Giáo án Kể chuyện lớp 4 - Học kì I

 I. MỤC TIÊU:

 Dựa vào các tranh minh họa và lời kể của GV kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện .

- Thể hiện lời kể tự nhiên , phối hợp lời kể với điệu bộ , nét mặt , biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung truyện .

- Biết theo dõi , nhận xét , đánh giá lời của bạn kể .

- Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện : Giải thích sự hình thành của hồ Ba Bể . Qua đó ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái và khẳng định những người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK .

- Các tranh cảnh về hồ Ba Bể hiện nay

 

doc 37 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 2199Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Kể chuyện lớp 4 - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể chuyện hấp dẫn nhất.
D. Củng cố – dặn dò:
+ Qua câu truyện, em hiểu điều gì?
+ Trong cuộc sống, chúng ta nên có lòng nhân ái bao la, biết thông cảm và sẻ chia những đau khổ của người khác. Những việc làm cao đẹp của cô sẽ mang lại niềm vui, hạnh phúc cho chính chúng ta và cho mọi người.
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà kể lại truyện cho người thân nghe.
- Tìm những câu truyện kể về những ước mơ cao đẹp hoặc những ước mơ viễn vông, phi lí viết vào vở kể chuyện tiết sau các em học tốt hơn.
- Cả lớp thực hiện.
- 1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Nhắc lại.
- HS quan sát tranh minh hoạ, đọc lời dưới tranh .
- Cả lớp lắng nghe và quan sát ngữ điệu của truyện.
- HS theo dõi tranh và chú ý giọng kể.
- 3 HS đọc nối tiếp các ý : 1,2,3 SGK/69.
- Kể trong nhóm. Đảm bảo HS nào cũng được tham gia. Khi 1 HS kể, các em khác lắng nghe, nhận xét, góp ý cho bạn.
- 4 HS tiếp nối nhau kể với nội dung từng bức tranh .
- Nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
- 3 HS tham gia kể.
-2 HS đọc thành tiếng.
- Hoạt động trong nhóm.
- Đại diện 1 nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét.
- HS trả lời.
- HS nghe.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện
TUẦN 8
Tiết 8 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU: 
 - Kể được câu chuyện bằng lời của mình về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viễn vông, phi lí mà đã nghe, đã đọc.
 - Lời kể sinh động, hấp dẫn, phối hợp với cử chỉ , điệu bộ.
 - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện mà bạn kể.
 - Nhận xét, đánh giá câu truyện, lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng lớp viết sẵn đề bài.
- HS sưu tầm các truyện có nội dung đề bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Ổn định.
- Nhắc nhở HS giữ trật tự để chuẩn bị học bài.
B. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS lên bảng tiếp nối nhau kể từng đoạn theo tranh truyện Lời ước dưới trăng.
- Gọi 1 HS kể toàn truyện
- Gọi 1 HS nêu ý nghĩa của truyện.
- Nhận xét và cho điểm từng HS .
C. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
- GV kiểm tra HS tìm đọc chuyện ở nhà và chọn chuyện.
 - GV ghi tựa lên bảng.
2. Hướng dẫn HS kể chuyện:
a. Tìm hiểu đề bài:
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: được nghe, được đọc, ước mơ đẹp, ước mơ viển vông, phi lí.
-Yêu cầu HS giới thiệu những truyện, tên truyện mà mình đã sưu tầm có nội dung trên.
-Yêu cầu HS đọc phần Gợi ý:
Hỏi: + Những câu truyện kể về ước mơ có những loại nào? Lấy ví dụ.
+ Khi kể chuyện cầu lưu ý đến những phần nào?
+ Nội dung câu chuyện có mấy phần.
+ Câu truyện em định kể có tên là gì? Em muốn kể về ước mơ như thế nào?
b. Học sinh thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
* Kể truyện trong nhóm:
-Yêu cầu HS kể chuyện theo cặp.
- GV theo dõi và hướng dẫn những nhóm còn yếu.
* Kể truyện trước lớp:
- Tổ chức cho HS kể chuyện trước lớp, trao đổi, đối thoại về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa truyện 
- Gọi HS nhận xét về nội dung câu chuyện của bạn, lời bạn kể.
- Nhận xét và cho điểm từng HS .
D. Củng cố - dặn dò:
- Trong tiết học này các em đã được nghe những câu chuyện nào ?
- Nêu ý nghĩa câu chuyện em được nghe
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà kể lại cho người thân nghe những câu truyện đã nghe các bạn kể 
- Chuẩn bị những câu chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân ghi vào vở kể chuyện tiết sau các em học cho tốt.
- Cả lớp thực hiện.
- 4 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu.
- Lắng nghe.
-2 HS đọc thành tiếng.
- Lắng nghe.
- HS giới thiệu truyện của mình.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc phần Gợi ý.
- HS lần lượt nêu.
- HS nêu :... tên câu chuyện, nội dung câu chuyện, ý nghĩa của câu chuyện.
- HS nêu.
- 5 HS phát biểu theo phần chuẩn bị của mình.
- 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi nội dung truyện , nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Nhiều HS tham gia kể. Các HS khác cùng theo dõi để trao đổi về các nội dung.
- Nhận xét theo các tiêu chí đã nêu.
- HS nêu.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
TUẦN 9
Tiết 9 KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu: 
 1. Rèn kĩ năng nói :
- HS chọn được câu chuyện có nội dung kể về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân. Biết cách sắp xếp câu truyện thành một trình tự hợp lí. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
 - Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ.
2. Rèn kĩ năng nghe : Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Bảng lớp ghi sẵn đề bài.
 - Bảng phụ viết vắn tắt :
* 3 hướng xây dựng cốt chuyện.
+ Nguyên nhân làm nảy sinh ước mơ đẹp.
+ Những cố gắng để đạt ước mơ.
+ Những khó khăn đã vượt qua, ước mơ đạt được.
 * Dàn ý của bài kể chuyện
Tên câu truyện.
+Mở đầu : Giới thiệu ước mơ của em hoặc của bạn bè, người thân. Vì sao em lại kể ước mơ đó.
+ Diễn biến.
+ Kết thúc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Ổn định.
- Nhắc nhở HS giữ trật tự để chuẩn bị học bài.
B. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS lên bảng kể câu chuyện đã nghe (đã dọc) về những ước mơ.
- Hỏi HS dưới lớp ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể.
- Nhận xét và cho điểm từng HS .
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Kiểm tra việc HS chuẩn bị bài.
- Nhận xét, tuyện dương những em chuẩn bị bài tốt.
- GV ghi tựa lên bảng.
2. Hướng dẫn kể chuyện:
a.Tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV đọc, phân tích đề bài, dùng phấn màu gách chân dưới các từ: ước mơ đẹp của em, của bạn bè, người thân.
- Hỏi : + Yêu cầu của đề bài về ước mơ là gì? Nhân vật chính trong truyện là ai?
- Gọi HS đọc gợi ý 2.
- Treo bảng phụ.
- Em xây dựng cốt truyện của mình theo hướng nào? Hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe.
* Kể trong nhóm:
- Chia nhóm 4 HS , yêu cầu các em kể câu chuyện của mình trong nhóm. Cùng trao đổi, thảo luận với các bạn về nội dung, ý nghĩa và cách đặt tên cho chuyện.
- GV đi giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn. Chú các em phải mở đầu câu chuyện bằng ngôi thứ nhất, dùng đại từ em hoặc tôi.
* Kể trước lớp:
-Tổ chức cho HS thi kể.
- Mỗi HS kể GV ghi nhanh lên bảng tên HS , tên truyện, ước mơ trong truyện.
- Sau mỗi HS kể, GV yêu cầu HS dưới lớp hỏi bạn về nội dung, ý nghĩa, cách thức thực hiện ước mơ đó để tạo không khí sôi nổi, hào hứng ở lớp học.
- Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu ở các tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm từng HS .
D. Củng cố - dặn dò:
- Trong tiết học này các em đã được nghe những câu chuyện nào ?
- Nêu ý nghĩa câu chuyện em được nghe
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà viết lại một câu chuyện các bạn vừa kể mà em cho là hay nhất và chuẩn bị bài : Oân tập.
- Cả lớp thực hiện.
- 1 HS lên bảng kể.
- Tổ chức báo cáo việc chuẩn bị bài của các bạn.
- 2 HS đọc thành tiếng đề bài.
- HS theo dõi
+ Đề bài yêu cầu đây là ước mơ phải có thật.
Nhân vật chính trong chuyện là em hoặc bạn bè, người thân.
- 3 HS đọc thành tiếng.
-1 HS đọc nội dung trên bảng phụ.
- HS lần lượt nêu : Em kể về nội dung em trờ thành cô giáo vì quê em ở miền núi rất ít giáo viên và nhiều bạn nhỏ đến tuổi mà chưa biết chư õ
- 4 HS ngồi 2 bàn kể chuyện, trao đổi nội dung truyện , nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Nhiều HS tham gia kể. Các HS khác cùng theo dõi để trao đổi về các nội dung.
-Hỏi và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét theo các tiêu chí đã nêu.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
TUẦN 10 : ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
1/ Rèn kĩ năng nói :
+ Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS có thể kể lại được câu chuyện một cách hấp dẫn, lô gíc.
+ Biết kể tự nhiên bằng lời của mình 1 câu chuyện hay một đoạn chuyện đã nghe, đã đọc.
+ HS chọn được câu chuyện theo đúng chủ đề, biết sắp xếp thành một câu chuyện.
- Nắm được nội dung câu chuyện, ý nghĩa của câu chuyện.
- Lời kể tự nhiên, chân thật kết hợp cử chỉ, điệu bộ.
2/ Rèn kĩ năng nghe :
- Chăm chú nghe cô kể, nhớ đưôc nội dung cốt truyện.
- Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét được lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh minh hoạ cho một số truyện kể đã học từ tuần 1 đến tuần 9.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Ổn định.
- Nhắc nhở HS giữ trật tự để chuẩn bị học bài.
B. Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra sự chuẩn bị tranh và câu chuyện của HS.
- GV nhận xét.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Oân tập
- GV ghi tựa lên bảng.
2. Hướng dẫn ôn tập:
a/ Loại bài nghe kể lại câu chuyện vừa nghe trên lớp.
- Từ tuần 1 đến tuần 9 cô đã kể cho các em nghe những câu chuyện nào ?
- GV nhận xét.
* Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm cho nhau nghe, mỗi nhóm kể 1 câu chuyện (lên bốc thăm câu chuyện )
* Thi kể giữa các nhóm với nhau.
b/ Loại bài kể chuyện đã đọc , đã nghe.
- Từ tuần 1 đến tuần 9 các em đã học kể chuyện đã đọc, đã nghe với những chủ đề nào ?
- GV nhận xét.
- Yêu cầu HS xung phong thi kể.
- GV nhận xet, tuyên dương.
c/ Loại bài được chứng kiến hoặc tham gia.
- Từ tuần 1 đến tuần 9 các em đã được học về kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia với chủ đề nào ?
- Yêu cầu HS kể cho nhau nghe theo nhóm đôi.
- GV tổ chức thi kể trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
D/ Củng cố - Dăïn dò :
- Tiết ôn tập đã cho các em nắm chắc những câu chuyện nào ?
- Về nhà tập kể nhiều lần, lời kể phải phù hợp với nhân vật và điệu bộ.
- Chuẩn bị bài : Bàn chân kì diệu
- Nhận xét tiết học.
- Cả lớp thực hiện.
- HS báo cáo sự chuẩn bị của mình.
- Lắng nghe.
- HS nhắc lại.
- 2 HS nêu : Sự tích hồ Ba Bể ; Một nhà thơ chân chính ; lời ước dưới trăng.
- HS khác nhận xét.
- Kể chuyện trong nhóm cho nhau nghe câu chuyện mình đã bốc thăm.
- Đại diện 3 nhóm thi kể.
- Nhóm khác nhận xét.
- HS nêu : về lòng nhân hậu;  về tính trung thực ;  Về lòng tự trọng ;  Về ước mơ đẹp hay ước mơ viễn vông, phi lí.
- 3 HS thi kể.
- HS nhận xét.
- HS nêu :  Về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân.
- 2 HS ngồi cùng bàn tự kể cho nhau nghe.
- 2 nhóm thi kể với nhau.
- HS nêu.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
TUẦN 11
Tiết 11 BÀN CHÂN KÌ DIỆU
I. Mục tiêu: 
 -Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ kể từng đoạn và toàn bộ câu truyện Bà chân kì diệu.
 -Biết phối hợp lời kể với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
 -Hiểu ý nghĩa của truyện: Dù trong hoàn cảnh khó khăn nào, nếu con người giàu nghị lực, có ý chí vươn lên thì sẽ đạt được điều mình mong ước.
 -Tự rút ra bài học cho mình từ tấm gương Nguyễn Ngọc Kí bị tàn tật nhưng đã cố gắng vươn lên và thành công trong cuộc sống.
 -Biết lắng nghe, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Tranh minh hoạ truyện trong SGK trang 107 (phóng to nếu có điều kiện)
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
-Bạn nào còn nhớ tác giả của bài thơ Em thương đã học ở lớp 3.
-Câu truyện cảm động về tác giả của bài thơ Em thương đã trở thành tấm gương sáng cho bao thế hệ người Việt Nam. Câu chuyện đó kể về chuyện gì? Các em cùng cô kể.
 b.Kể chuyện:
-GV kể chuyện lần 1: chú ý giọng kể chậm rãi, thong thả. Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả hình ảnh, hành động của Nguyễn Ngọc Kí: Thập thò, mềm nhũn, buông thõng, bất động, nhoè ướt, quay ngoắt, co quắp,
-GV kể chuyện làn 2: Vừa kể vừ chỉ vào tranh minh hoạ và đọc lời phía dưới mỗi tranh.
 c. Hướng dẫn kể chuyện:
a/. Kể trong nhóm:
-Chia nhóm 4 HS . Yêu cầu HS trao đổi, kể chuyện trong nhóm.GV đi giúp đỡ từng nhóm.
b/. Kể trước lớp:
-Tổ chức cho HS kể từng đoạn trước lớp.
-Mỗi nhóm cử 1 HS thi kể và kể một tranh.
-Nhận xét từng HS kể.
-Tổ chức cho HS thi kể toàn chuyện.
GV khuyến khích các HS khác lắng nghe và hỏi lại bạn một số tình tiết trong truyện.
+Hai cánh tay của Kí có gì khác mọi người?
+Khi cô giáo đến nhà, Kí đang làm gì?
+Kí đã cố gắng như thế nào?
+Kí đã đạt được những thành công gì?
+Nhờ đâu mà Kí đạt được những thành công đó?
-Gọi HS nhận xét lời kể và trả lời của bạn.
-Nhận xét chung và cho điểm từng HS .
c/. Tìm hiểu ý nghĩa truyện:
-Hỏi: +câu truyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
+Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Kí.
-Thầy Nguyễn Ngọc Kí là một tấm gương sáng về học tập, ý chí vươn lên trong cuộc sống. Từ một cậu bé bị tàn tật, ông trở thành một nhà thơ, nhà văn. Hiện nay ông là Nhà giáo Ưu tú, dạy môn ngữ văn cho một trường Trung học ở Thành Phố Hồ Chí Minh.
2. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị những câu chuyện mà em được nghe, được đọc về một người có nghị lực.
-Tác giả của bài thơ Em thương là nhà thơ Nguyễn Ngọc Kí.
-Lắng nghe.
-HS trong nhóm thảo luận. Kể chuyện. Khi 1 HS kể, các em khác lắng nghe, nhận xét và góp ý cho bạn.
-Các tổ cử đại diện thi kể.
-3 đến 5 HS tham gia kể.
-Nhận xét, đánh giá lời bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
+Câu truyện khuyên chúng ta hãy kiên trì, nhẫn nại, vượt lên mọi khó khăn sẽ đạt được mong ước của mình.
+Em học được ở anh Kí tinh thần ham học, quyết tâm vươn lên cho mình trong hoàn cảnh khó khăn.
+Em học được ở anh Kí nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
+Em thấy mình cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong học tập.
+Em học tập được ở anh Kí lòng tự tin trong cuộc sống, không tự ti vào bản thân mình bị tàn tật.
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu: 
 -Kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc có cốt chuyện, nhân vật nói về người có nghị lực, có ý chí vươn lên.
 -Kiểu được nội dung ý nghĩa câu chuyện của các bạn.
 -Lời kể tự nhiên, sáng tạo, kết hợp với cử chỉ nét mặt, điệu bộ.
 -Biết nhận xét đánh giá nội dung truyện, lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học: 
 -GV và HS sưu tầm các truyện có nội dung nói về một người có nghị lực.
 -Đề bài và gợi ý 3 viết sẵn trên bảng.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Gọi 2 HS tiếp nối nhau kể từng đoạn truyện Bàn chân kì diệu và trả lời câu hỏi: Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Kí?
-Gọi 1 HS kể toàn chuyện.
-Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
-Kiểm tra việc HS chuẩn bị truyện ở nhà.
-Tiết kể chuyện hôm nay lớp mình sẽ thi xem bạn nào có câu chuyện hay nhất, bạn nào kể chuyện hấp dẫn nhất.
 b. Hướng dẫn kể chuyện;
 * Tìm hiểu đề bài:
-Gọi HS đọc đề bài.
-GV phân tích đề bàiø, dùng phấn màu gạch các từ: được nghe, được đọc, có nghị lực.
-Gọi HS đọc gợi ý.
-Gọi HS giới thiệu những chuyện em đã được đọc, được nghe về người có nghị lực và nhận xét, tránh HS lạc đề về người có ước mơ đẹp. Khuyến khích HS kể chuyện ngoài SGK sẽ được cộng điểm thêm.
-Gọi HS giới thiệu về câu chuyện mình dịnh kể.
-2 HS đọc thành tiếng.
 * Kể trong nhóm:
-HS thực hành kể trong nhóm.
GV đi hướng dẫn những HS gặp khó khăn.
Gợi ý:
+Em cần giới thiệu tên truyện, tên nhân vật mình định kể.
+Kể những chi tiết làm nổi rõ ý nghĩa, nghị lực của nhân vật.
 * Kể trước lớp:
-Tổ chức cho HS thi kể.
-GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung truyện, ý nghĩa truyện.
-Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất.
-Cho điểm HS kể tốt.
3. Củng cố – dặn dò:
-nhận sét tiết học.
-Dặn HS về nhà kể lại chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe. Nhắc HS luôn ham đọc sách.
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-Tổ trưởng tổ báo cáo việc chuẩn bị của các tổ viên.
-2 HS đọc thành tiếng.
-Lắng nghe.
-4 HS nối tiếp nhau đọc từng gợi ý.
-Lần lượt HS giới thiệu truyện.
+Bác Hồ trong truyện Hai bàn tay.
+Bạch Thái Bưởi trong câu chuyện vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi.
Lê Duy Ứng trong truyện Người chiến sĩ giàu nghị lực.
+Đặng Văn Ngữ trong truyện Người trí thức yêu nước.
+Ngu CoÂng trong truyện Ngu Công dời núi.
+Nguyễn Ngọc Kí trong truyện Bàn chân kì diệu.
(Những người bị khuyết tật mà em đã biết qua ti vi, đài, báo vẫn đỗ đại học và trở thành những người lao động giỏi)
- Lần lượt 3 HS giới thiệu về nhân vật mà mình định kể.
+Tôi xin kể câu chuyện Bô-bin-sơn ở đảo hoang mà tôi đã được đọc trong truyện trinh thám.
+Tôi xin kể câu chuyện về anh Sơn người bị tàn tật mà vẫn học 2 trường đại học. Tấm gương về anh tôi đã dược xem trong chương trình Người đương thời.
+Tôi xin kể chuyện về nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Kí
-2 HS đọc thành tiếng.
-2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa truyện với nhau.
-5 đến 7 HS thi kể và trao đổi về ý nghĩa truyện.
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN 
HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu: 
 -Kể được câu chuyện mình chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó.
 -Lới kể tự nhiên, sáng tạo, kết hợp với nét mặt, cử chỉ , điệu bộ.
 -Hiểu được nội dung chuyện, ý nghĩa của các câu truyện mà bạn kể.
 -Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Đề bài viết sẵn trên bảng lớp.
 -Mục gợi ý 2 viết trên bảng phụ.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Gọi 2 HS kể lạn truyện em đã nghe, đã học về người có nghị lực.
-Khuyến khích HS lắng nghe, hỏi bạn về nhân vật, sự việc hay ý nghĩa câu chuyện cho bạn kể chuyện.
-Nhật xét về HS kể chuyện, HS đặt câu hỏi và cho điểm từng HS .
2ø. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
Tiết kể chuyện lần trước, các em đã nghe, kể về người có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Hôm nay, các em sẽ kể những truyện về người có tinh thần, kiên trì vượt khó ở xung quanh mình. Các em hãy tìm xem bạn nào lớp mình đã biết quan tâm đến mọi người xung quanh.
 b. Hướng dẫn kể chuyện:
 * Tìm hiểu đề bài:
-Gọi HS đọc đề bài.
-Phân tích đề bài: dùng phấn màu gạch chân các từ: chứng kiến, tham gia, kiên trì, vượt khó,.
-Gọi HS đọc phần gợi ý.
-Hỏi: +Thế nào là người có tinh thần vượt khó?
+Em kể về ai? Câu chuyện đó như thế nào?
-Yêu cầu quan sát tranh minh hoạ trong SGK và mô tả những gì em biết qua bức tranh.
 * Kể trong nhóm:
-gọi HS đọc lại gợi ý 3 trên bảng phụ.
-yêu cầu HS kể chuyện theo cặp. GV đi giúp đỡ các em yếu.
 * Kể trước lớp:
-Tổ chức cho HS thi kể.
-Gv khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung, ý nghĩa của chuyện.
-Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện.
-Nhận xét HS kể, HS hỏi và chi điểm từng HS .
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
-2 HS kể trước lớp.
-2 HS đọc thành tiếng.
-3 HS tiếp nối nhau đọc phần gợi ý.
+Người có tinh thần vượt khó là người không quản ngại khó khăn, vất vả, luôn cố gắng khổ công làm được công việc mà mình mong muốn hay có ích.
+Tiếp nối nhau trả lời.
*Em kể về anh Sơn ở Thanh Hoá mà em được biết qua ti vi. Anh bị liệt hai chân nhưng vẫn kiên trì học tập. Bây giờ anh đang là sinh viên đại học.
*Em kể về người bạn của em. Dù gia đình bạn gặp nhiều khó khăn nhưng bạn vẫn cố gắng đi học.
*Em kể về lòng kiên trì học tập của bác hàng xóm khi bác bị tai nạn lao động.
*Em kể về lòng kiên nhẫn luyện viết chữ đẹp của bạn Châu cùng khi tập thể của em.
-2 HS giới thiệu.
+Tranh 1 và tranh 4 kể về một bạn gái có gia đình vất vả. Hàng ngày bạn phải làm nhiều việc để giúp đỡ gia đình. Tối đến bạn vẫn chịu khó học bài.
+Tranh 2, 3 kể về một bạn trai bị khuYết tật nhưng bạn vẫn kiên trì, cố gắng luyện tập và học hành.
-1 HS đọc thành tiếng.
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, kể chuyện.
-5 đến 7 HS thi kể và trao đổi với bạn về ý nghĩa truyện.
-Nhận xét lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
T

Tài liệu đính kèm:

  • docke chuyen HKI.doc