Giáo án Khoa học Lớp 4 - Bài 15: Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh?

I.MỤC TIÊU:

+ Nêu được một số biểu hiện khi cơ thể bị bệnh: hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, nôn, sốt, .

+ Biết nói với cha mẹ người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu, không bình thường.

- Phân biệt được lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị bệnh.

+ Có ý thức theo dõi sức khoẻ bản thân và nói ngay với cha, mẹ hoặc người thân khi mình có những dấu hiệu của người bị bệnh.

KNS:-Tự nhận thức bản thân để nhận biết một số dấu hiệu không bình thường của cơ thể

-Tìm kiếm sự giúp đỡ khi có những dấu hiệu khi bị bệnh

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: sgk, giáo án.

 - Các hình minh hoạ trang 32, 33 sách giáo khoa.

 - Bảng lớp chép sẵn các câu hỏi. Phiếu ghi các tình huống.

HS: sgk, vbt.

HTTC: Nhóm, cá nhân, lớp, .

 

doc 3 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 1755Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 4 - Bài 15: Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa học
BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH 
I.MỤC TIÊU:
+ Nêu được một số biểu hiện khi cơ thể bị bệnh: hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, nôn, sốt,..
+ Biết nói với cha mẹ người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu, không bình thường.
- Phân biệt được lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị bệnh.
+ Có ý thức theo dõi sức khoẻ bản thân và nói ngay với cha, mẹ hoặc người thân khi mình có những dấu hiệu của người bị bệnh.
KNS:-Tự nhận thức bản thân để nhận biết một số dấu hiệu không bình thường của cơ thể
-Tìm kiếm sự giúp đỡ khi có những dấu hiệu khi bị bệnh
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: sgk, giáo án.
 - Các hình minh hoạ trang 32, 33 sách giáo khoa.
 - Bảng lớp chép sẵn các câu hỏi. Phiếu ghi các tình huống.
HS: sgk, vbt.
HTTC: Nhóm, cá nhân, lớp,..
III.PHƯƠNG PHÁP:
- Quan sát. giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Ổn định tổ chức: (1')
- Cho lớp hát, nhắc nhở HS
B. Kiểm tra bài cũ: (4')
? Kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hoá và các nguyên nhân gây ra bệnh đó ?
? Nêu cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá ?
- Nhận xét và tuyên dương.
C. Dạy - học bài mới: 
1. Giới thiệu bài : (1’)
Hình 1 vẽ các bạn đang làm gì ? 
Hình 2 vẽ 1 bạn đang bị làm sao? 
Vậy khi bị ốm thường có thì có dấu hiệu nào để nhận biết chúng và khi bị bệnh chúng ta cần làm gì ? Chúng ta cùng học bài hôm nay để biết điều đó.
2 Nội dung: (28’)
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.(10’)
*Mục tiêu: Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh.
KNS:-Tự nhận thức bản thân để nhận biết một số dấu hiệu không bình thường của cơ thể
*Cách tiến hành.
- Hoạt động nhóm theo định hướng:
+ Yêu cầu quan sát các hình minh hoạ trang 32 sách giáo khoa. Thảo luận và trình bày theo nội dung sau:
* Sắp xếp các hình có liên quan với nhau thành 3 câu chuyện. Mỗi câu chuyện gồm 3 tranh thể hiện bạn Hùng lúc khoẻ, lúc bị bệnh và lúc được chữa bệnh.
* Kể lại câu chuyện đó cho mọi người nghe với nội dung mô tả những dấu hiệu ho em biết khi Hùng khoẻ và khi Hùng bị bệnh.
- Nhận xét, tổng hợp ý kiến của học sinh, tuyên dương.
* Ghi bảng: Người mệt mỏi, không muốn ăn,
* Hoạt động 2: Hoạt động cả lớp. (10’)
*Mục tiêu: HS biết nói với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu, không bình thường.
KNS:-Tìm kiếm sự giúp đỡ khi có những dấu hiệu khi bị bệnh
*Cách tiến hành.
- Lớp hoạt động theo định hướng 
Nêu cảm giác của em lúc khỏe! 
Nêu cảm giác của em lúc bị bệnh. 
? Em đã từng bị mắc bệnh gì ?
? Khi bị bệnh đó em cảm thấy trong người như thế nào ? 
? Khi thấy cơ thể có dấu hiệu bị bệnh em phải là gì ? Tại sao phải làm như vậy ?
- Gọi học sinh trình bày.
* Kết luận: Khi khoẻ thì ta cảm thấy thoải mái, dễ chịu có thể làm mọi việc mình thích như : Giải trí, học tập, vui chơi, múa hát.
 Khi có các dấu hiệu bị bệnh các em phải báo ngay cho bố mẹ hoặc người lớn biết. Nếu được phát hiện sớm thì sẽ dễ chữa và mau khỏi.
* Hoạt động 3: (8’)
- Các nhóm đóng vai các nhân vật trong tình huống.
- Người con phải nói với người lớn những hiểu biết của bệnh. Các tình huống đưa ra là:
- Nhóm 1: Ở trường Lan bị đau bụng và đi ngoài nhiều lần.
- Nhóm 2: Đi học về Hùng thấy hắt hơi, sổ mũi và cổ họng hơi đau Hùng định nói với mẹ nhưng mẹ đong nấu cơm. theo em Bắc sẽ nói gì với mẹ ?
4. Hoạt động kết thúc: (2’)
? Khi bị bệnh bạn cảm thấy trong người như thế nào ? 
? Khi thấy cơ thể có dấu hiệu bị bệnh bạn phải là gì ?
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học mục bạn cần biết trang 33.
- Có ý thức nói với người lớn khi có dấu hiệu có thể bị bệnh.
- Cả lớp hát, chuẩn bị sách vở.
- Học sinh trả lời.
Những bệnh tả, lị, tiêu chảy, là một số bệnh lây qua đường tiêu hoá thường gặp.
+ Không ăn thức ăn để lâu ngày, không ăn thức ăn bị ruồi muỗi bay vào, rửa tay trươc khi ăn và sau khi đi đại, tiểu tiện, thu, đổ rác đúng nơi quy định.
+ Cần thực hiện ăn, uống sạch, hợp vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, giữ vệ sinh môi trường xung quanh.
- Các bạn đang kéo co
- 1 bạn đang bị ốm
1.Kể chuyện theo tranh.
- Thảo luận nhóm
+ Đại diện 3 nhóm sẽ trình bày 3 câu chuyện vừa kể vừa chỉ vào hình minh hoạ.
* Nhóm 1: Gồm các tranh 4,8,1. Hùng đi học về thấy có mấy khúc mía mẹ vừa mua để trên bàn bạn bèn lấy ăn luôn không cần dùng dao để tiện. Ăn xong bạn thấy đau buốt răng mẹ cho bạn đi bác sĩ khám. Khám xong bác sĩ nói nguyên nhân đau răng là răng bạn còn là răng sữa ăn như vậy là bị đau buốt và sẽ mất men răng sẽ hỏng răng
* Nhóm 2: Câu chuyện gồm các tranh 9, 7, 6: Hùng đi hái quả chín đỏ bạn vừa nhặt vừa cho vào mồm ăn ngay không rửa . một lúc sau bạn thấy đay bụng mẹ cho bạn đi khám bác sĩ nói nguyên nhân là quả chín đó không sạch nhiều bụi và vi trùng gây bệnh nên khi ăn phải sẽ bị đau bụng dẫn đến có thể bị tiêu chảy
*Nhóm 3: Câu chuyện gồm các tranh 2, 3, 5: chiều mùa hè vừa oi bức, Hùng vừa đá bóng về, mồ hôi nhễ nhại bạn bèn xuống nước tắm. Tắm xong bạn thấy khó chịu, ho nhiều , sốt . Mẹ đưa bạn đi bác sĩ khám . Bác sĩ bảo bạn bị nhiễm lạnh Bác đã khuyên bạn lần sau nên để dáo mồ hôi mới được tắm.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung. 
2.Những dấu hiệu và việc cần làm khi bị bệnh.
- Hoạt động cả lớp. 
Khi khoẻ mạnh thì ta cảm thấy thoải mái, dễ chịu.có thể làm mọi việc mình thích như Giải trí, học tập, vui chơi, múa hát.
+ Bị bệnh tiêu chảy 
+ Thấy đau bụng dữ dội, buồn nôn, muốn đi ngoài liên tục, cơ thể mệt mỏi, không muốn ăn bất cứ thứ gì.
+ Em báo ngay với bố, mẹ hoặc thầy cô giáo, người lớn. Vì người lớn sẽ giúp cách em khỏi bệnh.
- Trình bày, nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, ghi nhớ. 
3.Trò chơi “Mẹ ơi, con bị ốm”
- Các nhóm tập đóng vai trong nhóm, các thành viên gợi ý kiến cho nhau.
Nhóm 1: Mẫu: 
+ Học sinh 1: Mẹ ơi con bị ốm
+ Học sinh 2: Con thấy trong người thế nào ?
+ Học sinh 1: Con bị đau bụng, đi ngoài nhiều và mệt mỏi lắm.
+ Học sinh 2: Con bị tiêu chảy rồi, để mẹ lấy thuốc cho con uống.
Nhóm 2: Đóng vai Hùng
+ Học sinh 1: Mẹ ơi hôm nay ở lớp con cứ hắt hơi , mũi cứ chảy nước mũi í., cổ họng con hơi đau đau chắc là con bị ốm rồi
+ Học sinh 2: Con thấy trong người thế nào ?
+ Học sinh 1: Con thấy mệt hơi đau đầu lắm.
+ Học sinh 2: Con bị cảm cúm rồi, để mẹ cho con đi khám lấy thuốc cho con uống ngay, nếu không lại bị nặng đấu .
+ Thấy cơ thể mệt mỏi, không muốn làm, ăn bất cứ thứ gì. Không muốn học tập, vui chơi gì cả. Chỉ muốn nằm một chỗ
+ Em báo ngay với bố, mẹ hoặc thầy cô giáo, người lớn. Vì người lớn sẽ giúp cách em khỏi bệnh.
Top of Form

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_15_Ban_cam_thay_the_nao_khi_bi_benh.doc