Giáo án Khoa học lớp 4

I. Mục tiêu:

Giúp HS:

 - Nhận ra mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra, con cái có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.

 - Hiểu và nêu được ý nghĩa của sự sinh sản.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Các hình minh hoạ trang 4 - 5 SGK.

 - Bộ đồ dùng để thực hiện trò chơi “Bé là con ai?” (đủ dùng theo nhóm) gồm 5 - 7 hình bố, mẹ; 5 - 7 hình em bé có đặc điểm giống bố mẹ; một tờ phiếu to để dán ảnh có kẻ sẵn bảng.

 

doc 56 trang Người đăng honganh Lượt xem 1954Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyên truyền và vận động mọi người cùng ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Bảng phụ viết sẵn phiếu học tập trong SGK.
	- Hình minh hoạ trang 29 SGK.
	- Giấy khổ to, bút dạ.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Khởi động
5’
- Kiểm tra bài cũ: GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu trả lời câu hỏi về nội dung bài 12.
- Nhận xét, cho điểm HS.
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi.
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1
Tác nhân gây bệnh và con đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết
10’
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo cặp để làm bài tập thực hành trang 28 SGK.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, cùng hoàn thành phiếu học tập.
- Nhận xét kết quả thực hành của HS.
- Gọi HS đọc lại thông tin trang 28.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- GV nêu các câu hỏi và yêu cầu HS suy nghĩ trả lời.
- Tiếp nối nhau trả lời.
10’
Hoạt động 2
Những việc nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm để trao đổi, thảo luận tìm và nêu những việc nên làm và không nên làm để phòng và chữa bệnh sốt xuất huyết.
- Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV và ghi các việc nhóm tìm được các phiếu.
- Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng yêu cầu các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- Gọi HS nhắc lại những việc nên làm để phòng và chữa bệnh sốt xuất huyết.
Hoạt động 3
Liên hệ thực tế
- Yêu cầu HS kể những việc gia đình mình, địa phương mình làm để diệt muỗi và bọ gậy theo gợi ý.
- 3 đến 5 HS tiếp nối nhau nói về các cách diệt muỗi và bọ gậy.
10’
- Nhận xét HS trình bày.
- Kết luận
Kết thúc
- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi:
+ Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?
+ Chúng ta phải làm gì để phòng bệnh sốt xuất huyết?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS thuộc bài ngay tại lớp, tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và ghi lại vào vở, tìm hiểu về bệnh viêm não.
5’
IV. Rút kinh nghiệm bổ sung:
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
Khoa học 
phòng bệnh viêm não
I. Mục tiêu: 
Giúp HS:
	- Nêu được tác nhân gây bệnh, con đường lây truyền bệnh viêm não.
	- Hiểu được sự nguy hiểm của bệnh viêm não.
	- Biết thực hiện các việc cần làm để phòng bệnh viêm não.
	- Luôn có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia ngăn chặn muỗi sinh sản và diệt muỗi.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Tranh minh hoạ trang 30, 31 SGK.
	- Bảng câu hỏi và câu trả lời trang 30 SGK phô tô phóng to, cắt rời nhau.
	- Giấy khổ to, bút dạ.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Khởi động
5’
- Kiểm tra bài cũ: GV gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi của nội dung bài trước.
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
- GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1
Tác nhân gây bệnh, con đường lây truyền và sự nguy hiểm của bệnh viêm não
10’
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?” trang 30 SGK.
- HS chơi theo nhóm, mỗi nhóm có 6 HS cùng trao đổi, thảo luận để tìm câu trả lời tương ứng với từng câu hỏi.
- GV cho các nhóm lên bảng ghi đáp án của mình.
- Các nhóm lên ghi theo đúng thứ tự làm xong 1,2,3 ...
- GV đọc đáp án của các nhóm, đồng thời cho HS chọn đáp án đúng nhất.
- HS cả lớp cùng trao đổi và thống nhất đáp án đúng.
10’
- GV tuyên dương nhóm thắng cuộc, sau đó yêu cầu HS trả lời theo ghi nhớ của mình các câu hỏi trong bài.
- HS trả lời theo tinh thần xung phong.
Hoạt động 2
Những việc nên làm để phòng bệnh viêm não
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp, cùng quan sát tranh minh hoạ trang 30, 31 SGK và trả lời các câu hỏi.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trình bày với nhau.
- Gọi HS trình bày. Mỗi HS chỉ nói về một hình.
- 4 HS tiếp nối nhau trình bày, cả lớp theo dõi, nhận xét và thống nhất ý kiến.
Hoạt động 3
Thi tuyên truyền viên phòng bệnh viêm não
- GV nêu tình huống.
10’
- GV cho 3 HS thi tuyên truyền trước lớp. Khuyến khích các HS dưới lớp đặt câu hỏi thêm cho bạn.
- Cả lớp bình chọn bạn tuyên truyền hay, đúng, thuyết phục nhất.
5’
Kết thúc
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và ghi lại vào vở, tìm hiểu về bệnh viêm gan A.
IV. Rút kinh nghiệm bổ sung:
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
Khoa học 
phòng bệnh viêm gan a
I. Mục tiêu: 
Giúp HS:
	- Nêu được tác nhân gây bệnh, con đường lây truyền bệnh viêm gan A.
	- Hiểu được sự nguy hiểm của bệnh viêm gan A.
	- Biết được các cách phòng bệnh viêm gan A.
	- Luôn có ý thức thực hiện phòng tránh bệnh viêm gan A, luôn vận động tuyên truyền mọi người cùng tích cực thực hiện.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Tranh minh hoạ trang 32, 33 SGK.
	- Giấy khổ to, bút dạ.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Khởi động
5’
- Kiểm tra bài cũ: GV gọi 3 HS lên bảng kiểm tra bài cũ. Sau đó nhận xét cho điểm từng HS.
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi.
- Giới thiệu bài mới.
Hoạt động 1
Chia sẻ kiến thức
10’
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.
- Hoạt động theo nhóm.
- Phát giấy khổ to, bút dạ cho từng nhóm.
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận về bệnh viêm gan A.
- Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng, các nhóm khác bổ sung, GV ghi nhanh lên bảng những ý kiến bổ sung.
- Dán phiếu, đọc phiếu, bổ sung.
10’
- Khen ngợi những nhóm HS có tinh thần học hỏi, chăm đọc sách để có thêm thông tin về bệnh.
- Kết luận.
Hoạt động 2
Tác nhân gây bệnh và con đường lây truyền bệnh viêm gan A
- Chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, tham gia đóng vai các nhân vật trong hình 1.
- Chia nhóm, đọc thông tin, phân vai, tập diễn.
- Gọi các nhóm lên diễn kịch.
- 2 đến 3 nhóm lên diễn kịch.
- Nhận xét, khen ngợi những nhóm HS diễn tốt, có kiến thức về bệnh viêm gan A.
- GV nêu câu hỏi.
- HS tiếp nối nhau trả lời.
10’
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Kết luận về nguyên nhân và con đường lây truyền của bệnh viêm gan A.
Hoạt động 3
Cách đề phòng bệnh viêm gan A
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp cùng quan sát tranh minh hoạ trang 33 SGK và trình bày về từng tranh theo các câu hỏi.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trình bày với nhau.
- Gọi HS trình bày. Mỗi HS chỉ nói về 1 hình.
- 4 HS tiếp nối nhau trình bày.
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 33.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
Kết thúc
5’
- Đưa ra tình huống: Chiều em đi đón cu Tí ở trường về. Trời mùa hè rất nắng. Về đến nhà, cu Tí đòi ăn ngay hoa quả mẹ vừa mua. Em sẽ nói gì với cu Tí?
- Gọi HS phát biểu theo ý hiểu của mình.
- Nhận xét khen ngợi HS có hiểu biết về bệnh viêm gan A.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, ghi lại vào vở, sưu tầm tranh, ảnh, các thông tin về bệnh AIDS.
Khoa học 
phòng tránh hiv / aids
I. Mục tiêu: 
Giúp HS:
	- Giải thích được một cách đơn giản các khái niệm HIV là gì, AIDS là gì?
	- Hiểu được sự nguy hiểm của đại dịch HIV / AIDS.
	- Nêu được các con đường lây nhiễm và cách phòng tránh nhiễm HIV.
	- Luôn có ý thức tuyên truyền vận động mọi người cùng phòng tránh nhiễm HIV.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Bảng câu hỏi và câu trả lời trang 34 SGK phóng to, cắt rời từng câu hỏi, từng câu trả lời.
	- Hình minh hoạ trang 35 SGK.
	- Giấy khổ to, bút dạ, màu.
	- HS sưu tầm thông tin, tranh ảnh về phòng tránh HIV / AIDS.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Khởi động
5’
- Kiểm tra bài cũ: GV gọi 3 HS lên bảng kiểm tra HS về nội dung bài trước sau đó nhận xét và cho điểm từng HS.
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi.
- Giới thiệu bài.
- Quan sát và trả lời câu hỏi.
Hoạt động 1
Chia sẻ kiến thức
10’
- Kiểm tra việc sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về HIV/AIDS.
- Tổ trưởng tổ báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên.
- GV nêu.
- 5 đến 7 HS trình bày những điều mình biết, sưu tầm được về bệnh AIDS.
- Nhận xét, khen ngợi những HS tích cực học tập, ham học hỏi, tìm tư liệu.
Hoạt động 2
HIV/AIDS là gì? các con đường lây truyền HIV/AIDS.
10’
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”.
- Hoạt động theo hướng dẫn của GV.
- Trao đổi, thảo luận, làm bài.
- Nhóm xong trước dán phiếu lên bảng. Các em khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, khen ngợi nhóm thắng cuộc.
- Tổ chức cho HS thực hành hỏi đáp về HIV/AIDS. GV đưa câu hỏi cho 1 HS và hướng dẫn HS đó điều khiển cuộc thảo luận.
- HS cả lớp nghe và thảo luận để trả lời các câu hỏi bạn đưa ra.
- Nhận xét, khen ngợi HS có hiểu biết về HIV/AIDS.
Hoạt động 3
Cách phòng tránh HIV/AIDS
10’
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ trang 35 và đọc các thông tin.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc thông tin.
- Hỏi : Em biết những biện pháp nào để phòng tránh HIV/AIDS?
- Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến trước lớp.
- Nhận xét, khen ngợi những HS có kiến thức về phòng tránh HIV/AIDS.
- Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS để HS tự lựa chọn nội dung hình thức tuyên truyền và thực hiện.
- Hoạt động trong nhóm (viết lời tuyên truyền, vẽ tranh, diễn kịch) để tuyên truyền, vận động phòng tránh HIV/AIDS.
- Tổ chức cho HS thi tuyên truyền.
- Các nhóm lên tham gia thi.
- Nhận xét, khen ngợi, đánh giá khả năng của từng nhóm.
- Tổng kết cuộc thi.
Kết thúc
5’
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS, nhóm HS tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
IV. Rút kinh nghiệm bổ sung:
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
Khoa học 
thái độ đối với người nhiễm hiv / aids
I. Mục tiêu: 
Giúp HS:
	- Xác định được các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.
	- Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ.
	- Luôn vận động, tuyên truyền mọi người không xa lánh; phân biệt đối xử với những người bị nhiễm HIV và gia đình của họ.	
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Hình minh hoạ trang 36, 37 SGK.
	- Tranh ảnh, tin bài về các hoạt động phòng tránh HIV / AIDS.
	- Một số tình huống ghi sẵn vào phiếu.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Khởi động
5’
- Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung bài trước, sau đó nhận xét, cho điểm HS.
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi.
- GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1
HIV/AIDS không lây qua một số tiếp xúc thông thường
10’
- Hỏi: Những hoạt động tiếp xúc nào không có khả năng lây nhiễm HIV/AIDS?
- Trao đổi theo cặp. Tiếp nối nhau phát biểu.
- GV ghi nhanh những ý kiến của HS lên bảng.
- Kết luận.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: “HIV không lây qua đường tiếp xúc thông thường”. Chia nhóm mỗi nhóm 4 HS.
- Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn.
10’
- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. GV khuyến khích hoặc gợi ý cho HS sáng tạo thêm các lời thoại.
- Gọi nhóm HS lên diễn kịch.
- Nhận xét, khen ngợi từng nhóm.
Hoạt động 2
Không nên xa lánh, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và gia đình họ
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận để đưa ra cách ứng xử của mình.
- 3 đến 5 HS trình bày ý kiến của mình. HS khác nhận xét.
- Nhận xét, khen ngợi những HS có cách ứng xử thông minh, thái độ tốt, biết thông cảm với hoàn cảnh của hai bạn nhỏ. 
- Hỏi: Qua ý kiến của các bạn, em rút ra điều gì?
- HS nêu, bàn bạc và thống nhất.
10’
- Chuyển hoạt động.
Hoạt động 3
Bày tỏ thái độ, ý kiến
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
- HS hoạt động theo nhóm theo hướng dẫn của GV:
+ Tiến hành nhận phiếu và thảo luận nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình. Các nhóm có cùng phiếu phát biểu nếu có cách ứng xử khác.
5’
Kết thúc
- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi:
+ Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với người nhiễm HIV và gia đình họ?
+ Làm như vậy có tác dụng gì?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, ghi lại vào vở; chuẩn bị bài sau.
IV. Rút kinh nghiệm bổ sung:
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
Khoa học 
phòng tránh bị xâm hại
I. Mục tiêu: 
Giúp HS:
	- Biết được một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại.
	- Biết được một số cách để ứng phó với nguy cơ bị xâm hại và khi bị xâm hại.
	- Biết được những ai là người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ khi bị xâm hại.
	- Luôn có ý thức phòng tránh bị xâm hại và nhắc nhở mọi người cùng đề cao cảnh giác.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Tranh minh hoạ trong SGK trang 38, 39.
	- Phiếu ghi sẵn một số tình huống.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Khởi động
5’
- Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu trả lời về nội dung bài trước, sau đó nhận xét cho điểm từng HS.
- 2 HS lần lượt lên bảng trả lời các cau hỏi.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Chanh chua, cua cắp”.
- Cách thực hiện: Cho cả lớp đứng thành vòng tròn, tay trái giơ lên gần ngang vai bàn tay ngửa, xoè ra, ngón tay trỏ của tay phải để vào lòng bàn tay trái của người đứng bên cạnh, phía tay phải của mình. Khi GV hô: “Chanh”, cả lớp hô: “Chua”. Tay của mọi người vẫn để yên. Khi GV hô: “Cua”, cả lớp hô: “Cắp” đồng thời bàn tay trái nắm lại để cắp người khác, còn ngón tay phải của mình thì phải rút ngay ra để khỏi bị cắp.
- Kết thúc trò chơi, GV hỏi.
Hoạt động 1
Khi nào chúng ta có thể bị xâm hại?
10’
- Yêu cầu HS đọc lời thoại của các nhân vật trong hình minh hoạ 1, 2, 3 trang 38 SGK.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc và nêu ý kiến trước lớp.
Hoạt động 2
ứng phó với nguy cơ bị xâm hại
10’
- Chia HS thành nhóm theo tổ.
- Hoạt động trong tổ theo hướng dẫn của GV.
- Đưa tình huống cho các nhóm và yêu cầu HS xây dựng lời thoại để có một kịch bản hay, nêu được cách ứng phó trước nguy cơ bị xâm hại. Sau đó diễn lại tình huống theo kịch bản đó.
- GV đi hướng dẫn, giúp đỡ từng nhóm.
- Ví dụ về kịch bản cho các tình huống.
- Gọi các nhóm lên đóng kịch.
- Nhận xét các nhóm có sáng tạo, có lời thoại hay, đạt hiệu quả.
Hoạt động 3
Những việc cần làm khi bị xâm hại
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận về cách ứng phó khi bị xâm hại.
10’
- Gọi HS phát biểu, GV ghi nhanh lên bảng ý kiến của HS.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- Kết luận.
- GV hỏi tiếp.
- HS tiếp tục trao đổi với bạn bên cạnh và trả lời.
Kết thúc
5’
- Yêu cầu HS trả lời nhanh câu hỏi: Để phòng tránh bị xâm hại, chúng ta phải làm gì?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS hăng hái, tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, ghi lại vào vở và sưu tầm tranh ảnh, thông tin về một vụ tai nạn giao thông đường bộ.
IV. Rút kinh nghiệm bổ sung:
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
Khoa học 
phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ
I. Mục tiêu: 
Giúp HS:
	- Nêu được một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ.
	- Hiểu được những hậu quả nặng nề vi phạm giao thông đường bộ.
	- Luôn có ý thức chấp hành đúng luật giao thông, cẩn thận khi tham gia giao thông và tuyên truyền, vận động, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- HS và GV sưu tầm tranh ảnh, thông tin về các vụ tai nạn giao thông.
	- Hình minh hoạ trang 40, 41 SGK.
	- Giấy khổ to, bút dạ.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Khởi động
- Kiểm tra bài cũ: GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS trả lời câu hỏi về nội dung bài 18, sau đó nhận xét cho điểm từng HS.
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi sau.
- Cho HS quan sát bức ảnh tai nạn giao thông và hỏi: Bức ảnh chụp cảnh gì?
- Quan sát, trả lời.
Hoạt động 1
Nguyên nhân gây tai nạn giao thông
- GV kiểm tra việc sưu tầm tranh, ảnh, thông tin về tai nạn giao thông đường bộ của HS.
- Tổ trưởng tổ báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên.
- GV nêu yêu cầu.
- 5 đến 7 HS kể về tai nạn giao thông đường bộ mà mình biết trước lớp.
- GV ghi nhanh những nguyên nhân gây tai nạn mà HS nêu lên bảng.
- Hỏi: Ngoài những nguyên nhân bạn đã kể, em còn biết những nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông?
- HS nêu bổ sung.
- Kết luận.
Hoạt động 2
Những vi phạm luật giao thông của người tham gia và hậu quả của nó
- GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm.
- Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV, mỗi nhóm có 4 - 6 HS.
- GV đi giúp đỡ, hướng dẫn những nhóm gặp khó khăn.
- Gọi HS trình bày. Yêu cầu mỗi nhóm chỉ nói về 1 hình, các nhóm có ý kiến khác bổ sung.
- Các nhóm cử đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. Cả lớp đi đến thống nhất.
- GV hỏi: Qua những vi phạm về giao thông đó em có nhận xét gì?
- HS nêu.
- Kết luận.
Hoạt động 3
Những việc làm để thực hiện an toàn giao thông
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.
- Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.
- 1 nhóm báo cáo trước lớp, các nhóm khác bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất.
- Nhận xét, khen ngợi HS có hiểu biết để thực hiện an toàn giao thông.
Kết thúc
- Tổ chức cho HS thực hành đi bộ an toàn.
- Ban giám khảo đọc tổng kết những bạn biết đi bộ an toàn.
- Nhận xét HS thực hành đi bộ.
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS hăng hái tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS luôn chấp hành luật giao thông đường bộ, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện và đọc lại các kiến thức đã học để chuẩn bị ôn tập.
IV. Rút kinh nghiệm bổ sung:
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
........................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • dockhoa.doc