Giáo án Khoa học Lớp 4 - Chương trình cả năm (Bản đẹp)

MÔN : KHOA HỌC

TIẾT 4: CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN – VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG

I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

 - Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn: Chất bột đường, chất đạm, chất béo, vi-ta-min, chất khoáng.

- Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất bột đường: gạo, bành mì, khoai, ngô, sắn .

- Nêu được vai trò của chất bột đường đối với cơ thể: cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cơ thể.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 * GV : Hình trong SGK , phiếu học tập .

 * HS : SGK .

PHIẾU HỌC TẬP

1. Hoàn thành bảng thức ăn chứa chất bột đường:

Thứ tự Tên thức ăn chứa nhiều

chất bột đường Từ loại cây nào?

1 Gạo

2 Ngô

3 Bánh quy

4 Bánh mì

5 Mì sợi

6 Chuối

7 Bún

8 Khoai lang

9 Khoai tây

2. Những thức ăn chứa nhiều chất bột đường có nguồn gốc từ đâu?

III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Ho¹t ®ng cđa thÇy Ho¹t ®ng cđa trß

 Ổn định lớp.

 Bài cũ: Trao đổi chất ở người

- Hằng ngày, cơ thể người phải lấy những gì từ môi trường & thải ra môi trường những gì ?

- Nhờ cơ quan nào mà quá trình trao đổi chất ở bên trong cơ thể được thực hiện?

- Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ngừng hoạt động?

- GV nhận xét, chấm điểm

 Bài mới:

Hoạt động 1: Phân loại thức ăn và đồ uống .

Bước 1:

- GV yêu cầu nhóm 2 HS mở SGK & cùng nhau trả lời 3 câu hỏi trong SGK trang 10 .

- Các em sẽ nói với nhau về tên thức ăn, đồ uống mà các em dùng hàng ngày.

- Tiếp theo HS quan sát các hình trang 10 & cùng với bạn mình phân loại nguồn gốc của các loại thức ăn .

- GV chia bảng thành 2 cột : Nguồn gốc thực vật và động vật .

- Yêu cầu HS lần lượt lên bảng gắn thẻ ghi tên thức ăn , đồ uống vào cột phân loại .

- Sau đó yêu cầu HS dựa vào mục Bạn cần biết để trả lời câu hỏi .

- Người ta còn có thể phân loại thức ăn theo cách nào khác ?

Bước 2:

- Làm việc cả lớp .

Kết luận của GV

Người ta có thể phân loại thức ăn theo các cách sau:

- Phân loại theo nguồn gốc, đó là thức

ăn thực vật hay thức ăn động vật.

- Phân loại theo lượng các chất dinh

dưỡng được chứa nhiều hay ít trong thức ăn đó. Theo cách này có thể chia thức ăn thành 4 nhóm:

+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường.

+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm

+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo

+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất khoáng & vi-ta-min

(Ngoài ra trong nhiều loại thức ăn còn chứa nhiều chất xơ & nước)

Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của chất bột đường

Bước 1: Làm việc với SGK theo cặp .

Bước 2: Làm việc cả lớp .

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Nói tên thức ăn giàu chất bột đường có trong các hình ở trang 11 SGK .

+ Kể tên các thức ăn chứa nhiều chất bột đường mà các em ăn hằng ngày?

+Kể tên những thức ăn chứa chất bột đường mà em thích ăn?

+ Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường?

- Sau mỗi câu hỏi, GV nêu nhận xét & bổ sung nếu câu trả lời của HS chưa hoàn chỉnh.

Kết luận của GV:

- Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Chất bột đường có nhiều ở gạo, ngô, bột mì, một số loại củ như khoai, sắn, củ đậu. Đường ăn cũng thuộc loại này.

Hoạt động 3: Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất bột đường

Bước 1:

- GV phát phiếu học tập .

Bước 2:

- Chữa bài tập cả lớp .

Kết luận của GV:

- Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường có nguồn gốc từ thực vật .

 Củng cố – Dặn dò:

- Em hãy kể tên các thức ăn chứa nhiều chất bột đường ?

- Những thức ăn chứa chất bột đường có tác dụng gì đối với cơ thể ?

GD BVMT:

-Mối quan hệ giữa con người với mơi trường : Con người cần đến khơng khí, thức ăn, nước uống từ mơi trường.

- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.

- Chuẩn bị bài: Vai trò của chất đạm & chất béo.

- HS trả lời

- Hàng ngày , cơ thể người phải lấy từ môi trường thức ăn , nước uống , khí ô-xi và thải ra ngoài môi trường những chất thừa , cặn bã.

- Nhờ các cơ quan : tiêu hoá , hô hấp bài tiết mà quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể được thực hiện .

- Nếu một trong các cơ quan đó ngưng hoạt động thì con người sẽ chết.

-Hoạt động nhóm đôi.

- Tên thức ăn và đồ uống em dùng hàng ngày : Rau , thịt , tôm , cá , đậu đũa .Nước cam , nước chanh

- HS lần lượt lên bảng gắn thẻ .

Nguồn gốc

Thực vật

 Động vật

Đậu cô-ve

Nước cam

Sữa bò tươi

Rau cải

Chuối

Bí đao

Lạc

Gạo Trứng

Tôm

Thịt heo

Thịt bò

Cua

Ốc

- Người ta có thể phân loại thức ăn theo lượng các chất dinh dưỡng được chứa nhiều hay ít trong thức ăn đó .

- Đại diện một số cặp lên trình bày kết quả mà các em đã cùng nhau làm việc.

- 2 – 3 HS nêu lại

- Hoạt động nhóm , lớp

- HS làm việc theo cặp: HS nói với nhau tên các thức ăn có chứa nhiều chất bột đường có trong hình ở trang 11 SGK & cùng nhau tìm hiểu về vai trò của chất bột đường ở mục “Bạn cần biết”.

+ Các thức ăn giàu chất bột đường có trong hình : bánh mì , mì sợi , bắp , bánh quy , khoai tây

+ Cơm , bánh mì , phở , chuối

+ Táo , khoai tây, bánh bông lang

 + Những thức ăn chứa nhiều chất bột đường cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể .

- HS nêu lại .

- Hoạt động cá nhân

- HS làm việc với phiếu học tập .

 Một số HS trình bày kết quả làm việc với phiếu học tập trước lớp.

- HS khác bổ sung hoặc chữa bài nếu bạn làm sai .

- 3 HS nêu lại .

- Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường : Cơm , phở , chuối , bánh mì

- Những thức ăn chứa nhiều chất bột đường cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể .

 

 

doc 135 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 747Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 4 - Chương trình cả năm (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
HS trả lời
HS nhận xét
Đại diện nhóm báo cáo
HS đọc
Trước hết cả 2 nhóm cùng quan sát 2 chai nước đem theo và đoán xem chai nào chứa nước sông, chai nào chứa nước giếng
Khi cả nhóm đã thống nhất (ví dụ chai nước nào trong hơn là chai nước giếng, chai nước nào đục hơn là chai nước sông), nhóm trưởng đề nghị một bạn viết nhãn và dán vào 2 chai đang chứa 2 loại nước và vào 2 chai chưa có nước
Cả nhóm cùng thảo luận để đưa ra cách giải thích. Ví dụ: nước giếng trong hơn vì chứa ít chất không tan, nước sông đục hơn vì chứa nhiều chất không tan
2 đại diện của nhóm sẽ dùng 2 phễu để lọc nước vào 2 chai đã chuẩn bị nêu trên
Cả nhóm cùng quan sát 2 miếng bông vừa lọc (nhận ra miếng bông dùng để lọc nước giếng sạch hơn miếng bông dùng để lọc nước sông. Nói cách khác, trên miếng bông có nhiều đất, cát đọng lại)
Cả nhóm rút ra kết luận nước sông đục hơn nước giếng vì nó chứa nhiều chất không tan hơn. Như vậy giả thiết cả nhóm đưa ra trước khi lọc nước là đúng
Rong, rêu và các thực vật sống ở dưới nước khác
Đại diện nhóm trả lời
HS nhận xét
Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo hướng dẫn của GV. Kết quả thảo luận nhóm được thư kí ghi lại
Đại diện các nhóm treo kết quả thảo luận củaa nhóm mình lên bảng*
Tuần 13
KHOA HỌC 
BÀI 26: NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM .
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Nêu được một số nguyên nhân làm ơ nhiễm nguồn nước.
+ Xả rác, phân, nước thải bừa bãi 
+ Sử dụng phân bĩn hĩa học, thuốc trừ sâu.
+ Khĩi bụi và khí thải từ nhà máy, xe cộ 
+ Vỡ đường ống dẫn dầu.
- Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ơ nhiễm đối với sức khỏe con người: lan truyền bệnh, 80% các bệnh là do nguồn nước bị ơ nhiễm.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 54, 55 SGK
Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương và tác hại do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra
III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Ho¹t ®éng cđa thÇy
Ho¹t ®éng cđa trß
Ổn định lớp.
Bài cũ: Nước bị ô nhiễm
+ Thế nào là nước sạch?
+ Thế nào là nước bị ô nhiễm?
GV nhận xét, chấm điểm 
Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- GV yêu cầu HS quan sát các hình, từ hình 1 đến hình 8 trang 54, 55 SGK, tập đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình. Ví dụ:
Hình nào cho biết nước sông, hồ, kênh, rạch bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? (hình 1,4)
Hình nào cho biết nước máy bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? (hình 2)
Hình nào cho biết nước biển bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? (hình 3)
Hình nào cho biết nước mưa bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? (hình 7,8)
Hình nào cho biết nước ngầm bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? (hình 5, 6, 8)
Lưu ý: GV chỉ nêu 1, 2 ví dụ mẫu sau đó yêu cầu các em liên hệ đến nguyên nhân làm ô nhiễm nước ở địa phương (dựa vào các thông tin sưu tầm được nếu có)
Bước 2: Làm việc theo cặp
GV đi tới các nhóm và giúp đỡ 
Bước 3: Làm việc cả lớp
GV gọi một số HS trình bày kết quả làm việc của các nhóm
Kết luận của GV:
GV có thể sử dụng mục Bạn cần biết trang 55 SGK để đưa ra kết luận cho hoạt động này
GV có thể đọc cho HS nghe một vài thông tin về nguyên nhân gây ô nhiễm nước đã sưu tầm được
Hoạt động 2: Thảo luận về tác hại của sự ô nhiễm nước
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS thảo luận: điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm?
Kết luận của GV:
GV có thể sử dụng mục Bạn có biết trang 55 để đưa ra kết luận cho hoạt động này
Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Một số cách làm sạch nước.
HS trả lời
HS nhận xét
HS quan sát và trả lời
HS quay lại chỉ vào từng hình trang 54, 55 SGK để hỏi và trả lời nhau như GV đã gợi ý. Các em có thể có cách đặt khác
Tiếp theo, các em liên hệ đến nguyên nhân làm ô nhiễm nước ở địa phương
HS trình bày kết quả làm việc. Mỗi nhóm chỉ nói về một nội dung
HS có thể quan sát các hình và mục Bạn cần biết trang 55 SGK và những thông tin sưu tầm được trên sách báo để trả lời cho câu hỏi này
	Tổ trưởng kiĨm tra 	 Ban Gi¸m hiƯu
	 (DuyƯt)
Tuần 14
KHOA HỌC 
BÀI 27: MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC .
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Nêu được một cách làm sạch nước: lọc, khử trùng, đun sơi 
- Biết đun sơi nước trước khi uống.
- Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc cịn tồn lại trong nước.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 56, 57 SGK
Phiếu học tập (đủ dùng theo nhóm)
Mô hình dụng cụ lọc nước đơn giản
III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Ho¹t ®éng cđa thÇy
Ho¹t ®éng cđa trß
Khởi động
Bài cũ: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
Vì sao nguồn nước bị nhiễm bẩn?
GV nhận xét, chấm điểm 
Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số cách làm sạch nước
Mục tiêu: HS kể được một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách
Cách tiến hành:
GV nêu câu hỏi với cả lớp: kể ra một số cách làm sạch nước mà gia đình hoặc địa phương bạn đã sử dụng
Sau khi HS phát biểu, GV giảng: thông thường có 3 cách làm sạch nước
Lọc nước
Bằng giấy lọc, bông lout ở phễu
Bằng sỏi, cát, than, củiđối với bể lọc
Tác dụng: tách các chất không bị hoà tan ra khỏi nước
b) Khử trùng nước
Để diệt vi khuẩn, người ta có thể pha vào nước những chất khử trùng như nước gia- ven. Tuy nhiên, chất này thường làm nước có mùi hắc
Đun sôi
Đun nước cho tới khi sôi, để thêm chừng 10 phút, phần lớn vi khuần chết hết. Nước bốc hơi mạnh, mùi nước khử trùng cũng hết
GV nêu câu hỏi với cả lớp: kể tên các cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách
Hoạt động 2: Thực hành lọc nước
GV chia nhóm và hướng dẫn làm thực hành , thảo luận theo các bước trong SGK trang 56
Kết luận của GV: Nguyên tắc chung của lọc nước đơn giản là:
Than củi có tác dụng hấp thụ những mùi lạ và màu trong nước
Cát, sỏi có tác dụng lọc những chất không hoà tan
Kết quả là nước đục trở thành nước trong, nhưng phương pháp này không làm chết được các vi khuẩn gây bệnh có trong nước. Vì vậy sau khi lọc, nước chưa dùng để uống ngay được
Hoạt động 3: Tìm hiểu quy trình sản xuất nước sạch
Bước 1: Làm việc theo nhóm
GV yêu cầu các nhóm đọc các thông tin trong SGK trang 57 và trả lời vào phiếu học tập
GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và phát phiếu học tập cho các nhóm.
Bước 2:
GV gọi một số HS lên trình bày
GV chữa bài
GV yêu cầu HS đánh số thứ tự vào cột các giai đoạn của dây chuyền sản xuất nước sạch và nhắc lại dây chuyền này theo đúng thứ tự.
Kết luận của GV: quy trình sản xuất nước sạch của nhà máy nước
Lấy nước từ nguồn nước bằng máy bơm
Loại chất sắt và những chất không hoà tan trong nước bằng dàn khử sắt và bể lắng
Tiếp tục loại các chất không tan trong nước bằng bể lọc
Khử trùng bằng nước gia-ven
Nước đã được khử sắt, sát trùng và loại trừ các chất bẩn khác được chứa trong bể
Phân phối nước cho người tiêu dùng bằng máy bơm
Hoạt động 4:
- GV nêu các câu hỏi cho HS thảo luận:
+ Nước đã được làm sạch bằng các cách trên đã uống ngay được chưa? Tại sao?
+ Muốn có nước uống được chúng ta phải làm gì? Tại sao?
Kết luận của GV: nếu được sản xuất từ nhà máy đảm bảo được 3 tiêu chuẩn: khử sắt, loại các chất không tan trong nước và khử trùng. Lọc nước bằng cách đơn giản chỉ mới loại được các chất không tan trong nước, chưa loại được các vi khuẩn, chất sắt và chất độc khác. Tuy nhiên, trong cả 2 trường hợp đều phải đun sôi nước trước khi uống để diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước
Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Bảo vệ nguồn nước
HS trả lời
HS nhận xét
HS trả lời
HS trả lời
HS thực hành theo nhóm
Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm nước đã được lọc và kết quả thảo luận
Các nhóm đọc thông tin và trả lời vào phiếu học tập
Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo yêu cầu của phiếu học tập
HS thực hiện
HS trả lời
Tuần 14
KHOA HỌC 
BÀI 28: BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC 
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước 
+ Phải vệ sinh xung quanh nguồn nước.
+ Làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước.
+ Xử lí nước thải bảo vệ hệ thống thốt nước thải 
- Thực hiện bảo vệ nguồn nước.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 58, 59 SGK
Giấy A0 đủ cho các nhóm, bút màu đủ cho mỗi HS
III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Ho¹t ®éng cđa thÇy
Ho¹t ®éng cđa trß
Ổn định lớp.
Bài cũ: Một số cách làm sạch nước
Tại sao chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống?
GV nhận xét, chấm điểm 
Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước
Bước 1: Làm việc theo cặp
GV yêu cầu HS quan sát các hình và trả lời câu hỏi trang 58 SGK
Bước 2: Làm việc cả lớp
GV gọi 1 số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp
GV yêu cầu HS liên hệ bản thân, gia đình và địa phương đã làm được gì để bảo vệ nguồn nước
Kết luận của GV:để bảo vệ nguồn nước cần
Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước sạch như giếng nước, hồ nước, đường ống dẫn nước
Không đục phá ống nước làm cho chất bẩn thấm vào nguồn nước
Xây dựng nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu hai ngăn, nhà tiêu đào cải tiến để phân không thấm xuống đất làm ô nhiễm nguồn nước
Cải tạo và bảo vệ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và công nghiệp trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung.
Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động bảo vệ nguồn nước
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm
Xây dựng bản cam kết bảo vệ nguồn nước
Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước
Phân công từng thành viên của nhómvẽ hoặc viết từng phần của bức tranh
Bước 2: Thực hành
GV đi tới các nhóm kiểm tra và giúp đỡ, đảm bảo rằng mọi HS đều tham gia
Bước 3: Trình bày và đánh giá 
GV đánh giá nhận xét, chủ yếu tuyên dương các sáng kiến tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước. Tranh vẽ đẹp hay xấu không quan trọng
Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Tiết kiệm nước
HS trả lời
HS nhận xét
Hai HS quay lại với nhau chỉ vào từng hình vẽ, nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước
Phần trả lời của HS cần nêu được:
Những việc không nên làm để bảo vệ nguồn nước:
Hình 1: đục ống nước sẽ làm cho các chất bẩn thấm vào nguồn nước
Hình 2: đổ rác xuống ao sẽ làm nước ao bị ô nhiễm, cá và các sinh vật khác bị chết 
Những việc nên làm để bảo vệ nguồn nước:
Hình 3: vứt rác có thể tái chế vào một thùng riêng vừa tiết kiệm vừa bảo vệ được môi trường đất vì những chai lọ, túi nhựa rất khó bị phân huỷ, chúng sẽ là nơi ẩn náu của mầm bệnh và các vật trung gian truyền bệnh
Hình 4: nhà tiêu tự hoại tránh làm ô nhiễm nguồn nước ngầm
Hình 5: khơi thông cống rãnh quanh giếng, để nước bẩn không ngấm xuống mạch nước ngầm và muỗi không có nơi sinh sản
Hình 6: xây dựng hệ thống thoát nước thải, sẽ tránh được ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí
Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm các việc như GV đã hướng dẫn
Các nhóm teo sản phẩm của nhóm mình. Cử đại diện phát biểu cam kết của nhóm về việc thực hiện bảo vệ nguồn nước và nêu ý tưởng của bức tranh cổ động do nhóm vẽ. Các nhóm khác có thể góp ý để nhóm đó tiếp tục thực hiện, nếu cần
	Tổ trưởng kiĨm tra 	 Ban Gi¸m hiƯu
	 (DuyƯt)
Tuần 15
KHOA HỌC 
BÀI 29: TIẾT KIỆM NƯỚC 
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Thực hiện tiết kiệm nước.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 60, 61 SGK
Giấy A0 đủ cho các nhóm, bút màu cho mỗi HS
III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Ho¹t ®éng cđa thÇy
Ho¹t ®éng cđa trß
Ổn định lớp.
Bài cũ: Bảo vệ nguồn nước
Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước
GV nhận xét, chấm điểm 
Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu phải làm sao để tiết kiệm nước và làm thế nào để tiết kiệm nước
Bước 1: Làm việc theo cặp
GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ và trả lời các câu hỏi trang 60,61 SGK
Yêu cầu các em thảo luận về lí do cần phải tiết kiệm nước
Bước 2: Làm việc cả lớp
GV gọi 1 số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp
GV yêu cầu HS liên hệ thực tế về việc sử dụng nước của cá nhân, gia đình và người dân địa phương nơi HS sinh sống với các câu hỏi gợi ý:
Gia đình, trường học và địa phương em có đủ nước dùng không?
Gia đình và nhân dân địa phương đã có ý thức tiết kiệm chưa?
Kết luận của GV:
Nước sạch không phải tự nhiên mà có. Nhà nước phải chi phí nhiều công sức, tiền của để xây dựng các nhà máy sản xuất nước sạch. Trên thực tế không phải địa phương nào cũng được dùng nước sạch. Mặt khác, các nguốn nước trong thiên nhiên có thể dùng được là có giới hạn. Vì vậy, chúng ta cần phải tiết kiệm nuớc. Tiết kiệm nước vừa tiết kiệm tiền cho bản thân vừa để có nước cho nhiều người khác, vừa góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên nước
Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm
Xây dựng bản cam kết tiết kiệm nước
Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước
Phân công từng thành viên của nhóm vẽ hoặc viết từng phần của bức tranh
Bước 2: Thực hành
GV đi tới các nhóm kiểm tra và giúp đỡ, đảm bảo mọi HS được tham gia
Bước 3: Trình bày và đánh giá 
GV đánh giá nhận xét, chủ yếu tuyên dương các sáng kiến tuyên truyền cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước. Tranh vẽ đẹp hay xấu không quan trọng
Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Làm thế nào để biết có không khí
HS trả lời
HS nhận xét
Hai HS quay lại với nhau, chỉ vào từng hình vẽ nêu những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước
HS trình bày kết quả làm việc. Phần trả lời của HS cần nêu được:
Những việc nên làm để tiết kiệm nước:
Hình 1: khoá vòi nước, không để nước chảy tràn
Hình 3: gọi thợ chữa ngay khi ống nước hỏng, nước bị rò rỉ
Hình 5: bé đánh răng, lấy nước vào cốc xong, khoá máy ngay
Những việc không nên làm để tránh lãng phí nước:
Hình 2: nước chảy tràn không khoá máy
Hình 4: bé đánh răng và để nước chảy tràn, không khoá máy
Hình 6: tưới cây, để nước chảy tràn lan
Lí do cần phải tiết kiệm nước được thể hiện qua các hình trang 61
Hình 7: vẽ cảnh người tắm dưới vòi hoa sen, vặn vòi nước rất to (thể hiện dùng nước phung phí) tương phản với cảnh ngưới ngồi đợi hứng nước mà nước không chảy
Hình 8: vẽ cảnh người tắm dưới vòi hoa sen, vặn vòi nước vừa phải, nhờ thế có nước cho người khác dùng.
HS trả lời câu hỏi
Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc như GV đã hướng dẫn
Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình. Cử đại diện phát biểu cam kết của nhóm về việc thực hiện tiết kiệm nước và nêu ý tưởng của bức tranh cổ động do nhóm vẽ. Các nhóm khác có thể góp ý để nhóm đó tiếp tục hoàn thiện
Tuần 15
KHOA HỌC 
BÀI 30: LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ 
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật đều cĩ khơng khí.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 62, 63 SGK
Đồ dùng thí nghiệm theo nhóm: túi ni lông to, dây thun, kim khâu, chậu hoặc bình thuỷ tinh, chai không, một miếng bọt biển, một viên gạch hay cục đất khô 
III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Ho¹t ®éng cđa thÇy
Ho¹t ®éng cđa trß
Ổn định lớp.
Bài cũ: Tiết kiệm nước
Vì sao ta phài tiết kiệm nước?
GV nhận xét, chấm điểm 
Bài mới:
Hoạt động 1: Thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để quan sát và làm thí nghiệm
GV yêu cầu các em đọc mục Thực hành trang 62 SGK để biết cách làm.
Bước 2:
GV đi tới các nhóm để giúp đỡ .
Bước 3: Trình bày
Gv yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả và giải thích về cách nhận biết không khí có ở xung quanh ta
Lưu ý: HS có thể làm thí nghiệm khác để chứng minh không khí có ở quanh mọi vật
Hoạt động 2: Thí nghiệm chứng minh không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm những thí nghiệm này
GV yêu cầu các em đọc mục Thực hành trang 63 SGK để biết cách làm
Bước 2: 
GV đi tới các nhóm giúp đỡ.
Bước 3: Trình bày
GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả và giải thích tại sao các bọt khí lại nổi lên trong cả 2 thí nghiệm trên
Kết luận của GV (chung cho hoạt động 1 và 2)
Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí 
Hoạt động 3: Hệ thống hoá kiến thức về sự tồn tại của không khí 
GV lần lượt nêu các câu hỏi cho HS thảo luận
Lớp không khí bao quanh Trái Đất được gọi là gì?
Tìm ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật
Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Không khí có những tính chất gì?
HS trả lời
HS nhận xét
Nhóm trưởng báo cáo
HS đọc
HS làm thí nghiệm theo nhóm
Cả nhóm cùng thảo luận và đưa ra giả thiết “xung quanh ta có không khí”
Làm thí nghiệm chứng minh
Hai bạn trong nhóm có thể đi ra sân để chạy sao cho túi ni lông căng phồng hoặc có thể sử dụng túi ni lông nhỏ và làm cho không khí vào đầy túi ni lông rồi buộc chun lại ngay tại lớp
Lấy kim đâm thủng túi ni lông đang căng phồng, quan sát hiện tượng xảy ra ở chỗ bị kim đâm và để tay lên đó xem có cảm giác gì?
Cả nhóm thảo luận để rút ra kết luận qua các thí nghiệm trên
Đại diện nhóm báo cáo kết quả
Nhóm trưởng báo cáo
HS đọc
HS làm thí nghiệm theo nhóm
Cả nhóm cùng thảo luận đặt ra câu hỏi:
Có đúng là trong chai rỗng này không chứa gì?
Trong những lỗ nhỏ li ti của miếng bọt biển không chứa gì?
Làm thí nghiệm như gợi ý trong SGK: quan sát và mô tả hiện tượng khi mở nút chai rỗng đang bị nhúng chìm trong nước và hiện tượng khi nhúng miếng bọt biển khô vào nước
Cả nhóm thảo luận để rút ra kết luận qua các thí nghiệm trên
Đại diện nhóm báo cáo kết quả
Lớp thảo luận và trả lời câu hỏi
HS nhận xét
	Tổ trưởng kiĨm tra 	 Ban Gi¸m hiƯu
	 (DuyƯt)
Tuần 16
KHOA HỌC 
BÀI 31: KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ? 
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của khơng khí: trong suốt, khơng màu, khơng mùi, khơng cĩ hình dạng nhất định; khơng khí cĩ thể bị nén lại và giãn ra.
- Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của khơng khí trong đời sống, bơm xe .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình vẽ trong SGK.
- Đồ dùng thí nghiệm theo nhóm như trong SGK.
III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Ho¹t ®éng cđa thÇy
Ho¹t ®éng cđa trß
Khởi động
Bài cũ: 
Phát biểu định nghĩa về khí quyển.
Cho ví dụ về không khí có ở quanh ta và vật.
GV nhận xét, chấm điểm 
Bài mới:
Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi, vị của không khí 
GV đặt các câu hỏi sau để HS làm thí nghiệm:
+ Em có nhìn thấy không khí hay không? Vì sao?
+ Không khí có mùi gì? Vị gì?
+ Đôi khi ta ngửi thấy mùi thơm hay hôi có phải là không khí không? 
Hoạt động 2: Chơi thổi bóng phát hiện hình dạng của không khí 
- GV chia nhóm, đề nghị nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị bong bóng.
- GV yêu cầu mỗi nhóm thi tiếp thổi cùng một số bong bóng và cùng thời điểm. Đột nào thổi xong trước và không làm bể bóng là thắng
- GV yêu cầu HS mô tả hình dạng gì?
- GV chốt ý.
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất bị né

Tài liệu đính kèm:

  • docKHOA HOC LOP 4.doc