Giáo án Hóa học 8 - Tiết 48: Tính chất ứng dụng của hiđrô (tiếp)

Tiết 48: TÍNH CHẤT ỨNG DỤNG CỦA HIĐRÔ (tiếp)

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

 - Hs biết và hiểu hiđro có tính khử, hiđro không những tác dụng được với đơn chất ôxi mà còn tác dụng được với oxi ở dạng hợp chất, các phản ứng này đều toả nhiệt.

 - Hs biết hiđro có nhiều ứng dụng, chủ yếu do tính chất rất nhẹ, do tính khử và khi cháy đều toả nhiệt.

2. Kỹ năng

 - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng viết phương trình phản ứng và khả năng quan sát thí nghiệm.

 - Tiếp tục rèn luyện cho học sinh khả năng làm bài tập tính theo phương trình hoá học.

3. Thái độ

 - Giúp học sinh say mê yêu thích môn học.

 B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.

 1. Giáo viên :

 - Dụng cụ : Ống nghiệm có nhánh, ống dẫn bằng cao su, cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, ống thuỷ tinh thủng hai đầu, nút cao su có ống dẫn khí, đèn cồn.

 - Hoá chất : Kẽm(Zn), axit HCl, đồng(II)oxit(CuO), đồng(Cu).

 - Phiếu học tập.

 - Băng ghi hình thí nghiệm .

 

docx 5 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 548Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 8 - Tiết 48: Tính chất ứng dụng của hiđrô (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 48: Tính chất ứng dụng của hiđrô (tiếp)
A. Mục Tiêu:
1. Kiến thức
 - Hs biết và hiểu hiđro có tính khử, hiđro không những tác dụng được với đơn chất ôxi mà còn tác dụng được với oxi ở dạng hợp chất, các phản ứng này đều toả nhiệt.
 - Hs biết hiđro có nhiều ứng dụng, chủ yếu do tính chất rất nhẹ, do tính khử và khi cháy đều toả nhiệt.
2. Kỹ năng 
 - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng viết phương trình phản ứng và khả năng quan sát thí nghiệm. 
 - Tiếp tục rèn luyện cho học sinh khả năng làm bài tập tính theo phương trình hoá học. 
3. Thái độ
 - Giúp học sinh say mê yêu thích môn học. 
 B. Chuẩn Bị Của Gv và Hs.
 1. Giáo viên : 
 - Dụng cụ : Ống nghiệm có nhánh, ống dẫn bằng cao su, cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, ống thuỷ tinh thủng hai đầu, nút cao su có ống dẫn khí, đèn cồn.
 - Hoá chất : Kẽm(Zn), axit HCl, đồng(II)oxit(CuO), đồng(Cu). 
 - Phiếu học tập.
 - Băng ghi hình thí nghiệm . 
2. Học sinh: 
 - Chuẩn bị bài mới .
C. Hoạt Động Dạy và Học.
1. ổn định tổ chức lớp .
2. Kiểm tra bài cũ :
 Câu 1: So sánh sự giống và khác nhau giữa Oxi và Hiđro về tính chất vật lý ?
 Câu 2: Tại sao hỗn hợp khí hiđro và oxi khi cháy lại gây ra tiếng nổ ?
3.Bài gảng :
a.Vào bài : Tiết trước chúng ta đã đi nghiên cứu tính chất vật lý và tính chất hoá học của hiđro và biết được rằng hiđro tác dụng được với đơn chất là Oxi vậy ngoài tác dụng với đơn chất. Hidro còn tác dụng được vơí những hợp chất nào và hiđro có những ứng dụng gì trong thực tiễn cuộc sống . 
 b. Tiến trình dạy và học:
Hoạt động của Gv-Hs
Nội dung
*Hoạt động 1.
Gv: Yêu cầu Hs theo dõi thí nghiệm và quan sát hiện tượng .
Gv: Giới thiệu cho học sinh về dụng cụ làm thí nghiệm ,hoá chất cần dùng trong thí nghiệm .
Hs: Nghe Gv hướng dẫn trên bảng.
- Trước khi làm thí nghiệm cho học sinh quan sát màu của đồng(II) oxit trong ống nghiệm thủng 2 đầu .
(?) CuO có màu gì.
Hs: - Trả lời 
 - Yêu cầu nêu được: CuO có màu đen 
Gv: Tiến hành thí nghiệm 
- Dẫn khí H2 đi qua CuO ở nhiệt độ thường. 
(?) Các em hãy quan sát hiện tượng xẩy ra.Nêu nhận xét và hoàn thành vào phiếu học tập. 
* Lưu ý: Với Hs phải thử độ tinh khiết của H2 trước khi dòng qua đồng (II ) oxit. 
Hs: -Quan sát hiện tượng và điền thông tin vào phiếu học tập. 
 - Yêu cầu nêu được : CuO không đổi màu, và phản ứng giữa H2 và CuO không xẩy ra.
Gv: Chốt kiến thức . 
Gv: Dẫn khí H2 đi qua CuO ở nhiệt độ cao
( cho học sinh quan sát bằng băng hình ).
(?) Các em hãy quan sát hiện tượng xẩy ra.Nêu nhận xét .
Hs: Quan sát hiện tượng và nêu nhận xét 
- Yêu cầu nêu được: CuO chuyển sang màu đỏ, xuất hiện những giọt nước, xẩy ra phản ứng giữa H2 và CuO 
Gv: Chốt kiến thức 
(?) Hãy viết phương trình phản ứng.
Hs: Viết phương trình phản ứng.
Gv: Giới thiệu : Trong phản ứng trên H2 đã chiếm O2 trong hợp chất CuO. Do đó người ta nói rằng H2 có tính khử.
Gv: Cho Hs làm bài tập 2 trong phiếu học tập. 
Hs : Làm bài tập 2 trong phiếu học tập 
Gv: Giới thiệu. ở những nhiệt độ khác nhau H2 đã chiếm nguyên tử Oxi của một số oxit kim loại để tạo ra kim loại . Đây là một trong những phương pháp điều chế kim loại. 
Gv: Chúng ta vừa đi tìm hiểu xong phần tính chất hoá học của hiđro.Vậy một em hãy rút ra kết luận về tính chất hoá học của hiđro.
Hs: Nêu ra kết luận 
- Yêu cầu Hs đọc phần kết luận (SGK-trang 107).
Chuyển ý : Chúng ta vừa đi tìm hiểu xong phần tính chất vật lý , tính chất hoá học của H2 .Vậy với những tính chất này H2 được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống của chúng ta. 
I.Tính chất vật lý của Hiđro 
II. Tính chất hoá học của Hiđro 
1. Tác dụng với oxi
2. Tác dụng với đồng (II) oxit
a. Thí nghiệm (SGK)
b. Hiện tượng:
- ở nhiệt độ thường CuO không đổi màu và không có phản ứng hoá học xẩy ra. 
- Xuất hiện chất rắn màu đỏ gạch, xuất hiện những giọt nước.phản ứng hoá học xẩy ra. 
c. Phương trình phản ứng :
t0
H2(k) + CuO(r) —> H2O(l) + Cu(r)
(k.màu) ( đen ) (k.màu) (đỏ)
 Hoạt động của Gv-Hs
 Nội dung 
*Hoạt động 2.
Gv: Yêu cầu học sinh quan sát hình 5.3 (SGK ). Nêu ứng dụng của H2 và cơ sở khoa học của những ứng dụng đó.
Hs: Quan sát tranh trả lời câu hỏi.
Gv: Chốt lại kiến thức (giới thiệu thêm về một số ứng dụng ).
III. ứng dụng của Hiđro.
Hiđro: - Dùng nạp vào trong khí cầu.
 - Hàn cắt kim loại.
 - Trong công nghiệp luyện kim: dùng để làm sạch kim loại có lẫn tạp chất. 
 - Sản xuất nhiên liệu. 
 - Sản xuất axit HCl. 
 - Sản xuất Amôniac . 
4. luyện Tập – Củng Cố 
a. Củng Cố: 
 - Gv: Qua 2 tiết học vừa rồi em thấy cần phải nhớ những điều gì về Hiđro.
 - Hs: Nhắc lại những kiến thức về hiđro 
 - Gv: Yêu cầu một Hs đọc phần ghi nhớ (SGK)
b. Luyện Tập :
Bài tập 1: Em hãy chọn những câu trả lời đúng trong các câu sau :
 a. Hiđro có hàm lượng lớn trong khí quyển .
 b. Hiđro nhẹ nhất trong các chất khí. 
 c. Hiđro sinh ra trong quá trình thực vật phân huỷ .
 d. Khí Hiđro có khả năng kết hợp với những chất khác để tạo ra hợp chất.
 t0
t0
Bài tập 2 : Hóy chọn phương trỡnh húa học mà em cho là đỳng .
 a) 2H + Ag2O → 2Ag + H2O
t0
b) H2 + AgO → Ag + H2O
t0
c) H2 + Ag2O → 2Ag + H2O
d) 2H2 + Ag2O→ Ag + H2O
5.Dặn Dò 
- Học bài 
- Chuẩn bị bài mới 
-Hướng dẫn bài tập 4 (Sgk.tr-109)
 Bước 1 : Túm tắt đề bài : - Cho mCuO = 48(gam)
 - Tớnh : a, mCu=?. b,VH2=?
t0
Bước 2 : Viết phương trỡnh phản ứng : H2 + CuO —> H2O + Cu
Bước 3 : Tớnh số mol của CuO theo cụng thức : nCuO = m/M=?
Bước 4 : Tỡm số mol của Cu dựa vào số mol của CuO ( dựa vào phương trỡnh phản ứng ). Từ đú tớnh số gam Cu theo cụng thức : mCu = nxM =?
Bước 5 : Tỡm số mol của H2 dựa vào số mol của CuO (dựa vào phương trỡnh phản ứng ). Từ đú tớnh thể tớch của H2 theo cụng thức : VH2 = nx22,4=?

Tài liệu đính kèm:

  • docxtiet 42 tinh chat hoa hoc cua hidro.docx