Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 19 đến 22 - Năm học 2015-2016 - Châu Anh Thơm

GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH. PHÒNG CHỐNG BÃO

I Mục tiêu :

- Nêu được một số tác hại của bão : thiệt hại về người và của.

- Nêu cách phòng chống :

+ Theo dõi bản tin thời tiết.

+ Cắt điện. Tàu, thuyền không ra khơi.

+ Đến nơi trú ẩn an toàn.

II. Đồ dùng :

- Hình minh hoạ 1, 2, 3, 4 sgk trang 76

- Các băng giấy ghi cấp 2 : gió nhẹ, cấp 5 : gió khá mạnh, cấp 7 : gió to, cấp 9 : gió dữ và băng giấy ghi 4 thông tin về cấp gió sgk.

- Hs sưu tầm tranh về thiệt hại do dông, bão gây ra.

- Phiếu học tập.

III. Hoạt động dạy – học :

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

1.Ổn định :

2.Kiểm tra bài cũ :

- Gọi hs giải thích phần thí nghiệm tại sao có gió và 2 bức tranh 6, 7 gió thổi ban ngày và ban đêm.

- Gv nhận xét ghi điểm.

3. Bài mới :

- Gv giới thiệu bài.

- Gv ghi tựa bài lên bảng.

3.1 Một số cấp độ của gió :

- Gọi hs nối tiếp nhau đọc mục cần biết sgk.

+ Em thường nghe nói đến các cấp độ gió khi nào? (.trong chương trình dự báo thời tiết).

- Yêu cầu hs quan sát hình vẽ, đọc sgk .

- Yêu cầu hs thảo luận làm bài vào phiếu về cấp độ gió.

- Hết thời gian gọi hs dán phiếu lên bảng.

- Gv nhận xét kết luận : Gió có khi thổi mạnh, có khi thổi yếu. Gió càng lớn càng gây tác hại cho con người.

3.2 Thiệt hại do bão gây ra và cách phòng chống bão :

+ Em hãy nêu những dấu hiệu khi trời có dông? (.Khi gió mạnh kèm theo mưa to là dấu hiệu của trời có dông)

+ Nêu những dấu hiệu đặc trưng của bảo? (Gió mạnh liên tiếp kèm theo mưa to, bầu trời đầy mây đem, đôi khi có gió xoáy)

- Gọi hs đọc mục cần biết sgk và đã sưu tầm để nói về :

+ Tác hại do bão gây ra.

+ Một số cách phòng tránh bão mà em biết.

- Gv nhận xét kết luận.

3.3 Trò chơi “Ghép chữ vào hình và thuyết minh” :

- Gv dán 4 hình như sgk lên bảng.

- Gọi hs lên bảng bốc thăm (có lời văn) rồi dán vào hình cho tương ứng và giải thích.

- Gv nhận xét kết luận.

4. Củng cố – Dặn dò:

- Gọi hs đọc nội dung ghi nhớ sgk.

+ Từ cấp gió nào trở lên sẽ gây hại cho người và của?

+ Nêu một số cách phòng chống bão mà em biết?

- Gv nhận xét tiết học – Giáo dục hs.

- Dặn hs về học bài và chuẩn bị bài sau. - Hát

- 2 hs thực hiện

- Hs lắng nghe

- Hs lắng nghe

- Hs nêu tựa bài

- 2 hs đọc

- Hs trả lời

-Thực hiện yêu cầu

- Hs thảo luận

- Hs dán phiếu

- Hs lắng nghe

+ Hs trả lời

+ Hs trả lời

-Thực hiện yêu cầu

- Hs quan sát

- Hs thực hiện

- Hs nhận xét

- Hs đọc ghi nhớ

+ Hs trả lời

+ Hs trả lời

- Hs lắng nghe

 

docx 14 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 761Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 19 đến 22 - Năm học 2015-2016 - Châu Anh Thơm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
s giải thích
- Lớp nhận xét
- 3 hs nhắc lại 
- 2 hs đọc 
- Hs lắng nghe
- Hs lắng nghe
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 31 tháng 12 năm 2014
Môn : Khoa học
Tuần 19 tiết 38
GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH. PHÒNG CHỐNG BÃO
I Mục tiêu :
- Nêu được một số tác hại của bão : thiệt hại về người và của.
- Nêu cách phòng chống :
+ Theo dõi bản tin thời tiết.
+ Cắt điện. Tàu, thuyền không ra khơi.
+ Đến nơi trú ẩn an toàn.
II. Đồ dùng :
- Hình minh hoạ 1, 2, 3, 4 sgk trang 76
- Các băng giấy ghi cấp 2 : gió nhẹ, cấp 5 : gió khá mạnh, cấp 7 : gió to, cấp 9 : gió dữ và băng giấy ghi 4 thông tin về cấp gió sgk.
- Hs sưu tầm tranh về thiệt hại do dông, bão gây ra.
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy – học :
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1.Ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ :
- Gọi hs giải thích phần thí nghiệm tại sao có gió và 2 bức tranh 6, 7 gió thổi ban ngày và ban đêm.
- Gv nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới : 
- Gv giới thiệu bài.
- Gv ghi tựa bài lên bảng.
3.1 Một số cấp độ của gió :
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc mục cần biết sgk.
+ Em thường nghe nói đến các cấp độ gió khi nào? (...trong chương trình dự báo thời tiết).
- Yêu cầu hs quan sát hình vẽ, đọc sgk .
- Yêu cầu hs thảo luận làm bài vào phiếu về cấp độ gió.
- Hết thời gian gọi hs dán phiếu lên bảng.
- Gv nhận xét kết luận : Gió có khi thổi mạnh, có khi thổi yếu. Gió càng lớn càng gây tác hại cho con người.
3.2 Thiệt hại do bão gây ra và cách phòng chống bão :
+ Em hãy nêu những dấu hiệu khi trời có dông? (...Khi gió mạnh kèm theo mưa to là dấu hiệu của trời có dông)
+ Nêu những dấu hiệu đặc trưng của bảo? (Gió mạnh liên tiếp kèm theo mưa to, bầu trời đầy mây đem, đôi khi có gió xoáy)
- Gọi hs đọc mục cần biết sgk và đã sưu tầm để nói về :
+ Tác hại do bão gây ra.
+ Một số cách phòng tránh bão mà em biết.
- Gv nhận xét kết luận.
3.3 Trò chơi “Ghép chữ vào hình và thuyết minh” :
- Gv dán 4 hình như sgk lên bảng.
- Gọi hs lên bảng bốc thăm (có lời văn) rồi dán vào hình cho tương ứng và giải thích.
- Gv nhận xét kết luận.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Gọi hs đọc nội dung ghi nhớ sgk.
+ Từ cấp gió nào trở lên sẽ gây hại cho người và của?
+ Nêu một số cách phòng chống bão mà em biết?
- Gv nhận xét tiết học – Giáo dục hs.
- Dặn hs về học bài và chuẩn bị bài sau.
- Hát
- 2 hs thực hiện
- Hs lắng nghe
- Hs lắng nghe
- Hs nêu tựa bài
- 2 hs đọc
- Hs trả lời
-Thực hiện yêu cầu
- Hs thảo luận
- Hs dán phiếu
- Hs lắng nghe
+ Hs trả lời
+ Hs trả lời
-Thực hiện yêu cầu
- Hs quan sát
- Hs thực hiện
- Hs nhận xét
- Hs đọc ghi nhớ
+ Hs trả lời
+ Hs trả lời
- Hs lắng nghe
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ hai ngày 05 tháng 01 năm 2015
Môn : Khoa học
Tuần 20 tiết 39
 KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM
I Mục tiêu :
- Nêu được một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí : khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn,
II. Đồ dùng :
- Phiếu điều tra khổ to.
- Hình minh hoạ trang 78, 79 sgk.
- Hs sưu tầm tranh thể hiện bầu không khí trong sạch, ô nhiễm.
III. Hoạt động dạy – học :
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1.Ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ :
- Gọi hs đọc nội dung ghi nhớ bài và trả lời câu hỏi.
- Gv nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới : 
- Gv giới thiệu bài : Không khí không phải lúc nào cũng trong lành. Nguyên nhân nào làm không khí bị ô nhiễm? Không khí bị ô mhiễm có ảnh hưởng gì đến đời sống con người, thực vật, động vật? Các em cùng học bài hôm nay để biết được điều đó.
- Gv ghi tựa bài lên bảng.
3.1 Không khí sạch và không khí bị ô nhiễm :
+ Em có nhận xét gì về bầu không khí ở địa phương em? (...sạch hoặc ô nhiễm).
+ Vì sao em cho rằng bầu không khí ở địa phương em sạch hoặc bị ô nhiễm? (Bầu không khí sạch vì có nhiều cây xanh, không có nhà máy công nghiệp, ô tô chở cát đất chạy qua. Bầu không khí ô nhiễm có nhiều nhà cửa san sát, khói xe máy, ô tô đen ngòm, đường đầy cát bụi).
- Yêu cầu hs quan sát hình sgk và trả lời câu hỏi.
+ Hình nào thể hiện bầu không khí sạch? Chi tiết nào cho em biết điều đó?
+ Hình nào thể hiện bầu không khí ô nhiễm? Chi tiết nào cho em biết điều đó?
- Gv nhận xét kết luận .
+ Không khí có những tính chất gì?
+ Thế nào là không khí sạch? (...không có thành phần gây hại sức khoẻ con người)
+ Thế nào là không khí ô nhiễm? (...là không khí có nhiều bụi, khói, mùi hôi thối của rác gây ảnh hưởng đến người, động vật, thực vật)
- Gv nhận xét kết luận .
3.2 Nguyên nhân gây ô nhiễm :
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm ghi kết quả và phiếu.
+ Nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí?
- Hết thời gian gọi đại diện hs trình bày.
- Gv nhận xét kết luận.
3.3 Tác hại của không khí bị ô nhiễm :
- Yêu cầu hs thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
+ Không khí bị ô nhiễm có tác hại gì đến với đời sống của con người, động vật, thực vật? (...gây bệnh viêm phế quản mãn tính. Gây bệnh ung thư phổi. Gây bệnh về mắt. Gây khó thở, làm cho cây, hoa, trái không lớn được)
- Gv nhận xét kết luận
4. Củng cố – Dặn dò:
+ Thế nào là không khí sạch ? + Thế nào là không khí ô nhiễm? 
+ Nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí?
- Gv nhận xét tiết học – Giáo dục hs.
- Dặn hs về học bài và chuẩn bị bài sau.
- Hát
- Thực hiện yêu cầu 
- Hs lắng nghe
- Hs lắng nghe
- Hs nêu tựa bài
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Thực hiện yêu cầu
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs lắng nghe
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs lắng nghe
- Hs thảo luận
- Hs trình bày
- Hs lắng nghe
- Thực hiện yêu cầu
- Hs trả lời
- Hs lắng nghe
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs lắng nghe
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 07 tháng 01 năm 2015
Môn : Khoa học
Tuần 20 tiết 40
BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH
I Mục tiêu :
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ không khí trong sạch : thu gom, xử lí phân, rác hợp lí ; giảm khí thải, bảo vệ rừng và trồng cây,
II. Đồ dùng :
- Hình minh hoạ trang 80, 81 sgk
- Sưu tầm các tư liệu, hình vẽ, tranh ảnh về hoạt động bảo vệ môi trường.
- Các tình huống ghi vào phiếu.
III. Hoạt động dạy – học :
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1.Ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ :
+ Thế nào là không khí sạch ? Thế nào là không khí ô nhiễm? 
+ Nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí?
+ Không khí bị ô nhiễm có tác hại gì đến với đời sống của sinh vật?
- Gv nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới : 
- Gv giới thiệu bài.
- Gv ghi tựa bài lên bảng.
3.1 Những biện pháp để bảo vệ bầu không khí trong sạch :
- Yêu cầu hs quan sát hình sgk thảo luận theo cặp theo câu hỏi .
+ Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch?
- Hết thời gian gọi hs trình bày và giải thích.
- Gv nhận xét kết luận :
a. Việc nên làm : hình 1, 2, 3, 5, 6, 7.
b. Việc không nên làm : hình 4
+ Gia đình em và ở địa phương em đã làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch?
- Gv nhận xét kết luận các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm không khí.
- Gọi sh đọc mục cần biết.
3.2 Vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí trong sạch :
- Hướng dẫn, động viên, khuyến khích hs có khả năng vẽ tranh.
 + Tìm ý cho nội tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng tích cực tham gia bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Gv theo dõi giúp đỡ các nhóm.
- Gọi đại diện hs trưng bày sản phẩm và trình bày.
- Gv nhận xét kết luận ghi điểm và nhắc nhở hs có ý thức thực hiện và tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.
4. Củng cố – Dặn dò:
+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch?
- Gv nhận xét tiết học – Giáo dục hs.
- Dặn hs về học bài và chuẩn bị : một vật dụng có thể phát ra âm thanh.
- Hát
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs lắng nghe
- Hs lắng nghe
- Hs nêu tựa bài
- Thực hiện yêu cầu
- Hs trình bày
- Hs lắng nghe
- Hs trả lời
- Hs lắng nghe
- 4 hs đọc
- Thực hiện yêu cầu
- Hs trình bày
- Hs lắng nghe
- Hs trả lời
- Hs lắng nghe
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ hai ngày 12 tháng 01 năm 2015
Môn : Khoa học
Tuần 21 tiết 41
ÂM THANH
I Mục tiêu :
- Nhận biết âm thanh do vật rung động phát ra.
II. Đồ dùng :
- Hs chuẩn bị như đã dặn.
III. Hoạt động dạy – học :
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1.Ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ :
+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch?
+ Tại sao phải bảo vệ bầu không khí trong sạch?
- Gv nhận xét ghi điểm
3. Bài mới :
- Gv giới thiệu bài : Hằng ngày tai chúng ta nghe được rất nhiều âm thanh trong cuộc sống. Những âm thanh được phát ra từ đâu? Chúng ta làm thế nào để cho một vật phát ra âm thanh. Tiết học hôm nay ta cùng tìm hiểu.
- Gv ghi tựa bài lên bảng
3.1 Tìm hiểu các âm thanh xung quanh :
- Yêu cầu hs thảo luận theo cặp các âm âm thanh nghe được và phân loại theo các nhóm sau : 
+ Âm thanh do con người gây ra.
+ Âm thanh thường nghe được vào buổi sáng.
+ Âm thanh thường nghe được vào ban ngày.
+ Âm thanh thường nghe được vào ban đêm.
- Hết thời gian gọi hs trình bày
- Gv nhận xét kết luận 
3.2 Các cách làm vật phát ra âm thanh :
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
+ Hãy tìm cách để các vật dụng mà em chuẩn bị như ống bơ, thước kẻ ...phát ra âm thanh?
- Gọi hs trình bày trước lớp
+ Ví dụ : 
+ Dùng sỏi bỏ vào ống bơ lắc mạnh.
+ Dùng thước gõ vào thanh ống bơ.
+ Dùng kéo cắt một mẩu giấy.
+ Dùng lược chải tóc.
+ Dùng bút chì để mạnh trên bàn.
- Gv nhận xét cách trình bày của hs và hỏi :
+ Theo em tại sao vật lại có thể phát ra âm thanh? (...khi con người tác động vào chúng. Khi chúng có sự va chạm với nhau)
3.2 Khi nào vật phát ra âm thanh :
+ Thí nghiệm 1 : Rắc một ít hạt gạo lên mặt trống và gõ trống
- Yêu cầu hs quan sát hiện tượng xảy ra khi làm thí nghiệm, suy nghĩ trao đổi và phát biểu ý kiến
+ Khi rắc hạt gạo lên mặt trống mà không gõ thì mặt trống như thế nào? (...mặt trống không rung, các hạt gạo không chuyển động)
+ Khi rắc hạt gạo và gõ lên mặt trống, mặt trống có rung không? Các hạt gạo như thế nào? (...mặt trống rung lên, hạt gạo chuyển động nảy lên và rơi xuống vị trí khác và trống kêu)
+ Khi gõ mạnh hơn thì các hạt gạo chuyển động như thế nào? (...trống kêu to hơn, gạo chuyển động mạnh hơn)
+ Đặt tay lên mặt trống đang rung thì có hiện tượng gì? (...mặt trống không rung và không kêu nữa)
- Gv nhận xét kết luận 
+ Thí nghiệm 2 : Dùng tay bật dây đàn, quan sát hiện tượng xảy ra, sau đó đặt tay lên dây đàn và cũng quan sát hiện tượng xảy ra.
- Yêu cầu hs đặt tay vào yết hầu và cả lớp đồng thanh : “Khoa học lý thú”
+ Khi phát ra âm thanh thì mặt trống, dây đàn, thanh quản có điểm gì chung? (...đều rung lên)
- Gv nhận xét kết luận 
4. Củng cố – Dặn dò:
- Chia lớp thành 2 nhóm
+ Mỗi nhóm có thể dùng bất cứ vật gì có thể tạo ra âm thanh. Nhóm kia sẽ đoán xem âm thanh đó là do vật nào gây ra và đổi ngược lại. Đoán đúng cộng 5 điểm, đoán sai trừ 1 điểm.
- Gv tổng kết điểm tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Gv nhận xét tiết học – Giáo dục hs
- Dặn hs về học bài và chuẩn bị bài sau.
- Hát
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs lắng nghe
- Hs lắng nghe
- Hs nêu tựa bài
- Thực hiện yêu cầu
- Hs trình bày
- Hs lắng nghe
- Thực hiện yêu cầu
- Hs trình bày
- Hs lắng nghe
- Hs trả lời
- Hs lắng nghe
- Hs quan sát và nêu
- Hs lắng nghe
- Thực hiện yêu cầu
- Hs lắng nghe
- Hoạt động nhóm
- Thực hiện yêu cầu
- Hs lắng nghe
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 14 tháng 01 năm 2015
Môn : Khoa học
Tuần 21 tiết 42
SỰ LAN TRUYỀN ÂM THANH
I Mục tiêu :
- Nêu ví dụ chứng tỏ âm thanh có thể truyền qua chất khí , chất lỏng, chất rắn.
II. Đồ dùng :
- Hs chuẩn bị theo nhóm :
+ 2 ống bơ, giấy vụn, 2 miếng ni – lông, dây gai, đồng hồ để bàn, chậu nước, trống nhỏ.
+ Các mẫu giấy ghi thông tin.
III. Hoạt động dạy – học :
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1.Ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu hs mô tả một thí nghiệm mà em biết để chứng tỏ rằng âm thanh do các vật rung động phát ra.
+ Tại sao có thể nghe được âm thanh?
- Gv nhận xét ghi điểm
3. Bài mới : 
- Gv giới thiệu bài : Tiết học hôm nay ta cùng tìm hiểu sự lan truyền của âm thanh.
- Gv ghi tựa bài lên bảng
3.1 Sự lan truyền của âm thanh trong không khí :
+ Tại sao khi gõ trống tai ta nghe được tiếng trống? (...mặt trống rung động tạo ra âm thanh. Âm thanh đó truyền đến tai ta)
- Hướng dẫn hs làm thí nghiệm
- Yêu cầu hs đọc thí nghiệm trang 84
- Gọi hs phát biểu dự đoán
- Yêu cầu hs làm thí nghiệm quan sát hiện tượng trả lời
+ Khi gõ trống, em thấy có hiện tượng gì xảy ra? (...tấm ni lông rung lên làm các mẩu giấy vụn chuyển động, nảy lên, mặt trống rung và nghe thấy tiếng trống)
+ Vì sao tấm ni lông rung lên? (...do âm thanh từ mặt trống rung động truyền tới)
+ Giữa mặt ống bơ và trống có chất gì tồn tại? Vì sao em biết? (...có không khí tồn tại. Vì không khí có ở khắp mọi nơi, mọi chỗ của vật)
+ Trong thí nghiệm này không khí có vai trò gì trong việc làm cho tấm ni lông rung động? (...không khí là chất truyền âm thanh từ trống sang tấm ni lông, làm cho tấm ni lông rung động)
- Gv nhận xét kết luận 
- Gọi hs đọc mục cần biết
+ Nhờ đâu mà ta nghe được âm thanh?
+ Trong thí nghiệm trên âm thanh lan truyền qua môi trường gì?
- Hướng dẫn hs làm thí nghiệm :
+ Lấy chậu nước dùng 1 ca nước để vào giữa chậu
- Gv nhận xét kết luận
3.2 Âm thanh truyền qua chất rắn và chất lỏng :
- Yêu cầu hs làm thí nghiệm như hình 2 sgk và giải thích : Tại sao khi áp tai vào chậu vẫn nghe tiếng chuông kêu? (...do tiếng chuông lan truyền qua túi ni lông, qua nước, qua thành chậu và truyền tới tai ta)
- Gv nhận xét kết luận về âm thanh truyền qua chất lỏng, chất rắn.
- Yêu cầu hs nêu ví dụ trong thực tế
3.3 Âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi truyền ra xa :
+ Theo em khi lan truyền ra xa âm thanh yếu đi hay mạnh lên?
- Yêu cầu hs làm thí nghiệm : cầm trống đánh vừa đi ra xa vừa đến lại gần sau đó nêu kết quả
- Gv nhận xét kết luận : Khi truyền ra xa thì âm thanh yếu đi vì rung động truyền ra xa bị yếu đi.
- Yêu cầu hs nêu một số ví dụ 
- Gv nhận xét kết luận
3.4 Trò chơi “ Nói chuyện qua điện thoại” :
- Hướng dẫn hs chơi theo dụng cụ đã chuẩn bị
- Gv phổ biến cách chơi
- Tổ chức cho hs chơi
- Gv nhận xét tuyên dương 
4. Củng cố – Dặn dò:
+ Khi nói chuyện qua điện thoại, âm thanh truyền qua những môi trường nào?
- Gv nhận xét tiết học – Giáo dục hs
- Dặn hs về học bài và chuẩn bị bài sau.
- Hát
-3 hs thực hiện
- Hs trả lời
- Hs lắng nghe
- Hs lắng nghe
- Hs nêu tựa bài
- Hs trả lời
- Hs đọc thí nghiệm
- Hs trình bày
- Thực hiện yêu cầu
- Hs trình bày
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs lắng nghe
- 2 hs đọc
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs theo dõi
- Hs quan sát và nêu
- Hs lắng nghe
- Thực hiện yêu cầu
- Hs nhắc lại
- Hs nêu ví dụ
- Hs trả lời
- Thực hiện yêu cầu
- 3 hs nêu
- Hs nêu ví dụ
- Hs lắng nghe
- Hs chơi trò chơi
- Hs bình chọn
- Hs trả lời
- Hs lắng nghe
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ hai ngày 19 tháng 01 năm 2015
Môn : Khoa học
Tuần 22 tiết 43
 ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG
I Mục tiêu :
- Nêu được ví dụ về ích lợi của âm thanh trong cuộc sống : âm thanh dùng để giao tiếp trong sinh hoạt, học tập, lao động, giải trí ; dùng để báo hiệu ( còi tàu, xe, trống trường,)
II. Đồ dùng :
- Hs chuẩn bị theo nhóm : 5 vỏ chai nước ngọt, 5 ly thuỷ tinh giống nhau.
- Tranh ảnh về các loại âm thanh khác nhau trong cuộc sống.
- Hình minh hoạ 1, 2, 3, 4, 5 sgk.
III. Hoạt động dạy – học :
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1.Ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ :
+ Mô tả thí nghiệm chứng tỏ sự lan truyền âm thanh trong không khí?
+ Âm thanh có thể lan truyền qua những môi trường nào? Nêu ví dụ?
- Tổ chức cho hs chơi trò chơi. chia làm 2 nhóm : Tìm từ diễn tả âm thanh. Ví dụ :
+ Tiếng gà gáy : ò, ó , o ...
+ Đồng hồ : tích tắc, tích tắc.
- Gv nhận xét ghi điểm
3. Bài mới : 
+ Cuộc sống của chúng ta sẽ như thế nào nếu như không có âm thanh? (...buồn, chán, tẻ nhạt ...)
- Gv giới thiệu bài : Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về vai trò của âm thanh đối với cuộc sống.
- Gv ghi tựa bài lên bảng
3.1 Vai trò của âm thanh trong cuộc sống :
- Yêu cầu hs quan sát hình minh hoạ thảo luận cặp đôi ghi lại vai trò của âm thanh.
- Gọi hs trình bày kết quả - Nhóm khác nhận xét 
- Gv nhận xét kết luận : Âm thanh rất quan trọng và cần thiết đối với cuộc sống của chúng ta.
3.2 Em thích và không thích những âm thanh nào? :
- Yêu cầu hs ghi vào giấy 2 cột thích và không thích những âm thanh trong cuộc sống
- Gọi hs trình bày kết quả
- Gv nhận xét kết luận khen ngợi những hs biết đánh giá âm thanh.
3.3 Ích lợi của việc ghi lại được âm thanh :
+ Em thích nghe bài hát nào? Lúc muốn nghe bài hát đó em làm thế nào?
+ Việc ghi lại âm thanh có lợi ích gì?
+ Hiện nay có những cách ghi đĩa nào? (...băng hoặc đĩa trắng để ghi âm thanh)
- Gv nhận xét kết luận
- Gọi hs đọc mục cần biết
3.4 Trò chơi “ Người nhạc công tài hoa” :
- Hướng dẫn hs đổ nước vào chai hoặc ly làm nhạc cụ, đổ từ vơi đến đầy. Dùng bút chì gõ vào chai, các nhóm làm theo để phát ra nhiều âm thanh khác nhau.
- Tổ chức cho các nhóm biểu diễn
- Gv nhận xét tuyên dương 
4. Củng cố – Dặn dò:
- Gọi hs đọc mục cần biết
- Gv nhận xét tiết học – Giáo dục hs
- Dặn hs về học bài và chuẩn bị bài sau.
- Hát
- 2hs thực hiện
- Hs chơi trò chơi 
- Hs lắng nghe
- Hs trả lời
- Hs lắng nghe
- Hs nêu tựa bài
- Thực hiện yêu cầu
- Hs trình bày
- Hs lắng nghe
- Thực hiện yêu cầu
- Hs trình bày 
- Hs lắng nghe
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs lắng nghe
- 2 hs đọc
- Hs theo dõi
- Hs thực hiện
- Hs lắng nghe
- 2 hs đọc
- Hs lắng nghe
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 21 tháng 01 năm 2015
Môn : Khoa học
Tuần 22 tiết 44
ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG (tt)
I Mục tiêu :
- Nêu được ví dụ về :
+ Tác hại của tiếng ồn : tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ ( đau đầu, mất ngủ); gây mất tập trung trong công việc, học tập ;
+ Một số biện pháp chống tiếng ồn.
- Thực hiện các quy định không gây ồn nơi công cộng.
- Biết cách phòng chống tiếng ồn trong cuộc sống : Bịt tai khi nghe âm thanh quá to, đóng cửa để ngăn cách tiếng ồn,.
II. Đồ dùng :
- Tranh ảnh về các loại tiếng ồn.
- Hình minh hoạ trang 88, 89 sgk.
- Các tình huống ghi sẵn vào giấy.
III. Hoạt động dạy – học :
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1.Ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ :
+ Âm thanh cần thiết cho cuộc sống như thế nào?
+ Việc ghi lại âm thanh có lợi ích gì?
- Gv ghi lên bảng các loại âm thanh
- Yêu cầu hs phân loại âm thanh thích và không thích
- Gv nhận xét
+ Vì sao em không thích những âm thanh đó?
- Gv nhận xét tuyên dương
3. Bài mới : 
- Gv giới thiệu bài : Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cách phòng chống tiếng ồn.
- Gv ghi tựa bài lên bảng
3.1 Các loại tiếng ồn và nguồn gây tiếng ồn :
- Tổ chức cho hs hoạt động theo nhóm 4 hs
- Yêu cầu hs quan sát hình minh hoạ thảo luận cặp

Tài liệu đính kèm:

  • docxKHOA HOC.docx