trường, nương.
CN 2 em
CN 2 em, đồng thanh
Toàn lớp viết
Vần uông, ương.CN 2 em
Đại diện 2 nhóm
CN 6 ->8 em, lớp đồng thanh
Trai gái bản làng kéo nhau đi hội.
HS tìm tiếng mang vần mới học (có gạch chân) trong câu, 4 em đánh vần các tiếng có gạch chân, đọc trơn tiếng 4 em, đọc trơn toàn câu 7 em, đồng thanh.
Các bác nông dân.
Cày bừa và cấy lúa.
Gieo mạ, be bờ, tát nước.
Đã thấy rồi.
Tôn trọng họ và sản phẩm của họ làm ra.
HS đọc nối tiếp kết hợp đọc bảng con 6 em.
Toàn lớp viết
IV. Hoạt động nối tiếp: 
Củng cố : Gọi HS đọc bài.
Trò chơi: Tìm vần tiếp sức:
GV gọi HS chia thành 2 nhóm mỗi nhóm khoảng 6 em. Thi tìm tiếng có chứa vần vừa học.
Dặn dò: Học bài, xem bài ở nhà, tự tìm từ mang vần vừa học
Thứ tư Ngày soạn:20 tháng 11 năm 2010
 Ngày dạy: 24 tháng 11 năm 2010
.Tiếng Việt: (Bài 57): ANG - ANH
I.Mục tiêu:	-HS hiểu được cấu tạo các vần ang, anh, các tiếng: bàng, chanh.
	-Đọc và viết đúng các vần ang, anh, các từ cây bàng, cành chanh.
-Đọc được từ và câu ứng dụng, HSKG tập đọc trơn từ và câu 
-Phát triển lời nói tự nhiên ( nói được 2-3 câu) theo chủ đề: Buổi sáng.
II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ từ khóa, từ ứng dụng.câu, luyện nói
 -Bộ ghép vần của GV và học sinh.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : Hỏi bài trước.
Đọc sách kết hợp bảng con.
Viết bảng con.
2.Bài mới
a.Dạy vần ang
GV giới thiệu tranh rút ra vần ang, ghi bảng.
Gọi 1 HS phân tích vần ang.
Lớp cài vần ang.
So sánh vần ang với ong.
HD đánh vần vần ang.
Có ang, muốn có tiếng bàng ta làm thế nào?
Cài tiếng bàng.
Dùng tranh giới thiệu từ “cây bàng”.
Hỏi:Trong từ có tiếng nào mang vần mới học
Gọi đánh vần tiếng bàng, đọc trơn từ cây bàng.
Gọi đọc sơ đồ trên bảng.
b. Day vần anh (dạy tương tự )
So sánh 2 vần
Đọc lại 2 cột vần.Gọi học sinh đọc toàn bảng.
.c.Đọc từ ứng dụng.
Giáo viên đưa tranh, mẫu vật hoặc vật thật để giới thiệu từ ứng dụng, rút từ ghi bảng.
-Buôn làng: Làng xóm của người dân tộc miền núi.
-Hải cảng: Nơi neo đậu của tàu bè, thuyền đi biển hoặc buôn bán trên biển.
-Hiền lành: Tính tình rất hiền trong quan hệ đối xử với người khác.
Buôn làng, hải cảng, bánh chưng, hiền lành.
Hỏi tiếng mang vần mới học trong từ : 
GọiHS đánh vần tiếng và đọc trơn các từ trên.
Đọc sơ đồ 2
Gọi đọc toàn bảng
d.Hướng dẫn viết bảng con: ang, cây bàng, anh, cành chanh
3.Củng cố tiết 1: 
Hỏi vần mới học.Đọc bài.
Tìm tiếng mang vần mới học.
Tiết 2
a. Luyện đọc
+ Luyện đọc bảng lớp :
Đọc vần, tiếng, từ lộn xộn
+ Luyện câu : GT tranh rút câu ghi bảng:
-Bức tranh vẽ gì?
Nội dung bức tranh minh hoạ cho câu ứng dụng:
Không có chân có cánh
Sao gọi là con sông?
Không có lá có cành
Sao gọi là ngọn gió?
Gọi học sinh đọc.
b.Luyện nói : Chủ đề: “Buổi sáng ”.
Bức tranh vẽ gì?
Đây là cảnh nông thôn hay thành phố?
Trong tranh, mọi người đang đi đâu? Làm gì?
Buổi sáng cảnh vật có gì đặc biệt?
Ở nhà con, buổi sáng mọi người làm gì?
Buổi sáng con làm những gì?
Con thích buổi sáng mưa hay nắng? Vì sao?
Con thích buổi sáng, buổi trưa hay buổi chiều?
c.Luyện viết vở TV :(3 phút).
 Chấm 1 số bài. Nhận xét
Học sinh nêu tên bài trước.
HS cá nhân 5 -> 8 em
N1 : rau muống; N2 : nhà trường.
Học sinh nhắc lại.
HS phân tích, cá nhân 1 em
Cài bảng cài.
Giống nhau : kết thúc bằng ng.
Khác nhau : ang bắt đầu bằng a.
A – ngờ – ang. 
Thêm âm b đứng trước vần ang và thanh huyền trên âm a. 
Toàn lớp.
Tiếng bàng.
Bờ – ang – bang – huyền - bàng.
CN 4 em, nhóm ,ĐT.
Giống nhau : Bắt đầu bằng âm a.
Khác nhau : ang kết thúc bằng ng, anh kết thúc bằng nh.
3 em
Học sinh quan sát và giải nghĩa từ cùng GV.
HS đánh vần, đọc trơn từ, CN vài em.
Làng, cảng, bánh, lành.
CN 2 em
CN 2 em, đồng thanh
Toàn lớp viết
Vần ang, anh.CN 2 em
Đại diện 2 nhóm
CN 6 ->8 em, lớp đồng thanh.
Con sông và cánh diều bay trong gió.
đánh vần các tiếng có gạch chân, đọc trơn tiếng 4 em, đọc trơn toàn câu 5 em, đồng thanh.
Cảnh buổi sáng.
Cảnh nông thôn.
Nông dân đi ra ruộng, HS đi học.
Mặt trời mọc.
Học sinh nói theo gia đình mình (bố, mẹ, anh, chị)
Học sinh nói theo công việc mình làm.
Toàn lớp.
IV. Hoạt động nối tiếp: 
Củng cố : Gọi đọc bài.
Trò chơi:Tìm vần tiếp sức:
 - Giáo viên gọi học sinh chia thành 2 nhóm mỗi nhóm khoảng 6 em.
 - Thi tìm tiếng có chứa vần vừa học 
Dặn dò: Học bài, xem bài ở nhà, tự tìm từ mang vần vừa học
 Toán : (Tiết 54): LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố về phép tính cộng , trừ trong phạm vi 8
	 	So sánh số trong phạm vi 8
	BT cần làm: Bài 1 ( cột 1,2), bài 2, bài 3 ( cột 1,2), bài 4.HSKG làm hết các BT trong sách.
Kỹ năng: Rèn tính nhanh, chính xác, trình bày rõ ràng
Thái độ: Học sinh có tính cẩn thận, chính xác, tích cực tham gia các hoạt động
Chuẩn bị:Bảng phụ, các tấm bìa ghi số
Các hoạt dộng dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Đọc bảng cộng trừ trong phạm vi 8
3.Dạy và học bài mới:
Giới thiệu: Luyện tập 
Hoạt động 1: Ôn kiến thức cũ
Cho học sinh lấy 8 que tính tách thành 2 phần
Nêu các phép tính trừ và cộng có được từ việc tách đó
Giáo viên ghi bảng:
 2 + 6 8 – 1 1 + 7 8 - 6
 6 + 2 8 – 2 7 + 1 8 - 7
Hoạt động 2: Làm vở bài tập
Bài 1 : Tính :Lưu ý điều gì khi làm ?
Bài 2 : Số?
Bài 3 : Tính kết quả, thực hiện biểu thức có 2 dấu phép tính
Bài 4: Nêu yêu cầu
Bài 5: ( HSKG) Nối ô trống với số thích hợp
YC HS tính kết quả sau ô trống.
Nối ô trống với số thích hợp
Hát
Học sinh thực hiện 
Học sinh thực hiện theo yêu cầu
3 + 5 = 8
5 + 3 = 8
8 – 3 = 5
8 – 5 = 3
Ghi kết quả sau dấu bằng
Học sinh làm bài sửa bảng lớp
Học sinh nêu đề toán rồi viết phép tính
Viết phép tính thích hợp 
Học sinh làm bài,sửa bài miệng
Học sinh làm bài , sửa ở bảng lớp
IV. Hoạt động nối tiếp: 
Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng: Sắp xếp các số và dấu thành phép tính phù hợp
6 – 1 + 3 = 8
2 + 6 – 8 = 0 
 2 + 6 – 0 = 8
TN&XH: AN TOÀN KHI Ở NHÀ
I.Mục tiêu : Sau giờ học học sinh biết :
 	- Kể tên một số vật sắc nhọn có thể gây đứt tay chảy máu.
	- Kể tên một số đò vật trong nhà có thể gây nóng, bỏng, cháy.
	- Cách phòng tránh và xữ lí khi có tai nạn xãy ra.
II.Đồ dùng dạy học:
- Các hình bài 14 phóng to, một số tình huống để học sinh thảo luận.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định :
2.KTBC : Hỏi tên bài cũ :
Kể tên một số công việc em thường làm để giúp đỡ bố mẹ?
GV nhận xét cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới:
Qua tranh GVGT bài.
Hoạt động 1 : Làm việc với SGK.
MĐ: Học sinh biết được các vật dễ gây đứt tay và cách phòng tránh.
Các bước tiến hành
Bước 1:
GV cho học sinh quan sát tranh trang 30 trong SGK và trả lời các câu hỏi sau:
- Chỉ và nói các bạn trong mỗi hình đang làm gì?
- Điều gì có thể xãy ra nếu các bạn không cẩn thận?
- Khi dùng dao sắc và nhọn cần chú ý điều gì?
Cho học sinh làm việc theo cặp, chỉ và nói cho nhau nghe.
Bước 2: 
- Thu kết qủa quan sát của học sinh.
- GV treo tất cả các tranh ở trang 30 gọi học sinh lên nêu câu trả lời của nhóm mình kết hợp thao tác chỉ vào tranh. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
GV nói thêm: Những đồ dùng kể trên cần để xa tầm với của các em nhỏ, không cho các em nhỏ cầm chơi.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm:
MĐ: Học sinh biết cách phòng tránh một số tai nạn do lửa và những chất gây cháy.
Các bước tiến hành:
Bước 1: 
GV yêu cầu học sinh quan sát tranh hình 31 và trả lời các câu hỏi:
- Điều gì có thể xãy ra trong các cảnh trên?
- Nếu điều không may xãy ra em làm gì? Nói gì lúc đó
Cho học sinh thảo luận theo nhóm dự đoán các tình huống có thể xãy ra và cách giải quyết tốt nhất.
Bước 2: 
GV cho các nhóm lên trình bày ý kiến của mình. Các nhóm khác nhận xét.
Kết luận: Không được để đèn dầu và các vật gây cháy khác trong màn hay để gần những đồ dễ bắt lửa.
Nên tránh xa các vật và những nơi có thể gây bỏng, cháy.
Khi sử dụng đồ điện phải cẩn thận, không sờ vào phích cắm, ổ điện.
Không cho em bé chơi gần những vật dễ cháy và đồ điện.
Học sinh nêu tên bài.
Một vài học sinh kể.
Học sinh quan sát và thảo luận theo nhóm 2 em nói cho nhau nghe về nội dung từng tranh.
Học sinh nêu lại nội dung đã thảo luận trước lớp kết hợp thao tác chỉ vào tranh..
Nhóm khác nhận xét.
HS nhắc lại.
Học sinh làm việc theo nhóm hai bàn để nêu được những điều có thể xãy ra trong các tình huống.
Học sinh trình bày ý kiến trước lớp.
Học sinh lắng nghe.
IV. Hoạt động nối tiếp: 
Củng cố : 
Hỏi tên bài: - Học sinh nêu tên bài.
+ Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi sắm vai xữ lý các tình huống như: khi có cháy, khi gặp người bị điện giật, có người bị bỏng, bị đứt tay.
- Chia lớp thành 4 nhóm, phân mỗi nhóm 1 tình huống.
- Học sinh làm việc theo nhóm sắm vai xữ lý tình huống.
- Các nhóm khác nhận xét.
Nhận xét. Tuyên dương.
Dăn dò: Học bài, xem bài mới.
 Phòng tránh những vật nguy hiểm có thể gây tai nạn.
Thứ năm Ngày soạn:20 tháng 11 năm 2010
 Ngày dạy: 25 tháng 11 năm 2010
Tiếng Việt:( Bài 58): INH - ÊNH
I.Mục tiêu:	-HS hiểu được cấu tạo các vần inh, ênh, các tiếng: tính, kênh.
 	-Đọc và viết đúng các vần inh, ênh, các từ máy vi tính, dòng kênh.
-Đọc được từ và câu ứng dụng. HSKG đọc trơn. 
-Phát triển lời nói tự nhiên( nói 2-4 câu) theo chủ đề: “Máy cày, máy nổ, máy khâu, máy tính.”.
II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ SGK. Bộ ghép vần của GV và học sinh.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : Hỏi bài trước.
Đọc sách kết hợp bảng con.
Viết bảng con.
2.Bài mới:
a. Dạy vần inh
GV giới thiệu tranh rút ra vần inh, ghi bảng.
Gọi 1 HS phân tích vần inh.
So sánh vần inh với anh.
HD đánh vần vần inh.
Có inh, muốn có tiếng tính ta làm thế nào?
GV nhận xét và ghi bảng tiếng tính.
Gọi phân tích tiếng tính. 
GV hướng dẫn đánh vần tiếng tính. 
Dùng tranh giới thiệu từ “máy vi tính”.
Hỏi: Trong từ có tiếng nào mang vần mới học.
Gọi đánh vần tính, đọc trơn từ máy vi tính.
Gọi đọc sơ đồ trên bảng.
b. Dạy vần ênh (dạy tương tự )
So sánh 2 vần
Đọc lại 2 cột vần.Gọi học sinh đọc toàn bảng.
c.Đọc từ ứng dụng.
GV đưa tranh, mẫu vật ,vật thật để giới thiệu từ ứng dụng, giải nghĩa từ, rút từ ghi bảng.
Đình làng: Ngôi đình ở một làng nào đó, thường là nơi dân làng tập trung, tụ họp, bàn việc làng, tổ chức lễ hội.
Ễnh ương: Con vật giống con ếch.
Đình làng, thông minh, bệnh viện, ễnh ương.
Hỏi tiếng mang vần mới học trong từ 
Gọi đánh vần tiếng và đọc trơn các từ trên.
Đọc sơ đồ 2.Gọi đọc toàn bảng
d.Hướng dẫn viết bảng con: inh, máy vi tính, ênh, dòng kênh.
3.Củng cố tiết 1: Hỏi vần mới học.
Đọc bài.Tìm tiếng mang vần mới học.
Tiết 2
a, Luyện đọc
+ Luyện đọc bảng lớp :
Đọc vần, tiếng, từ lộn xộn
+ Luyện đọc câu : GT tranh rút câu ghi bảng:
Bức tranh vẽ gì?
ND bức tranh minh hoạ cho câu ứng dụng:
 Cái gì cao lớn lênh khênh
Đứng mà không tựa ngã kềnh ngay ra.
Gọi học sinh đọc.
b, Luyện nói: Chủ đề: “Máy cày, máy nổ, máy khâu, máy tính.”.
Bức tranh vẽ những loại máy gì?
Chỉ vào tranh và cho biết: đâu là máy cày, máy nổ, máy khâu, máy tính?
Trong các loại máy con đã biết máy gì?
Máy cày dùng để làm gì?
 Máy nổ dùng để làm gì?
Máy khâu dùng để làm gì?
Máy tính dùng để làm gì?
Ngoài các loại máy trong tranh, con còn biết những loại máy gì? Dùng để làm gì?
c,Luyện viết vở TV (3 phút).
 Chấm bài. Nhận xét
Học sinh nêu tên bài trước.
HS cá nhân 5 -> 8 em
N1 : buôn làng; N2 : hiền lành.
Học sinh nhắc lại.
HS phân tích, cá nhân 1 em
Giống nhau : kết thúc bằng nh.
Khác nhau : inh bắt đầu bằng i.
i – nhờ – inh. 
Thêm âm t đứng trước vần inh và thanh sắc trên âm i. 
CN 1 em.
Tờ – inh – tinh – sắc - tính.
Tiếng tính.
CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
CN 2 em
Giống nhau : kết thúc bằng nh
Khác nhau : inh bắt đầu bằng i, ênh bắt đầu bằng ê. 
3 em
Học sinh quan sát và giải nghĩa từ cùng GV.
HS đánh vần, đọc trơn từ, CN vài em.
Đình, minh, bệnh, ễnh.
CN 2 em, nhóm, đồng thanh
Cả lớp viết
Vần inh, ênh.
CN 2 em. Đại diện 2 nhóm
CN 6 -> 7 em, lớp đồng thanh.
Cái thang ở bên đống rơm có hai bạn nhỏ.
HS tìm tiếng mang vần mới học (có gạch chân) trong câu, 4 em đánh vần các tiếng có gạch chân, đọc trơn tiếng 4 em, đọc trơn toàn câu 5 em, đồng thanh.
Máy cày, máy nổ, máy khâu, máy tính.
Học sinh chỉ và nêu.
Học sinh nói những máy gì đã biết. 
Cày đất, ruộng. Thấy ở ruộng vườn.
Phát điện, xay xát
May vá
Tính toán
Học sinh nói theo gợi ý câu hỏi trên.
Học sinh khác nhận xét.
Cả lớp viết vào vở
.
IV. Hoạt động nối tiếp: 
Củng cố : Gọi đọc bài.
Trò chơi: Thi tìm tiếng có chứa vần vừa học.
Đại diện 2 nhóm mỗi nhóm 6 học sinh lên chơi trò chơi
Dặn dò: Học bài, xem bài ở nhà, tự tìm từ mang vần vừa học
Toán Tiết 55: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 9
Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp cho học sinh củng cố về phép cộng
 Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 9
	 BT cần làm:Bài 1, bài 2 ( cột 1,2,4), bài 3( cột 1), bài 4.
Kỹ năng: Học sinh biết làm tính cộng trong phạm vi 9
Thái độ: Học sinh có tính cẩn thận, chính xác, trung thực khi làm bài
Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Các nhóm mẫu vật có số lượng là 9
2. Học sinh : Vở bài tập, bộ đồ dùng học toán
Các hoạt dộng dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động :
Bài mới : Phép cộng trong phạm vi 9
Hoạt động 1: Thành lập và ghi nhớ bảng cộng
Bước 1: Lập 8 + 1 và 1 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1 T 14 CKTKN.doc