Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 11 đến 14 - Năm học 2015-2016 - Châu Anh Thơm

Moân : KHOA HOÏC

Tuaàn 11 tieát 22

MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO ?

MƯA TỪ ĐÂU RA ?

I.Mục tiêu :

- Biết mây, mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên.

II.Đồ dùng dạy – học :

 - Hình trang 46,47 SGK.

III.Các hoạt động dạy – học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Ổn định :

2.Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS kiểm tra :

+ Nước trong tự nhiên tồn tại ở những thể nào ? Nêu tính chất chung của nước ở các thể đó và tính chất riêng của từng thể.

+ Hãy vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước ?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

3.Bài mới :

* Giới thiệu bài : Để giải thích “Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?”, các em sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

- Ghi tên bài lên bảng.

* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự chuyển thể của nước trong tự nhiên.

 Mục tiêu : Trình bày mây được hình thành như thế nào ? - Giải thích được nước mưa từ đâu ra ?

 Cách tiến hành :

- Hãy đọc câu chuyện “ Cuộc phiêu lưu của ba giọt nước” và kể với bạn bên cạnh.

- Quan sát hình vẽ và trả lời :

+ Mây được hình thành như thế nào ?

+ Mưa từ đâu ra ?

- Yêu cầu HS đọc mục “Bạn cần biết”

+ Dựa trên những kiến thức đã học, em hãy định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

* Hoạt động 2 : Trị chơi đóng vai “ Tôi là giọt nước”.

 Mục tiêu : Củng cố những kiến thức đã học về sự hình thành mây, mưa.

 Cách tiến hành :

- Chia lớp thành các nhóm.

- Mỗi nhóm tự phân vai : giọt nước, hơi nước, mây trắng, mây đen, giọt mưa.

- Hướng dẫn các nhóm làm việc và cho lời thoại cho các vai.

- Nhận xét về khía cạnh khoa học và cách đóng vai.

- Cho các lớp trình diễn, cóthể diễn như sau : - Hát vui.

- 2 HS lần lượt trả lời câu hỏi

- Nhận xét.

- Lắng nghe.

- Vài em nhắc lại tên bài.

- Hs đọc câu chuyện

+ Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo thành các đám mây.

+ Các giọt nước có trong các đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa.

- HS đọc to, cả lớp đọc thầm.

- Vài nêu định nghĩa.

- Làm việc theo nhóm

- Các nhóm làm việc.

- Các nhóm đóng vai.

 

docx 21 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 453Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 11 đến 14 - Năm học 2015-2016 - Châu Anh Thơm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc và cách đóng vai.
- Cho các lớp trình diễn, cóthể diễn như sau :
- Hát vui.
- 2 HS lần lượt trả lời câu hỏi 
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- Hs đọc câu chuyện
+ Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo thành các đám mây.
+ Các giọt nước có trong các đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa.
- HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Vài nêu định nghĩa.
- Làm việc theo nhóm
- Các nhóm làm việc.
- Các nhóm đóng vai. 
- Bạn đóng vai Giọt nước có thể nêu : “ Tôi là Giọt nước ở sông ( hoặc biển, suối, ao, hồ,). Khi ở dòng sông tôi là thể lỏng. Vào một hôm, tôi bỗng thấy mình nhẹ bỗng và bay lên cao, lên cao mãi,”
- Vai “ Hơi nước” : “ Tôi trở thành hơi nước và bay lơ lửng trong không khí ( HS có thể làm động tác bay ). Đố bạn nhìn thấy tôi đấy. Khi tôi ở thể khí thì không một ai có thể nhìn thấy tôi. Khi gặp lạnh, tôi biến thành những giọt nước nhỏ li ti.”
- Vai “ Mây trắng” : “ Tôi là Mây trắng, tôi được tạo thành từ rất nhiều hạt nước nhỏ li ti. Các bạn hãy ngắm nhìn tôi trên bầu trời. Lúc này tôi thật đẹp và tinh khiết trắng hoặc những đám bông trắng bồng bềnh trôi.”
- Vai “Mây đen” : Tôi là Mây đen, từ những đám mây trắng, tôi tiếp tục bay lên cao. Ôi lạnh quá, từ rất nhiều đám mây cùng những giọt nước nhỏ li ti khác chúng tôi tụ họp lại với nhau, làm thành những lớp mây đen bao phủ bầu trời. Khi nhìn thấy tôi các bạn đi nhanh về nhà kẻo mưa xuống chạy không kịp đấy.”
- Vai “ Giọt mưa” : “ Tôi là Giọt mưa. Tôi ra đi từ những đám mây đen. Tôi đem lại sự mát mẻ và nguồn nước cho mọi người và cây cối. Các bạn hãy nhớ rằng, nếu không có mây sẽ không có mưa. Ồ, đây có phải chính là dòng sông nơi tôi đã ra đi không ?” ( HS làm động tác mừng rỡ ).
- Cóthể cho HS thể hiện theo lời thoại do chính các em nghĩ ra.
- Cho HS trình diễn.
- Đánh giá xem nhóm nào trình bày sáng tạo, đúng nội dung học tập.
- Nhận xét, khen nhóm biểu diễn hay.
- Tổng kết bài : Cho HS đọc mục Bạn cần biết trang 45 SGK.
4.Củng cố :
- Cho HS nhắc lại tên bài.
+ Mây được hình thành thế nào ? 
+ Mưa từ đâu ra ?
5.Dặn dò :
- Dặn HS về nhà tìm hiểu thêm về sự hình thành mây, mưa.
- Chuẩn bị bài sau : Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên.
- Gv nhận xét tiết học
- Các nhóm lần lượt trình diễn.
- Lắng nghe.
- Các nhóm nhận xét chéo.
- HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS nhắc lại tên bài.
- 2 HS lần lượt trả lời.
- Lắng nghe.
* Rút kinhnghiệm : ......................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù hai ngaøy 09 thaùng 11 naêm 2015
Moân : KHOA HOÏC
Tuaàn 12 tieát 23
SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC
 TRONG TỰ NHIÊN
I.Mục tiêu :
- Hoàn thành vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: chỉ vào sơ đồ và nêu sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
II.Đồ dùng dạy – học :
- Hình trang 48, 49 SGK.
- Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên được phóng to.
- Mỗi học sinh chuẩn bị một tờ giấy trắng khổ A 4, bút chì đen và bút màu.
III.Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS kiểm tra :
+ Mây được hình thành như thế nào ?Mưa từ đâu ra ?
+ Đọc lại nội dụng Bạn cần biết của tiết 22.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
3.Bài mới :
* Giới thiệu bài : Để biết được vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên được khái quát bằng sơ đồ như thế nào ? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
- Ghi tên bài lên bảng.
* Hoạt động 1 : Hệ thống hố kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
Ÿ Mục tiêu : Biết chỉ vào sơ đồ vòng tuần hoàn và nêu về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
Ÿ Cách tiến hành :
- Yêu cầu cả lớp quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên hình 48 SGK và liệt kê các cảnh vẽ được trong sơ đồ. 
- Gv: Có thể thuyết trình giới thiệu các chi tiết trong sơ đồ :
+ Các đám mây : mây trắng và mây đen.
+ Giọt mưa từ đám mây đen rơi xuống.
+ Dãy núi, từ một dãy núi có dòng suối nhỏ chảy ra, dưới chân núi phía xa là xóm làng có những ngôi nhà và cây cối.
+ Dòng suối chảy ra sông, sông chảy ra biển.
+ Bên bờ sông là đồng ruộng và ngôi nhà.
+ Các mũi tên.
- Treo sơ đồ tuần hoàn của nước trong tự nhiên phóng to lên bảng:
+ Mũi tên chỉ nước bay hơi là vẽ tượng trưng không có nghĩa là chỉ có nước biển mới bay hơi. Trên thực tế, hơi nước không ngừng bay hơi từ bất cứ đâu. Trong đó biển và đại dương cung cấp nhiều hơi nước nhất vì chúng chiếm phần lớn diện tích bề mặt Trái đất.
+ Sơ đồ trang 48 có thể hiểu đơn giản như sau : ( vừa nêu vừa vẽ lên bảng )
 Mây
Hơi nước
 Mưa
 Mây
 Nước
 Nước
+ Nhìn vào sơ đồ, em hãy nêu về sự bay hơi và ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
* Gv kết luận:
- Nước ở hồ, sông, suối, biển không ngừng bay hơi, biến thành hơi nước.
- Hơi nước bốc lên cao, gặp lạnh, ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo thành các đám mây.
- Các giọt nước ở trong các đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa.
* Hoạt động 2 : Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. 
Ÿ Mục tiêu : HS biết vẽ và trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
Ÿ Cách tiến hành :
- Giao nhiệm vụ : Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên một cách đơn giản theo trí tưởng tượng của em (Có sử dụng mũi tên và ghi chú ).
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ và trình bày bài vẽ.
4.Củng cố:
- Cho HS nhắc lại tên bài.
- Cho HS chơi trò chơi “Xếp hình”. Giao cho mỗi nhóm 4 mảnh của vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên, yêu cầu các nhóm hoàn thành. Nhóm xong trước sẽ thắng.
5.Dặn dò :
- Dặn HS về nhà tiếp tục hoàn thành sơ đồ.
- Chuẩn bị bài sau : Nước cần cho sự sống.
- Gv nhận xét tiết học
- Hát vui.
- 2 HS lần lượt trả lời câu hỏi theo yêu cầu kiểm tra, lớp theo dõi.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- Làm việc cả lớp.
- Quan sát và miêu tả những gì thấy được.
- Lắng nghe.
- Quan sát, lắng nghe.
- 1, 2 HS lên bảng chỉ và nêu, lớp theo dõi, nhận xét.
- Lắng nghe.
- Làm việc cả lớp, cá nhân và theo cặp.
- Lắng nghe.
-Vẽ và trình bày bài vẽ.
- 1 HS nhắc lại tên bài.
- 4 nhóm thi tiếp sức.
- Lắng nghe.
* Rút kinhnghiệm : ......................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù tư ngaøy 11 thaùng 11 naêm 2015
Moân : KHOA HOÏC
Tuaàn 12 tieát 24
NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG
I.Mục tiêu :
- Nêu được vai trị của nước trong đời sống. Sản xuất và sinh hoạt: 
+Nước giúp cơ thể hấp thụ được những chất dinh dưỡng hoà tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật. Nước giúp thải các chất thừa, chất độc hại.
+Nước được sử dung trong đời sống hàng ngày, trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
*SDNLTK&HQ:
- Hs biết được nước cần cho sự sống của con người, động vật, thực vật như thế nào, từ đĩ đó hình thành ý thức tiết kiệm nước
II.Đồ dùng dạy – học:
- Hình trang 50, 51 SGK.
- Giấy A0, băng keo, bút dạ dùng trong nhóm.
- Tranh ảnh về vai trị của nước (sưu tầm).
III.Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS kiểm tra :
+ Chỉ vào sơ đồ và nêuvề sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
+ Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên một cách đơn giản theo trí tưởng tượng của em.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
3.Bài mới :
* Giới thiệu bài : Người ta có thể nhịn ăn vài ngày nhưng không thể nhịn uống nhiều giờ vì vậy nước rất cần cho sự sống. Bài học hôm nay, sẽ cho các em thấy rõ điều đó.
- Ghi tên bài lên bảng.
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu vai trị của nước đối với sự sống của con người, động vật và thực vật. 
- Yêu cầu các nhóm trình bày những tranh ảnh sưu tầm về vai trị của nước đối với con người, động vật, thực vật.
- Giao cho các nhóm giấy to, keo, kéo để dán thành báo tường.
- Cho các nhóm trình bày.
- Cho HS đọc mục “Bạn cần biết” trang 50 SGK.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu vai trị của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí.
Ÿ Mục tiêu : Nêu được dẫn chứng về vai trị của nước trong sản xuất nông nghiệp và vui chơi, giải trí.
Ÿ Cách tiến hành : Nêu câu hỏi :
+ Con người sử dụng nước vào những việc gì khác ? ( Ghi ý kiến HS lên bảng ).
- Phân loại các ý kiến thành các nhóm mục đích : tẩy rửa, vui chơi giải trí, sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp
+ Em biết nước dùng với mục đích giải trí nào?
+ Vai trị của nước trong nông nghiệp như thế nào ?
+ Vai trị của nước trong công nghiệp như thế nào ?
* Gv kết luận 
Cho HS đọc mục Bạn cần biết trang 51 SGK.
4.Củng cố :
- Cho HS nhắc lại tên bài.
+Em hãy nêu vai trị của nước trong cuộc sống ?
5.Dặn dò :
- Nhận xét các hoạt động của HS.
- Dặn HS về tìm hiểu thêm về vai trị của nước trong đời sống.
- Chuẩn bị bài sau : Nước bị ô nhiễm.
- Gv nhận xét tiết học
- Hát vui.
- 2 HS lần lượt thực hiện theo yêu cầu kiểm tra, lớp theo dõi.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- Làm việc theo nhóm.
- HS trình bày và nộp tư liệu tranh, ảnh cho GV.
- Các nhóm làm việc 
-Nhóm 1:Trình bày về vai trị của nước đối với con người.
- Nhóm 2 : Trình bày về vai trị của nước đối với động vật.
- Nhóm 3 : Trình bày về vai trị của nước đối với thực hiện.
- 1, 2HS đọc to, 
- HS lần lượt nêu nhiều ý kiến 
- HS thảo luận phân loại các loại ý kiến trên.
+ Lướt ván trên mặt nước, hồ bơi,  cơng viên nước,
+ Trồng lúa nước, tưới tiêu cho hoa màu,
+ Pha chế, rửa ráy tạo ra sản phẩm.
- 1, 2 đọc to, cả lớp đọc thầm.
- 1 HS nhắc lại tên bài.
- 2 HS phát biểu.
- Lắng nghe.
* Rút kinhnghiệm : ......................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù hai ngaøy 16 thaùng 11 naêm 2015
Moân : KHOA HOÏC
Tuaàn 13 tieát 25
NƯỚC BỊ Ô NHIỄM 
I.Mục tiêu :
- Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm: 
+Nước sạch: trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hoà tan có hại cho sức khỏe của con người.
+Nước bị ơ nhiễm: có màu, có chất bẩn, cómùi hơi, chứa vi sinh vật nhiều quá mức cho phép, chứa các chất hoà tan có hại cho sức khỏe.
II.Đồ dùng dạy – học :
- Hình trang 52, 53 SGK.
- HS chuẩn bị theo nhóm:
+ Một chai nước sông, ao, hồ (hoặc nước đã dùng rửa tay, giặt khăn..);một chai nước giếng hoặc nước máy.
+ Hai chai không.
+ Hai phễu lọc nước; bông để lọc nước.
+ Một kính lúp 
III.Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ : Gọi 3 HS kiểm tra :
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu người, động vật, thực vật thiếu nước ?
+ Con người cần nước vào những việc gì khác ?
+ Nêu vai trị của nước trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
3.Bài mới :
* Giới thiệu bài : Trong sinh hoạt hằng ngày ta cần nước sạch để dùng. Vậy nước trong tự nhiên có sạch không ? Ta cùng tìm hiểu qua bài Nước bị ô nhiễm.
- Ghi tên bài lên bảng.
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu về một số đặc điểm của nước trong tự nhiên.
Ÿ Mục tiêu : Phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách quan sát, thí nghiệm – Giải thích tại sao nước sông, hồ thường đục và không sạch.
Ÿ Cách tiến hành :
- Chia nhóm và kiểm tra dụng cụ các nhóm mang theo dùng để quan sát và thí nghiệm. 
- Yêu cầu HS đọc mục Quan sát và Thực hành trang 52 SGK để biết cách làm.
- Cho HS làm thí nghiệm
- Cả nhóm thống nhất chai nào là nước sông, chai nào là nước giếng, và dán nhãn cho mỗi chai.
- Cả nhóm đưa ra cách giải thích.
- Tiến hành thí nghiệm lọc. 
- Sau khi thí nghiệm, nhận ra 2 miếng bông có chất bẩn khác nhau và đưa ra nhận xét : nước sông có chứa nhiều chất bẩn hơn nước giếng như rong, rêu, đất cát.
- Nhận xét các nhóm.
* Gv kết luận :
- Nước sông, hồ, ao hoặc nước đã dúng rồi thường bị nhiễm bẩn nhiều đất, cát, đặc biệt là nước sông có nhiều phù sa nên chúng thường bị vẩn đục.( nước hồ ao có nhiều loại tảo sinh sống nên thường có màu xanh ).
- Nước mưa giữa trời, nước giếng, nước máy khơng bị lẫn nhiều đất, cát, bụi nên thường trong.
* Hoạt động 2 : Xác định tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiễm và nước sạch. 
Ÿ Mục tiêu : Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm.
Ÿ Cách tiến hành :
- Cho các nhóm thảo luận và đưa ra các tiêu chuẩn về nước sạch và nước bị ô nhiễm.
- Ghi lại kết quả theo bảng sau :
Tiêu chuẩn đánh giá
Nước bị ô nhiễm
Nước sạch
1.Màu
2.Mùi
3.Vị
. . . . . . . .
- Sau khi HS trình bày, cho HS mở sách ra đối chiếu.
* Gv kết luận 
- Cho HS đọc mục “Bạn cần biết” trang 53 SGK.
4.Củng cố :
- Cho HS nhắc lại tên bài.
+ Nước như thế nào là nước bị ô nhiễm ?
+ Nước như thế nào gọi là nước sạch ?
5.Dặn dò :
- Nhận xét các hoạt động của HS.
- Dặn HS về nhà khuyến khích gia đình nên luôn sử dụng nước sạch.
- Chuẩn bị bài sau : Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
- Gv nhận xét tiết học
- Hát vui.
- 3 HS lần lượt trả lời câu hỏi 
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- Làm việc theo nhóm.
HS đọc
HS làm thí nghiệm
- Đại diện 1 HS đọc 
- Các nhóm làm thí nghiệm.
- Lắng nghe.
- Làm việc theo nhóm.
- Thảo luận đưa ra các tiêu chuẩn một cách chủ quan. 
- Đại diện nhóm trình bày.
- 3 HS lần lượt đọc to
- 1 HS nhắc lại tên bài.
- 2 HS lần lượt nêu.
- Lắng nghe.
* Rút kinhnghiệm : ......................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù tư ngaøy 18 thaùng 11 naêm 2015
Moân : KHOA HOÏC
Tuaàn 13 tieát 26
NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
I.Mục tiêu :
- Nêu được một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước:
+Xả rác, phân, nước thải bừa bãi,
+Sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu.
+Khói bụi và khí thải từ nhà máy, xe cộ,
+Vỡ đường ống dẫn dầu,
- Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khỏe con người: Lan truyền nhiều bệnh, 80% các bệnh là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
*GDKNS :
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
- Kĩ năng trình bày thông tin về nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
- Kĩ năng bình luận, đánh giá về các hành động gây ô nhiễm nước.
II.Đồ dùng dạy - học:
- Hình trang 54, 55 SGK.
- Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương và tác hại do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra.
III.Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS kiểm tra :
+ Nước thế nào là nước bị ô nhiễm ?
+ Nước thế nào là nước sạch ?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
3.Bài mới :
* Giới thiệu bài : Bài khoa học hôm nay, sẽ giúp các em tìm hiểu nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
- Ghi tên bài lên bảng.
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu một số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
Ÿ Mục tiêu : Phân tích các nguyên nhân làm nước ở sông, hồ, kênh, rạch, biển,bị ô nhiễm – Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương.
Ÿ Cách tiến hành : 
- Yêu cầu HS quan sát các hình từ hình 1 đến hình 8 trang 54 và 55 SGK.
+ Hình nào cho biết nước sông/ hồ/ kênh rạch bị ô nhiễm ? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì ?
+ Hình nào cho biết nước máy bị nhiễm bẩn ? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn là gì ?
+ Hình nào cho biết nước biển bị nhiễm bẩn ? Nguyên nhân gây bẩn là gì ?
+ Hình nào cho biết nước mưa bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây bẩn là gì ?
+ Hình nào cho biết nước ngầm bị nhiễm bẩn ? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn là gì ?
+ Ở địa phương em, nước có bị ô nhiễm không ? Nguyên nhân gây ô nhiễm là gì ?
- Cho HS hỏi và trả lời nhau dựa vào các hình, hướng dẫn các nhóm.
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc nhóm.
* Kết luận:
- Cho HS đọc mục “Bạn cần biết”
* Hoạt động 2 : Thảo luận về tác hại của sự ô nhiễm nước.
Ÿ Mục tiêu : Nêu tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ của con người.
Ÿ Cách tiến hành : 
- Chia nhóm cho các nhóm thảo luận: Điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm ?
* Kết luận:
- Cho HS đọc mục “Bạn cần biết” trang 55 SGK.
4.Củng cố :
- Cho HS nhắc lại tên bài.
+ Em hãy nêu nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm ?
+ Ở địa phương em nước bị ô nhiễm ra sao ? Tác hại như thế nào ?
5.Dặn dò :
- Nhận xét các hoạt động của HS.
- Dặn HS về nhà khuyên mọi người xung quanh giữ sạch môi trường nước.
- Chuẩn bị bài sau : Một số cách làm sạch nước.
- Gv nhận xét tiết học
- Hát vui.
- 2 HS lần lượt trả lời câu hỏi 
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- Làm việc theo cặp và cả lớp.
- Quan sát hình từ hình 1 đến hình 8 trong sách và trả lời câu hỏi :
+ Hình 1 và 4, do nước và chất thải người dân xả rác, phân bừa bãi trực tiếp xuống.
+ Hình 2 do ống dẫn rò rỉ và chất bẩn xâm nhập vào nước sạch.
+ Hình 3 do đắm tàu chở dầu.
+ Hình 7, 8 do khí thải nhà máy.
+ Hình 5, 6, 8 do phân bón, thuốc trừ sâu và chất thải các nhà máy.
+ hs phát biểu.
- HS hỏi và trả lời theo cặp.
- Đại diện nhóm trình bày.
-3HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Thảo luận theo cặp.
- Thảo luận và trình bày 
- 3 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- 1 HS nhắc lại tên bài.
- 2 HS lần lượt trả lời.
- Lắng nghe.
* Rút kinhnghiệm : ......................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù hai ngaøy 23 thaùng 11 naêm 2015
Moân : KHOA HOÏC
Tuaàn 14 tieát 27
MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC 
I.Mục tiêu :
- Nêu được một số cách làm sạch nước: lọc, khử trùng, đun sôi,
- Biết đun sôi nước trước khi uống.
- Biết diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.
II.Đồ dùng dạy – học :
- Hình trang 56, 57 SGK.
- Phiếu học tập nhóm.
PHIẾU HỌC TẬP
Hãy quan sát hình 2 SGK trang 57 và đọc hướng dẫn trong mục “Bạn cần biết” để hoàn thành bảng sau:
Các giai đoạn của dây chuyền sản xuất nước sạch
Thông tin
6.Trạm bơm đợt hai
Phân phối nước sạch cho người tiêu dùng
5.Bể chứa
Nước đã khử sắt, sát trùng và loại bỏ các chất bẩn khác.
1.Trạm bơm nước đợt một
Lấy nước từ nguồn.
2. Dàn khử sắt-bể lắng
Loại chất sắt và những chất không hoàn tan trong nước.
3.Bể lọc
Tiếp tục loại các chất không tan trong nước.
4.Sát trùng
Khử trùng.
- Mô hình dụng cụ lọc nước đơn giản.
III.Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ : Gọi 3 HS kiểm tra :
+ Vì sao nước bị nhiễm bẩn ?
+ Nêu những nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm ở địa phương em.
+ Điều gì xảy ra đối với sức khoẻ của con người khi nguồn nước bị ô nhiễm ?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
3.Bài mới :
* Giới thiệu bài : Để có nước sạch dùng hằng ngày, chúng ta phải làm sạch nước. Bài học hôm nay, sẽ giúp các em biết được cách làm sạch nước.
- Ghi tên bài lên bảng.
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu một số cách làm sạch nước. 
Ÿ Mục tiêu : Kể một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách.
Ÿ Cách tiến hành :
Kể ra một số cách làm sạch nước mà gia đình hoặc địa phương bạn đã sử dụng.
+Em thấy qua một số cách làm sạch nước nào ?
* Giảng : Thông thường có 3 cách làm sạch nước:
a) Lọc nước
- Bằng giấy lọc, bông,lít ở phễu.
- Bằng sỏi, cát, than củi,đối với bể lọc.
Tác dụng : tách các chất không bị hoà tan ra khỏi nước.
b) Khử trùng nước:
- Để diệt vi khuẩn người ta có thể pha vào nước những chất khử trùng như nước gia-ven. Tuy nhiên, những chất này làm nước có mùi hắc.
c) Đun sôi :
Đun nước cho tới khi sôi, để thêm chừng 10 phút, phần lớn vi khuẩn chết hết. Nước bốc hơi mạnh, mùi thuốc khử trùng cũng hết.
+ Hãy kể tên các cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách ?
* Hoạt động 2 : Thực hành lọc nước.
Ÿ Mục tiêu : Biết được nguyên tắc của việc lọc nước với cách làm sạch nước đơn giản.
Ÿ Cách tiến hành :
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm thực hiện như SGK trang 56.
- Cho HS thực hành lọc nước.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét kết quả thực hiện của các nhóm.
* Kết luận :
- Nguyên tắc chung của lọc nước đơn giản là:
+ Than củi có tác dụng hấp thụ các mùi lạ và màu trong nước.
+ Cát, sỏi có tác dụng lọc những chất không hoà tan.
+ Kết quả là nước đục trở thành nước trong, nhưng phương pháp này không làm chết được các vi khuẩn gây bệnh có trong nước. Vì vậy sau khi lọc, nước chưa dùng để uống ngay được.
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu quy trình sản xuất nước sạch. 
- Yêu cầu các nhóm đọc thông tin trong SGK trang 57 trả lời vào phiếu học tậ

Tài liệu đính kèm:

  • docxKHOA HOC.docx