Giáo án Khoa học Lớp 5 - Chương trình cả năm - Nguyễn Đức Kim

Tiết 4

VỆ SINH TUỔI DẬY THÌ

I. Yêu cầu

 - Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe tuổi dậy thì

 - Thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì

II. Chuẩn bị

- GV: Phiếu học tập-Tranh SGK

- HS: SGK

II. Các hoạt động

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Ổn định - Hát

2. Bài cũ: Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già.

- Nêu đặc điểm nổi bật của các giai đoạn từ tuổi vị thành niên đến tuổi già. - HS chọn hình và nêu đặc điểm nổi bật ở giai đoạn đó.

 GV cho điểm, nhận xét bài cũ. - HS nhận xét

3. Bài mới: “Vệ sinh tuổi dậy thì”

* Hoạt động 1: Đàm thoại - Hoạt động nhóm đôi, lớp

Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, giảng giải

+ Bước 1

-GV nêu vấn đề :

+Mồ hôi có thể gây ra mùi gì ?

+Nếu đọng lại lâu trên cơ thể, đặc biệt là ở các chỗ kín sẽ gây ra điều gì ?

+Vậy ở lứa tuổi này, chúng ta nên làm gì để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ, thơm tho và tránh bị mụn “trứng cá” ?

+ Bước 2

-GV yêu cầu mỗi HS nêu ra một ý kiến ngắn gọn để trình bày câu hỏi nêu trên - HS trình bày ý kiến

-GV ghi nhanh các ý kiến lên bảng - Rửa mặt bằng nước sạch, tắm rửa, gội đầu, thay đổi quần áo thường xuyên ,

+ Nêu tác dụng của từng việc làm đã kể trên - Tránh mụn trứng cá, giữ cơ thể luôn sạch sẽ, thơm tho

- GV chốt ý: Những việc làm trên là cần thiết để giữ vệ sinh cơ thể nói chung. Ngoài ra ở tuổi dậy thì, cơ quan sinh dục mới bắt đầu phát triển nên chú ý giữ vệ sinh cơ quan sinh dục.

 

doc 59 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 736Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 5 - Chương trình cả năm - Nguyễn Đức Kim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tin và tranh ảnh sưu tầm được.
Phương pháp: Thảo luận nhóm, giảng giải. 
- Yêu cầu HS trưng bày tranh ảnh vùng núi đá vôi
- GV kết luận: Nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động nổi tiếng: Hương Tích (Hà Tây), Phong Nha (Quảng Bình)Đá vôi dùng vào việc: Lát đường, xây nhà, sản xuất xi măng, tạc tượng, làm phấn viết bảng
v Hoạt động 2: Làm việc với mẫu vật.
Phương pháp: Thảo luận, giảng giải, đàm thoại, quan sát.
- GV tiến hành làm 2 thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát, nhận xét
+Cọ sát hòn đá vôi vào hòn đá cuội
+Nhỏ vài giọt giấm hoặc a-xít loãng lên hòn đá vôi và hòn đá cuội
 GV kết luận: Đá vôi không cứng lắm, gặp a-xít thì sủi bọt.
Yêu cầu nêu lại nội dung bài học
4. Tổng kết - dặn dò
Nhắc HS xem lại bài và học ghi nhớ.
Chuẩn bị: “Gốm xây dựng : gạch, ngói”.
Nhận xét tiết học.
- 2 HS trình bày
HS viết tên hoặc dán tranh ảnh những vùng núi đá vôi cùng hang động của chúng
-	1 số HS giới thiệu tranh ảnh 
- HS quan sát, nhận xét:
+ Chỗ cọ sát, đá cuội bị mài mòn
+ Chỗ cọ sát vào đá vôi có màu trắng do đá vôi vụn ra dính vào
+ Đá vôi mềm hơn đá cuội
+Trên hòn đá vôi có sủi bọt và có khí bay lên
+Trên hòn đá cuội không có phản ứng giấm hoặc a-xít bị loãng đi.
+Đá vôi có tác dụng vá giấm hoặc a-xít loãng tạo thành chất khác và khí các-bô-nic
-Đá cuội không có phản ứng với a-xít.
- 3 HS nêu.
Tiết 2
GỐM XÂY DỰNG : GẠCH, NGÓI
I. Yêu cầu
	- Nhận biết một số tính chất của gạch, ngói
	- Kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng.
	- Quan sát, nhận biết một số vật liệu xây dựng, gạch, ngói
II. Chuẩn bị
- Tranh trong SGK, vài viên gạch, ngói khô và chậu nước.
III. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định 
2. Bài cũ: Đá vôi.
Câu hỏi:
+ Kể tên một số vùng núi đá vôi ở nước ta mà em biết?
+ Kể tên một số loại đá vôi và công dụng của nó.
GV nhận xét.
3. Bài mới
v	Hoạt động 1: Thảo luận.
Phương pháp: Thảo luận nhóm, đàm thoại, trực quan, giảng giải. 
GV chia nhóm yêu cầu các nhóm sắp xếp các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được về các loại đồ gốm, trả lời câu hỏi:
+ Tất cả các loại đồ gốm đều được làm bằng gì?
+ Gạch, ngói khác các đồ sành đồ sứ ở điểm nào?
GV nhận xét, chốt ý: 
+ Tất cả các loại đồ gốm đều được làm bằng đất sét
+Gạch, ngói hoặc nồi đấtđược làm từ đất sét, nung ở nhiệt độ cao và không tráng men. Đồ sành, sứ đều là những đồ gốm được tráng men. Đồ sứ được làm từ đất sét trắng, cách làm tinh xảo
v Hoạt động 2: Quan sát.
GV yêu cầu HS quan sát tranh hình 1, hình 2 nêu tên một số loại gạch, công dụng của nó.
GV nhận xét, chốt lại.
+ Hình 1: dùng để xây tường
+ Hình 2a): dùng để lát sân hoặc vỉa hè
+ Hình 2b): dùng để lát sàn nhà
+ Hình 2c): dùng để ốp tường
+ Hình 4: dùng để lợp mái nhà
GV treo tranh 5, 6, nêu câu hỏi:
+ Loại ngói nào được dùng để lợp các mái nhà trên?
+ Trong khu nhà em ở, có mái nhà nào được lợp bằng ngói không?
+ Ngôi nhà đó sử dụng loại ngói gì?
+ Gạch, ngói được làm như thế nào?
GV nhận xét, chốt ý: Gạch, ngói được làm bằng đất sét có trộn lẫn với một ít cát, nhào kĩ với nước, ép khuôn để khô và cho vào lò nung ở nhiệt độ cao. Trong nhà máy gạch ngói, nhiều việc được làm bằng máy.
v Hoạt động 3: Thực hành.
- GV tiến hành làm thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát, nhận xét:
+ Thả viên gạch hoặc ngói vào nước em thấy có hiện tượng gì xảy ra?
+ Giải thích tại sao có hiện tượng đó?
- GV hỏi:
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu ta đánh rơi viên gạch hoặc ngói?
+ Gạch, ngói có tính chất gì?
GV nhận xét, chốt ý: Gạch, ngói thường xốp, có những lỗ nhỏ li ti chứa không khí và dễ vỡ. Vì vậy cần phải lưu ý khi vận chuyển để tránh bị vỡ
4. Tổng kết - dặn dò
Xem lại bài và học ghi nhớ.
Chuẩn bị: “ Xi măng.”
Nhận xét tiết học.
- 2 HS trình bày
Lớp nhận xét.
- Các nhóm thực hiện
Đại diện nhóm trình bày sản phẩm, giải thích.
HS trả lời câu hỏi, lớp nhận xét, bổ sung
HS quan sát vật thật gạch, ngói, đồ sành, sứ.
Vài HS nêu công dụng
Lớp nhận xét
HS nhận xét, trả lời:
+ Mái nhà ở hình 5 lợp bằng ngói hình 4c
+ Mái nhà ở hình 6 lợp bằng ngói hình 4a
- HS quan sát thí nghiệm 
- HS nhận xét, trả lời.
-HS nêu lại nội dung bài học.
Tiết 3
XI MĂNG
I. Yêu cầu
	- Nhận biết một số tính chất của xi măng
	- Nêu được một số cách bảo quản xi măng
	- Quan sát nhận biết xi măng
II. Chuẩn bị
- Hình vẽ trong SGK trang 58 , 59 .
III. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định 
2. Bài cũ: Gốm xây dựng: Gạch, ngói.
Câu hỏi:
+ Gạch, ngói khác các đồ sành đồ sứ ở điểm nào?
-GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới
v	Hoạt động 1: Thảo luận
Phương pháp: Quan sát, đàm thoại.
GV yêu cầu HS ngồi cạnh nhau cùng thảo luận các câu hỏi:
+ Xi măng thường được dùng để làm gì ?
+ Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta mà bạn biết ?
 - GV chốt lại: Xi măng dùng để trát tường, xây nhà, các công trình xây dựng khác. Nhà máy xi măng: Hà Tiên (TP Hồ Chí Minh), Cẩm Phả (Quảng Ninh) Hoàng Thạch (Hải Dương), Bỉm Sơn (Thanh Hóa), Bút Sơn (Hà Nam)
v Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
PP: Thảo luận nhóm, giảng giải.
- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi ở trang 59/ SGK.
- Câu 1:Xi măng có tính chất gì? Cách bảo quản xi măng? Giải thích.
- Câu 2: Tính chất của vữa xi măng? Tại sao vữa xi măng trộn xong phải dùng ngay, không được để lâu?
Câu 3: Nêu các vật liệu tạo thành bê tông. Tính chất và công dụng của bê tông? 
Câu 4: Nêu các vật liệu tạo thành bê tông cốt thép. Tính chất và công dụng của bê tông cốt thép? 
* GV kết luận: Xi măng dùng để sản xuất ra vữa xi măng; bê tông và bê tông cốt thép. Các sản phẩm từ xi măng được sử dụng trong xây dựng các công trình như: cầu, đường, nhà cao tầng, công trình thủy điện
Yêu cầu HS nêu lại nội dung bài học?
4. Tổng kết - dặn dò
Xem lại bài và học ghi nhớ.
Chuẩn bị: “Thủy tinh”.
Nhận xét tiết học.
- 1 HS trình bày
Lớp nhận xét.
- HS trình bày
- Nhiều HS kể tên nhà máy xi măng
- Các nhóm thực hiện
- Đại diện 4 nhóm trình bày
- Các nhóm trao đổi, bổ sung hoàn chỉnh kết quả.
+ Tính chất: màu xám xanh (hoặc nâu đất, trắng). Xi măng không tan khi bị trộn với một ít nước mà trở nên dẻo, rất mau khô, khi khô, kết thành tảng, cứng như đá .
+ Cách bảo quản: để nơi khô, thoáng không để thấm nước. Vì khi bị ẩm hoặc bị thấm nước, xi măng sẽ kết lại thành tảng, cứng như đá và không dùng được nữa
+ Vữa xi măng khi mới trộn thì dẻo, khi khô thì trở nên cứng, không tan, không thấm nước. Vì vậy vữa xi măng trộn xong phải dùng ngay, không được để lâu
+ Các vật liệu tạo thành bê tông: xi măng, cát, sỏi hoặc đá trộn đều với nước. Bê tông chịu nén, dùng để lát đường.
+Bê tông cốt thép: Trộn xi măng, cát, sỏi với nước rồi đổ vào khuôn có cốt thép. Bê tông cốt thép chịu được các lực kéo, nén và uốn, dùng để xây nhà cao tầng, cầu đập nước
- 2 HS nêu
Tiết 4
 THỦY TINH
I. Yêu cầu
	- Nhận biết một số tính chất của thủy tinh
	- Nêu được công dụng của thủy tinh
	- Nêu được một số cách bảo quản các đồ dùng bằng thủy tinh
II. Chuẩn bị
Hình vẽ trong SGK trang 60, 61, vật thật làm bằng thủy tinh.
III. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định 
2. Bài cũ: Xi măng.
- Câu hỏi:
+Xi măng có tính chất gì? Cách bảo quản xi măng? Giải thích.
+Nêu các vật liệu tạo thành bê tông. Tính chất và công dụng của bê tông? 
+Nêu các vật liệu tạo thành bê tông cốt thép. Tính chất và công dụng của bê tông cốt thép? 
GV nhận xét, cho điểm
3. Bài mới
v	Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về thủy tinh
Phương pháp: Quan sát, thảo luận, đàm thoại.
 Yêu cầu HS quan sát vật thật, hình trong SGK trang 60, thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi:
+Kể tên một số đồ vật được làm bằng thủy tinh.
+ Khi va chạm mạnh vào vật rắn, đồ bằng thủy tinh sẽ thế nào?
* GV chốt: Thủy tinh trong suốt, cứng nhưng giòn, dễ vỡ. Chúng thường được dùng để sản xuất chai, lọ, li, cốc, bóng đèn, kính đeo mắt, kính xây dựng,
v Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất và công dụng của thủy tinh 
Phương pháp: Thảo luận đàm thoại, giảng giải.
 - GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm tìm hiểu thông tin SGK trang 61 và trả lời các câu hỏi:
+ Thủy tinh có những tính chất gì?
+ Loại thủy tinh chất lượng cao được dùng để làm gì?
+ Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng thủy tinh.
GV chốt: Thủy tinh được chế tạo từ cát trắng và một số chất khác. Loại thủy tinh chất lượng cao (rất trong, chịu được nóng lạnh, bền , khó vỡ) được dùng làm các đồ dùng và dụng cụ dùng trong y tế, phòng thí nghiệm và những dụng cụ quang học chất lượng cao.
Yêu cầu HS nêu nội dung bài học.
4. Tổng kết - dặn dò
Xem lại bài và học ghi nhớ.
Chuẩn bị: Cao su.
Nhận xét tiết học .
- 3HS trình bày
Lớp nhận xét.
- HS thực hiện
- Một số HS trình bày trước lớp 
- Lớp bổ sung, hoàn chỉnh:
+ Một số đồ vật được làm bằng thủy tinh như: li, cốc, bóng đèn, cửa kính, chai, lọ, kính đeo mắt 
+ Thủy tinh trong suốt, bị vỡ khi va chạm mạnh với vật rắn hoặc rơi xuống sàn nhà.
- Các nhóm thực hiện, 2 nhóm trình bày vào bảng nhóm 
Đại diện 2 nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung, hoàn chỉnh
+Câu 1: Tính chất: Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ , không cháy, không hút ẩm và không bị a-xít ăn mòn.
+Câu 2: Tính chất và công dụng của thủy tinh chất lượng cao: rất trong, chịu được nóng, lạnh, bền, khó vỡ, được dùng làm bằng chai, lọ trong phòng thí nghiệm, đồ dùng ý tế, kính xây dựng, kính của máy ảnh, ống nhòm,
Câu 3: Cách bảo quản: Khi sử dụng cần lau, rửa nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh
- 2 HS nêu.
Ngày dạy:
Tiết 1
 CAO SU
I. Yêu cầu
	- Nhận biết một số tính chất của cao su
	- Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
II. Chuẩn bị
- Hình vẽ trong SGK trang 62 , 63, một số đồ vật bằng cao su như: quả bóng, dây chun
III. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định
2. Bài cũ
Câu hỏi
+ Nêu tính chất và công dụng của thuỷ tinh.
+ Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng thủy tinh.
3. Bài mới
v	Hoạt động 1: Thực hành 
Phương pháp: Thực hành, đàm thoại.
- GV mời 1 HS lên thực hành theo yêu cầu, lớp quan sát, nhận xét:
+ Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau tiếp tục thực hành theo yêu cầu:
+Kéo căng một sợ dây cao su rồi buông tay ra
- GV chốt: Cao su có tính đàn hồi.
v Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
Phương pháp: Thảo luận nhóm
- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin trong SGK trang 36, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
+ Người ta có thể chế tạo ra cao su bằng những cách nào?
+ Cao su có những tính chất gì và thường được sử dụng để làm gì?
+ Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su.
- GV nhận xét, thống nhất các đáp án
Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học?
4. Tổng kết - dặn dò
Xem lại bài và học ghi nhớ.
Chuẩn bị: “Chất dẽo”.
Nhận xét tiết học.
- 2 HS trình bày
Lớp nhận xét.
- HS nhận xét.:
+Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà, ta thấy quả bóng lại nẩy lên.
- HS thực hành, nêu nhận xét:
+ Kéo căng sợi dây cao su, sợi dây dãn ra. Khi buông tay, sợi dây cao su lại trở về vị trí cũ.
- Các nhóm thực hiện
- Đại diện các nhóm trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh:
+ Có hai loại cao su: cao su tự nhiên (được chế tạo từ nhựa cây cao su với lưu huỳnh), cao su nhân tạo (được chế tạo từ than đá và dầu mỏ).
+ Cao su có tính đàn hồi, ít biến đổi khi gặp nóng, lạnh, ít bị tan trong một số chất lỏng.
+ Cao su được dùng để làm săm, lốp, làm các chi tiết của một số đồ điện, máy móc và các đồ dùng trong nhà.
+ Không nên để các đồ dùng bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao (cao su sẽ bị chảy) hoặc ở nơi có nhiệt độ quá thấp (cao su sẽ bị giòn, cứng,). Không để các hóa chất dính vào cao su.
- 2 HS nêu.
Tiết 2
TƠ SỢI
I. Yêu cầu
	- Nhận biết một số tính chất của tơ sợi
	- Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng tơ sợi
	- Phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo
II. Chuẩn bị
- Hình vẽ trong SGK trang 66, tơ sợi thật
III. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định 
2. Bài cũ
- Câu hỏi:
Nêu tính chất, công dụng, cách bảo quản các loại đồ dùng bằng chất dẻo
- GV nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới
v	Hoạt động 1: Kể tên một số loại tơ sợi.
GV yêu cầu HS ngồi cạnh nhau, quan sát áo của nhau và kể tên một số loại vải dùng để may áo, quần, chăn, màn
- GV chia nhóm yêu cầu HS thảo luận nhóm các câu hỏi sau:
+ Quan sát tranh 1, 2, 3 SGK trang 66 và cho biết hình nào liên quan đến việc làm ra sợi bông, tơ tằm, sợi đay?
+ Sợi bông, sợi đay, tơ tằm, sợi lanh, sợi gai, loại nào có nguồn gốc từ thực vật, loại nào có nguồn gốc từ động vật?
- GV nhận xét, thống nhất các kết quả: Các sợi có nguồn gốc thực vật hoặc động vật được gọi là tơ sợi tự nhiên. Ngoài ra còn có loại tơ được làm ra từ chất dẻo như các loại sợi ni lông được gọi là tơ sợi nhân tạo
v Hoạt động 2: Thực hành phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo
- GV làm thực hành yêu cầu HS quan sát, nêu nhận xét: 
+ Đốt mẫu sợi tơ tự nhiên 
+ Đốt mẫu sợi tơ nhân tạo
-GV chốt: Tơ sợi tự nhiên: Khi cháy tạo thành tàn tro 
+ Tơ sợi nhân tạo: Khi cháy thì vón cục lại .
v Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm sản phẩm từ tơ sợi.
- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin SGK để hoàn thành phiếu học tập sau:
Loại tơ sợi
Đặc điểm
1. Tơ sợi tự nhiên
- Sợi bông
- Tơ tằm
2. Tơ sợi nhân tạo
- Sợi ni lông
GV nhận xét, thống nhất các kết quả
Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
4. Tổng kết - dặn dò
Xem lại bài và học ghi nhớ.
Chuẩn bị: “Ôn tập kiểm tra HKI”.
Nhận xét tiết học.
- 2 HS trình bày
Lớp nhận xét.
- Nhiều HS kể tên
Các nhóm quan sát, thảo luận
Đại diện nhóm trình bày
Lớp nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh
+Hình1: Liên quan đến việc làm ra sợi đay.
+Hình2: Liên quan đến việc làm ra sợi bông.
+Hình3: Liên quan đến việc làm ra sợi tơ tằm.
+ Các sợi có nguồn gốc thực vật: sợi bông, sợi đay, sợi lanh, sợi gai
+ Các sợi có nguồn gốc động vật: tơ tằm.
- Quan sát thí nghiệm, nêu nhận xét:
- Các nhóm thực hiện
- Đại diện các nhóm trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh các kết quả:
+Vải bông có thể mỏng, nhẹ hoặc cũng có thể rất dày. Quần áo may bằng vải bông thoáng mát về mùa hè và ấm về mùa đông.
+Vải lụa tơ tằm thuộc hàng cao cấp, óng ả, nhẹ, giữ ấm khi trời lạnh và mát khi trời nóng.
+Vải ni-lông khô nhanh, không thấm nước, dai, bền và không nhàu.
- 2 HS nhắc lại nội dung bài học
Tiết 3
SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT
I-YÊU CẦU
 - Nêu được ví dụ về một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí
II-CHUẨN BỊ
 -Tranh minh hoạ SGK
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1-Ổn định
2-Kiểm tra bài cũ
-GV phát bài kiểm tra
-GV nhận xét chung
3-Bài mới
*Hoạt động 1: Trò chơi
-GV phát phiếu ghi tên mỗi chất
-GV kẻ bảng 3 thể của chất:
Tên chất
Lỏng
Rắn
Khí
-GV nhận xét, thống nhất các đáp án, tuyên dương đội thắng cuộc
*Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm và sự chuyển thể của chất
-GV đọc từng câu hỏi:
1) Chất rắn có đặc điểm gì?
2) Chất lỏng có đặc điểm gì?
3) Khí các-bô-nic, ô-xi, ni-tơ có đặc điểm gì?
- GV chốt lại đáp án: 1b 2c 3a
- Yêu cầu HS quan sát và nhận xét hình 1-2-3, SGK trang 73
-GV nhận xét, chốt lại: Các chất có thể chuyển đổi từ thể này sang thể khác là dạng biến đổi lí học
*Hoạt động 3: Ai nhanh, ai đúng
- Chia lớp thành 2 dãy thi đua:
+Kể tên các chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí
+Thi kể tên các chất có thể chuyển từ thể rắn sang thể lỏng, từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại
4-Củng cố - Dặn dò
- Yêu cầu HS đọc lại thông tin SGK
-GV nhận xét đánh giá
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị: Bài 36 - Hỗn hợp
- HS chia làm 2 đội ( 5-6 em )
-Các đội xếp hàng dọc
-HS thi dán các phiếu vào bảng, lớp nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh:
+Thể rắn: Cát, đường, nhôm, nước đá, muối
+Thể lỏng: Cồn, dầu ăn, nước, xăng
+Thể khí: Hơi nước, ôxi, nitơ, 
-HS thảo luận nhóm đôi, lựa chọn đáp án đúng trong SGK trang 72, 73
-HS trình bày 
- HS quan sát hình 1-2-3, SGK trang 73
-Các nhóm thảo luận trình bày
+H1:Nước ở thể lỏng
+H2:Nước ở thể rắn
+H3:Nước ở thể khí
- HS đọc thông tin trang 73
- 2 dãy lần lượt cử đại diện tham gia
- Dãy nào có nhiều đáp án đúng thì thắng cuộc
-HS đọc lại thông tin SGK, trả lời câu hỏi
Tiết 4
THI KIỂM TRA GIỮA TRƯƠNG TRÌNH
Ngày dạy:
Tiết 1
 HỖN HỢP
I. Yêu cầu
	- Nêu được một số ví dụ về hỗn hợp
	- Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp (tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng)
II. Chuẩn bị
- Hình vẽ trong SGK trang 75 
- Muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột, bát nhỏ
III. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định 
2. Bài cũ: Sự chuyển thể của chất
-Câu hỏi:
+Kể tên các chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí
+Thi kể tên các chất có thể chuyển từ thể rắn sang thể lỏng, từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại
-GV nhận xét, cho điểm
3.Bài mới
v	Hoạt động 1: Thực hành”Trộn gia vị”.
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại.
-GV chia nhóm, giao nhiệm vụ: 
a) Tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính và hạt tiêu bột.
b) Thảo luận các câu hỏi:
+Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần co những chất nào?
+Hỗn hợp là gì?
-GV nhận xét, kết luận: Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau tạo thành hỗn hợp. Trong hỗn hợp, mỗi chất giữ nguyên tính chất của nó
v Hoạt động 2: Quan sát, thảo luận.
Phương pháp: Thảo luận, quan sát, đàm thoại.
-Yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3 trang 75 SGK thảo luân nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
+Tìm phương pháp tách các chất ra khỏi hỗn hợp từ các hình.
+Không khí là một chất hay là một hỗn hợp?
* Nhận xét, kết luận: Trong thực tế ta thường gặp một số hỗn hợp như: gạo lẫn trấu, cám lẫn gạo. Đường lẫn cát, muối lẫn cát, không khí, nước và các chất rắn không tan,
v Hoạt động 3: Thực hành tách các chất trong hỗn hợp.
Phương pháp: Luyện tập.
-GV chia nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+Nhóm 1, 2: Bài thực hành số 1
+Nhóm 3, 4: Bài thực hành số 2
+Nhóm 5, 6: Bài thực hành số 3
*Bài thực hành 1: Tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng .
*Bài thực hành2: Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước
*Bài thực hành 3: Tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn với sạn .
-GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm thực hành
-GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm
v Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò
-Xem lại bài và học ghi nhớ.
-Chuẩn bị: “Dung dịch”.
-Nhận xét tiết học.
-3 HS kể tên
-Lớp nhận xét
-Các nhóm thực hành
-Quan sát và nếm hỗn hợp gia vị tạo thành. Nêu nhận xét
-Đại diện các nhóm nêu nhận xét và công thức trộn gia vị.
-HS quan sát, thảo luận 
-Đại diện HS trình bày
-Lớp nhận xét, bổ sung
+Hình 1: làm lắng
+Hình 2: Sàng, sảy
+Hình 3: Lọc
+HS nêu thành phần của không khí và kết luận
-HS kể thêm một số hỗn hợp các em được biết
- Các nhóm thực hành theo yêu cầu
+Đổ hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước qua phễu lọc.
+Đổ hỗn hợp dầu ăn và nước vào trong cốc rồi để yên một lúc lâu. Nước lắng xuống, dầu ăn nổi lên thành một lớp ở trên nước. Dùng thìa hớt lớp dầu ăn nổi trên mặt nước 
+Đổ hỗn hợp gạo lẫn sạn vào rá. Đãi gạo trong chậu nước sao cho các hạt sạn lắng dưới đáy rá, bốc gạo ở phía trên ra, còn lại sạn ở dưới
HS đọc lại nội dung bài học.
Tiết 2
DUNG DỊCH
I. Yêu cầu
- Nêu được một số ví dụ về dung dịch
- Biết tách các chất ra khỏi một số dung dịch bằng cách chưng cất
II. Chuẩn bị
- Hình vẽ trong SGK trang 76, 77
 - Một ít đường (hoặc muối), nước sôi để nguội, một li (cốc) thuỷ tinh, thìa nhỏ 
III. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định 
2. Bài cũ
-Câu hỏi:
+ Hỗn hợp là gì? Hãy nêu cách tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng .
+ Hỗn hợp là gì? Hãy nêu cách tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước
+ Hỗn hợp là gì? Hãy nêu cách tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn với sạn
-GV nhận xét, cho điểm
3. Bài mới
v	Hoạt động 1: Thực hành 1 “Tạo ra một dung dịch”.
-GV chia nhóm, giao nhiệm vụ: 
a) Tạo ra một dung dịch nước đường (nước muối).
Thảo luận các câu hỏi:
+Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì?
+Dung dịch là gì?
+Kể tên một số dung dịch khác mà bạn biết.
-GV giải thích: Hiện tượng đường không tan hết là vì khi cho quá nhiều đường hoặc muối vào nước, không tan mà đọng ở đáy cốc. Khi đó ta có một dung dịch nước đường bão hoà.
-GV kết luận: Tạo dung dịch ít nhất có hai chất một chất ở thể lỏng, chất kia hoà tan trong chất lỏng.Dung dịch là hỗn hợp của chất lỏng với chất hoà tan trong nó.
v Hoạt động 2: Thực hành 2
-GV thực hành theo dẫn SGK trang 77 SGK yêu cầu HS quan sát, dự đoán kết quả thí nghiệm 
-Yêu cầu đại diện HS lên thử nếm những giọt nước đọng trên đĩa
-GV nhận xét, chốt lại: Những giọt nước đọng trên đĩa không có vị mặn như nước muối trong cốc vì chỉ có hơi nước bốc lên, khi gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại thành nước, muối vẫn còn lại trong cốc
v Hoạt động 3: Làm việc với SGK
-GV yêu cầu HS quan sát tranh 3 và trả lời các câu hỏi sau:
+Nhận xét và mô tả tranh 3
+Làm thế nào để tách các chất trong dung dịch?
+Trong thực tế người ta sử dụng phương pháp chưng cất để làm gì?
GV nhận xét, kết luận: Tách các chất trong dung dịch bằng cách chưng cất. Sử dụng chưng cất để tạo ra nước cất dùng cho ngành y tế và một số ngành khác.
4. Củng cố -dặn dò
-Trò chơi đố bạn (SGK trang 77)
-GV công bố đáp án:
+Để sản xuất ra nước chưng cất dùng trong y tế, người ta dùng phương pháp chưng cất
+Để sản xuất muối từ nước biển, người ta dẫn nước biển vào các ruộng làm muối. Dưới ánh nắng mặt trời, nước sẽ bay hơi và còn lại muối
-Nhắc HS xem lại bài và học ghi nhớ.
-Chuẩn bị: Sự biến đổi hoá học.
-Nhận xét tiết học.
-3 HS trả lời
-Lớp nhận xét
-Các nhóm thực hành
-Đại diện các nhóm nêu công thức pha dung dịch nước đường (hoặc nước muối) và trả lời các câu hỏi
-Lớp nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh:
+Dung dịch là hỗn hợp của chất lỏng với chất bị hoà tan trong nó.
+Một số dung dịch khác: Dung dịch nước và xà phòng, dung dịch giấm và đường hoặc giấm và muối,
-Các nhóm nhận xét, xem có cốc nào có đường (hoặc muối) không tan hết mà còn đọng ở đáy cốc.
-HS quan sát GV úp đĩa lên một cốc nước muối nóng khoảng một phút rồi nhấc đĩa ra
-Dự đoán kết quả thí nghiệm.
-HS nếm thử công bố kết quả 
-HS thử giải thích kết quả
-HS quan sát tranh 3 và trả lời
+Nước từ ống cao su sẽ chảy vào li.
+Chưng cất.
+Tạo ra nước cất.
-Nhiều HS tham gia trả lời các câu đố:
+Để s

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_XMC.doc