I.MỤC TIÊU
Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn – giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng; lúc trầm lắng, tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông.
Hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
. Lớp sửa bài. 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập. Học sinh trao đổi nhóm đôi, rồi viết nhanh ra nháp những câu ghép mới. Học sinh phát biểu ý kiến lần lượt theo từng câu. Cả lớp nhận xét. 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm. Học sinh dùng bút chì viết thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống trong SGK. 3 – 4 học sinh lên bảng làm bài trên phiếu và trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét và bổ sung thêm các phương án mới. Học sinh đọc yêu cầu đề bài. Cả lớp đọc thầm lại. Cả lớp làm bài. Học sinh làm xong trình bày bảng lớp. Lớp sửa bài. Thi đua 2 dãy TẬP LÀM VĂN KỂ CHUYỆN (Kiểm tra viết). I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Dựa vào những hiểu biết và kĩ năng đã có về văn kể chuyện, học sinh viết được hoàn chỉnh một bài văn kể chuyện. 2. Kĩ năng: - Bài viết đảm bảo yêu cầu, có cốt truyện, có ý nghĩa, diễn đạt chân thực, hồn nhiên, dùng từ đặt câu đúng. Với đề bài 3 (nhập vai kể lại nhân vật) cần đưa được cảm xúc, ý nghĩ của nhân vật vào bài. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học, say mê sáng tạo. II. Chuẩn bị: + GV: Giấy kiểm tra. Truyện cổ tích Cây khế. + HS: III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Ôn tập về văn kể chuyện. Giáo viên kiểm tra 2 – 3 học sinh những yêu cầu cần có về văn kể chuyện: Kể chuyện là gì? Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào? 3. Giới thiệu bài mới: Tiết học hôm nay các em sẽ làm bài kiểm tra viết về văn kể chuyện theo một trong các đề đã nêu. Kể chuyện(Kiểm tra viết). 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Học sinh làm bài kiểm tra. Yêu cầu học sinh đọc các đề bài kiểm tra. Giáo viên lưu ý học sinh: Đề 3 yêu cầu các em kể chuyện theo cách nhập vai một nhân vật trong truyện (người em, người anh hoặc chim thần). Khi nhập vai cần kể nhất quán từ đầu đến cuối chuyện vai nhân vật em chọn, hoá thân lẫn trong cách kể. Cần chú ý đưa cảm xúc, ý nghĩ của nhân vật vào truyện. Giáo viên giải đáp thắc mắc cho học sinh (nếu có). v Hoạt động 2: Học sinh làm bài kiểm tra. 5. Tổng kết - dặn dò: Yêu cầu học sinh chuẩn bị nội dung cho tiết tập làm văn tuần sau. Nhận xét tiết học. Hát 1 học sinh đọc các đề bài. Cả lớp đọc thầm các đề bài trong SGK và lựa chọn đề bài cho mình. Nhiều học sinh tiếp nối nhau nói lên đề bài em chọn. Học sinh làm kiểm tra. LỊCH SỬ BẾN TRE ĐỒNG KHỞI. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Mĩ – Diện đã ra sức tàn sát đồng bào miền Nam. Không còn con đường nào khác, đồng bào miền Nam đã đồng loạt đứng lên khởi nghĩa. - Tiêu biểu cho phong trào đồng khời của miền Nam là cuộc đồng khởi của nhân dân Bến Tre. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng thuật lại phong trào Đồng Khởi. 3. Thái độ: - Yêu nước, tự hào dân tộc. II. Chuẩn bị: + GV: Ảnh SGK, bản đồ hành chính Nam Bộ. + HS: Xem nội dung bài. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Nước nhà bị chia cắt. Vì sao đất nước ta bị chia cắt? Âm mưu phá hoạt hiệp định Giơ-ne-vơ của Mĩ – Diệm như thế nào? Giáo viên nhận xét bài cũ. 3. Giới thiệu bài mới: Bến Tre Đồng Khởi. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Tạo biểu tượng về phong trào đồng khởi Bến Tre. Phương pháp: Thảo luận, giảng giải Giáo viên cho học sinh đọc SGK, đoạn “Từ đầu đồng chí miền Nam.” Giáo viên tổ chức học sinh trao đổi theo nhóm đôi về nguyên nhân bùng nổ phong trào Đồng Khởi. Giáo viên nhận xét và xác định vị trí Bến Tre trên bản đồ. ® nêu rõ: Bến Tre là điển hình của phong trào Đồng Khởi. Tổ chức hoạt động nhóm bàn tường thuật lại cuộc khởi nghĩa ở Bến Tre. ® Giáo viên nhận xét. v Hoạt động 2: Ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi. Mục tiêu: Học sinh nắm ý nghĩa của phong trào Đồng khởi. Phương pháp: Hỏi đáp. Hãy nêu ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi? ® Giáo viên nhận xét + chốt. Phong trào đồng khởi đã mở ra thời kì mới: Nhân dân miền Nam cầm vũ khí chiến đấu chống quân thù. ® Rút ra ghi nhớ. v Hoạt động 3: Củng cố. Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức. Phương pháp: Động não, hỏi đáp. Vì sao nhân dân ta đứng lên đồng khởi? Ý nghĩa lịch sử của phong trào Đồng Khởi? 5. Tổng kết - dặn dò: Học bài. Chuẩn bị: “Nhà máy cơ khí Hà Nội – con chim đầu đàn của ngành cơ khí Việt Nam”. Nhận xét tiết học Hát Học sinh trả lời. Hoạt động nhóm đôi. Học sinh đọc. Học sinh trao đổi theo nhóm. ® 1 số nhóm phát biểu. Học sinh thảo luận nhóm bàn. ® Bắt thăm thuật lại phong trào ở Bến Tre. Hoạt động lớp. Học sinh nêu. Học sinh đọc lại (3 em). Học sinh đọc ghi nhớ SGK. Hoạt động lớp. Học sinh nêu. Học sinh nêu. Thứ sáu, ngày 09/2/2007 TOÁN THỂ TÍCH MỘT HÌNH. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh biết tự hình thành biểu tượng về thể tích của một hình. 2. Kĩ năng: - Biết so sánh thể tích 2 hình trong một số trường hợp đơn giản. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học. II. Chuẩn bị: + GV: Bìa có vẽ sẵn ví dụ 1, 2, 3. + HS: 2 tờ giấy thủ công, kéo. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Luyện tập chung. Học sinh lần lượt sửa bài. Giáo viên nhận xét và cho điểm. 3. Giới thiệu bài mới: Thể tích một hình. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh biết tự hình thành biểu tượng về thể tích của một hình. Phương pháp: Đàm thoại. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét thể tích – Hỏi: + Hình A chứa? Hình lập phương? + Hình B chứa? Hình lập phương? + Nhận xét thể tích hình A và hình B. Tổ chức nhóm, thực hiện quan sát và nhận xét ví dụ: 2, 3. + Hình C chứa? Hình lập phương? + Hình D chứa? Hình lập phương? + Nhận xét thể tích hình C và hình D. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết so sánh thể tích hai hình trong một số trường hợp đơn giản. Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, quan sát. Bài 1: Giáo viên chữa bài – kết luận. Giáo viên nhận xét sửa bài. Bài 2: Giáo viên nhận xét. Bài 3: Hướng dẫn học sinh nhận xét cạnh hình lập phương có 35 khối gỗ ® tính thể tích của hình lập phương đó so với thể tích của 2 hình 27 và 8 thì lớn hơn ® không thể ghép lại thành hình lập phương. v Hoạt động 3: Củng cố. Thể tích của một hình là tính trên mấy kích thước? 5. Tổng kết - dặn dò: Làm bài ở nhà Chuẩn bị: “Xentimet khối – Đềximet khối”. Nhận xét tiết học Hát Cả lớp nhận xét. Hoạt động nhóm đôi. - Chứa 2 hình lập phương. Chứa 3 hình lập phương. A bé hơn B. Chia nhóm. Nhóm trưởng hướng dẫn quan sát từng ví dụ qua câu hỏi của giáo viên. Lần lượt đại diện nhóm trình bày và so sánh thể tích từng hình. Các nhóm nhận xét. Hoạt động cá nhân, lớp. Học sinh đọc đề. Học sinh làm bài. Tổ chức nhóm. Mỗi nhóm giới thiệu một hình lập phương có cạnh dài 8 cm – hình lập phương có cạnh dài 27 cm. Ghép lại tạo hình lập phương? Học sinh giải thích ( học sinh tính số khối gỗ trong từng hình lập phương). KHOA HỌC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CỦA GIÓ VÀ CỦA NƯỚC CHẢY. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trình bày về tác dụng của năng lượng gió, năng lượng nước chảy trong tự nhiên. 2. Kĩ năng: - Kể ra những thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh ham thcih1 tìm hiểu khoa học. II. Chuẩn bị: Giáo viên: - Chuẩn bị theo nhóm: ống bia, chậu nước. - Tranh ảnh về sử dụng năng lượng của gió, nước chảy. - Học sinh : - SGK. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Sử dụng năng lượng của chất đốt (tiết 2). ® Giáo viên nhận xét. 3. Giới thiệu bài mới: Sử dụng năng lượng của gió và của nước chảy. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Thảo luận về năng lượng của gió. Phương pháp: Thảo luận, thuyết trình. Vì sao có gió? Nêu một số ví dụ về tác dụng của năng lượng của gió trong tự nhiên. Con người sử dụng năng lượng gió trong những công việc gì? → Giáo viên chốt. v Hoạt động 2: Thảo luận về năng lược của nước. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại. Nêu một số ví dụ về tác dụng của năng lượng của nước chảy trong tự nhiên. Con người sử dụng năng lượng của nước chảy trong những công việc gì? v Hoạt động 3: Củng cố. Cắt đáy một lon bia làm tua bin. 4 cánh quạt cách đều nhau. Đục cái lỗ giữa đáy lon xâu vào đó một ống hút, dội nước từ trên xuống vào cánh tua bin để làm quay tua bin. 5. Tổng kết - dặn dò: Xem lại bài + học ghi nhớ. Chuẩn bị: “Sử dụng năng lượng điện”. Nhận xét tiết học. Hát Học sinh tự đặt câu hỏi, học sinh khác trả lời. Hoạt động nhóm, lớp Các nhóm thảo luận. Liên hệ thực tế địa phương. Các nhóm trình bày kết quả. Hoạt động nhóm, lớp. Các nhóm thảo luận - Liên hệ thực tế địa phương. Các nhóm trình bày kết quả. Sắp xếp, phân loại các tranh ảnh sưu tầm được cho phù hợp với từng mục của bài học. Các nhóm trình bày sản phẩm. KĨ THUẬT RÁN ĐẬU PHỤ (1 tiết) I. MỤC TIÊU : HS cần phải: - Biết cách chuẩn bị và các bước rán đậu phụ. - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp gia đình nấu ăn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - 3 – 4 bìa đậu phụ, dầu rán, chảo rán, đĩa, bếp dầu hoặc bếp ga du lịch, đũa nấu. - Phiếu đánh giá kết quả học tập của HS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC – CHỦ YẾU : Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ Bài mới: GTB: Giới thiệu bài và nêu mục đích giờ học. Hoạt động 1: Tìm hiểu cách chuẩn bị rán đậu phụ - GV nêu câu hỏi để HS nhớ lại và nêu cách chuẩn bị rán đậu phụ ở gia đình các em. - Hướng dẫn HS quan sát H1 SGK kết hợp với quan sát thực tế nấu ăn ở gia đình để kể tên những nguyên liệu, dụng cụ cần chuẩn bị để rán phụ. - Nhận xét và nhắc lại những nguyên liệu, dụng cụ dùng để rán đậu phụ. - Hướng dẫn HS quan sát H2 và đọc nội dung mục 1b để nêu cách sơ chế đậu phụ. GV nhận xét và tóm tắt cách sơ chế đậu phụ theo nội dung SGK. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách rán đậu phụ và trình bày - Hướng dẫn HS quan sát H3 và đọc nội dung mục 2 SGK. GV đặt câu hỏi để yêu cầu HS nêu cách rán đậu phụ. - Nhận xét và hướng dẫn HS cách rán đậu phụ theo nội dung SGK. - Hướng dẫn HS về nhà thực hành “rán đậu phụ” để giúp đỡ gia đình. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập - Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh gía kết quả học tập của HS. 2/ Nhận xét, dặn dò: - GV nhận xét ý thức học tập của HS. - Hướng dẫn HS đọc trước bài “Bày, dọn ăn trong gia đình” và tìm hiểu cách bày, dọn bữa ăn trong gia đình. - HS nêu cách sơ chế đậu phụ. - HS quan sát H3 và đọc nội dung mục 2 SGK và trả lời câu hỏi. - Báo cáo kết quả tự đánh giá. KỂ CHUYỆN ÔNG NGUYỄN KHOA ĐĂNG. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi ông Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan thông minh, tài trí, giỏi xét xử các vụ án, có công trừng trị bọn cướp đường bảo vệ cuộc sống yên bình cho dân. Biết trao đổi các bạn về ý nghĩa câu chuyện. 2. Kĩ năng: - Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ, học sinh kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. 3. Thái độ: - Học tập tấm gương tài giỏi của vị quan thanh liêm, hết lòng vì dân vì nước. II. Chuẩn bị: + Giáo viên: Tranh minh hoạ truyện trong sách giáo khoa. + Học sinh: III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: Ổn định. 2. Bài cũ: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. Giáo viên gọi 1 – 2 học sinh kể lại chuyện em đã chứng kiến hoặc tham gia đã thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử. 3. Giới thiệu bài mới: Tiết kể chuyện hôm nay các em sẽ được nghe kể về ông Nguyễn Khoa Đăng – một vị quan thời xưa của nước ta có tài xử án, đem lại sự công bằng cho người lương thiện. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Giáo viên kể chuyện. Phương pháp: Kể chuyện, trực quan. Giáo viên kể chuyện lần 1. Giáo viên kể lần 2 lần 3. Giáo viên viết một số từ khó lên bảng. Yêu cầu học sinh đọc chú giải. v Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh kể chuyện. Phương pháp: Kể chuyện, đàm thoại. Yêu cầu 1: Giáo viên góp ý, bổ sung nhanh cho học sinh. Yêu cầu học sinh chia nhóm nhỏ tập kể từng đoạn câu chuyện và trao đổi ý nghĩa của câu chuyện. Yêu cầu 2, 3: Giáo viên mời đại diện các nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh và lời thuyết minh tranh. Giáo viên nhận xét, tính điểm thi đua cho từng nhóm. Giáo viên yêu cầu các nhóm trình bày, xong cần nói rõ ông Nguyễn Khoa Đăng đã mưu trí như thế nào? Ông trừng trị bọn cướp đường tài tình như thế nào? v Hoạt động 3: Củng cố Tuyên dương. 5. Tổng kết - dặn dò: Yêu cầu học sinh về nhà tập kể lại câu chuyện theo lời của 1 nhân vật (em tự chọn). Nhận xét tiết học. Hát - Hs thực hiện yêu cầu của Gv Học sinh lắng nghe. Học sinh lắng nghe. Học sinh nghe kể và quan sát từng tranh minh hoạ trong sách giáo khoa. 1 học sinh đọc từ ngữ chú giải: truông, sào huyệt, phục binh. 1 học sinh đọc yêu cầu đề bài. Học sinh quan sát tranh và lời gợi ý dựa tranh và 4 học sinh tiếp nối nhau nói vắn tắt 4 đoạn của chuyện. Học sinh chia thành nhóm tập kể chuyện cho nhau nghe. Sau đó các cụm từ trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện. Học sinh đọc yêu cầu 2, 3 của đề bài. Các nhóm cử đại diện thi kể chuyện. Cả lớp nhận xét. Các nhóm phát biểu ý kiến. Vd: Ông Nguyễn Khoa Đăng mưu trí khi phát hiện ra kẻ cắp bằng cách bỏ đồng tiền vào nước để xem có váng dầu không. Mưu kế trừng trị bọn cướp đường của ông là làm cho bọn chúng bất ngờ và không ngờ chính chúng đã khiêng các võ sĩ tiêu diệt chúng về tận sào huyệt. Cả lớp bình chọn người kể chuyện hay nhất. SINH HOẠT LỚP I. Mục tiêu - Nhận xét đánh giá hoạt động trong tuần - Phương hướng tuần tới II. Chuẩn bị Nội dung sinh hoạt III. Lên lớp 1. Ổn định: Hs hát 2. Tiến hành * Lớp trưởng và các tổ trưởng báo tình hình học tập và nề nếp của các bạn trong tổ. Lớp trưởng nêu nhận xét chung. Các bạn trong lớp có ý kiến. * Gv nhận xét, đánh giá: -Ưu điểm: Học tập tốt. Học bài và làm bài đầy đủ. Duy trì sỉ số. Duy trì đôi bạn cùng tiến. Vệ sinh tương đối sạch sẽ. -Tồn tại: 2 em đi học trễ lớp bị trừ điểm thi đua (Hoàng, Điệp). 1 em nghỉ học không xin phép (Nhung). * Phương hướng tuần tới: -Vệ sinh trường lớp. Thi đua học tốt mừng Đảng, mừng Xuân. -Rèn nề nếp lớp. Duy trì sỉ số. Duy trì đôi bạn cùng tiến. -Cố gắng đạt phương hướng. Lịch giảng dạy tuần 23 (Từ 12/2/2007 đến 16/2/2007) Thứ Ngày Môn Tên bài dạy HAI 12/2 Tập đọc Toán Đạo đức Phân xử tài tình. Xentimét khối, Đềximét khối. Em yêu Tổ quốc Việt Nam (Tiết 1). BA 13/2 Thể dục Toán Tập làm văn LT và Câu Khoa học Bài 45 Mét khối. Lập chương trình hoạt động. Mở rộng vốn từ: Trật tự – An ninh. Sử dụng năng lượng điện. TƯ 14/2 Toán Tập đọc Địa lí Chính tả Mĩ thuật Luyện tập. Chú đi tuần. Một số nước ở Châu Âu. (Nghe – viết) Cao Bằng. NĂM 15/2 Thể dục Toán LT và Câu Tập làm văn Lịch sử Bài 46. Thể tích hình hộp chữ nhật. Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ. Trả bài văn kể chuyện. Nhà máy hiện đại đầu tiên ở nước ta. SÁU 16/2 Toán Khoa học Kĩ thuật Kể chuyện Âm nhạc SH lớp Thể tích hình lập phương. Lắp mạch điện đơn giản. Bày dọn bữa ăn trong gia đình. Kể chuyện đã nghe, đã đọc. Thứ hai, ngày 12/02/2007 TẬP ĐỌC PHÂN XỬ TÀI TÌNH. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các từ ngữ câu, đoạn trong bài. 2. Kĩ năng: - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng rõ ràng, rành mạch, chậm rãi, thể hiện giọng điệu của từng nhân vật và niềm khâm phục của người kể chuyện về tài xử kiện của ông quan án. 3. Thái độ: - Hiểu nội dung ý nghĩa của bài, hiểu đúng các từ ngữ, câu, đoạn, diễn biến câu chuyện. Bài viết ca ngợi trí thông minh tài xử kiện của vị quan án, đồng thời bày tỏ ước mong có vị quan toà tài giỏi, xét xử công tội phân minh, góp phần thiết lập và bảo vệ trật tự an ninh xã hội. II. Chuẩn bị: + GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK – Bảng phụ viết sẵn đoạn văn hướng dẫn luyện đọc. + HS: SGK III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Cao Bằng. Giáo viên kiểm tra bài. Chi tiết nào nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng? Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng? .Khổ thơ cuối tác giả muốn nói lên điều gì? Giáo viên nhận xét. 3. Giới thiệu bài mới: Qua bài học hôm nay các em sẽ được biết về tài xét xử của một vị quan án và phần nào hiểu được ước mong của người lao động về một xã hội trật tự an ninh qua sự thông minh xử kiện của một vị quan án trong bài đọc: “Phân xử tài tình”. Bài mới: Phân Xử Tài Tình. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Luyện đọc. Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài. Giáo viên chia đoạn để học sinh luyện đọc. · Đoạn 1: Từ đầu lấy trộm. · Đoạn 2: Tiếp theo nhận tội. · Đoạn 3: Phần còn lại. Giáo viên chú ý uốn nắn hướng dẫn học sinh đọc các từ ngữ khó, phát âm chưa chính xác như: rung rung, tra hỏi, lấy trộm biết trói lại, sư vãi. Yêu cầu học sinh đọc từ ngữ chú giải. Giáo viên giúp học sinh hiểu các từ ngữ học sinh nêu. Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài (giọng nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện sự khâm phục trí thông minh tài xử kiện của viên quan án, giọng phù hợp với đặc điểm từng đoạn: kể, đối thoại). v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải. Yêu cầu học sinh đọc lại đoạn 1 Giáo viên nêu câu hỏi. Vị quan án được giới thiệu là người như thế nào? Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì? Giáo viên chốt: Mở đầu câu chuyện, vị quan án được giới thiệu là một vị quan có tài phân xử và câu chuyện của hai người đàn bà cùng nhờ quan phân xử việc mình bị trộm vải sẽ dẫn ta đến công đường xem quan phân xử như thế nào? Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2 và trao đổi thảo luận để trả lời câu hỏi. Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp vải? Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người ấy cắp tấm vải? Giáo viên chốt: Quan án thông minh hiểu tâm lý con người nên đã nghĩ ra phép thử đặc biệt – xé đôi tấm vải để buộc họ tự bộc lộ thái độ thật làm cho vụ án tưởng đi vào ngõ cụt, bất ngờ bị phá nhanh chóng. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn còn lại. Để tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa, quan cho gọi những ai đến? Vì sao quan lại cho gọi những người ấy đến? Quan án đã tìm kẻ trộm tiền nhà chùa bằng cách nào? Hãy gạch dưới những chi tiết ấy? Giáo viên chốt: Quan án đã thực hiện các việc theo trình tự, nhờ sư cụ biện lễ cúng thật ® giao cho mỗi người một nắm thóc ® đánh đòn tâm lý: Đức Phật rất thiêng: ai gian thì thóc trong tay người đó nảy mầm ® quan sát những người chạy đàn thấy chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay xem ® lập tức cho bắt. Vì sao quan án lại dùng biện pháp ấy? Quan án phá được các vụ án nhờ vào đâu? Giáo viên chốt: Từ xưa đã có những vị quan án tài giỏi, xét xử công minh bằng trí tuệ, óc phán đoán đã phá được nhiều vụ án khó. Hiện nay, các chú công an bảo vệ luật pháp vừa có tri thức, năng lực, đạo đức, vừa có phương tiện khoa học kĩ thuật hỗ trợ đã góp phần bảo vệ cuộc sống thanh bình trên đất nước ta. v Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm. Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định các giọng đọc của một bài văn. Hướng dẫn học sinh đọc ngắt giọng phù hợp nội dung ca
Tài liệu đính kèm: