Giáo án Khoa học Lớp 4 - Bài 20: Nước có những tính chất gì?

I. MỤC TIÊU :

 - Giúp HS có khả năng phát hiện ra một số tính chất của nước .

 - Quan sát để phát hiện màu , mùi , vị của nước . Làm thí nghiệm chứng minh nước không có hình dạng nhất định , chảy lan ra mọi phía , thấm qua một số vật và có thể hòa tan một số chất .

 - Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu khoa học .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Hình vẽ trang 42 , 43 SGK .

 - Mỗi nhóm chuẩn bị :

 + Chai và một số vật chứa nước có hình dạng khác nhau bằng thủy tinh hoặc nhựa trong , có thể nhìn rõ nước đựng ở trong .

 + Một tấm kính hoặc một mặt phẳng không thấm nước và một khay đựng nước

 + Một miếng vải , bông , giấy thấm , bọt biển , túi ni-lông .

 + Một ít đường , muối , cát và thìa .

 

doc 5 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 936Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 4 - Bài 20: Nước có những tính chất gì?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Môn : Khoa học
 Bài : NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ?
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS có khả năng phát hiện ra một số tính chất của nước .
	- Quan sát để phát hiện màu , mùi , vị của nước . Làm thí nghiệm chứng minh nước không có hình dạng nhất định , chảy lan ra mọi phía , thấm qua một số vật và có thể hòa tan một số chất .
	- Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu khoa học .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Hình vẽ trang 42 , 43 SGK .
	- Mỗi nhóm chuẩn bị :
	+ Chai và một số vật chứa nước có hình dạng khác nhau bằng thủy tinh hoặc nhựa trong , có thể nhìn rõ nước đựng ở trong .
	+ Một tấm kính hoặc một mặt phẳng không thấm nước và một khay đựng nước 
	+ Một miếng vải , bông , giấy thấm , bọt biển , túi ni-lông .
	+ Một ít đường , muối , cát  và thìa .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) On tập : Con người và sức khỏe (tt) .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Nước có những tính chất gì ?
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 1 : Phát hiện màu , mùi , vị của nước .
MT : HS sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất không màu , không mùi , không vị của nước ; phân biệt nước với các chất lỏng khác .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
ĐD DH : - Hình vẽ trang 42 , 43 SGK .
- Mỗi nhóm chuẩn bị :
+ Chai và một số vật chứa nước có hình dạng khác nhau bằng thủy tinh hoặc nhựa trong , có thể nhìn rõ nước đựng ở trong .
+ Một tấm kính hoặc một mặt phẳng không thấm nước và một khay đựng nước 
+ Một miếng vải , bông , giấy thấm , bọt biển , túi ni-lông .
+ Một ít đường , muối , cát  và thìa .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát và lần lượt trả lời câu hỏi :
+ Cốc nào đựng nước , cốc nào đựng sữa ?
+ Làm thế nào để bạn biết điều đó ?
- Đại diện các nhóm lên trình bày những gì đã phát hiện .
- Yêu cầu các nhóm đem cốc đựng nước và cốc đựng sữa đã chuẩn bị ra quan sát và làm theo yêu cầu như SGK .
- Chỉ yêu cầu HS trao đổi trong nhóm ý 1 và 2 .
- Đi tới các nhóm giúp đỡ để HS sử dụng các giác quan của mình phát hiện ra cốc nào đựng sữa , đựng nước . Cụ thể là : nhìn – nếm – ngửi .
- Ghi các ý kiến ở bảng như sau :
Các giác quan cần sử dụng để quan sát
Cốc nước
Cốc sữa
Mắt – nhìn 
Không có màu , trong suốt , nhìn rõ chiếc thìa .
Màu trắng đục , không nhìn rõ chiếc thìa .
Lưỡi – nếm 
Không có vị .
Có vị ngọt 
Mũi – ngửi 
Không có mùi .
Có mùi sữa
- Kết luận : Qua quan sát , ta có thể nhận thấy nước trong suốt , không màu , không mùi , không vị .
- Lưu ý : Trong cuộc sống cần rất thận trọng . Nếu không biết chắc một chất nào đó có độc hay không , tuyệt đối không được ngửi và nhất là không được nếm .
Hoạt động 2 : Phát hiện hình dạng của nước .
MT : HS hiểu khái niệm hình dạng nhất định ; biết dự đoán , nêu cách tiến hành và làm thí nghiệm tìm hiểu hình dạng của nước .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
ĐD DH : SGK .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Các nhóm đem chai , lọ , cốc có hình dạng khác nhau bằng thủy tinh hoặc nhựa trong đã chuẩn bị đặt lên bàn .
- Mỗi nhóm tập trung quan sát một cái chai hoặc một cái cốc , đặt chai hoặc cốc đó ở các vị trí khác nhau .
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt thực hiện các bước trên .
- Đại diện vài nhóm nói về cách tiến hành thí nghiệm của nhóm mình và nêu kết luận về hình dạng của nước .
- Hỏi : Khi ta thay đổi vị trí của chai hoặc cốc , hình dạng của chúng có thay đổi không ?
- Kết luận : Ta có thể nói chai , cốc là những vật có hình dạng nhất định .
- Nêu vấn đề : Vậy nước có hình dạng nhất định không ? Muốn trả lời câu hỏi này , các nhóm hãy :
+ Thảo luận để đưa ra dự đoán về hình dạng của nước .
+ Tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán của nhóm mình .
+ Quan sát và rút ra kết luận về hình dạng của nước .
- Đi tới các nhóm theo dõi cách làm của HS và giúp đỡ .
- Kết luận : Nước không có hình dạng nhất định .
Hoạt động 3 : Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào ?
MT : HS biết làm thí nghiệm để rút ra tính chất chảy từ cao xuống thấp , lan ra khắp mọi phía của nước ; nêu được ứng dụng thực tế của tính chất này .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
ĐD DH : SGK .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt thực hiện các bước trên .
- Đại diện vài nhóm nói về cách tiến hành thí nghiệm của nhóm mình và nêu nhận xét .
- Nêu những ứng dụng thực tế liên quan đến tính chất này của nước như : lợp mái nhà , lát sân , đặt máng nước  tất cả đều làm dốc để nước chảy nhanh .
- Kiểm tra vật liệu làm thí nghiệm của các nhóm .
- Yêu cầu các nhóm đề xuất cách làm thí nghiệm rồi thực hiện và nhận xét kết quả 
- Đi tới các nhóm theo dõi cách làm của HS và giúp đỡ .
- Ghi nhanh ở bảng báo cáo của các nhóm 
- Kết luận : Nước chảy từ cao xuống thấp , lan ra mọi phía .
Hoạt động 4 : Phát hiện tính thấm hoặc không thấm của nước đối với một số vật 
MT : HS biết làm thí nghiệm nước thấm qua và không thấm qua một số vật ; nêu ứng dụng thực tế của tính chất này 
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
ĐD DH : Dụng cụ thí nghiệm .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Tự bàn nhau cách làm thí nghiệm .
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận .
- Liên hệ thực tế để kể tên một số vật khác cho nước thấm qua hoặc không cho nước thấm qua mà các em biết , đồng thời nêu ứng dụng của tính chất này :
+ Dùng các vật liệu không cho nước thấm qua để làm đồ dùng chứa nước , lợp nhà , làm áo mưa  
+ Dùng các vật liệu cho nước thấm qua để lọc nước đục .
- Kiểm tra các đồ dùng làm thí nghiệm của các nhóm .
- Kết luận : Nước thấm qua một số vật .
Hoạt động 5 : Phát hiện nước có thể hòa tan hoặc không thể hòa tan một số chất .
MT : HS biết làm thí nghiệm để phát hiện nước có tính chất hòa tan hoặc không thể hòa tan một số chất .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
ĐD DH : SGK .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Làm thí nghiệm theo nhóm : Cho một ít đường , muối , cát vào 3 cốc nước khác nhau , khuấy đều lên . Nhận xét , rút ra kết luận .
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận .
- Kiểm tra đồ dùng để làm thí nghiệm của các nhóm .
- Kết luận : Nước có thể hòa tan một số chất .
 4. Củng cố : (3’)
- Cho HS đọc mục Bạn cần biết SGK để nhắc lại một số tính chất của nước .
- Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu khoa học .
 5. Dặn dò : (1’)	- Nhận xét tiết học .
	- Xem trước bài Ba thể của nước .

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_20_Nuoc_co_nhung_tinh_chat_gi.doc