Giáo án Khối 5

I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU

1. Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ.

- Đọc đúng các từ ngữ, câu trong bài.

- Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.

2. Hiểu bài :

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu nội dung bức thư : Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng học sinh sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.

3. Thuộc lòng một đoạn thơ .

II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK .

- Bảng phụ viết đoạn thư HS cần học thuộc lòng.

III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

doc 159 trang Người đăng phuquy Lượt xem 1023Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
Một số hs đọc đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày đã viết lại hoàn chỉnh .
B-DẠY BÀI MỚI 
1-Giới thiệu bài : 
Qua bài đọc Nghìn năm văn hiến , các em đã biết thế nào là số liệu thống kê , cách đọc một bảng thống kê . Tiết TLV hôm nay sẽ giúp các em hiểu tác dụng của số liệu thống kê . Các em sẽ luyện tập thống kê các số liệu đơn giản và trình bày kết quả theo biểu bảng .
 2-Hướng dẫn hs làm BT .
Bài tập 1 :
a)Nhắc lại các số liệu thống kê trong bài 
- Từ 1075 đến 1919 , số khoa thi ở nước ta : 185 , số tiến sĩ : 2896 .
- Số khoa thi , số tiến sĩ và trạng nguyên của từng triều đại :
- Gv nhận xét 
- 1 hs đọc yêu cầu BT1 .
- Hs làm việc cá nhân : nhìn bảng thống kê trong bài Nghìn năm văn hiến , trả lời lần lượt các câu hỏi .
- Cả lớp nhận xét
Triều đại
Số khoa thi
Số tiến sĩ
Số trạng nguyên
Lý
6
11
0
Trần
14
51
9
Hồ
2
12
0
Lê
104
1780
27
Mạc
21
484
10
Nguyễn
38
558
0
Số bia và số tiến sĩ ( từ khoa thi năm 1442 đến khoa thi 1779 ) có tên khắc trên bia còn lại đến ngày nay : số bia : 82 ; số tiến sĩ có tên khắc trên bia : 1306 .
b)Các số liệu thống kê được trình bày dưới 2 hình thức :
Nêu số liệu ( số khoa thi , số tiến sĩ từ năm 1075 đến 1919 , số bia và số tiến sĩ có tên khắc trên bia còn lại đến ngày nay ) .
Trình bày bảng số liệu ( so sánh số khoa thi , số tiến sĩ , số trạng nguyên của các triều đại ) .
c)Tác dụng của số liệu thống kê :
- Gv phát phiếu cho từng nhóm làm việc . Sau thời gian qui định , 
Bài tập 2
Nói tác dụng của bảng thống kê ?
Cả lớp và gv nhận xét , biểu dương những bài đúng nhất 
- Giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin , dễ so sánh .
- Tăng sức thuyết phục cho nhận xét về truyền thống văn hiến lâu đời của nước ta.
các nhóm cử người dán bài lên bảng lớp và trình bày kết quả
 + Giúp ta thấy rõ kết quả , đặc biệt là kết quả có tính so sánh 
- Hs viết vào vở bảng thống kê đúng 
Tổ
Số học sinh
Nữ
Nam
Khá, giỏi
Tổ 1
8
4
4
5
Tổ 2
9
4
4
7
Tổ 3
8
5
3
5
Tổ 4
8
3
5
6
. . .
. . .
. . .
. . .
. . .
Tổng số hs trong lớp
33
16
17
23
3-Củng cố , dặn dò 
Gv nhận xét giờ học 
Yêu cầu hs ghi nhớ cách lập bảng thống kê . dặn hs tiếp tục LT quan sát một cơn mưa để chuẩn bị bài tới.
LỊCH SỬ
NGUYỄN TRƯỜNG TỘ MONG MUỐN 
CANH TÂN ĐẤT NƯỚC 
I-MỤC TIÊU :
Học xong bài này, học sinh biết :
- Những đề nghị chủ yếu để canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.
- Nhân dân đánh giá về lòng yêu nước của người đề xướng canh tân đất nước.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Hình trong SGK .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-Kiểm tra bài cũ :
+Khi nhận được lệnh của triều đình, Trương Định có điều gì phải băn khoăn suy nghĩ ?
+ Trương Định đã làm gì để đáp lại tấm lòng tin yêu của nhân dân ?
B-Bài mới :
*Hoạt động 1 ( làm việc cả lớp )
- GVgiới thiệu bài mới nhằm nêu được :
+Bối cảnh nước ta nửa sau thế kỷ XIX
+Một số người có tinh thần yêu nước, muốn làm cho đất nước giàu mạnh để tránh họa xâm lăng (trong đó có Nguyễn Trường Tộ)
*Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm)
+Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ là gì?
+Những đề nghị đó có được triều đình thực hiện không?
+Nêu cảm nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ?
-Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước .
@Nhiệm vụ học tập của học sinh :
-Thảo luận trả lời các câu hỏi trên.
-Ý 1 :+Mở rộng quan hệ ngoại giao, buôn bán với nhiều nước .
+Thuê chuyên gia nươc ngoài giúp ta phát triển kinh tế .
+Xây dựng quân đội hùng mạnh .
+Mở trường dạy cách sử dụng máy móc, đóng tàu, đúc súng . . . 
-Ý 2 :+Triều đình bàn luận không thống nhất, vua Tự Đức cho rằng không cần nghe theo Nguyễn Trường Tộ .
+Có điều đó là vì vua quan nhà Nguyễn bảo thủ .
-Ý 3 :+ Nguyễn Trường Tộ có lòng yêu nước, muốn canh tân để đất nước phát triển.
+Khâm phục tinh thần yêu nước của Nguyễn Trường Tộ.
-Các nhóm trình bày kết quả thảo luận .
*Hoạt động 3 ( làm việc cả lớp )
-Lí do triều đình không muốn canh tân đất nước ?
-Vua quan nhà Nguyễn lạc hậu, không hiểu được những đổi thay của các nước trên thế giới. Ngay cả những sự việc như đèn treo ngược, không có dầu vẫn sáng (đèn điện) ; xe đạp hai bánh chuyển động rất nhanh mà không bị đổ . . . vua quan nhà Nguyễn vẫn không tin điều đó là sự thật.Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ không muốn có sự thay đổi. Vua Tự Đức cho rằng không cần nghe theo Nguyễn Trường Tộ, những phương pháp cũ đã đủ để điều khiển quốc gia rồi.
*Hoạt động 4 ( làm việc cả lớp )
-Tại sao Nguyễn Trường Tộ lại được người đời kính trọng ?
-Trước họa xâm lăng, bên cạnh hững người Việt Nam yêu nước cầm vũ khí lên chống Pháp như : Trương Định, Nguyễn Công Trực, Nguyễn Hữu Huân . . . còn có những người đề nghị canh tân đất nước, mong muốn dân giàu, nước mạnh như Nguyễn Trường Tộ.
C-Củng cố 
D-Nhận xét – Dặn dò :
-Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK .
-Chuẩn bị bài sau .
Thứ sáu, 15/9/2006
TOÁN
HỖN SỐ (Tiếp theo)
I-MỤC TIÊU
Giúp hs : 
Biết cách chuyển hỗn số thành phân số.
Thực hành chuyển hỗn số thành phân số và áp dụng để giải toán.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Các tấm bìa (giấy) cắt vẽ hình như phần bài học SGK thể hiện hỗn số 2
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1-KIỂM TRA BÀI CŨ 
-1 hs lên bảng làm bài 2b/13
- Gv nhận xét ghi điểm
2-DẠY BÀI MỚI
2-1-Giới thiệu bài 
-Trong tiết học này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về hỗn số và học cách chuyển một hỗn số thành phân số.
 0 1 2 3
2-2-Hướng dẫn chuyển hỗn số thành phân số 
-Gv đưa hình vẽ như bài học SGK lên bảng.
-Em hãy đọc hỗn số chỉ phần hình vuông được tô màu ?
-Đọc phân số chỉ số hình vuông đã được tô màu .
-Đã tô màu 2 hình vuông.
 Vậy ta có: 2 = 
-Giải thích vì sao 2 = ?
-Hãy viết hỗn số 2 thành tổng của phần nguyên và phần thập phân rồi tính tổng này ?
-Gv hướng dẫn : Hỗn số 2 có :
+Phần nguyên : 2
+Tử số : 5 
+Mẫu số : 8
-Nêu cách chuyển hỗn số thành phân số.
- Đọc nhận xét trong SGK.
2-3-Luyện tập , thực hành 
Bài 1 :
-Hs đọc đề, phân tích đề và tự làm bài vào vở .
Bài 2 :
-Hs làm bài.
Bài 3 :
-Hs đọc đề, phân tích đề và tự làm bài.
3-CỦNG CỐ, DẶN DÒ 
-Đã tô màu 2 hình vuông 
-Tô màu 2 hình vuông tức là đã tô màu 16 phần. Tô màu thêm hình vuông tức là tô màu thêm 5 phần . Đã tô màu 16+5=21 phần . Vậy có hình vuông đựơc tô màu .
2=2+ = 
-Trả lời theo nhận xét SGK.
-2 Hs đọc .
-Gv tổng kết tiết học.
-Dặn Hs về nhà làm, xem lại các BT Gv đã hướng dẫn.
KHOA HỌC
CƠ THỂ CHÚNG TA ĐƯỢC
 HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Hiểu được cơ thể mỗi con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của người mẹ và tinh trùng của người bố.
- Mô tả khái quát quá trình thụ tinh.
- Phân biệt được một vài giai đoạn phát triển của thai nhi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Các ảnh trong SGK trang 10- 11.
- Các miếng giấy ghi từng chú thích của quá trình thụ tinh.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động : Khởi động
 KTBC: 
- Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra bài trước.
- Nhận xét, ghi điểm từng HS.
GTB : Cơ quan sinh dục của nữ có khả năng tạo trứng. Nếu gặp tinh trùng thì người nữ có khả năng mang thai và sinh con. Vậy quá trình thụ tinh diễn ra như thế nào? Sự phát triển của báo thai ra sao? Các em cùng tìm hiểu qua bài “Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?”
Hoạt động 1: Sự hình thành cơ thể người
- GV nêu câu hỏi:
+ Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người?
+ Cơ quan sinh dục nam có chức năng gì?
+ Cơ quan sinh dục nữ có chức năng gì?
+ Bào thai được hình thành từ đâu?
+ Em có biết sau bao lâu mẹ mang thai thì em bé được sinh ra?
- GV giảng bài: Cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng, cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng. Cơ thể mỗi con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của người mẹ với tinh trùng cuả người bố. Qúa trình trứng kết hợp với tinh trùng gọi là thụ tinh. Trứng được thụ tinh gọi là hợp tử. Hợp tử phát triển thành bào thai, sau khoảng 9 tháng trong bụng mẹ, em bé được sinh ra.
Hoạt động 2: Mô tả khái quát quá trình thụ tinh
- Yêu cầu HS làm theo cặp : cùng quan sát kĩ hình minh họa sơ đồ quá trình thụ tinh và đọc các chú để tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào.
- Gọi 1 HS lên bảng gắn giấy ghi chú thích dưới mỗi hình minh họa và mô tả khái quát quá trình thụ tinh theo bài mình làm.
- Gọi HS dưới lớp nhận xét.
- Gọi 2 HS mô tả lại.
* Kết luận: (Chỉ vào từng hình minh họa) Khi trứng rụng, có rất nhiều tinh trùng muốn vào gặp trứng nhưng trứng chỉ tiếp nhận một tinh trùng. Khi tinh trùng và trứng kết hợp với nhau sẽ tạo thành hợp tử. Đó là sự thụ tinh.
Hoạt động 3: Các giai đoạn phát triển của thai nhi
- Hãy đọc mục Bạn cần biết trang 11- SGK và quan sát các hình minh họa 2, 3, 4, 5 và cho biết hình nào chụp thai được 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, khoảng 9 tháng.
- Gọi HS nêu ý kiến.
- Yêu cầu HS mô tả đặc điểm của thai nhi, em bé ở từng thời điểm được chụp trong ảnh.
* Nhận xét và kết luận: Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai. Đến tuần thứ 12 hai đã có đầy đủ các cơ quan của cơ thể và có thể coi là một cơ thể người. Đến khoảng tuần thứ 20, bé thường xuyên cử động và cảm nhận được tiếng động ở bên ngoài. Sau khoảng 9 tháng ở trong bụng mẹ, em bé được sinh ra.
Hoạt động : Kết thúc
- Yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi:
+ Qúa trình thụ tinh diễn ra như thế nào?
+ Hãy mô tả một số giai đoạn phát triển của thai nhi mà em biết.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, ghi lại vào vở và tìm hiểu xem phụ nữ có thai nên và không nên làm gì.
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi:
+ HS 1: Hãy nêu những điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học?
+ HS 2: Hãy nói về vai trò của người phụ nữ?
+ HS 3: Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ?
- HS tiếp nối nhau trả lời, HS khác nhận xét.
+ Cơ thể mỗi con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của người mẹ với tinh trùng của người bố
+ Tạo ra tinh trùng
+ Tạo ra trứng 
+ Bào thai được hình thành từ sự thụ tinh
+ Sau khoảng 9 tháng trong bụng mẹ, em bé được sinh ra
- HS lắng nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận. Dùng bút chì nối vào các hình với chú thích thích hợp trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài và mô tả.
- Nhận xét.
- 2 HS mô tả lại.
+ H1a: Các tinh trùng gặp trứng.
+ H1b: Một tinh trùng đã chui được vào trứng.
+ H1c: Trứng và tinh trùng kết hợp với nhau để tạo thành hợp tử.
- HS làm việc theo từng cặp cùng đọc SGK, quan sát hình và xác định các thời điểm của thai nhi được chụp.
- 4 HS lần lượt nêu ý kiến của mình về từng hình, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
- 4 HS nối tiếp nhau trả lời.
- HS lắng nghe
- HS xung phong trả lời
KĨ THUẬT
ĐÍNH KHUY BỐN LỖ (2 tiết)
I. MỤC TIÊU :
- Biết cách đính khuy bốn lỗ theo hai cách.
- Đính được khuy bốn lỗ đúng quy trình, đúng kĩ thuật.
- Rèn luyện tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DAY HỌC :
- Mẫu đính khuy bốn lỗ được đính theo hai cách.
- Một số sản phẩm may mặc có đính khuy bốn lỗ.
- Vật dụng và vật liệu cần thiết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC – CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Tiết 1
1/ Bài mới: 
GTB: GV giới thiệu bài và nêu mục đích giờ học.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu
- GV giới thiệu một số mẫu đính khuy bốn lỗ.
- Giới thiệu một số sản phẩm may mặc được đính khuy bốn lỗ và yêu cầu HS nêu tác dụng của việc đính khuy bốn lỗ.
- Tóm tắt các ý kiến trả lời của HS.
* Kết luận: 
- Khuy có nhiều màu sắc, hình dạng và kích thước khác nhau giống như đính khuy hai lỗ, chỉ khác là có bốn lỗ ở giữa mặt khuy,
- Khuy bốn lỗ được vào vải bằng các đường khâu qua bốn lỗ khuy để nối khuy với vải. Các đường chỉ đính khuy tạo thành hai đường song song hoặc chéo nhau ở giữa mặt khuy. Phía dưới khuy bốn lỗ cũng có các vòng chỉ quấn quanh chân khuy giống như đính khuy hai lỗ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- Hướng dẫn HS đọc lướt các nội dung SGK để trả lời câu hỏi: Cách đính khuy hai lỗ và đính khuy bốn lỗ có gì giống và khác nhau.
- GV nhận xét và nêu: Cách đính khuy bốn lỗ gần giống như cách đính khuy hai lỗ, chỉ khác là số đường khâu dài gấp đôi.
- Yêu cầu HS lên bảng thực hiện thao tác mẫu trong thời gian ngắn (10 – 12 phút).
- GV quan sát và uốn nắn để HS thực hiện cho đúng.
- Hướng dẫn HS đọc lại nội dung và quan sát hình 3 SGK để nêu cách đính khuy bốn lỗ theo cách hai đường chỉ khâu song song trên mặt khuy và yêu cầu lên bảng thực hiện thao tác đính khuy bốn lỗ theo cách tạo hai đường chỉ khâu song song.
- GV nhận xét các thao tác của HS. Có thể hướng dẫn thêm những thao tác HS còn lúng túng.
- Tổ chức cho HS thực hành vạch dấu các điểm đính khuy và đính khuy bốn lỗ.
2/ Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét, khen ngợi tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của GV.
- HS nhắc lại, mở SGK.
- HS quan sát mẫu kết hợp với hình 1a SGK để nêu các đặc điểm khuy bốn lỗ và trả lời các câu hỏi SGK.
- HS nêu tác dụng của việc đính khuy hai lỗ, lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS đọc SGK, trao đổi, thảo luận và trả lời, lớp nhận xét đi đến thống nhất.
- HS lên bảng thực hiện thao tác mẫu.
- HS đọc nội dung SGK và nêu cách đính khuy bốn lỗ theo cách hai đường chỉ khâu song song trên mặt khuy.
- HS quan sát hình 3 SGK, thực hiện taho tác theo cách thứ hai.
- HS thực hành, lớp đánh giá theo yêu cầu cuối bài.
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC 
I-MỤC TIÊU 
1 Rèn kĩ năng nói :
- Biết kể tự nhiên bằng lời kể của mình một câu chuyện đã được nghe , đã đọc nói về các anh hùng , danh nhân của đất nước .
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : biết đặt câu hỏi cho bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn về câu chuyện .
2 Rèn kĩ năng nghe : chăm chú theo dõi bạn kể chuyện ; nhận xét , đánh giá đúng lời kể của bạn , kể tiếp được lời bạn .
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
- Một số sách, truyện, bài báo viết về các anh hùng, danh nhân của đất nước (gv và hs sưu tầm được); truyện cổ tích , truyện danh nhân , truyện cười , truyện thiếu nhi , truyện đọc lớp 5 , báo Thiếu niên Tiền phong .
- Bảng lớp viết đề bài 
- Giấy khổ to ( hoặc bảng phụ ) viết gợi ý 3 trong SGK 
+Chú ý : Giờ KC đã nghe , đã đọc cần được tổ chức vui như một giờ giao lưu tập thể , tạo sân chơi cho mọi hs được thể hiện mình và thành công . Để đạt được điều đó , hs phải chuẩn bị trước . nếu có em chuẩn bị tốt , thuộc truyện , có thể vừa kể vừa diễn bằng cử chỉ , động tác thì càng đáng khen . Để những hs yếu kém cũng thành công trong giờ học, gv nên giúp các em tìm truyện . 
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gv nhận xét ghi điểm
B-DẠY BÀI MỚI 
1-Giới thiệu bài :
Các Em đã biết về cuộc đời và khí phách của anh hùng Lý Tự Trọng. Trong tiết KC hôm nay , các em sẽ kể những chuyện mình tự sưu tầm được về các anh hùng , anh nhân khác của đất nước .
-2 hs tiếp nối nhau kể lại chuyện Lý Tự Trọng .
2-Hướng dẫn hs kể chuyện 
a)Hướng dẫn hs tìm hiểu yêu cầu đề bài 
Gạch dưới những từ cần chú ý : Hãy kể lại 1 câu chuyện đã được nghe ( nghe ông bà , cha mẹ hoặc ai đó kể lại ) hoặc được đọc ( tự e tìm đọc ) về các anh hùng , danh nhân của nước ta .
Giải nghĩa : danh nhân : người có danh tiếng , có công trạng với đất nước , tên tuổi đưc người đời ghi nhớ .
Nhắc hs : một số truyện viết về các anh hùng , danh nhân được nêu trong gợi ý 1 là những truyện các em đã học .
VD : Trưng Trắc , Trưng Nhị ( truyện Hai Bà Trưng) , Phạm Ngũ Lão ( truyện Chàng trai làng Phù Ủng ) , Tô Hiến Thành ( truyện Một người chính trực ) . . . 
-Kiểm tra hs đã chuẩn bị ở nhà cho tiết học này như thế nào .
b)Hs thực hành kể chuyện , trao đổi ý nghĩa câu chuyện 
-Nhắc hs : Với những truyện khá dài mà các em không có khả năng kể gọn lại , các em có thể kể 1,2 đoạn truyện .
-Hs đọc đề bài .
-4 hs nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1,2,3,4 trong SGK .
-Đọc nối tiếp nhau trước lớp câu chuyện mà các em kể . Nói rõ đó là truyện về anh hùng , danh nhân nào .
VD : Tôi muốn kể với các bạn nghe câu chuyện Ông Phùng Khắc Hoan và năm hạt giống . Câu chuyện kể về ông Phùng Khắc Hoan đã có công đem hạt giống ngô từ Trung Quốc về trồng ở nước ta . Tôi đọc truyện này trong sách Đối đáp giỏi của NXB Kim Đồng . Tôi muốn kể chuyện về Đôi Bàn Tay Vàng của bác sĩ Tôn Thất Tùng . Bác sĩ Tôn Thất Tùng là là một bác sĩ mổ gan nổi tiếng , đã cứu sống được nhiều bệnh nhân và có những phát minh khoa học quý giá . Tôi đọc truyện này trong sách truyện đọc lớp 5 .
-Kể chuyện theo cặp , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
-Thi kể trước lớp 
-Mỗi hs kể xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc trao đổi , giao lưu cùng các bạn trong lớp .VD :
+Bạn thích nhất hành động naò của người anh hùng trong câu chuyện ? 
+Bạn thích nhất chi tiết nào trong câu chuyện ? 
+Qua câu chuyện bạn hiểu điều gì ?
-Cả lớp nhận xét , tính điểm thi đua .
3-Củng cố , dặn dò 
-Nhận xét tiết học 
-Dặn hs : Đọc trước đề bài và gợi ý trong SGK để tìm được câu chuyện em sẽ kể trước lớp về 1 người trong đời thực có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước .
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu
- Nhận xét đánh giá hoạt động trong tuần
- Phương hướng tuần tới
II. Chuẩn bị
 - Nội dung sinh hoạt
III. Lên lớp
1. Ổn định: Hs hát 
2. Tiến hành:
* Các tổ trưởng báo cáo tình hình lớp học tập, vệ sinh snh hoạt nề nếp ra vào lớp. 
+ Hs nhận xét góp ý
* Giáo viên nhận xét 
+ Ơû tuần này các em học tập tốt. Bài làm đầy đủ. Có nhiều em hăng say phát biểu như bạn: Thi, Hương Duyên, Phong, Thái Hằng, Trúc Ly, Minh, Hòa, Quốc Anh 
+ Ơû tuần này bạn Hoà có tiến bộ hơn nhiều học bài và làm bài đầy đủ.
* Phương hướng tuần 3
+ Rèn chữ giữ vở. Duy trì nề nếp lớp. Kiểm tra bài trước giờ vào lớp (Do tổ trưởng, lớp trưởng và lớp phó học tập đảm nhiệm).
+ Thi khảo sát đầu năm. Chuẩn bị giấy thi. Phát động phong trào thi đua đợt 1. Từ tuần đến 20/11.
+ Thông báo thay đổi buổi học tạm thời: Từ thứ tư tuần 3 đến hết tuần 4 các em học buổi chiều. 
+ Nhắc nhở: Các em cần phải giữ vệ sinh trường lớp. 
+ Cô tuyên dương những em học tập tốt, thực hiện tốt nội quy, nề nếp lớp.
Lịch giảng dạy tuần 3 (Từ 18/9/2006 đến 22/9/2006)
Thứ
 Ngày 
Môn
Tên bài dạy
HAI
18/9
Tập đọc 
Toán
Đạo đức
Kĩ thuật
Lòng dân 
Luyện tập 
Có trách nhiệm về việc làm của mình (Tiết 1) 
Đính khuy 4 lỗ (Tiết 2) 
BA
19/9
Thể dục 
Toán
Tập làm văn
LT và Câu
Khoa học 
Đội hình đội ngũ – TC "Bỏ khăn"
Luyện tập chung 
Luyện tập tả cảnh 
Mở rộng vốn từ: Nhân dân 
Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe 
TƯ
20/9
Toán 
Tập đọc 
Địa lí
Chính tả
Mĩ thuật 
Luyện tập chung 
Lòng dân (tiếp theo) 
Khí hậu 
(N – V) Thư gửi các học sinh – Quy tắc đánh dấu thanh 
Vẽ tranh đề tài: Trường em 
NĂM
21/9
Thể dục
Toán
LT và Câu
Tập làm văn
Lịch sử 
Đội hình đội ngũ. TC "Đua ngựa" 
Luyện tập chung 
Luyện tập về từ đồng nghĩa. 
Luyện tập tả cảnh 
Cuộc phản công ở kinh thành Huế 
SÁU
22/9
Toán
Khoa học
Kĩ thuật
ATGT 
Kể chuyện
Âm nhạc
SH lớp
Ôn tập về giải toán 
Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì 
Đính khuy bấm (Tiết 1)
Kĩ năng đi xe đạp an toàn (Tiết 1) 
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
Ôn tập bài hát "Reo vang bình minh"
Thứ hai, 18/9/2006 
TẬP ĐỌC
LÒNG DÂN ( Tiết 1 )
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
Biết đọc đúng một văn bản kịch cụ thể :
Biết ngắt giọ

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 5-1.doc