Giáo án Kể chuyện Lớp 4 - Tuần 1 đến 6 - Năm học 2015-2016 - Châu Anh Thơm

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Hiểu câu chuyện thơ Nàng tiên ốc,kể lại đủ ý bằng lời của mình.

- Hiểu ý nghĩa câuchuyện: Con người cần yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.

II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

- Tranh minh hoạ truyện như trong SGK.

- Bảng phụ ghi 6 câu hỏi.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A.Ổn định :

B.Kiểm tra bài cũ : Gọi 3 HS kiểm tra :

+ Em hãy dựa vào tranh 1 kể lại phần đầu câu chuyện “ Sự tích hồ Ba Bể”.

+ Em hãy dựa vào tranh 2 kể lại nội dung chính của câu chuyện “ Sự tích hồ Ba Bể”.

+ Em hãy dựa vào tranh 3 kể lại phần kết của câu chuyện “ Sự tích hồ Ba Bể” và nêu ý nghĩa của câu chuyện.

- Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện.

- Nhận xét.

C.Bài mới :

* Giới thiệu bài : Tiết kể chuyện hôm nay các em sẽ được nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn đi vào thế giới cổ tích qua câu chuyện thơ có tên Nàng tiên Ốc. Sau đó các em kể lại câu chuyện bằng lời văn của mình.

- Ghi tên truyện lên bảng.

* Tìm hiểu câu chuyện :

- Đọc diễn cảm bài thơ một lượt.

- Cho HS đọc lại truyện.

 *Đoạn 1 :

- Cho HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi :

+ Bà lão nhà nghèo làm gì để sinh sống ?

+ Bà lão làm gì khi bắt được một con ốc xinh xinh ?

*Đoạn 2 : Cho HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi

+ Từ khi có ốc, bà lão thấy trong nhà có gì

lạ ?

*Đoạn 3 : Cho HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi

+ Khi rình xem bà lão nhìn thấy gì ?

+ Sau đó, bà lão làm gì ?

+ Câu chuyện kết thúc như thế nào ?

* HS kể lại câu chuyện bằng lời của mình :

- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Giải thích yêu cầu của bài tập : Thế nào là kể lại câu chuyện bằng lời của em ? Là đóng vai người kể lại bằng lời văn của em. Không đọc lại từng câu thơ.

- Đưa bảng phụ đã ghi 6 câu thơ lên.

- Cho HS kể mẫu.

- Cho HS tập kể.

- Cho HS thi kể.

- Nhận xét, khen ngợi những cá nhân, nhóm kể hay.

* HS trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.

+ Theo em câu chuyện có ý nghĩa gì ?

- Nhận xét, chốt lại : Câu chuyện nói về tình thương yêu lẫn nhau giữa bà lão và nàng tiên Ốc. Bà lão thương ốc không đem bán. Ốc biến thành nàng tiên giúp bà. Câu chuyện giúp ta hiểu rằng : Con người phải thương yêu nhau. Ai sống nhân hậu, thương yêu mọi người sẽ có cuộc sống hạnh phúc.

D. Củng cố :

- Gọi 1 HS kể lại chuyện.

- Gọi HS nêu ý nghĩa của câu chuyện.

E. Dặn dò :

- Nhận xét các hoạt động của HS.

- Về nhà các em học thuộc lòng, kể lại chuyện cho người thân nghe.

- Chuẩn bị chuyện sau - Hát vui.

- 3 HS lần lượt kể theo yêu cầu kiểm tra.

- 1 HS nhận xét.

-Lắng nghe.

- Vài em nhắc lại tên truyện.

- Lắng nghe.

- HS nối tiếp nhau đọc lại truyện.

- HS đọc thầm và trả lời :

+ Bà lão mò cua bắt ốc để sinh sống

+ Thấy con ốc xinh, bà thương, bà không muốn bán mà thả vào chum nước để nuôi.

- HS đọc thầm đoạn thơ và trả lời :

+ Đi làm về, bà thấy nhà cửa đã được quét dọn sạch sẽ, đn2 lợn đã được cho ăn, cơm nươc đã được nâu sẵn, vườn rau được nhổ sạch cỏ.

- HS đọc thầm đoạn thơ và trả lời :

+ Bà thấy một nàng tiên từ trong chum nước bước ra.

+ Sau đó bà bí mật đập vỡ vỏ ốc rồi ôm lấy nàng tiên.

+ Bà lão và nàng tiên sống bên nhau hạnh phúc. Họ thương yêu nhau như mẹ con.

- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.

- 1 em khá, giỏi kể mẫu đoạn 1.

- Kể theo nhóm 3 em ( mỗi em tập kể một đoạn ) dựa 6 câu hỏi trên bảng phụ.

- Đại diện các nhóm thi kể.

- Nhận xét.

- Trao đổi, vài em phát biểu.

- Nhận xét.

- HS kể.

- HS nêu:

- Lắng nghe.

 

docx 12 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 662Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kể chuyện Lớp 4 - Tuần 1 đến 6 - Năm học 2015-2016 - Châu Anh Thơm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thöù baûy ngaøy 29 thaùng 08 naêm 2015
Moân : TIEÁNG VIEÄT
Phaân moân : Keå chuyeän
Tuaàn 1 tieát 1
SỰ TÍCH HỒ BA BỂ
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nghe – kể lại được từng đọan câu chuyện theo tranh minh họa,kể nối tiếp được tòan bộ câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể (do GV kể).
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Gỉai thích sự hình thànhy hồ Ba Bể và ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Tranh minh hoạ như SGK.
- Tranh ảnh về Hồ Ba Bể.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A.Ổn định :
B.Kiểm tra bài cũ : 
- Kiểm tra việc chuẩn bị của HS :
- Nhận xét.
C.Bài mới :
* Giới thiệu bài : Nước ta có rất nhiều hồ lớn và đẹp. Hà Nội có hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây. Đà Lạt có hồ Than Thở. Bắc Cạn có hồ Ba Bể. Mỗi hồ gắn với một sự tích rất hay. Hôm nay các em sẽ nghe kể câu chuyện gắn liền với một trong các hồ ở nước ta, đó là Sự tích Hồ Ba Bể.
- Ghi tên truyện lên bảng.
*GV kể chuyện lần 1 : Không có tranh (ảnh) minh hoạ.
+ Kể to rõ.
+ Phù hợp với lời nhân vật.
+ Kết hợp lời kể với động tác điệu bộ, cử chỉ.
+ Kể không kể y nguyên lời trong văn bản.
* GV kể lần 2 : Sử dụng tranh to minh hoạ .
+ Phần đầu câu chuyện (tranh 1)
- Đưa tranh lên bảng lớp nói : Các em vừa quan sát tranh vừa nghe kể.
- Kể : “Ngày xưa ”
+ Phần nội dung chính của câu chuyện (tranh 2 + 3 ).
- Chỉ vào tranh 2 bên cạnh tranh 1 (vừa kể vừa chỉ vào tranh ).
 “May sao, đến ngã ba, bà gặp mẹ con bà kia vừa đi chợ về ”
- Đưa tranh 3 lên (vừa kể vừa chỉ vào tranh ).
 “Khuya hôm đó ”
+ Phần kết của câu chuyện (tranh 4).
- Đưa tranh 4 lên (vừa kể vừa chỉ vào tranh)
 “Trong khi tất cả đều ngập chìm trong biển nước ”
*Hướng dẫn HS kể truyện :
- Cho HS đọc yêu cầu.
- Nêu : Dựa vào tranh và câu hỏi dưới tranh, các em kể lại từng đoạn của câu chuyện. Mỗi em kể một đoạn theo tranh.
- Nhận xét, tuyên dương em kể hay.
* Kể toàn bộ câu chuyện :
- Bây giờ các em sẽ tập kể cả câu chuyện. Các em chỉ cần kể đúng cốt truyện, không cần lập nguyên văn lời kể của thầy (cô).
- Cho HS kể chuyện.
- Nhận xét, khen HS kể hay nhất.
* Nêu ý nghĩa của câu chuyện.
+ Ngoài việc giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn nói với ta điều gì ?
D. Củng cố :
- Cho HS kể lại chuyện.
- Cho HS nêu ý nghĩa của câu chuyện.
E. Dặn dò :
- Nhận xét các hoạt động của HS.
- Về nhà các em kể lại chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị chuyện sau : Kể chuyện đã nghe, đã đọc “Nàng Tiên Ốc”.
- Hát vui.
- SGK, tập truyện kể.
-Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên truyện.
- Lắng nghe.
- Vừa quan sát tranh vừa nghe kể.
- Vừa nghe kể, vừa quan sát tranh.
- Vừa nghe kể, vừa quan sát tranh.
- Vừa nghe kể, vừa quan sát tranh.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.
- 4 em nối tiếp nhau kể từng đoạn của câu chuyện.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS đại diện cho tổ thi kể.
- Nhận xét.
- Vài em nêu.
+ Câu chuyện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái và khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.
- 1 em kể lại.
- 1 em nêu lại.
- Lắng nghe.
* Ruùt kinh nghieäm : .................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù baûy ngaøy 05 thaùng 09 naêm 2015
Moân : TIEÁNG VIEÄT
Phaân moân : Keå chuyeän
Tuaàn 2 tieát 2
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Hiểu câu chuyện thơ Nàng tiên ốc,kể lại đủ ý bằng lời của mình.
- Hiểu ý nghĩa câuchuyện: Con người cần yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Tranh minh hoạ truyện như trong SGK.
- Bảng phụ ghi 6 câu hỏi.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A.Ổn định :
B.Kiểm tra bài cũ : Gọi 3 HS kiểm tra :
+ Em hãy dựa vào tranh 1 kể lại phần đầu câu chuyện “ Sự tích hồ Ba Bể”.
+ Em hãy dựa vào tranh 2 kể lại nội dung chính của câu chuyện “ Sự tích hồ Ba Bể”.
+ Em hãy dựa vào tranh 3 kể lại phần kết của câu chuyện “ Sự tích hồ Ba Bể” và nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện.
- Nhận xét.
C.Bài mới :
* Giới thiệu bài : Tiết kể chuyện hôm nay các em sẽ được nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn đi vào thế giới cổ tích qua câu chuyện thơ có tên Nàng tiên Ốc. Sau đó các em kể lại câu chuyện bằng lời văn của mình.
- Ghi tên truyện lên bảng.
* Tìm hiểu câu chuyện :
- Đọc diễn cảm bài thơ một lượt.
- Cho HS đọc lại truyện.
 *Đoạn 1 :
- Cho HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
+ Bà lão nhà nghèo làm gì để sinh sống ?
+ Bà lão làm gì khi bắt được một con ốc xinh xinh ?
*Đoạn 2 : Cho HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi
+ Từ khi có ốc, bà lão thấy trong nhà có gì 
lạ ?
*Đoạn 3 : Cho HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi
+ Khi rình xem bà lão nhìn thấy gì ?
+ Sau đó, bà lão làm gì ?
+ Câu chuyện kết thúc như thế nào ?
* HS kể lại câu chuyện bằng lời của mình :
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Giải thích yêu cầu của bài tập : Thế nào là kể lại câu chuyện bằng lời của em ? Là đóng vai người kể lại bằng lời văn của em. Không đọc lại từng câu thơ.
- Đưa bảng phụ đã ghi 6 câu thơ lên.
- Cho HS kể mẫu.
- Cho HS tập kể.
- Cho HS thi kể.
- Nhận xét, khen ngợi những cá nhân, nhóm kể hay.
* HS trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
+ Theo em câu chuyện có ý nghĩa gì ?
- Nhận xét, chốt lại : Câu chuyện nói về tình thương yêu lẫn nhau giữa bà lão và nàng tiên Ốc. Bà lão thương ốc không đem bán. Ốc biến thành nàng tiên giúp bà. Câu chuyện giúp ta hiểu rằng : Con người phải thương yêu nhau. Ai sống nhân hậu, thương yêu mọi người sẽ có cuộc sống hạnh phúc.
D. Củng cố :
- Gọi 1 HS kể lại chuyện.
- Gọi HS nêu ý nghĩa của câu chuyện.
E. Dặn dò :
- Nhận xét các hoạt động của HS.
- Về nhà các em học thuộc lòng, kể lại chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị chuyện sau 
- Hát vui.
- 3 HS lần lượt kể theo yêu cầu kiểm tra.
- 1 HS nhận xét.
-Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên truyện.
- Lắng nghe.
- HS nối tiếp nhau đọc lại truyện.
- HS đọc thầm và trả lời :
+ Bà lão mò cua bắt ốc để sinh sống
+ Thấy con ốc xinh, bà thương, bà không muốn bán mà thả vào chum nước để nuôi.
- HS đọc thầm đoạn thơ và trả lời :
+ Đi làm về, bà thấy nhà cửa đã được quét dọn sạch sẽ, đn2 lợn đã được cho ăn, cơm nươc đã được nâu sẵn, vườn rau được nhổ sạch cỏ.
- HS đọc thầm đoạn thơ và trả lời :
+ Bà thấy một nàng tiên từ trong chum nước bước ra.
+ Sau đó bà bí mật đập vỡ vỏ ốc rồi ôm lấy nàng tiên.
+ Bà lão và nàng tiên sống bên nhau hạnh phúc. Họ thương yêu nhau như mẹ con.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.
- 1 em khá, giỏi kể mẫu đoạn 1.
- Kể theo nhóm 3 em ( mỗi em tập kể một đoạn ) dựa 6 câu hỏi trên bảng phụ.
- Đại diện các nhóm thi kể.
- Nhận xét.
- Trao đổi, vài em phát biểu.
- Nhận xét.
- HS kể.
- HS nêu:
- Lắng nghe.
* Ruùt kinh nghieäm : .................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù baûy ngaøy 12 thaùng 09 naêm 2015
Moân : TIEÁNG VIEÄT
Phaân moân : Keå chuyeän
Tuaàn 3 tieát 3
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kể được câu chuyện (mẩu chuyện,đọan truyện) đã nghe,đã đọc có nhân vật,có ý nghĩa,nói về lòng nhân hậu (theo gợi ý ở SGK).
- Lời kể rõ ràng rành mạch,bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể.
- HS khá giỏi kể chuyện ngoài SGK.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng phụ, tranh ảnh.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A.Ổn định :
B.Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS kiểm tra :
+ Từ đầu năm đến nay các em đã được học những chi tiết kể chuyện nào ?
+ Em hãy kể câu chuyện Nàng Tiên Ốc.
- Nhận xét.
C.Bài mới :
* Giới thiệu bài : Trong tiết học hôm nay, các em sẽ tập kể một câu chuyện các em đã nghe, đã đọc về lòng nhân hậu. Qua câu chuyện các em sẽ thấy được tình cảm yêu thương, đùm bọc, chia sẽ lẫn nhau của mọi người.
- Ghi tên truyện lên bảng.
* Hướng dẫn HS kể chuyện :
- Cho HS đọc đề bài.
- Gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài :
Đề : kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về lòng nhân hậu.
- Cho HS đọc gợi ý.
- Nêu : 
+ Các em đã biết biểu hiện của lòng nhân hậu qua 4 gợi ý các em vừa đọc. Các em chọn kể một câu chuyện trong đó có một trong những nội dung trên. Để giúp các em biết chọn truyện ở đâu, mỗi 1 em đọc to cho thầy gợi ý 2 trong SGK cho cả lớp nghe.
+ Khi kể chuyện các em không được kể lộn xộn mà phải kể theo một trình tự nhất định ( vừa nói vừa đưa bảng phụ ghi sẵn trình tự kể chuyện ) tất cả các em chú ý lên bảng.
+ Gọi 1 HS đọc trên bảng phụ.
- Nêu : Các em đã chọn truyện để kể, lại phải biết kể theo một trình tự nhất định, phải sắp xếp đúng thứ tự các chi tiết  Các em không cần kể y nguyên lời kể trong truyện mà cần nắm vững nội dung và kể theo lời kể của mình. Cần kết hợp lời kể với ánh mắt, điệu bộ, cử chỉ.
* HS thực hành kể chuyện :
- Nhắc HS đọc phần mẫu trong SGK.
- Cho HS tập kể theo nhóm.
- Cho HS thi kể.
- Nhận xét, khen nhóm kể hay.
* Tìm ý nghĩa câu chuyện :
- Cho HS thảo luận nhóm.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét, chốt lại các ý nghĩa của câu chuyện mà các nhóm đã kể.
D. Củng cố :
 Các câu chuyện các em đã được nghe, được đọc có nội dung gì ?
E. Dặn dò :
- Nhận xét các hoạt động của HS.
- Về nhà các em tập kể lại câu chuyện. 
- Chuẩn bị : Một nhà thơ chân chính.
- Hát vui.
- 2 HS lần lượt kể theo yêu cầu kiểm tra.
+ Sự tích Hồ Ba Bể, Nàng Tiên Ốc.
+ Kể.
- Nhận xét.
-Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên truyện.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.
- Đọc thầm đề bài + gợi ý.
- Đọc thầm gợi ý.
- 1 em đọc to gợi ý 2, lớp đọc thầm.
- 1 em đọc to, lớp lắng nghe.
- Kể theo nhóm hoạt theo cặp.
- Đại diện các nhóm thi kể.
- Nhận xét.
- Nhóm trao đổi tìm ý nghĩa của câu chuyện nhóm mình vừa kể.
- Đại diện nhóm trình bày ý nghĩa
- Nhận xét.
- Nói về lòng nhân hậu.
- Lắng nghe.
* Ruùt kinh nghieäm : .................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù baûy ngaøy 19 thaùng 09 naêm 2015
Moân : TIEÁNG VIEÄT
Phaân moân : Keå chuyeän
Tuaàn 4 tieát 4
MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
- Nghe – kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý (SGK); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính (do GV kể).
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chét chứ không chịu khuất phục cường quyền. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn nội dung yêu cầu 1 (a, b, c, d). 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A.Ổn định :
B.Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS kiểm tra :
Kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc về lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa mọi người.
- Nhận xét.
C.Bài mới :
* Giới thiệu bài : Hôm này các em sẽ được nghe thầy kể câu chuyện về một nhà thơ ở vương quốc Đa-ghét-tan. Nhà thơ này như thế nào ? Điều gì xảy đến với nhà thơ. Thầy cùng các em đi vào câu chuyện.
- Ghi tên truyện lên bảng.
* GV kể chuyện lần 1, lần 2 : (treo tranh).
+ Đoạn 1 + đoạn 2 : Kể thong thả, rõ ràng, nhấn giọng ở các từ ngữ : nổi tiếng bạo ngược, hết sức lầm than, bỗng, thống thiết, hống hách, tàn bạo, phơi bày, ai ai, 
+ Đoạn 3 :Kể với nhịp nhanh, giọng hào hùng.
- Có thể giải thích từ ngữ khó hiểu : tấu (đọc thơ theo lối biểu diễn nghệ thuật ), giàn hoả thêu ( giàn thêu người, một hình thức trình phạt dã man các tội phạm thời trung cổ ở các nước phương Tây.
- Kể : “Ngày xưa, ”
* Hướng dẫn HS kể chuyện :
a) Hướng dẫn :
- Cho HS đọc yêu cầu 1 trong SGK + 4 câu hỏi a, b, c, d.
+ Trước sự bạo ngược của nhà vua dân chúng phản ứng bằng cách nào ?
+ Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình ?
+ Trước sự đe doạ của nhà vua, thái độ của mọi người như thế nào ?
+ Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ ?
b) Cho HS kể chuyện + trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Cho HS tập kể theo nhóm.
- Cho HS thi kể chuyện.
- Nhận xét.
* Tìm hiểu ý nghĩa của câu chuyện :
- Nhận xét, chốt lại ý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện ca ngợi nhà thơ chân chính của vương quốc Đa-ghét-tan thà chết trên giàn hoả chứ không chịu ca ngợi vị vua tàn bạo. Khí phách của nhà thơ chân chính đã khiến cho nhà vua cũng phãi khâm phục, kính trọng, thay đổi hẳn thái độ.
D. Củng cố :
- Cho HS nhắc lại tên truyện ?
+ Qua câu chuyện các em học tập được điều gì ở nhà thơ ?
E. Dặn dò :
- Nhận xét các hoạt động kể chuyện của HS.
- Khen những em kể chuyện hay. 
- Dặn HS đọc trước đề bài và gợi ý của bài tập kể chuyện trong SGK để tuần sau : Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
- Hát vui.
- 2 em lần lượt kể chuyện, lớp lắng nghe.
- Nhận xét.
-Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên truyện.
- Lắng nghe và quan sát tranh.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.
+ Phản ứng bằng cách truyền nhau hát một bài hát lên án thói hống hách, tàn bạo của nhà vua và phơi bày nỗi khống khổ của nhân dân 
+ Nhà vua ra lệnh lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy. Vì không thể tìm được ai là tác giả của bài hát, nhà vua hạ lệnh tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong.
+ Các nhà thơ, các nghệ nhân lần lượt khuất phục. Họ hát lên những bài hát ca tụng nhà vua. Duy chỉ có một nhà trước sau vẫn im lặng.
+ Nhà vua thật sự khâm phục, kính trọng lòng trung thực  Nhà thơ bị lửa thêu cháy, nhất định không chịu nói sai sự thật.
- Kể theo cặp + trao đổi ý nghĩa.
- Đại diện các nhóm thi kể.
- Nhận xét.
- Nhận xét.
- 1HS nhắc lại tên truyện.
+ 1 HS nêu.
- Lắng nghe.
* Ruùt kinh nghieäm : .................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù baûy ngaøy 26 thaùng 09 naêm 2015
Moân : TIEÁNG VIEÄT
Phaân moân : Keå chuyeän
Tuaàn 5 tieát 5
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
- Dựa vào gợi ý ( SGK ), biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực.
- Hiểu câu chuyện và nêu được ND chính của truyện.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Một số truyện viết về tính trung thực (GV và HS sưu tầm được): Truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười, truyện thiếu nhi, sách Truyện đọc lớp 4. 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A.Ổn định :
B.Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS kiểm tra :
+ Kể lại truyện Một nhà thơ chân chính.
+ Nêu ý nghĩa cảu câu chuyện.
- Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện và nêu ý nghĩa cảu truyện.
- Nhận xét.
C.Bài mới :
* Giới thiệu bài : Tiết các em đã về nhà tìm đọc trong sách, báo, hỏi ông bà, cha mẹ những câu chuyện về lòng trung thực. Trong tiết tiết kể chuyện hôm nay mỗi em sẽ kể cho thầy và các bạn nghe câu chuyện mình đã đọc, đã nghe.
- Ghi tên truyện lên bảng.
* Hướng dẫn HS kể chuyện.
- Cho HS đọc đề bài + đọc gợi ý.
- Dùng phấn màu gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài đã viết sẵn trên bảng lớp.
Đề bài : Kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về tính trung thực.
- Để có thể kể chuyện được đúng đề tài, kể hay chúng ta cần tìm hiểu những gợi ý.
- Cho HS đọc gợi ý 1.
- Hỏi: Em hãy nêu một số biểu hiện của tính trung thực.
+ Không vì của cải hay tình cảm riêng tư mà làm trái lẽ công bằng.
+ Dám nói sự thật, dám nhận lỗi.
+ Không làm những việc gian dối.
+ Không tham của người khác.
- Cho HS đọc gợi ý 2.
+ Tìm truyện về tính trung thực ở đâu ?
- Cho HS đọc gợi ý 3.
+ Khi kể chuyện cần chú ý những gì ?
+ Khi kể thành lời cần chú ý những gì ?
* HS kể chuyện :
- Cho HS kể chuyện theo nhóm.
- Cho HS kể, trình bày ý nghĩa của câu chuyện trước lớp.
- Nhận xét, khen những HS kể hay.
D. Củng cố :
- Cho HS nhắc lại tên truyện ?
+ Hãy nêu lại những biểu hiện của tính trung thực ?
E. Dặn dò :
- Nhận xét các hoạt động kể chuyện của HS.
- Khen ngợi những HS kể tốt và cả những HS chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.
- -Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân nghe câu chuyện vừa được nghe kể. 
- Dặn HS đọc trước đề bài và gợi ý của bài tập kể chuyện trong SGK để tuần sau : Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
- Hát vui.
- 2 em lần lượt kể chuyện và nêu ý nghĩa của truyện, lớp lắng nghe.
- 1 HS nhận xét.
-Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên truyện.
- 1HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS quan sát, theo dõi.
- Lắng nghe.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.
- Hs nêu.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.
+ Tìm trong kho tàn truyện cổ.
+ Truyện về gương tốt.
+ Trong sách truyện đọc.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.
+ Giới thiệu câu chuyện : 
. Nêu tên của câu chuyện.
. Em đã đọc, đã nghe câu chuyện này ở đâu, vào dịp nào ?
+ Khi kể nhớ kể đủ 3 phần :
. Mở đầu câu chuyện.
. Diễn biến câu chuyện.
. Kết thúc câu chuyện.
- HS kể theo nhóm : mỗi nhóm chọn một câu chuyện mình chọn, trao đổi ý nghĩa câu chuyện với các bạn trong nhóm đã kể.
- Đại diện nhóm kể chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Lớp nhận xét.
- 1HS nhắc lại tên truyện.
+ 2 HS nêu lại.
- Lắng nghe.
* Ruùt kinh nghieäm : .................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù baûy ngaøy 03 thaùng 10 naêm 2015
Moân : TIEÁNG VIEÄT
Phaân moân : Keå chuyeän
Tuaàn 6 tieát 6
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
- Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc, nói về long tự trọng.
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện..
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Một số truyện viết về lòng tự trọng (GV và HS sưu tầm): truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười, truyện thiếu nhi, sách Truyện đọc lớp 4.
- Bảng lớp viết Đề bài.
- Giấy khổ to (hoặc bảng phụ) viết vắn tắt gợi ý 3 trong SGK ( dàn ý KC) , tiêu chuẩn đánh giá bài KC.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A.Ổn định :
B.Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS kiểm tra : 2 HS lần lượt kể lại câu chuyện mà em đã nghe, đã đọc về tính trung thực.
- Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện và nêu ý nghĩa của truyện.
- Nhận xét.
C.Bài mới :
* Giới thiệu bài : Tuần trước, các em đã kể những câu chuyện đã nghe, đã đọc về tính trung thực. Tuần này, các em sẽ kể những câu chuyện đã nghe, đã đọc về lòng tự trọng. Thầy đã dặn các em chuẩn bị trước cho tiết học hôm nay- mỗi em sẽ có một câu chuyện về lòng tự trọng để kể cho các bạn nghe.
- Ghi tên truyện lên bảng.
* Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài.
- Cho HS đọc đề bài.
- Gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài ghi trong bảng lớp.
Đề bài : Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe , được đọc.
- Cho HS đọc các gợi ý.
- Cho HS đọc lại gợi ý 2.
- Cho HS giới thiệu tên câu chuyện của mình.
- Đưa bảng phụ ghi dàn ý bài kể chuyện, tiêu chí đánh giá bài KC lên bảng lớp. 
* HS thực hành kể chuyện :
- Cho HS kể chuyện theo cặp.
- Cho HS kể chuyện trước lớp.
- Nhận xét, khen những HS chọn được truyện đúng đề tài, kể hay.
* Nêu ý nghĩa của truyện.
- Cho HS trình bày ý nghĩa câu chuyện của mình.
D. Củng cố :
- Cho HS nhắc lại tên bài kể chuyện ?
+ Các em vừa kể chuyện theo vhủ đề nào?
E. Dặn dò :
- Nhận xét các hoạt động kể chuyện của HS.
- Khen ngợi những HS kể tốt và cả những HS chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.
- Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân nghe câu chuyện vừa được nghe kể. 
- Dặn HS xem các tranh minh hoạ ở tiết kể chuyện tuần sau : Lời ước dưới trăng.
- Hát vui.
- 2 em lần lượt kể chuyện và nêu ý nghĩa của truyện, lớp lắng nghe.
- 1 HS nhận xét.
-Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên truyện.
- 1HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS quan sát, theo dõi.
-HS nối tiếp nhau đọc gợi ý.
- 1 HS đọc lại gợi ý 2.
- Lần lượt một số em giới thiệu.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.
- Từng cặp thay phiên kể câu chuyện của mình.
- Đại diện HS kể trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- Vài HS nêu ý nghĩa câu chuyện mình chọn kể.
- 1 HS nhắc lại.
+ 1 HS trả lời.
- Lắng nghe.
* Ruùt kinh nghieäm : .................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxKE CHUYEN 1-6.docx