I. MỤC TIÊU:
- Đọc trơn cả bài.Đọc đúng các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm , rám nắng. . .
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm và sự biết ơn mẹ của bạn nhỏ.
- Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( SGK)
II. CHUẨN BỊ :
- GV: SGK, tranh minh họa.
- HS : SGK, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
?Vì sao ? GV nhận xét. HOẠT ĐỘNG 2 : Thảo luận cặp đội BT2 GV cho HS quan sát BT2 và thảo luận câu hỏi. Trong từng tranh có ai ? Họ đang làm gì ? + Tranh 1 : Sinh nhật bạn Lan. + Tranh 2 : Bạn Hưng làm rơi hộp bút của bạn. + Tranh 3 : Bạn Vân được cho mượn bút dùng. + Tranh 4 : Bạn Tuấn làm bể bình hoa GV nhận xét. HOẠT ĐỘNG 3 : Liên hệ thực tế + Em đã bao giờ nói lời cảm ơn, xin lỗi chưa ? Em đã nói với ai ? + Em nói trong trường hợp nào ? + Em đã nói gì để cảm ơn, xin lỗi ? Vì sao lại phải nói như vậy ? + Kết quả như thế nào khi em nói lời cảm ơn, xin lỗi ? GV nhận xét – tuyên dương. 4. Tổng kết – dặn dò : GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Bài : Cảm ơn và xin lỗi. ( Tiết 2). _ HS : cá nhân nêu _ HS :nhắc lại _ HS : quan sát _ HS: có 3 bạn _ HS : 1 bạn cho bạn kia quả cam _ HS : bạn đã nói lời cảm ơn. Vì bạn cho quả cam _ HS : quan sát và trả lời _ HS : tự kể và trả lời câu hỏi _ Khuyến khích HS TB –B tham gia kể Bổ sung, rút kinh nghiệm : Thứ ba ,ngày 09 tháng 3 năm 2010 CHÍNH TẢ Bài : BÀN TAY MẸ I. MỤC TIÊU : - Nhìn sách hoặc bảng.Chép lại đúngđoạn “Hằng ngày , . . .chậu tả lót đầy”: 35 chữ trong khoảng 15 – 17 phút. - Điền đúng vần an , at, chữ g, gh vào chỗ trống. - Làm được bài tập 2 ,3, 5 SGK II. CHUẨN BỊ: GV: Bảng phụ chép sẵn đoạn văn tập chép. Các bài tập 2,3. HS: Bút , vở ,bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động của giáo viên Họat động của học sinh 1. Khởi động: Hát 2. KTBC: GV đọc cho cả lớp làm BT2 a,b vào bảng con, hai em làm bảng lớp. Các em chỉ viết các tiếng cần điền . a) nụ, lả la. b) vở, chõ, tổ. GV nhận xét. 3. Bài mới : Tiết này các em viết bài Bàn tay mẹ. HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS tập chép GV treo bảng phụ đã ghi sẵn bài tập chép. Gọi 2 HS nhìn bảng đọc lại đoạn văn. Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn , tìm những tiếng các em dễ viết sai. Ví dụ : hằng ngày, bao nhiêu, là, việc, nấu cơm, giặt, tã lót. GV đọc cho HS viết vào các tiếng đó. GV hướng dẫn HS chép đoạn văn vào vở. Nhắc các em cách ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, cách viết đề bài vào giữa trang vở. Nhắc HS viết hoa chữ bắt đầu mỗi dòng. GV hướng dẫn HS chép xong cầm bút chì, chuẩn bị chữa bài. GV đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để HS soát lại. Hướng dẫn HS chữ viết sai, sửa bên lề vở. GV thống kê số lỗi- nhận xét. HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập. GV treo bảng phụ ghi sẵn bài tập : * Điền vần an hay at ? Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm yêu cầu bài tập. * Bài 1) Điền vần an hay at? + kéo đ , t nước. * Điền chữ g hay gh ? Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập2. Cả lớp đọc thầm yêu cầu bài tập. * Bài 2) Điền chữ g hay gh ? + nhà a, cái ế. Lớp làm bài vào vở. – GV cho 2 HS lên bảng thi đua viết. GV gọi HS đọc bài tập đã hoàn chỉnh . Nhận xét- tuyên dương. 3 Củng cố, dặn dò : GV chấm một số vở –Nhận xét. Tuyên dương những bạn làm đúng và nhanh. Chuẩn bị bài sau :Cái Bống. Nhận xét tiết học. _ HS : làm bảng con _ HS : nhắn lại _ 2 HS đọc _ HS: đọc thầm _ HS : viết bảng con _ HS: chữa bài _ 1 HS đọc yêu cầu _ Lớp làm bảng con .2 HS làm bảng lớp: _ 1 HS đọc yêu cầu _ Lớp làm bài vào vở .2 HS làm bảng lớp . _ HS : đọc Bổ sung, rút kinh nghiệm : Tiết 26 : Học hát: BÀI HÒA BÌNH CHO BÉ I.MỤC TIÊU: - Biết hát theo giai điệu và lời ca Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát II.GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ: 1.Hát chuẩn xác bài Hòa bình cho bé. 2.Đồ dùng dạy học: _Đàn quen dùng, tập đệm theo bài hát _Những nhạc cụ gõ cho HS _Bảng chép lời ca _Tranh ảnh minh họa: Hình ảnh chim bồ câu trắng, tượng trưng của hòa bình. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY _HỌC CHỦ YẾU: T Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Dạy bài hát a) Giới thiệu bài hát: _GV hát mẫu hoặc dùng băng tiếng, băng hình. _ Giới thiệu bảng lời ca. _ Tìm hiểu thêm về bài hát Hòa bình cho bé: Hòa bình cho bé là bài hát được yêu thích về chủ đề ca ngợi cuộc sống hòa bình. Bài có giai điệu vui tươi và nhịp nhàng, có những hình tượng đẹp và gợi cảm trong lời ca b) Dạy hát: _ HS đọc đồng thanh lời ca. _ GV dạy hát từng câu. (Khi dạy hát, nếu thấy trẻ em khó hát được câu hát dài thì có thể chia câu hát thành hai nửa câu để dễ truyền thụ, chú ý lấy hơi ở giữa câu hát) _Cả lớp hát, sau đó chia nhóm, các nhóm lần lượt tập hát cho đến khi thuộc bài. Hoạt động 2: Dạy vỗ tay và dạy gõ đệm. a)Vỗ tay đệm theo tiết tấu lời ca: _Gõ đệm bằng nhạc cụ gõ: Phối hợp các nhạc cụ gõ để vừa hát, vừa đệm theo. Ví dụ cách phối hợp như sau: dạo đầu bằng tiếng trống, gõ theo tiết tấu lời ca hết câu hát 1. Sau đó hát và gõ đệm: Song loan và trống thì gõ theo phách, thanh phách thì gõ theo tiết tấu lời ca. * Củng cố: _Cho hát kết hợp gõ theo phách *Dặn dò: _Tập hát thuộc lời bài hát “Hoà bình cho bé” _Chuẩn bị: Bài hát “Hoà bình cho bé” (tiếp theo) _Quan sát _Cờ hòa bình bay phất phới / giữa trời xanh biếc xanh Kìa đàn bồ câu trắng trắng/ mắt tròn xoe hiền hòa Hòa bình là tia nắng ấm/thắm hồng môi bé xinh Nhịp nhàng cùng cất tiếng hát/ tay vòng tay bé ngoan. Cờ hòa bình bay phất x x x x x phới x Bổ sung, rút kinh nghiệm : TẬP VIẾT TÔ CHỮ HOA :C – D – Đ I /MỤC TIÊU: - Tô được các chữ hoa: C,D, Đ. - Viết đúng các vần: an , at, anh, ach, các từ ngữ:Bàn tay, hạt thóc, gánh đỡ, sạch sẽ kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở tập viết 1, tập hai( Mỗi từ ngữ viết được ít nhất một lần.) II / CHUẨN BỊ : GV : Chữ mẫu , bảng phụ. HS : VTV, bảng con. III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG Hoạt động của giáo viên Họat động của học sinh 1.Khởi động : Hát. 2.KTBC: Nhận xét bài viết của HS phần B ở nhà. HS viết bảng con :chùm vải; suối chảy; cái bảng; bản nhạc. GV nhận xét. 3. Bài mới: Giới thiệu và nêu vấn đề: Tiết này các em tập tô chữ C – D – Đ hoa , tập viết các vần và các từ ngữ các em đã học ở bài tập đọc trước – Ghi đề bài. HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn tô chữ hoa GV gắn chữ hoa trên bảng : C – D – Đ + Chữ C gồm mấy nét? + Chữ D – Đ gồm mấy nét? GV hướng dẫn tô từng chữ và nêu quy trình viết: + Chữ C : Đặt bút đường kẻ 6 viết nét cong trên độ rộng 1 đơn vị chữ , viết nét cong trái. Điểm dừng bút cao hơn đường kẻ ngang dưới 1 chút , hơi cong gần chạm vào thân nét cong trái . + Chữ D – Đ : Đặt bút dưới đường kẻ 6 viết nét lượn cong , viết nét thẳng nghiêng , lượn vòng qua thân nét nghiêng , vết nét cong phải kéo dài từ dưới lên , độ rộng 1 đơn vị chữ , lượn dài qua đầu nét thẳng hơi lượn vào trong Điểm dừng bút dưới đường kẻ ngang một chút. GV viết mẫu. GV nhận xét, sửa sai. HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng Giới thiệu nội dung luyện viết:; bàn tay, hạt thóc, gánh đỡ, sạch sẽ. GV treo bảng phụ – yêu cầu HS đọc các vần và từ ngữ ứng dụng: bàn tay, hạt thóc, gánh đỡ, sạch sẽ. GV nêu qui trình viết – lưu ý HS cách nối nét. GV viết mẫu từng dòng + bàn tay : viết âm b nối vần an , thêm dấu huyền trên đầu âm a , cách 1 con chữ o viết âm t nối vần ay + hạt thóc : viết âm h nối vần at , thêm dấu nặng dưới âm a , cách 1 con chữ o viết âm th nối vần oc , thêm dấu sắc trên đầu âm o + gánh đỡ : viết âm g nối vần anh , thêm dấu sắc trên đầu âm a , cách 1 con chữ o viết âm đ nối âm ơ , thêm dấu ngã trên đầu âm ơ + sạch sẽ : viết âm s nối vần ach , thêm dấu nặng dưới âm a , cách 1 con chữ o viết âm s nối âm e ,thêm dấu ngã trên âm e GV hướng dẫn HS viết bảng con GV nhận xét, sửa sai HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn viết vở GV yêu cầu HS : Nêu khoảng cách giữa các con chữ Lưu ý cách nối nét HS nhắc lại tư thế ngồi viết. HS viết VTV từng dòng. – GV quan sát giúp đỡ HS yếu. 4 / Củng cố , dặn dò : Thu vở chấm 1 số bài. – Nhận xét . Chuẩn bị : Tô chữ hoa E – Ê – G . Nhận xét tiết học. _ HS viết bảng con _ HS : nhắc lại _ HS quan sát và nhận xét : C – D – Đ + Gồm 2 nét : nét cong trên , nét cong trái nối tiếp nhau. + Gồm 2 nét :nét hơi xiên trái , nét cong phải kéo từ dưới lên, chữ Đ thêm 1 nét ngang. – HS quan sát. _ HS tô chữ hoa trong vở tập viết : C – D – Đ _ HS : quan sát _ HS : viết bảng con _ HS : nêu _ HS viết vở tập viết Bổ sung, rút kinh nghiệm : TOÁN CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU: Nhận biết số lượng , biết đọc, viết , đếm các số từ 50 đến 69 ; nhận biết được thứ tự các số từ 50 đến 69 II. CHUẨN BỊ: GV: SGK, BĐDHT. HS : SGK, BĐDHT,bảng con, vở. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động của giáo viên Họat động của học sinh 1.Khởi động :Hát 2.KTBC : GV đọc cho HS viết bảng con, hai em viết bảng lớp. + Năm mươi tám, sáu mươi hai ,sáu mươi bảy. GV nhận xét. 3 .Bài mới : Hôm nay các em học tiếp bài Các số có hai chữ số., GV ghi đầu bài HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu các số từ 70 đến 80. GV hướng dẫn cho HS xem hình vẽ ở dòng trên cùng của bài học trong SGK/140 để nhận có 7 bó, mỗi bó có 1 chục que tính nên viết 7 vào chỗ chấm ở cột chục, có 2 que tính nữa nên viết 2 vào chỗ chấm ở cột đơn vị. GV nêu:”có 7 chục và 2 đơn vị tức là có bảy mươi hai” hướng dẫn HS viết 72 và gọi HS đọc: bảy mươi hai GV hướng dẫn HS lấy bảy bó, mỗi bó 1 chục que tính và nói: “có 7 chục que tính” lấy thêm 1 que tính nữa và nói: “có 1 que tính”. Chỉ vào 7 bó que tính và 1 que tính nói: “bảy chục và 1 là bảy mươi mốt” + Y/c HS đọc :Bảy mươi mốt GV hướng dẫn HS làm tương tự để HS nhận biết số lượng đọc, viết các số từ 70 – 80. HOẠT ĐỘNG2: Giới thiệu các sớ từ 80 -90, từ 90 -99. GV hướng dẫn HS làm tương tự để nhận biết số lượng đọc, viết, nhận biết thứ tự của các số từ 80 -90, từ 90 -99. HOẠT ĐỘNG3: HS thực hành. * Bài 1 : HS viết bảng con: GV đọc cho HS viết bảng con. + Bảy mươi, bảy mươi mốt, bảy mươi hai, bảy mươi ba, bảy mươi chín, tám mươi. * Bài 2 : Viết số thích hợp vào ô trống rồi đọc các số đó: GV hướng dẫn HS kẻ trong vở hai khung hướng dẫn các em ghi số vào các ô trống. 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 a , 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 b , Y/c HS đọc các số đã điền xong. * Bài 3: Viết (theo mẫu) GV nêu số , yêu cầu HS viết phần chục và đơn vị vào bảng con . a) Số 76 gồm 7 chục và 6 đơn vị b) Số 95 gồm 9 chục và 5 đơn vị c) Số 83 gồm 8 chục và 3 đơn vị d) Số 90 gồm 9 chục và 0 đơn vị 4/ Củng cố , dặn dò : Y/c HS quan sát tranh bài tập 4 trang 141 và trả lời câu hỏi: + Trong hình vẽ có bao nhiêu cái bát? + Trong số đó có mấy chục và mấy đơn vị? Chuẩn bị : So sánh các số có hai chữ số. Nhận xét tiết học _ H S : viết bảng con _ HS : nhắc lại _ HS : thực hiện theo yêu cầu _ HS : viết và đọc theo hướng đẫn _ HS : đọc _ HS : làm theo hướng dẫn _ HS : viết bảng con _ HS : thực hiện vào vở _ HS : đọc _ HS : thực hiện theo yêu cầu _ Khuyến khích HS TB –Y tham gia trả lời + Trong hình vẽ có 33 cái bát. + Trong số đó có3 chục và 3 đơn vị. Bổ sung, rút kinh nghiệm : Thứ tư , ngày 10 tháng 3 năm 2010 TẬP ĐỌC Bài : CÁI BỐNG I. MỤC TIÊU: - Đọc trơn cả bài.Đọc đúng các từ ngữ:Khéo sảy,khéo sàng, đường trơn, mưa ròng. - Hiểu nội dung bài:Tình cảm và sự hiếu thảo của Bống đối với mẹ. - Trả lời câu hỏi 1,2 (SGK) - Học thuộc bài dồng dao. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : GV: SGK, bảng phụ chép bài tập đọc. HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động của giáo viên Họat động của học sinh 1.Khởi động : Hát 2. KTBC : Gọi HS đọc bài tập đọc :Bàn tay mẹ và trả lời câu hỏi: + Bàn tay mẹ làm việc gì cho chị em Bình? + Đọc câu văn diễn tả tình cảm của Bình với bàn tay mẹ? GV nhận xét. 3.Bài mới: Giới thiệu và nêu vấn đề Tiết này các em học bài đồng dao Cái Bống. HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn HS luyện đọc: GV treo bảng phụ chép sẫn bài tập đọc. Gọi HS khá đọc toàn bài. Luyện đọc tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn GV giải nghĩa từ: + Đường trơn: đường bị ướt nước mưa dễ ngã. + Gánh đỡ: Gánh giúp mẹ. + Mưa ròng: Mưa nhiều, kéo dài. * Luyện đọc câu: Tổ chức HS đọc trơn từng câu . – HS đọc nối tiếp từng câu. * Luyện đọc cả bài: Gọi HS đọc trơn cả bài HOẠT ĐỘNG 2 : Ôn các vần anh, ach . Gọi HS nêu yêu cầu 1 . 1. Tìm tiếng trong bài có vần anh? + Yêu cầu HS tìm tiếng có vần anh trong bài. ( gánh) Gọi HS nêu yêu cầu 2 2. Nói câu chứa tiếng có vần anh, ach: + HS nhìn SGK đọc mẫu: Nước chanh mát và bổ. Quyển sách này rất hay. +Y/c HS tự tìm và nêu. – GV nhận xét. ( ví dụ: Em học hành chăm chỉ. Viên gạch để xây nhà) HOẠT ĐỘNG 3: Củng cố. HS đọc thuộc lòng bài thơ GV nhận xét tiết học. _ 2 – 3 HS đọc và TLCH _ HS : nhắc lại _ HS : lắng nghe _ HS luyện đọc : bống bang, khéo sảy, khéo sàng, mưa ròng _ HS đọc tiếp nối từng câu. – HS đọc tiếp nối. _ HS : khá giỏi đọc yêu cầu _ HS khá giỏi đọc. Khuyến khích HS TB - Y đọc _ HS : tìm _ HS : đọc yêu cầu _ HS : tìm _ HS khá giỏi nói . Khuyến khích HS TB - Y nói _ HS : thực hiện _ 2 -3 HS khá giỏi đọc TIẾT 2 TG Hoạt động của giáo viên Họat động của học sinh HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu bài, luyện đọc. Y/c HS mở SGK. 1 em đọc thành tiếng 2 dòng đầu. Lớp đọc thầm 2 dòng đầu. 1 em nêu câu hỏi 1 SGK: Bống đã làm gì giúp mẹ nấu cơm? Gọi 1 HS đọc 2 dòng thơ sau. Lớp đọc thầm. 1 em đọc câu hỏi Bống đã làm gì khi mẹ đi chợ về? GV đọc mẫu bài thơ 1 lần. Gọi HS đọc bài thơ. HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS đọc thuộc lòng bài thơ. GV hướng dẫn các em nhìn bảng đọc thầm bài đồng giao. GV xoá dần các chữ, HS thi học thuộc bài đồng dao. HOẠT ĐỘNG 3 : Luyện nói. Gọi 1 HS đọc câu hỏi SGK: Ở nhà em làm gì giúp bố mẹ? GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ nhắc các em đây là các tranh minh hoạ gợi ý, ngoài ra các em đã làm được việc gì giúp đỡ bố mẹ kể lại cho cả lớp nghe. GV cho các em hoạt động cặp: Sau đó mời một số cặp trình bày trước lớp ( yêu cầu các em nói đủ câu. Ví dụ: Ăn cơm xong, em lấy tăm cho bà, lau bàn giúp mẹ). – Lớp nhận xét. 4.Tổng kết – Dặn dò . Nhận xét tiết học. _ HS : đọc _ HS : Bống sảy, sàng gạo cho mẹ nấu cơm _ HS : đọc _ HS :Bống chạy ra gánh đỡ mẹ _ HS : lắng nghe _ 3 HS đọc _ HS : tiến hành học thuộc lòng _ HS : đọc _ HS : quan sát và trả lời _HS : các cặp nói Bổ sung, rút kinh nghiệm : TOÁN SO SÁNH CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU Biết dựa vào cấu tạo số để so sánh số có hai chữ số , nhận biết số lớn nhất , số bé nhất trong nhóm số có ba chữ số II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: SGK. BĐDHT. Bảng phụ chép bài tập 1/142. HS: SGK. Vở. Bảng con .BĐDHT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động của giáo viên Họat động của học sinh 1.Khởi động :Hát 2.KTBC : Tổ chức HS hái hoa và trả lời câu hỏi trong hoa : + Số 95 gồm mấy chục và mấy đơn vị? + Số 83 gồm mấy chục và mấy đơn vị? + Số 90 gồm mấy chục và mấy đơn vị? GV đọc - HS viết bảng con: + Bảy mươi, bảy mươi tám, bảy mươi mốt, bảy mươi hai. GV nhận xét. 3.Bài mới :Tiết này các em sẽ học: So sánh các số các số có hai chữ số. HOẠT ĐỘNG 1 : Giới thiệu 62 < 65 GV hướng dẫn HS quan sát các hình vẽ trong bài học kết hợp với sử dụng que tính để dựa vào trực quan mà nhận ra: Số 62 có 6 chục và 2 đơn vị, 65 có 6 chục và 5 đơn vị. 62 và 65 cùng có 6 chục mà 2 < 5 nên 62 < 65 Hướng dẫn HS ghi bảng con: 62 < 65 GV hướng dẫn HS nhận biết 62 62 HOẠT ĐỘNG 2 : Giới thiệu 63 > 58 GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ trong bài học kết hợp dùng que tính để dựa vào trực quan mà nhận ra: 63 có 6 chục và 3 đơn vị, 58 có 5 chục và 8 đơn vị 63 và 58 có số chục khác nhau 6 chục lớn hơn 5 chục nên 63 > 58. Hướng dẫn HS ghi bảng con 63 . 58. Hướng dẫn HS nhận biết 63 > 58 thì 58 < 63 HOẠT ĐỘNG 3 : HS thực hành: SGK/142 +143. * Bài 1: >,<,= GV ghi bảng lớp –nêu yêu cầu hướng dẫn HS làm bảng con: 34 . . .38 36 . . . 40 37 . . . 37 25 . . . 30 * Bài 2: Khoanh vào số lớn nhất. GV ghi bảng lớp hướng dẫn HS làm bảng con: a) 72 , 68 , 80 b) 91 , 87 , 69 * Bài 3: Khoanh vào số bé nhất: GV hướng dẫn HS làm bảng con: a) 38 , 48 , 18 b) 76 , 78 , 75 * Bài 4 : Viết các số 72 , 38 , 64 a. Theo thứ tự từ bé đến lớn : 38, 64, 72. b. Theo thứ tự từ lớn đến bé : 72, 64, 38. - GV chấm 1 số vở nhận xét HOẠT ĐỘNG 4 : Củng cố. TC “ Tiếp sức” : GV treo bảng phụ đã ghi bài tập 1 nêu yêu cầu: Điền dấu >,<,= Chia lớp thành 2 nhóm: yêu cầu mỗi nhóm cử 4 em tham gia TC 55 . . . 57 90 . . . 90 55 . . . 55 97 . . . 92 55 . . . 51 92 . . . 97 85 . . . 95 48 . . . 42 Lớp – GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng. 4/ Tổng kết - Dặn dò: Chuẩn bị : luyện tập Nhận xét tiết học. _ HS tham gia hái hoa trả lời câu hỏi _ HS : viết bảng con _ HS: nhắc lại _ HS : quan sát và thực hiện theo yêu cầu _ HS : đọc 62 bé hơn 65 _ SH : quan sát _ HS đọc 63 lớn hơn 58 _ 1 HS : nêu yêu cầu _ HS : thực hiện bảng con _ HS : thực hiện bảng con _ HS : thực hiện vào vở _ Đại diện các nhóm tham gia trò chơi Bổ sung, rút kinh nghiệm : Thứ năm,ngày 11 tháng 3 năm 2010 CHÍNH TẢ CÁI BỐNG I. MỤC TIÊU : - Nhìn sách hoặc bảng.Chép lại đúng bài đồng dao Cái Bống trong khoảng 10 - 15 phút. - Làm được bài tập 2 ,3, SGK II. CHUẨN BỊ : GV :Bảng phụ ghi bài chính tả BT . HS:Vở , bảng con . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG Hoạt động của giáo viên Họat động của học sinh 1. Khởi động : Hát 2. KTBC : Nhận xét bài viết trước . 3. Bài mới : Tiết này các em viết chính tả bài thơ :Cái Bống . HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS tập chép. GVgiới thiệu đoạn thơ : Yêu cầu Hs đọc Tìm tiếng khó viết: khéo sảy, khéo sàng, nấu cơm, đường trơn , mưa ròng . Phân tích tiếng khó viết . Y/c HS viết bảng con từ khó . GV nhận vét . GV đọc cho HS chép bài vào vở. HS chữa bài chính tả. GV đọc lại bài chính tả , đánh vần từ khó. -HS theo dõi dùng bút chì gạch dưới chữ viết sai và sửa ra lề vở , thống kê số lỗi ghi ra lề . GV thống kê số lỗi. - Nhận vét . HOẠT ĐỘNG 2: BT-Chính tả. GVghi bảng phụ ghi sẵn BT. a, Điền vần anh hay ach, ? + Hộp b , túi x tay . HS đọc bài đã hoàn chỉnh .- Lớp – GV nhận xét . b, Điền chữ : ng hoặc ngh ? + à voi , chú é . Gọi HS đọc câu hoàn chỉnh. - Lớp – GVnhận xét . 3 / Củng cố, dặn dò : GV chấm 1/3 số vở. – Nhận xét. – Vở còn lại mang về nhà chấm . Chuẩn bị : Nhà bà ngoại. Nhận xét tiết học _ HS : nhắc lại _ 3-5 Hsđọc -Lớp đọc thầm _ HS tìm _ HS : phân tích _ HS: viết bảng con _ HS : chép bài _ HS : chữa bài _ HS nêu yêu cầu BT -1Hslên bảng lớp-Lớp làm bài tập vào vở . _ HS :đọc Bổ sung, rút kinh nghiệm : TỰ NHIÊN & XÃ HỘI Bài 26 : CON GÀ I. MỤC TIÊU : Nêu ích lợi của gà - Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con gà trên hình vẽ hay vật thật . II.CHUẨN BỊ : GV : SGK,tranh ảnh về gà. HS : SGK, VBT. TN-XH1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG : TG Hoạt động của giáo viên Họat động của học sinh 1.Khởi động : Hát. 2.KTBC : + Nêu tên các bộ phận của con cá. + Ăn cá có ích lợi gì? Nhận xét – Đánh giá. 3.Bài mới : Tiết này chúng ta học bài : Con gà HOẠT ĐỘNG 1: HS làm việc với SGK. Y/c HS quan sát tranh trong SGK và thảo luận theo cặp. + Chỉ và nói tên các bộ phận của con gà ? + Chỉ và nói : Con gà nào là gà trống ? + Con gà nào là gà mái ? Con nào là gà con ? Tại sao em biết ? + Nuôi gà để làm gì ? Y/c một số cặp hỏi – đáp trước lớp. – Lớp nhận xét, bổ sung. – GV nhận xét. HOẠT ĐỘNG 2: Thảo luận và trả lời câu hỏi. GV nêu câu hỏi. –y /c HS thảo luận và trả lời câu hỏi: + Mô tả con gà hình 1 SGK/54 : Đó là gà trống hay gà mái ? + Mô tả con gà hình 2 SGK/54 : Đó là gà gì? + Mô tả con gà ở
Tài liệu đính kèm: