Giáo án Khoa học Lớp 4 (PPBTNB) - Bài 20: Nước có những tính chất gì?

I. MỤC TIÊU:

- Nêu được một số tính chất của nước: nước là chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; nước chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hoà tan một số chất.

- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước.

- Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống: làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để mặc không bị ướt,.

* GV có thể lựa chọn một số thí nghiệm đơn giản, dễ làm, phù hợp với điều kiện thực tế của lớp học để yêu cầu HS làm thí nghiệm.

II. CHUẨN BỊ:

- SGK trang 42, 43.

- HS và GV cùng chuẩn bị: HS phân công theo nhóm để đảm bảo có đủ.

+ 2 cốc thuỷ tinh giống nhau.

+ Nước lọc, sữa.

+ Chai, cốc, hộp, lọ thuỷ tinh có các hình dạng khác nhau.

+ Một tấm kính, khay đựng nước.

+ Một miếng vải nhỏ (bông, giấy thấm, bọt biển, ).

+ Một ít đường, muối, cát.

+ Thìa 3 cái.

- Bảng kẻ sẵn các cột để ghi kết quả thí nghiệm.

 

doc 5 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 1446Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 4 (PPBTNB) - Bài 20: Nước có những tính chất gì?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT
Môn: Khoa học ( tiết 20)
Bài: Nước có những tính chất gì ?
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được một số tính chất của nước: nước là chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; nước chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hoà tan một số chất.
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước.
- Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống: làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để mặc không bị ướt,...
* GV có thể lựa chọn một số thí nghiệm đơn giản, dễ làm, phù hợp với điều kiện thực tế của lớp học để yêu cầu HS làm thí nghiệm.
II. CHUẨN BỊ: 
- SGK trang 42, 43.
- HS và GV cùng chuẩn bị: HS phân công theo nhóm để đảm bảo có đủ.
+ 2 cốc thuỷ tinh giống nhau.
+ Nước lọc, sữa.
+ Chai, cốc, hộp, lọ thuỷ tinh có các hình dạng khác nhau.
+ Một tấm kính, khay đựng nước.
+ Một miếng vải nhỏ (bông, giấy thấm, bọt biển, ).
+ Một ít đường, muối, cát.
+ Thìa 3 cái.
- Bảng kẻ sẵn các cột để ghi kết quả thí nghiệm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động học của học sinh
1/ Hát 
2/ Kiểm tra bài cũ:
Ôn tập Con người và sức khỏe.
- Trò chơi “Thông điệp vàng”.
- GV yêu cầu hs hát và truyền thư cho nhau. Kết thúc bài hát, bạn nào giữ lá thư sẽ đọc lớn yêu cầu trong thư.
- Nội dung: “Em hãy nêu một việc làm cụ thể để bảo vệ sức khỏe của bản thân”
- Gv nhận xét, tuyên dương.
3/Giới thiệu bài mới:
1.Tình huống xuất phát và nêu vấn đề:
- Con người cần gì để sống?
- Nước chiếm bao nhiêu phần trăm khối lượng cơ thể chúng ta? và nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống con người trên trái đất. Hằng ngày các em sử dụng nước trong hầu hết mọi sinh hoạt, vậy chúng ta đã hiểu hết về nguồn tài nguyên quý giá này hay chưa? Bài học đầu tiên trong chương “Vật chất và Năng lượng” cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu “ Nước có những tính chất gì?”
2. Biểu tượng ban đầu của HS:
- GV yêu cầu học sinh ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào phiếu ghi chép khoa học về tính chất của nước, sau đó thảo luận nhóm để ghi lại trên bảng nhóm.
- Tổ chức trình bày ý kiến các nhóm.
3. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi.
- Từ việc suy đoán của học sinh do các cá nhân ( các nhóm) đề xuất . Gv giúp các em đề xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức cần tìm hiểu về tính chất của nước.
-GV tổng hợp các câu hỏi của các nhóm
( chỉnh sửa và nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung tìm hiểu về tính chất của nước).
-GV: Chúng ta có rất nhiều thắc mắc về nước. Vậy để giải đáp những thắc mắc này, các em sẽ làm gì?
- Trong phạm vi lớp học chúng ta, hai phương án quan sát và làm thí nghiệm là tối ưu nhất.
4. Thực hiện dự đoán, đề xuất các phương án thí nghiệm và rút ra kết luận.
Hoạt động 1: Nước có màu gì, mùi gì, vị gì và hình dạng như thế nào?
a) GV yêu cầu HS hãy “Phân biệt hai cốc 1 và 2, cốc nào là nước cốc nào là sữa?”
Trao đổi và trả lời các câu hỏi:
1. Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa?
2. Làm thế nào để bạn biết điều đó?
3. Em có nhận xét gì về mùi, màu, vị của nước?
- GV cho hs hoạt động nhóm, ghi chép vào phiếu những dự đoán và đề xuất phương án thí nghiệm.
- Gv yêu cầu các nhóm trình bày đự đoán và cách thức nhận biết.
-Gv nhận xét và kết luận: Nước là chất lỏng trong suốt , không màu, không mùi, không vị.
b) Quan sát hình dạng của nước trong các vật chứa.
- Gv yêu cầu Hs quan sát những vật chứa nước mà nhóm đã chuẩn bị và cho biết “Nước có hình dạng gì?”
- Gv nhận xét và kết luận tính chất của nước qua hoạt động tìm hiểu 1: Nước là chất lỏng trong suốt , không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.
Hoạt động 2: Nước chảy như thế nào?
- Cho hs quan sát thí nghiệm và yêu cầu dự đoán nước sẽ chảy như thế nào?
-Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm và ghi nhận kết quả.
- Gv nhận xét và kết luận tính chất của nước qua hoạt động tìm hiểu 2: Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía.
Hoạt động 3: Nước thấm qua một số vật?
- Gv hỏi: Khi vô ý làm đổ nước ra bàn, em sẽ làm gì?
- Vì sao em lại làm như thế?
- Gv đưa ra yêu cầu hs thảo luận nhóm: Vậy có phải vật nào cũng có thể dùng để thấm nước hay không? Với những đồ dùng đã chuẩn bị (mút, khăn lông , khay nước bằng nhựa) các em hãy:
+ Dự đoán vật nào sẽ thấm nước, vật nào không thấm nước?
+ Làm sao để nhận biết được?
- Mời các nhóm trình bày.
- Gv nhận xét và tổ chức làm thí nghiệm.
- Gv nhận xét và kết luận: Nước thấm qua một số vật, không thấm qua một số vật.
- Liên hệ thực tế: Kể tên 1 số đồ vật không thấm nước?
Hoạt động 4:Nước hòa tan được một số chất?
- Khi pha nước chanh, bạn Lan vắt chanh, đổ nước lọc vào rồi bỏ đá. Theo em, phản ứng của bạn Lan sau khi uống ly nước chanh này như thế nào?
- Vì sao?
- Ta thấy nếu bỏ đường vào nước sẽ ngọt, không bỏ vào thì chua? Tại sao vậy?
- Để kiểm chứng điều này, chúng ta hãy làm thí nghiệm chứng minh nhé!
- Yêu cầu hs quan sát các đồ dùng thí nghiệm với đường, muối, cát xem chất nào hòa tan trong nước.
- Sau khi làm thí nghiệm em có nhận xét gì?
- Qua thí nghiệm trên, em có nhận xét gì về tính chất của nước?
5.Kết luận và hợp thức hóa kiến thức
- GV hướng dẫn HS so sánh các kết luận với các suy nghĩ ban đầu để rút ra kết luận chung về những tính chất của nước.
* Liên hệ thực tế: Gv cho học sinh xem hình ảnh về việc vận dụng tính chất của nước phục vụ cho sinh hoạt của con người.
* Giáo dục bảo vệ môi trường nước, tiết kiệm nước.
4/Củng cố:
Trò chơi “Bông hoa kỳ diệu”
Mỗi bông hoa mang một câu hỏi, hs chọn hoa và trả lời bằng bông hoa trắc nghiệm.
1 -Dòng nào sau đây không phải là tính chất của nước:
a) Nước là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
b) Nước có hình dạng nhất định.
c) Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra mọi phía.
d) Nước thấm qua một số vật, hòa tan được một số chất.
2 -Trong các vật sau, nước có thể thấm qua vật nào?
a) Chai nhựa.
b) Áo mưa.
c) Vải bông.
5/Dặndò:
- Xem lại bài đã học.
- Chuẩn bị bài “Ba thể của nước”
- Hs lắng nghe yêu cầu và hát chuyền thư.
- Hs đọc lớn nội dung thư và lần lượt trả lời.
- Nước, không khí, ánh sáng, thức ăn....
- Khoảng 70% khối lượng cơ thể mỗi người.
- Hs lắng nghe.
 HSCHT nêu trước HSHTT nêu sau
- Hs làm việc, ghi chép ý kiến:
+ Nước có mùi , nước nhìn thấy được
+ Nước không có mùi, không có vị.
+ Nước là nước lọc, nước chanh, nước ngọt ,
+ Nước không có hình dạng nhất định.
+ Nước chảy tràn ra mọi phía.
+ Nước có rất nhiều mùi khác nhau.
+ Nước thấm qua giấy, làm ướt quần áo, khăn lông.
- Đại diện các nhóm trình bày.
VD: Các câu hỏi liên quan đến tính chất của nước do học sinh nêu:
+ Nước có mùi gì ?
+ Nước có vị gì ?
+ Nước có màu gì? HSCHT
+ Nước có hình dạng nào ?
+ Nước chảy như thế nào?
+ Nước có thấm qua tất cả mọi vật không?
+Nước có hòa tan tất cả mọi chất không?
- Hs: đọc sách giáo khoa, tìm hiểu trên mạng, đọc sách khoa học, quan sát và làm thí nghiệm.
- Hs thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày. HSHTT
- Tiến hành thí nghiệm và ghi nhận kết quả vào phiếu.
- Trình bày kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận.
- Nhìn vào 2 cốc: cốc nước thì trong suốt, không màu nhìn thấy rõ được cái thìa để trong cốc; cốc sữa có màu trắng đục nên không nhìn rõ chiếc thìa để trong cốc.
- Nếm lần lượt từng cốc: cốc nước không có vị, cốc sữa có vị ngọt
- Ngửi lần lượt từng cốc: cốc nước không mùi, cốc sữa có mùi thơm, béo của sữa. Nước là chất lỏng trong suốt không màu, không mùi, không vị.
 Nghe 
- Hs quan sát, phát biểu ý kiến:
+ Nước có hình dạng của chiếc tô.
+ Nước có hình dạng của cái bình.
+ Nước có hình dạng của cái ly cao.
+ Nước không có hình dạng nhất định. Nước không có hình dạng nhất định. Nước có hình dạng chai, lọ, hộp, vật chứa nước.
Nghe  
- Hs quan sát và viết dự đoán vào phiếu:
+ Nước chảy thẳng xuống.
+ Nước chảy từ trên xuống dưới.
+ Nước chảy thành nhiều dòng từ trên xuống dưới.
+ Nước chảy đến khay thì lan ra mọi phía.
+ Nước chảy từ trên cao xuống, chảy tràn lan ra mọi phía.
- Các nhóm làm việc, trình bày kết quả quan sát được:
è Nước chảy từ cao xuống thấp, đến khay nước chảy lan ra khắp mọi phía.
- Hs: em sẽ lấy khăn lau, em sẽ lấy khăn giấy lau....
- Vì khăn, giấy hút nước.
- Thảo luận nhóm, dự đoán và tìm ra phương án thí nghiệm chứng minh.
+ Dự đoán: khăn và mút thấm nước, khay nước không thấm nước.
+ Cách thí nghiệm: nhúng mút và khăn lông vào khay nước, ta thấy khăn và mút ướt, nặng hơn chứng tỏ nước đã thấm vào trong. Còn khay đựng nước bằng nhựa không thấm nước nên mới đựng được nước, khiến nước không chảy ra ngoài.
- Đại diện một nhóm trình bày, các nhóm khác chú ý lắng nghe, bổ sung.
- Nhóm tiến hành làm việc, quan sát ghi nhận kết quả vào phiếu.
- Trình bày kết quả của nhóm.
 Nghe 
- Tấm kính, ly nhựa, áo mưa....
- Bạn Lan sẽ cảm thấy rất chua?
- Vì bạn quên bỏ đường?
- Tại vì đường hòa tan vào nước tạo vị ngọt.
- Hs dự đoán,nêu cách thực hiện:
- Ta cho chất đó vào trong cốc có nước, dùng thìa khuấy đều lên sẽ biết được chất đó có hòa tan trong nước hay không.
- Dự đoán: đường, muối hòa trong nước, cát không tan trong nước. Nước hòa tan được một số chất.
- Hs nêu những tính chất của nước.
 Nghe 
- Hs lựa chọn, xoay hoa chọn đáp án.
-Hs lựa chọn
b) Nước có hình dạng nhất định.
c) Vải bông.

Tài liệu đính kèm:

  • docPPBTNB_lop_4Bai_20_Nuoc_co_nhung_tinh_chat_gi.doc