Giáo án Khối 5 - Tuần 13

I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU

1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, nhanh và hồi hộp hơn ở đoạn kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng .

2. Hiểu ý nghĩa truyện : Biểu dương ý thức bảo vệ rừng , sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi .

II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK .

III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

doc 127 trang Người đăng phuquy Lượt xem 1361Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 5 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạt động của sự vật .
+Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật , hoạt động , trạng thái . . . 
+Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu với nhau , nhằm phát hiện mối quan hệ giữa các từ ngữ hoặc câu ấy .
-Hs làm việc cá nhân , đọc kĩ đoạn văn , phân loại từ .
Bài tập 2 : 
-Lời giải :
VD : Trưa tháng 6 nắng như đổ lửa . Nước ở các thửa ruộng nóng như có ai nấu lên . Lũ cá cờ chết nổi lềnh bềnh trên mặt ruộng . Còn lũ cua nóng không chịu được , ngoi hết lên bờ . Thế mà , giữa trời nắng chang chang , mẹ em lội ruộng cấy lúa . . Mẹ đội chiếc nón lá , gương mặt mẹ đỏ bừng . Lưng phơi giữa nắng mà mồ hôi mẹ vẫn ướt đẫm chiếc áo cánh nâu . . . Mỗi hạt gạo làm ra chứa bao giọt mồ hôi , bao nỗi vấtt vả của mẹ .
-Hs đọc nội dung BT , trao đổi cùng bạn bên cạnh .
-Nối tiếp nhau đọc kết quả bài làm .
+Động từ : đổ , nấu , chết , nổi . chịu , ngoi , cấy , đội , cúi , phơi , chứa .
+Tính từ : nóng , lềnh bềnh , nắng chang chang , đỏ bừng , ướt đẫm , vất vả.
+Quan hệ từ : ở , như , trên , còn , thế mà , giữa , dưới , mà , của .
3-Củng cố , dặn dò 
-Yêu cầu những hs viết đoạn văn tả người mẹ cấy lúa chưa đạt về nhà hoàn chỉnh đoạn văn .
-Nhận xét tiết học .
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP 
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
- Từ những hiểu biết đã có về biên bản cuộc họp , hs biết thực hành viết biên bản một cuộc họp .
II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Bảng lớp viết đề bài , gợi ý 1 ; dàn ý 3 phần của một biên bản cuộc họp .
II-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
-Nhắc lại nội dungc ần ghi nhớ trong tiết TLV trước .
B-DẠY BÀI MỚI :
1-Giới thiệu bài : 
Gv nêu mục đích , yêu cầu của tiết học . 
2-Hướng dẫn hs làm bài tập 
-Kiểm tra việc chuẩn bị : Các em chọn viết biên bản cuộc họp nào ?( họp tổ , họp lớp , họp chi đội ) . Cuộc họp ấy bàn về vấn đề gì ? Có cần ghi biên bản không ?
-Nhắc hs chú ý trình bày biên bản đúng theo thể thức của một biên bản .
-1 hs đọc đề bài và các gợi ý 1,2,3 SGK 
-Hs làm việc theo nhóm .
-Đại diện các nhóm đọc biên bản .
3-Củng cố , dặn dò 
-Dặn hs sửa lại biên bản vừa lập ở lớp ; về nhà quan sát và ghi lại kết quả quan sát hoạt động một người mà em yêu mến để chuẩn bị cho tiết TLV sau .
-Nhận xét tiết học . 
LỊCH SỬ
THU – ĐÔNG 1947 
VIỆT BẮC MỒ CHÔN GIẶC PHÁP 
I-MỤC TIÊU :
Học xong bài này, học sinh biết :
Diễn biến chính của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947.
Ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc đối với cuộc kháng chiến của dân tộc ta.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bản đồ hành chính Việt Nam (để chỉ các địa danh ở Việt Bắc)
Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947.
Tư liệu về chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947.
Phiếu học tập của học sinh.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-Kiểm tra bài cũ :
B-Bài mới :
 *Hoạt động 1 (làm việc cả lớp)
Giới thiệu bài : Có thể sử dụng bản đồ để chỉ một số địa danh thuộc Căn cứ địa Việt Bắc (Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng...) và nhấn mạnh đây là thủ đô kháng chiến của ta, tập trung cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực. Vì vậy, thực dân Pháp âm mưu tập trung lực lượng lớn với nhiều vũ khí hiện đại tấn công lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của ta để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Nhiệm vụ bài học :
+Vì sao địch mở cuộc tấn công lên Việt Bắc ?
+Nêu diễn biến sơ lược của chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 ?
+Nêu ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947.
-Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước .
*Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm)
Hướng dẫn tìm hiểu tại sao địch mở cuộc tấn công quy mô lên Việt Bắc ?
-Tinh thần cảm tử của quân dân Thủ đô Hà Nội và nhiều thành phố khác vào cuối năm 1946 đầu năm 1947 đã gây cho địch những khó khăn gì ?
-Muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh, thực dân Pháp phải làm gì ?
-Tại sao căn cứ địa Việt Bắc trở thành mục tiêu tấn công của quân Pháp ?
-Làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp . 
-Thực dân Pháp mở cuộc tấn công quy mô lớn lên căn cứ địa Việt Bắc .
-Nơi tập trung cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta .
*Hoạt động 3 (làm việc cả lớp)
Hướng dẫn học sinh hình thành biểu tượng về chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947.
Giáo viên thuật lại diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947, rồi tóm tắt :
+Lực lượng của địch khí tấn công lên Việt Bắc .
+Sau hơn một tháng tấn công lên Việt Bắc, quân địch rơi vào tình thế như thế nào ?
+Sau 75 ngày đêm đánh địch, ta đã thu được kết quả ra sao ?
+Chiến thắng này có tác động gì đến cuộc kháng chiến của nhân dân ta ?
-Pháp huy động lực lượng lớn, chia thành ba mũi tấn công lên Việt Bắc.
-Thực dân Pháp bị sa lầy ở Việt Bắc buộc phải rút lui.
-Đánh bại cuộc tấn công lớn của thực dân Pháp, bảo vệ được cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến.
C-Củng cố 
D-Nhận xét – Dặn dò :
-Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK .
-Chuẩn bị bài sau .
Thứ sáu, ngày 8/12/2006
TOÁN
Chia một số thập phân cho một số thập phân
I-MỤC TIÊU
Giúp hs : 
Hiểu và vận dụng quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân .
Áp dụng chia một số thập phân cho một số thập phân để giải các bài toán có liên quan .
II-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1-KIỂM TRA BÀI CŨ 
-2 hs lên bảng làm bài tập 
-Cả lớp nhận xét , sửa bài .
2-DẠY BÀI MỚI
2-1-Giới thiệu bài 
-Tiết học này chúng ta cùng học cách chia một số thập phân cho một số thập phân .
2-2-Hướng dẫn thực hiện 
a)Ví dụ 1
*Hình thành phép tính 
-GV nêu VD1 , đưa đến phép tính
 23,56 : 6,2 
*Đi tìm kết quả 
-Áp dụng tính chất khi nhân cả số bị chia và số chia với cùng một số tự nhiên khác 0 thì thương như thế nào ?
-Hs đọc đề bài và làm bài .
*Giới thiệu kĩ thuật tính 
+Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải bấy nhiêu chữ số .
+Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện chia như chia cho số tự nhiên .
b)Ví dụ 2 
-HS thực hiện tính 82,55: 1,27 = 65
c)Quy tắc
2-3-Luyện tập , thực hành
Bài 1 
19,72 : 5,8 = 3,4
8,216 : 5,2 = 1,58
12,88 : 0,25 = 51,52
17,4 : 1,45 = 12
Bài 2 
- Yêu cầu Hs đọc đề và làm bài vào vở.
Bài 3
- Yêu cầu Hs đọc đề và về nhà làm bài .
-HS tóm tắt , phân tích đề bài .
23,56 : 6,2 = (23,56 x 10 ) : (6,2 x 10 )
 = 2,356 : 0,62
 = 3,8
 23#5, 6 6 # 2
 4 9 6 3,8
 0
-Nhắc lại kĩ thuật tính .
-3 HS nhắc lại theo SGK .
-Hs đọc đề , làm bài .
-Lưu ý : HS đặt tính dọc .
-Cả lớp sửa bài .
1 lít dầu hỏa cân nặng:
 3,42 : 4,5 = 0,76(kg)
8 lít dầu hoả cân nặng :
 0,76 x 8 = 6,08(kg)
 Đáp số : 6,08kg 
-Hs thảo luận nhóm
 429,5 : 2,8 = 153 (dư 1,1m)
May được nhiều nhất 153 bộ quần áo , còn thừa 1,1m vải .
3-CỦNG CỐ , DẶN DÒ 
-Gv tổng kết tiết học .
-Dặn hs về nhà làm bài và xem lại bài, chuẩn bị bài sau .
KỂ CHUYỆN
PA-XTƠ VÀ EM BÉ 
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
Rèn kĩ năng nói :
Dựa vào lời kể của cô và tranh minh hoạ , kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Pa-xtơ và em bé bằng lời của mình .
Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Tài năng và tấm lòng nhân hậu yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa-xtơ đã khiến ông cống hiến cho loài người một phát minh khoa học lớn lao .
Rèn kĩ năng nghe :
Lắng nghe cô kể chuyện , nhớ chuyện .
Nghe bạn KC , nhận xét đựơc lời kể của bạn , kể tiếp được lời kể của bạn .
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
Tranh minh họa truyện trong SGK , ảnh Pa-xtơ.
Nội dung truyện : Pa-xtơ và em bé .
1. Ngày 06-07-0885, chú bé Giô-dép bị chó dại cắn được đưa từ vùng quê xa xôi đến thủ đô Pa-ri nhờ Lu-i Pa-xtơ cứu chữa .
Giô-dép bị 14 vết cắn ở tay , vì em đã lấy tay che mặt khi con chó xông vào . Cuộc sống của em chỉ tính từng ngày . Em sẽ chết như những người bị chó dại cắn xưa nay .
Nhìn vẻ đau đớn của em bé và đôi mắt đỏ hoe của người mẹ , lòng Pa-xtơ se lại. Ông xúc động nghĩ đến một ngày kia em bé đáng thương này sẽ lên cơn dại , lịm dần vì tê liệt , hoặc nghẹt thở vì một cơn giật dữ dội , rồi chết .
2. Đêm đã khuya , Pa-xtơ vẫn ngồi trước bàn làm việc , nét mặt đầy ưu tư . “ Có thể làm gì cho em bé ?” . vắc-xin chữa bệnh dại ông chế ra đã thí nghiệm có kết quả trên loài vật nhưng chưa lần nào thí nghiệm trên cơ thể con người . Ông muốn cứu em bé nhưng không dám lấy em bé làm vật thí nghiệm . Nhỡ có tai biến thì sao? Nhưng không còn cách nào khác . Bệnh dại đang đe dọa tính mạng em .
3. Ngày hôm sau , Pa-xtơ đi đến quyết định : phải tiêm vắc-xin mới có hi vọng cứu em bé . Ngay chiều ấy , 07-07-985 , một vài giọt vắc-xin chống dại đã được tiêm vào dưới da bụng Giô-dép . Những ngày sau , Pa-xtơ tiếp tục tiêm vắc-xin có độc tính tăng dần . Chín ngày trôi qua với Pa-xtơ dài dằng dặc như chín tháng 
Nhưng phát tiêm quyết định là phát tiêm thứ mười . Đây là thứ vắc-xin có độc tính rất cao , có thể làm cho chó hoặc thỏ lên cơn dại dữ dội sau 7 ngày ủ bệnh . Có bắt buộc phải tiêm phát này cho em bé không ? Pa-xtơ day dứt suốt đêm ròng với câu hỏi đó . Tóc ông bạc thêm . Gần sáng , ông quyết định phải tiêm phát thứ mười để kiểm tra kết quả của chín phát tiêm trước , kiểm tra khả năng miễn dịch của cơ thể em bé sau 9 ngày tiêm phòng , đồng thời tạo cho em sự miễn dịch chắc chắn .
4. Người ta tiêm cho em bé phát vắc-xin cuối cùng . Thêm 7 ngày chờ đợi đằng đẵng . Nhiều đêm , Pa-xtơ không chợp mắt . Nhiều đêm , mặc dù chân trái bị bại liệt , ông vẫn một mình chống gậy xuống cầu thang đi thăm em bé .
Qua ngày thứ bảy , em bé vẫn khỏe mạnh bình yên . Tai họa đã qua . Đêm thứ tám , Pa-xtơ đã ngủ một giấc ngon lành .
5. Sau thành công vang dội ấy , người ta liên tiếp gởi đến phòng thí nghiệm của Lu-i Pa-xtơ những người bị chó dại cắn để ông cứu chữa . Phòng thí nghiệm của ông trở thành Viện Pa-xtơ – viện chống dại đầu tiên trên thế giới .
Theo Đức Hoài .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
B-DẠY BÀI MỚI 
1-Giới thiệu bài :
Câu chuyện Pa-xtơ và em bé giúp các em biết tấm gương lao động quên mình , vì hạnh phúc con người của nhà khoa học Lu-i Pa-xtơ .. ông đã có công tìm ra loại vắc-xin cứu loài người thoát khỏi một căn bệnh nguy hiểm mà từ lâu con người bất lực không tìm đựơc cách chữa trị – đó là bệnh dại .
-Hs kể lại 1 việc làm tốt ( hoặc một hành động dũng cảm ) bảo vệ môi trường này em đã làm hoặc chứng kiến .
-Hs quan sát tranh minh họa , đọc 
2-Gv kể lại câu chuyện 
-Giọng kể hồi hộp nhấn giọng ở những từ ngữ nói về cái chết thê thảm đang đến gần với cậu bé Giô-dép , nỗi xúc động của Lu-i Pa-xtơ nghĩ đến cái chết của cậu ; tâm trạng lo lắng , day dứt , hồi hộp của Pa-xtơ khi quyết định tiêm những giọt vắc-xin lần đầu tiên thử nghiệm trên cơ thể con người .
-Viết lên bảng các tên riêng : Giô-dép , Lu-I Pa-xtơ 
-Giới thiệu ảnh Lu-i Pa-xtơ .
Gv kể lần 2 , vừa kể vừa chỉ vào 6 tranh minh họa phóng to .
-Gv kể lần 3 .
3-Hướng dẫn hs kể chuyện 
a)KC theo nhóm : hs kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm 2 em hoặc 3 em , cùng trao đổi ý nghĩa câu chuyện .
b)Thi KC trước lớp 
-Vì sao Pa-xtơ phải suy nghỉ , day dứt rất nhiều trước khi tiêm vắc-xin cho Giô-dép ?
-Câu chuyện muốn nói điều gì ?
*GV : Để cứu em bé bị chó dại cắn , Pa-xtơ đã đi đến một quyết định táo bạo : Dùng thuốc chống bệnh dại mới thí nghiệm ở dộng vật để tiêm cho em bé . Ông đã thực hiện việc này một cách thận trọng , tỉnh táo , có tính toán , cân nhắc . Ông đã dồn tất cả tâm trí và sức lực để theo dõi sự tiến triển của quá trình điều trị . Cuối cùng , Pa-xtơ đã chiến thắng , khoa học đã chiến thắng . Loài người có thêm một thứ thuốc chữa bệnh mới . Một căn bệnh bị đẩy lùi .Nhiều người mắc bệnh sẽ được cứu sống .
-Cả lớp và gv nhận xét , bình chọn bạn KC hay nhất . 
-Hs đọc một lượt yêu cầu BT .
-Hs nối tiếp nhau thi kể từng đoạn câu chuyện theo tranh .
-2 hs đại diện thi kể toàn bộ câu chuyện 
-Trao đổi về nội dung , ý nghĩa câu chuyện .
-Vì vắc-xin chữa bệnh dại đã thí nghiệm có kết quả trên loài vật nhưng chưa lần nào được thí nghiệm trên cơ thể con người . Pa-xtơ muốn em bé khỏi nhưng không dám lấy em bé làm vật thí nghiệm . Ông sợ có tai biến .
+Câu chuyện ca ngợi tài năng và tấm lòng nhân hậu , yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa-xtơ . Tài năng và tấm lòng nhân hậu đã giúp ông cống hiến đựơc cho loài người một phát minh khoa học lớn lao .
4-Củng cố , dặn dò 
-Dặn hs về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe .
-Chuẩn bị bài sau : Nhớ lại một câu chuyện đã nghe , tìm đọc một câu chuyện nói về những người đã đóng góp sức mình chống đói nghèo , lạc hậu , vì hạnh phúc của nhân dân .
-Nhận xét tiết học 
KHOA HỌC
XI MĂNG
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nêu công dụng của xi măng.
- Nêu được tính chất của xi măng.
- Biết được các vật liệu được dùng để sản xuất xi măng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Hình minh họa trang 58, 59 SGK.
- Các hỏi thảo luận được ghi sẵn vào phiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động : Khởi động
 KTBC: Gọi 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi nội dung bài cũ, sau đó nhận xét, ghi điểm từng HS.
-Gv nhận xét ghi điểm
GTB: Bài học hôm nay sẽ cung cấp cho các em những kiến thức khoa học về xi măng.
Hoạt động 1 : Công dụng của xi măng
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Xi măng được dùng để làm gì?
+ Hãy kể một số nhà máy xi măng ở nước ta mà em biết?
Hoạt động 2: Tính chất của xi măng , công dụng của bê tông
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tìm hiểu kiến thức khoa học”.
* Cách tiến hành:
+ Cho HS hoạt động theo tổ.
+ Yêu cầu HS trong tổ cùng đọc bảng thông tin trang 59 SGK.
+ Yêu cầu dựa vào các thông tin đó và những điều mình biết để tự hỏi đáp về công dụng, tính chất của xi măng.
* Tổ chức cuộc thi:
+ Mỗi tổ cử một đại diện làm BGK , lớp trưởng là người dẫn chương trình.
 + Lớp trưởng bốc câu hỏi và đọc. Tổ nào có câu trả lời thì phất cờ ra hiệu. Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm, sai trừ 2 điểm. Cuối cuộc thi nhóm nào ghi được nhiều điểm nhất là nhóm thắng cuộc.
- Nhận xét, tổng kết cuộc thi.
Hoạt động : Kết thúc
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích tham giai xây dựng bài.
- Dặn về nhà ghi nhớ các thông tin về xi măng và tìm hiểu về thủy tinh.
+ Kể tên những đồ gốm mà em biết?
+ Hãy nêu tính chất của gạch ngói và TN chứng tỏ điều đó?
+ Gạch, ngói được làm bằng cách nào?
- Nhắc lại, mở SGK trang 58, 59.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Hoạt động theo tổ dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
- Mỗi nhóm cử 3 đại diện tham gia thi.
KĨ THUẬT
CẮT, KHÂU, THÊU TÚI XÁCH TAY ĐƠN GIẢN ( tiết 1)
I. MỤC TIÊU : HS cần phải:
- Biết cách cắt, khâu, thêu trang trí túi xách tay đơn giản.
- Cắt, khâu, thêu, trang trí được túi xách tay đơn giản.
- Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay và khả năng sáng tạo. HS yêu thích, tự hào với sản phẩm do mình làm được.
II. ĐỒ DÙNG DAY HỌC :
- Mẫu túi xách tay bằng vải có hình thêu trang trí ở mặt túi.
- Một mẫu thêu đơn giản.
- Một mảnh vải màu hoặc trắng có kích thước 50cm x 70cm.
- Khung thêu cầm tay, Kim khâu, kim chỉ, chỉ thêu, chỉ thêu các màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC – CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Tiết 1
1/ Bài mới:
GTB: GV giới thiệu và nêu mục đích bài học.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu
- Giới thiệu mẫu túi xách tay và đạt câu hỏi để yêu cầu HS nêu nhận xét đặc điểm hình dạng của túi xách tay.
- Đặt câu hỏi để yêu cầu HS nêu tác dụng của túi xách tay.
- Nhận xét và tóm tắt đặc điểm của túi xách tay.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- GV nêu và giải thích – minh họa một số điểm cần lưu ý khi HS thực hành cắt, khâu, thêu, túi xách tay.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu các yêu cầu, thời gian thực hành.
- Tổ chức cho HS thực hành đo, cắt vải theo nhóm hoặc theo cặp.
2/ Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ hocï tập của HS.
Dặn dò: Chuẩn bị tiết sau thực hành.
- HS nhận xét đặc điểm hình dạng của túi xách tay.
- Nêu tác dụng của túi xách tay.
- HS nêu cách thực hiện từng bước như SGK và thực hiện thực hành cắt, khâu, thêu túi xách tay.
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu
- Nhận xét đánh giá hoạt động trong tuần
- Phương hướng tuần tới
II. Chuẩn bị
 Nội dung sinh hoạt
III. Lên lớp
1. Ổn định: Hs hát 
2. Tiến hành 
* Lớp trưởng và các tổ trưởng báo tình hình học tập và nề nếp của các bạn trong tổ. Lớp trưởng nêu nhận xét chung. Các bạn trong lớp có ý kiến.
* Gv nhận xét, đánh giá: 
- Ưu: Học bài và làm bài đầy đủ. Vệ sinh lớp tốt. Duy trì đôi bạn cùng tiến. Truy bài đầu giờ.
- Tồn tại: Do tình hình bão nên có một số em nghỉ học ngày thứ bảy (học bù).
Cẩm Nhung nghỉ học không xin phép. Đi học trễ 2 em: Điệp, Phong.
Nhắc nhở: Đi học nên đeo phù hiệu. Mặc đồng phục đúng quy định.
* Phương hướng tuần 15.
Học bài và làm bài đầy đủ kết hợp ôn tập.
Không nghỉ học, duy trì sỉ số lớp. 
Truy bài đầu giờ. Duy trì “Đôi bạn cúng tiến”. 
Vệ sinh trường lớp. Sinh hoạt đầu giờ.
* Biện pháp: Thực hiện tốt và đầy đủ phương hướng đề ra.
Lịch giảng dạy tuần 15 (Từ 11/12/2006 đến 15/12/2006)
Thứ
 Ngày 
Môn
Tên bài dạy
HAI
11/12
Tập đọc 
Toán
Đạo đức
Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
Luyện tập.
Tôn trọng phụ nữ (Tiết 2) 
BA
12/12
Thể dục 
Toán
Tập làm văn
LT và Câu
Khoa học 
Bài thể dục phát triển chung – Trò chơi “Thỏ nhảy”.
Luyện tập chung.
Luyện tập tả người (Tả hoạt động)
Mở rộng vốn từ : Hạnh phúc.
Thủy tinh.
TƯ
13/12
Toán 
Tập đọc 
Địa lí
Chính tả
Mĩ thuật 
Tỉ số phần trăm.
Về ngôi nhà đang xây.
Thương mại và du lịch.
(Nghe-viết) Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
Vẽ tranh – Đề tài: Quân đội
NĂM
14/12
Thể dục
Toán
LT và Câu
Tập làm văn
Lịch sử 
Bài thể dục phát triển chung – Trò chơi “Thỏ nhảy”.
Giải toán về tỉ số phần trăm.
Tổng kết vốn từ
Luyện tập tả người (Tả hoạt động)
Chiến thắng Biên giới thu-đông 1950
SÁU
15/12
Toán
Khoa học
Kĩ thuật
Kể chuyện
Âm nhạc
SH lớp
Nghỉ
Cao su.
Cắt, khâu thêu túi xách tay đơn giản (Tiết 2).
Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
Ôn tập- Tập đọc nhạc số 3, số 4- Kể chuyện âm nhạc.
Thứ hai, ngày 11/12/2006 
TẬP ĐỌC
BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO 
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
Đọc lưu loát , diễm cảm toàn bài , phát âm chính xác tên người dân tộc ( Y Hoa, già Rok ) , giọng đọc phù hợp với nội dung các đoạn văn : trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức long trọng ; vui , hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ .
Hiểu nội dung bài : Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo , biết trọng văn hóa , mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành , thoát khỏi cảnh nghèo nàn , lạc hậu .
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
Tranh minh họa bài đọc trong SGK . 
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
+Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?
+Vì sao tác giả gọi hạt gạo là hạt vàng?
+Nêu nội dung chính của bài.
-Gv nhận xét ghi điểm.
B-DẠY BÀI MỚI
1-Giới thiệu bài 
-Bài đọc Buôn Chư Lênh đón cô giáo phản ánh một khía cạnh quan trọng của cuộc đấu tranh vì hạnh phúc của con người – đấu tranh chống lạc hậu . Qua bài đọc này , ta sẽ thấy đựơc nguyện vọng tha thiết của già làng và người dân buôn Chư Lênh đối với việc học tập như thế nào ?
-Hs đọc thuộc lòng khổ thơ yêu thích trong bài thơ Hạt gạo làng ta .
-Trả lời câu hỏi về nội dung b

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 5-4.doc