Giáo án Khoa học Lớp 4 (VNEN) - Tuần 10 đến 20 - Năm học 2016-2017

KHOA HỌC 4:

31/10/2016(Dạy 4A, 4B)

BA THỂ CỦA NƯỚC

I.MỤC TIÊU

- Nêu được nước tồn tại ở 3 thể: lỏng, rắn, khí

- Làm thí nghiệm về sự chuyển thể của nước từ thể khí sang thể lỏng & ngược lại.

- HS có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

* THGDBVMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

II.CHUẨN BỊ

- Hình minh hoạ SGK

- Sơ đồ sự chuyển thể của nước

- Cốc thuỷ tinh, nến, giẻ lau, nước nóng, đĩa

III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

*Khởi động:5’

- HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:

- Nêu các tính chất của nước?

- Giới thiệu bài, nêu mục tiêu và ghi đề bài

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

HĐ1:Chuyển nước từ thể lỏng sang thể khí & ngược lại: ( 8-10’)

Việc 1:Yêu cầu HS quan sát , thảo luận nhóm 5, trả lời câu hỏi:

? Mô tả những gì em thấy ở hình 1, 2 ?

? H1, 2 cho ta biết nước ở thể gì?

? Hãy lấy 1 ví dụ về thể lỏng?

- Gọi 1 HS lên bảng, lấy khăn ướt lau bảng và y/c HS nhận xét ?

Việc 2: Tổ chức cho HS làm thí nghiệm

- Đổ nước nóng vào cốc và y/c:

? Quan sát và nêu hiện tượng vừa xảy ra?

? Úp đĩa lên mặt cốc sau 1 thời gian lấy ra ta thấy có hiện tượng gì?

? Em có nhận xét gì về 2 hiện tượng trên?

? Nước có trên mặt bảng đã mất đâu?

? Nước ở quần áo ướt đã đi đâu?

? Nêu một số hiện tượng khác chứng tỏ nước chuyển từ thể lỏng sang thể khí.

Kết luận:- Nước ở thể lỏng thường xuyên bay hơi chuyển thành thể khí. Nước ở nhiệt độ cao biến thành hơi nước nhanh hơn nước ở nhiệt độ thấp.

- Hơi nước là nước ở thể khí. Hơi nước không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

 

doc 35 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 659Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 4 (VNEN) - Tuần 10 đến 20 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
*********************************************
KHOA HỌC 4:
17/11/2016(Dạy 4A, 4B)
NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
I. MỤC TIÊU
- Nêu được 1 số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm: Xả rác, phân, rải thải bừa bãi, SD phân hoá học, thuốc trừ sâu, khói bụi & khí thải từ các nhà máy, xe cộ, vỡ ống xăng dầu
- Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khỏe con người: lan truyền nhiều bệnh dịch, 80% các bệnh là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
- GDHS có ý thức bảo vệ nguồn nước, tuyên truyền mọi người cùng thực hiện
* Tích hợp GDBVMT: Ô nhiễm nguồn nước( Bộ phận)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình minh hoạ SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
*.Khởi động: 
Việc 1:- CTHĐTQ điều hành lớp trả lời câu hỏi
? Thế nào là nước sạch?
? Thế nào là nước bị ô nhiễm?
Việc 2:- Chia sẻ trước lớp
- Nhận xét tuyên dương.
 - Giới thiệu bài - ghi đề bài- Nêu mục tiêu bài học: HS nhắc đề bài
 B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ1: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm: ( 10-12’)
Việc 1: Y/c HS Qs hình minh hoạ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 SGK tr54, thảo luận N4 trả lời các câu hỏi sau:
? Mô tả những gì em thấy trong hình vẽ ? Những việc làm đó sẽ gây ra ảnh hưởng gì ?
Việc 2: Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày kết quả
+ H1: Nước thải từ nhà máy vào sông không qua xử lý. Nước thải ra làm ô nhiễm nước sông, ảnh hưởng đến con người và cây trồng.
+ H2: ống nước bị vỡ các chất bẩn chui vào ống nước dẫn về các gia đình.
+ H3: Tàu bị đắm trên biển dầu lan ra mặt biển
+ H4: 2 người đổ rác xuống sông nơi có người đang giặt quần áo.
+ H5: Bác nông dân đang bón phân hoá học cho rau. 
+ H6: Một người đang phun thuốc trừ sâu cho lúa. 
+ H7:Khí thải của nhà máy không qua xử lí đã thải ra ngoài.
+ H8: Khí thải từ các nhà máy làm ô nhiễm nước mưa.
* KL: Có rất nhiều nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước. Nước có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người, động vật, thực vật do đó chúng ta cần có ý thức bảo vệ.
HĐ2: Tìm hiểu thực tế : ( 7- 8’)
Việc 1: Yêu cầu thảo luận N4
? Những nguyên nhân nào làm ô nhiễm nguồn nước ở địa phương?
? Người dân địa phương cần làm gì? Các em cần làm gì?
Việc 2: Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày kết quả
KL: Mỗi người dân cần nêu cao các việc làm nhằm chống ô nhiễm nguồn nước. Các em phải tuyên truyền cho mọi người.cùng thực hiện bằng những việc làm như thế nào?
HĐ3: Tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm : (10’)
Việc 1: Y/c HS thảo luận N4
? Nguồn nước bị ô nhiễm có ảnh hưởng gì đến đời sống của con người, thực vật, động vật?
Việc 2: Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày kết quả
Kết luận: Nguồn nước bị ô nhiễm là môi trường để các loại vi sinh vật gây hại phát triển như: rong, rêu, ruồi, muỗi, bọ gậyChúng là nguyên nhân gây bệnh & lây lan các bệnh như: dịch tả, tiêu chảy, thương hàn.Chúng ta không xả rác, hóa chất, chất thải, thuốc trừ sâu..
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: ( 3’)
- Về chia sẻ với mọi người, vận động mọi người cùng tham gia BVMT bằng những việc làm phù hợp. 
 ***********************************************************************
TUẦN 14
KHOA HỌC 4: 
21/11/2016(Dạy 4B, 4A)
 MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC 
I. MỤC TIÊU 
- Nêu được 1 số cách làm nước sạch: lọc, khử trùng, đun sôi
- Biết đun sôi nước trước khi uống
- Biết phải diệt hết vi khuẩn & loại bỏ các chất độc hại còn tồn tại trong nước.
* Tích hợp GDBVMT: Cách thức làm nước sạch( Bộ phận toàn bài)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV:- Hình minh hoạ SGK
HS: - 2 chai nhựa trong, nước đục, cát, than..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:	
*.Khởi động: 
Việc 1:- CTHĐTQ điều hành lớp trả lời câu hỏi:
? Những nguyên nhân nào làm nước bị ô nhiễm?
? Nước bị ô nhiễm có tác hại gì đến sức khoẻ?
Việc 2:- Chia sẻ trước lớp
- Nhận xét tuyên dương.
 - Giới thiệu bài - ghi đề bài- HS nhắc đề bài. Nêu mục tiêu bài học.
 B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ1: Các cách làm sạch nước thông thường: ( 7- 8’)
Việc 1 : Cho HS hoạt động cả lớp
? Gia đình hoặc địa phương em đã SD những cách nào để lọc nước?
? Hiệu quả của các cách làm đó?
Việc 2 : Chia sẻ với bạn ngồi bên cạnh
* KL: Có rất nhiều cách lọc nước, mỗi cách lọc có những tác dụng riêng nhưng kết quả đem lại là làm cho nước sạch hơn.
*Tích hợp GDMT: Chúng ta cần phát huy các cách lọc nước đó và vận động mọi người cùng thực hiện.
HĐ1: Tác dụng của lọc nước : ( 12-15’)
Việc 1 : Cho HS tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của SGK
? Em có nhận xét gì về nước trước khi lọc & sau khi lọc?
? Nước sau khi lọc đã uống được chưa? Tại sao?
? Khi tiến hành lọc nước đơn giản chúng ta cần những gì?
? Cát, sỏi có tác dụng gì?
Việc 2 : Y/c HS quan sát H2 SGK, GV trình bày về quy trình SX nước sạch.
+ Nước được lấy từ nguồn nước sông, hồ, ao.đưa vào trạm bơm đợt 1, sau đó chuyển qua dàn khử sắt, bể lắng để loại sắt & chất không hoà tan. Tiếp tục qua bể lọc, rồi qua bể khử trùng & được dồn vào bể chứa. Sau đó nước chảy vào trạm bơm đợt 2 để chảy về nơi cung cấp nước cần xuất & sinh hoạt.
Việc 3 : Y/c 2 HS lên bảng trình bày lại dây chuyền sản xuất nước.
* KL: Nước được sản xuất từ nhà máy đảm bảo 3 tiêu chuẩn: khử sắt, loại bỏ các chất không tan trong nước & khử trùng.
HĐ3: Sự cần thiết phải đun sôi nước khi uống: ( 7-8’)
Việc 1 :Thảo luận nhóm
* Nước đã làm sạch bằng cách lọc đơn giản hay do nhà máy SX đã uống ngay được chưa? Vì sao cần đun sôi nước trước khi uống?
? Để thực hiện VS khi dùng nước em cần phải làm gì?
Việc 2 : Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày
KL: Nước đã làm sạch hay do nhà máy SX đều không uống được ngay. Chúng ta cần đun sôi để tiêu diệt vi khuẩn nhỏ còn sống trong nước & loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.
+ Giữ VS nguồn nước chung & nguồn nước tại gia đình. Không để nước bẩn hoà lẫn với nước sạch.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
 - Vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống
 *****************************************************************************
KHOA HỌC 4: 
24/11/2016(Dạy 4A, 4B)
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
I. MỤC TIÊU
 - Nêu được 1 số biện pháp bảo vệ nguồn nước: 
 +Phải vệ sinh xung quanh nguồn nước
 + Phải làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước. 
 + Xử lí nước thải bảo vệ hệ thống thoát nước thải.
 - Thực hiện bảo vệ nguồn nước.
Điều chỉnh: Không yêu cầu tất cả học sinh vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước . GV hướng dẫn động viên những em có khả năng vẽ được tranh triễn lãm
* Tích hợp GDBVMT: Bảo vệ nguồn nước ( Bộ phận toàn bài)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV Hình minh hoạ SGK
 - HS: SGK, giấy vẽ, nàu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:	
*.Khởi động: 
Việc 1:- CTHĐTQ điều hành lớp trả lời câu hỏi:
? Mô tả lại dây chuyền SX nước sạch của nhà máy?
? Tại sao chúng ta cần phải đun nước sôi trước khi uống?
Việc 2:- Chia sẻ trước lớp
 - Nhận xét tuyên dương.
 - Giới thiệu bài - ghi đề bài- HS nhắc đề bài. Nêu mục tiêu bài học.
 B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ1: Những việc nên làm & không nên làm để BV nguồn nước: (10’)
Việc 1 : Y/c HS quan sát, thảo luận N4, TLCH
 ? Mô tả những gì em thấy trong hình vẽ?
 ? Theo em việc đó nên làm hay không nên làm? Vì sao?
Việc 2 : Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày
Kết luận: Để bảo vệ nguồn nước cần:
 - Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước sạch như giếng nước, hồ nước, đường ống dẫn nước
 - Không đục phá ống nước làm cho chất bẩn thấm vào nguồn nước.
 - Xây dựng nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu 2 ngăn, nhà tiêu đào cải tiến để phân không thấm xuống đất và làm ô nhiễm nguồn nước.
 - Cải tạo và bảo vệ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và công nghiệp trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung.
HĐ2: Liên hệ:( 6’)
Việc 1: Hoạt động cả lớp: Các em đã làm gì để bảo vệ nguồn nước?
Việc 2: Lần lượt từng cá nhân phát biểu trước lớp.
- Nhận xét, KL: Những việc đã làm để bảo vệ nguồn nước là:
+ Thường xuyên quét dọn sân giếng
+ Đem chai thuốc trừ sâu chôn kín không vứt xuống ao hồ.
+ Không vứt rác , xác động vật chết xuống sông, biển
+ Không phá hoại đường dẫn nước.
HĐ3: Cuộc thi: Đội tuyên truyền giỏi: (10’)
Việc 1: Tổ chức cho HS vẽ tranh theo nhóm ( Động viên những HS có NK vẽ là chủ yếu những em còn lại QS)
- Y/c các nhóm vẽ tranh với ND tuyên truyền, cổ động mọi nguời cùng BV nguồn nước
Việc 2: Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
 - Nắm chắc các cách bảo vệ nguồn nước.
 - Luôn có ý thức BV nguồn nước & tuyên truyền mọi người cùng thực hiện
 **************************************************************
TUẦN 15
KHOA HỌC 4: 
28/11/2016(Dạy 4B, 4A)
TIÊT KIỆM NƯỚC
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS:
- Thực hiện tiết kiệm nước.
- Giaos dục HS có ý thức tiết kiệm nước và tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
* Điều chỉnh: Không yêu cầu tất cả HS vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước. Gv hướng dẫn, động viên, khuyến khích để những em có khả năng được vẽ tranh, triễn lãm.
** Tích hợp GDBVMT: Biện pháp bảo vệ môi trường: Bảo vệ, cách thức làm nước sạch, tiết kiệm nước; bảo vệ bầu không khí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Gv: Các hình minh hoạ SGK. 
- Hs: SGK, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:	
*.Khởi động: 
Việc 1:- CTHĐTQ điều hành lớp trả lời câu hỏi:
? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước? 
Việc 2:- Chia sẻ trước lớp
- Nhận xét tuyên dương.
 - Giới thiệu bài - ghi đề bài- HS nhắc đề bài- Nêu mục tiêu bài học.
 B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
HĐ1: Những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước: (10’)
Việc 1: Y/c HS thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi:
+ Em nhìn thấy những gì trong hình vẽ ?
+ Theo em những việc đó nên làm hay không nên làm? Vì sao?
Việc 2: Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày.
Nhận xét, kết luận: Nước sạch không phải tự nhiên mà có, chúng ta nên làm theo những việc làm đúng, phê phán những việc làm sai để tránh lãng phí nước.
- Chúng ta cần bảo vệ nguồn nước sạch đồng thời phải tiết kiệm nước; bảo vệ bầu không khí để tránh ô nhiễm nguồn nước.
HĐ2: Tại sao phải tiết kiệm nước? (15’)
Việc 1: Y/c HS quan sát hình 7, 8 SGK trang 61 và trả lời câu hỏi:
- Em có nhận xét gì về hình vẽ b trong 2 hình nêu trên?
- Bạn nam H7a nên làm gì? Vì sao?
- Vì sao chúng ta cần tiết kiệm nước?
Kết luận: Nước sạch không phải tự nhiên mà có. Nhà nước phải chi nhiều tiền của để xây dựng các nhà máy sản xuất nước sạch. Vì vậy cần phải tiết kiệm nước.
HĐ3: Cuộc thi: Đội tuyên truyền giỏi: (10’)
- Tổ chức cho HSvẽ tranh theo nhóm 6.
- Chia nhóm HS đủ đối tượng.
- Động viên, khuyến khích HS có năng khiếu vẽ tranh với nội dung tuyên truyền, cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước. 
- GV đi giúp đỡ hướng dẫn thêm.
- Y/c các nhóm giới thiệu tranh. 
- Nhận xét tuyên dương các nhóm.
- Kết luận: Chúng ta không những thực hiện tiết kiệm nuớc mà phải biết vận động mọi người cùng thực hiện.
Liên hệ: Hãy nêu những việc làm của bản thân em để tiết kiệm nước?
- Y/C từng cá nhân nêu những việc làm của mình để bảo vệ nguồn nước?
- Nhận xét, tuyên dương những bạn nêu được những việc làm thiết thực để bảo vệ nguồn nước.
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: ( 3’)
- Về tuyên truyền mọi người luôn bảo vệ nguồn nước và tiết kiệm nước khi sử dụng.
 ***********************************************************************
KHOA HỌC 4: 
02/12/2016(Dạy 4A, 4B)
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ ?
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS:
- Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong các vật đều có không khí.
- Giáo dục HS biết làm những việc phù hợp để bảo vệ bầu không khí.
** Tích hợp GDBVMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- GV: Các hình minh hoạ SGK. 
- HS: SGK, VBT, chuẩn bị theo nhóm: túi ni lông, dây chun, kim băng, chậu nước, chai không, viên gạch..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:	
*.Khởi động: 
Việc 1:- CTHĐTQ điều hành lớp trả lời câu hỏi:
- Vì sao chúng ta nên tiết kiệm nước?
- Chúng ta nên và không nên làm gì để tiết kiệm nước?
Việc 2:- Chia sẻ trước lớp
- Nhận xét tuyên dương.
 - Giới thiệu bài - ghi đề bài- HS nhắc đề bài- Nêu mục tiêu bài học.
 B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
HĐ1: Không khí có ở đâu ?: (10’)
- Cho 1 HS cầm túi ni lông mở miệng chạy theo chiều dọc của lớp học, sau đó dùng dây chun buộc lại.
- Y/c HS quan sát túi ni lông và trả lời các câu hỏi:
+ Lớp có nhận xét gì về túi ni lông đó?
+ Cái gì làm cho túi ni lông căng phồng?
+ Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có gì?
kết luận: Thí nghiệm chứng tỏ không khí ở xung quanh ta. 
HĐ2: Không khí có ở quanh mọi vật : (15’)
Việc 1: Y/c HS hoạt đông nhóm 4
- Y/c 3 HS đọc nội dung 3 thí nghiệm.
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn, sau đó đưa ra KL.
- 3 thí nghiệm trên cho em biết điều gì?
Chốt: Không khí có ở mọi vật: túi ni lông, chai, miếng gạch..
HĐ3: Cuộc thi: Em làm thí nghiệm: (10’)
- Y/c HS quan sát H5 SGK và giải thích: không khí bao quanh trái đất gọi là khí quyển.
- Y/c HS nhắc lại định nghĩa khí quyển?
- Kể thêm nhiều VD chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta, trong những chỗ rỗng của vật
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết
Tích hợp: Không khí rất cần cho sự sống bởi vậy chúng ta cần làm gì để góp phần bảo vệ bầu không khí? (Không xả rác, phóng uế bừa bãi, xử lí rác thải đúng cách, không đốt túi ni long,...)
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: ( 3’)
- Về vận động mọi người cùng thực hiện bảo vệ bầu không khí .
 **********************************************************************
TUẦN 16
KHOA HỌC 4: 
05/12/2016(Dạy 4B, 4A)
KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?
I. MỤC TIÊU:
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra 1 số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không có hình dạng nhất định; không khí có thể bị nén lại và giãn ra.
- Nêu một số ví dụ về việc ứng dụng 1 số tính chất của không khí trong đời sống: bơm xe
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ bầu khí quyển.
* Tích hợp GDBVMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Gv: Các hình minh hoạ SGK. 
- Hs: SGK, VBT, chuẩn bị theo nhóm: Bong bóng bay, lọ nước hoa....
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
*.Khởi động: (5’)
Việc 1:- CTHĐTQ điều hành lớp trả lời câu hỏi:
- Nêu 1 số ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và có trong những chỗ rỗng của vật?
Việc 2:- Chia sẻ trước lớp
- Nhận xét tuyên dương.
- Giới thiệu bài - ghi đề bài- HS nhắc đề bài. Nêu mục tiêu bài học.
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 1: Màu, mùi, vị của không khí: (10’)
Việc 1: Cho HS quan sát chiếc cốc thuỷ tinh rỗng trả lời câu hỏi:
? Em nhìn thấy gì? Vì sao?
? Dùng mũi ngửi, lưỡi nếm em thấy có vị gì? Vì sao?
- Dùng nước hoa xịt vào 1 góc tường và hỏi HS có ngửi thấy mùi gì không?
? Đó có phải mùi của không khí không?
? Không khí có tính chất gì?
Việc 2: Chia sẻ, đại diện một số nhóm lên trình bày 
- GV nhận xét và kết luận.
- Không khí là một trong số những đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Hoạt động 2: Trò chơi: Thổi bong bóng: (15’)
Việc 1: Cho HS hoạt động nhóm 4
- Y/c HS thổi bong bóng trong vòng 2 phút
? Cái gì làm cho những quả bong bóng phồng lên?
? Các quả bóng này có hình dạng nhất định không? Tại sao?
? Không khí có hình dạng nhất định không?
Việc 2: Chia sẻ, đại diện một số nhóm lên trình bày 
GV kết luận: Không khí không có hình dạng nhất định mà có hình dạng của toàn bộ khoảng trống bên trong vật chứa nó.
Hoạt động 3: Không khí có thể nén lại hoặc giãn ra: (10’)
Việc 1: Y/c HS quan sát hình minh hoạ SGK trang 65, trả lời câu hỏi:
? Trong chiếc bơm này chứa gì?
? Khi dùng ngón tay ấn bơm vào sâu trong vỏ bơm còn chứa đầy không khí nữa không?
? Khi thả bơm về vị trí cũ không khí ở đây có hiện tượng gì?
? Không khí còn tính chất nào nữa?
? Chúng ta nên làm gì để giữ bầu không khí trong lành?
- Trong thực tế con người đã ứng dụng những tính chất của không khí vào những việc gì?
Việc 2: Chia sẻ, đại diện một số nhóm lên trình bày 
Chốt:
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
 - Về chia sẻ với mọi người trong gia đình về tính chất của không khí.
******************************************************
KHOA HỌC 4: 
08/12/2016(Dạy 4A, 4B)
KHÔNG KHÍ GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO?
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS:
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra 1 số thành phần của không khí: khí ni-tơ, khí ô-xi, khí các –bô- nic.
- Nêu được thành phần chính của không khí gồm khí ni-tơ và khí ô-xi. Ngoài ra còn có khí các - bô - nic, hơi nước, bụi, vi khuẩn,.
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ bầu khí quyển.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- GV: Các hình minh hoạ SGK. 
- HS: SGK, VBT, chuẩn bị theo nhóm: Nến, cốc thuỷ tinh, đĩa nước....
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
*.Khởi động: (5’)
Việc 1:- CTHĐTQ điều hành lớp trả lời câu hỏi:
? Con người đã ứng dụng những tính chất của không khí vào những việc gì?
Việc 2:- Chia sẻ trước lớp
- Nhận xét tuyên dương.
- Giới thiệu bài - ghi đề bài- HS nhắc đề bài. Nêu mục tiêu bài học.
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 1: Các thành phần chính của không khí : (15’)
Việc 1: Y/c HS hoạt động nhóm 4
- Y/c HS đọc thí nghiệm SGK tr66, quan sát GV làm thí nghiệm.
? Tại sao khi úp cốc vào 1 lúc thì nến tắt?
? Khi nến tắt nước trong đĩa có hiện tượng gì? Vì sao?
? Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không? Vì sao?
? Không khí có những thành phần chính nào? 
Việc 2: Chia sẻ, đại diện một số nhóm lên trình bày.
- GV kết luận: Thành phần duy trì sự cháy là ô- xi, thành phần không duy trì sự cháy là ni- tơ ....
Hoạt động 2. Một số thành phần khác của không khí : (20’)
Việc 1: Y/c HS đọc to thí nghiệm 2 trang 67
- Làm thí nghiệm cho HS quan sát.
? Nhận xét kết quả?
Gv kết luận: Hơi thở gặp nước vôi trong sẽ vẩn đục.
Việc 2: - Y/c HS thảo luận nhóm 4, quan sát hình minh hoạ SGK trang 67
? Không khí còn những thành phần nào nữa? Lấy ví dụ minh hoạ?
Chúng ta cần làm gì để loại bỏ bớt chất bẩn trong không khí?
? Không khí gồm những thành phần nào?
Việc 3: HS trình bày trước lớp
Chốt :
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
 - Về chia sẻ với mọi người trong gia đình thành phần của không khí: khí ni-tơ, khí ô-xi, khí các –bô- nic.
: 
******************************************************
TUẦN 17
KHOA HỌC 4: 
12/12/2016(Dạy 4B, 4A)
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KỲ I ( Tiết 1)	 
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tập các kiến thức về:
+ Tháp dinh dưỡng cân đối.
+ Một số Tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí.
+ Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
+ Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
- Giáo dục HS có ý thức ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng,; có những việc làm phù hợp để bảo vệ bầu khí quyển.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tháp dinh dương cân đối.
- Vòng tuần hoàn của nước của nước trong tự nhiên.
- Phiếu học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:	
*.Khởi động: (5’)
Việc 1:- CTHĐTQ điều hành lớp trả lời câu hỏi:
- Nêu các thành phần chính của không khí?
- Chúng ta cần làm gì để loại bỏ bớt chất bẩn trong không khí ?
Việc 2:- Chia sẻ trước lớp
- Nhận xét tuyên dương.
- Giới thiệu bài - ghi đề bài- HS nhắc đề bài. Nêu mục tiêu bài học.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Ai nhanh, ai đúng: (18’)
Việc 1 : GV phát phiếu cho HS làm việc cá nhân, y/c HS hoàn thiện sơ đồ tháp dinh dưỡng cân đối.
Việc 2 : Chia sẻ, gọi một số cá nhân lên trình bày.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân: (12’)
- Gv đặt câu hỏi cho cả lớp:
+ Không khí và nước có những tính chất nào giống nhau?
+ Nêu các thành phần chính của không khí? Thành phần nào là quan trọng nhất đối với con người?
+ Vai trò của nước trong sinh hoạt, lao động sản xuất?
+ Lấy ví dụ về vai trò của nước trong vui chơi, giải trí?
- Kết luận: + Không khí và nước có những tính chất nào giống nhau là: Không màu, không mùi, không vị. Không có hình dạng xác định.
+ Các thành phần chính của không khí gồm: ôxi và ni tơ. Ôxi là quan trọng nhất.
+ Ví dụ về vai trò của nước trong vui chơi, giải trí: Lướt ván, bơi...
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
 - Chia sẻ với mọi người cần sử dụng tiết kiệm nước, cần ăn uống điều độ, đủ chất.
 ************************************************** 
KHOA HỌC 4: 
15/12/2016(Dạy 4A, 4B)
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KỲ I ( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tập các kiến thức về:
+ Tháp dinh dưỡng cân đối.
+ Một số Tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí.
+ Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
+ Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
- Giáo dục HS có ý thức ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng,; có những việc làm phù hợp để bảo vệ bầu khí quyển.
* Điều chỉnh: Không yêu cầu tất cả học sinh vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí. Giáo viên hướng dẫn, động viên, khuyến khích để những em có khả năng được vẽ tranh, triển lãm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV:- Phiếu học tập
HS: SGK, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:	
*.Khởi động: (5’)
Việc 1:- CTHĐTQ điều hành lớp trả lời câu hỏi:
+ Nêu các thành phần chính của không khí? Thành phần nào là quan trọng nhất đối với con người?
+ Vai trò của nước trong sinh hoạt, lao động sản xuất?
Việc 2:- Chia sẻ trước lớp
- Nhận xét tuyên dương.
- Giới thiệu bài - ghi đề bài- HS nhắc đề bài. Nêu mục tiêu bài học.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Ai nhanh, ai đúng: (20’)
Việc 1 : HS làm bài cá nhân vào phiếu học tập.
- Khoanh vào trước chữ cái mà em cho là đáp án đúng nhất :
1. Vai trò của chất đạm là:
A. Chất đạm cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ của cơ thể.
B. Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể: Tạo ra những tế bào mới giúp cơ thể lớnlên thay thế tế bào già bị huỷ hoại trong hoạt động sống của con người.
C. Chất đạm giàu chất năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi ta min A, D, E, K.
D. Chất đạm không tham gia trực tiếp vào việc xây dựng cơ thể hay cung cấp năng lượng.
2. Nước được tồn tại ở những thể nào? 
A. Lỏng C. Khí
B. Rắn. D. Cả 3 thể trên.
3. Nêu các tính chất của không khí? So sánh với tính chất của nước?
4. Vẽ và trình bày sơ đồ của nước trong tự nhiên?
5. Tìm những ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và có trong những chổ rổng của vật? 
Việc 2 : Chia sẻ, gọi một số cá nhân lên trình bày.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân: (15’)
Vẽ

Tài liệu đính kèm:

  • docKHOA HỌC LỚP4tuần 10-20.doc