Giáo án giáo viên dạy giỏi Lớp 3 - Môn Toán, Tiếng Việt

Toán: GIẢM ĐI MỘT SỐ LẦN

I. MỤC TIÊU:

- Biết thực hiện giảm đi một số lần và vận dụng vào giải toán.

- Biết phân biệt giảm đi một số đơn vị với giảm đi một số lần.

- Làm được BT1, BT2, BT3 trang 32.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :

- Bảng nhóm.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC CHỦ YẾU

A. Bài cũ :

- 2H đọc thuộc bảng nhân 7, các bạn khác đặt câu hỏi cho bạn và nhận xét câu trả lời.

- Lớp, T nhận xét.

B. Bài mới :

1. Giới thiệu bài

2. Hướng dẫn học sinh cách giảm một số đi nhiều lần.

- T gắn lên bảng hình những con gà như SGK. Hỏi:

+ Hàng trên có mấy con gà? (6 con gà)

+ Số con gà ở hàng dưới so với hàng trên như thế nào ? (Số con gà ở hàng trên giảm đi 3 lần thì được số con gà ở hàng dưới.

Ta có : 6 : 3 = 2 (con gà)

- T: Ghi bảng như SGK.

- H nhắc lại: Số gà ở hàng trên giảm đi 3 lần thì được số gà ở hàng dưới.

- T hướng dẫn H vẽ sơ đồ đoạn thẳng như SGK vào vở nháp.

- H thực hành vẽ. Nhận xét độ dài đoạn thẳng CD và đoạn thẳng AB: Độ dài đoạn thẳng AB giảm đi 4 lần thì được đồ dài đoàn thẳng CD: 8 : 4 = 2 (cm)

 Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào? (Muốn giảm một số đi nhiều lần ta chia số đó cho số lần.) (H nhắc lại nhiều em)

3. Thực hành

Bài 1: H nêu yêu cầu.

- H nhìn mẫu, giải thích mẫu.

- H làm theo nhóm 4 vào bảng nhóm.

- Nhóm trình bày bài làm. Lớp quan sát, nhận xét.

Bài 2:

Câu a: H đọc thầm bài mẫu.

- T nêu yêu cầu bài toán và yêu cầu H nhìn vào bài giải mẫu giải thích ví sao thực hiện phép tính đó.

Câu b: H đọc bài toán. Phân tích bài toán theo nhóm đôi.

- H làm bài vào vở, 1H làm vào bảng nhóm.

- H làm vào bảng nhóm trình bày bài làm. Lớp nhận xét.

- T chốt bài làm đúng : Bài giải

Thời gian làm công việc đó bằng máy là :

30 : 5 = 6 (giờ)

 Đáp số : 6 giờ

Bài 3: H đọc bài toán.

- Tự làm vào vở nháp. Đổi vở cho nhau để kiểm tra.

- T theo dõi và giúp đỡ những em chưa làm được.

3. Củng cố, dặn dò

- Mẹ có 21 con gà, mẹ giảm số gà đó đi 3 lần. Hỏi mẹ còn lại bao nhiêu con gà ?

- H nháp nhanh, nêu kết quả. Nhận xét.

- H nhắc lại cách tìm một số giảm đi nhiều lần.

- Nhận xét tiết học, khen những nhóm, những H làm bài tốt.

- Chuẩn bị : Luyện tập

 

doc 11 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 646Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giáo viên dạy giỏi Lớp 3 - Môn Toán, Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc - kể chuyện: CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
 (Theo Xu-khôm-lin-xki)
I. MỤC TIÊU: 
A. TẬP ĐỌC :
- Bước đầu biết đọc các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong SGK).
- Giáo dục KNS: Kĩ năng xác định giá trị; kĩ năng thể hiện sự cảm thông.
B. KỂ CHUYỆN:
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
- H khá - giỏi kể lại từng đoạn hay cả câu chuyện theo lời một bạn nhỏ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Tranh minh họa bài học. 
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Tiết 1: 
A. Bài cũ :
- 2H đọc thuộc lòng bài “Bận” kết hợp trả lời câu hỏi về nội dung.
- T và các bạn nhận xét đánh giá.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài:
- H quan sát tranh SGK, nêu nội dung của tranh. (Các bạn nhỏ đang ân cần thăm hỏi một cụ già ngồi bên vệ đường. Vẻ mặt cụ rất buồn bã).
- T giới thiệu: Chúng ta sẽ đọc một truyện kể về các bạn nhỏ với một cụ già qua đường. Qua câu chuyện này, các em sẽ thấy các bạn nhỏ trong truyện đã biết quan tâm đến người khác như thế nào, sự quan tâm của các bạn có tác dụng như thế nào đối với một cụ già đang buồn khổ, lo âu.
2. Luyện đọc 
a) T đọc mẫu toàn bài: Giọng người dẫn chuyện: chậm rãi ở đoạn 1; buồn, cảm động ở đoạn sau. Giọng ông cụ buồn, nghẹn ngào. 
b) Hướng dẫn H luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
* Đọc nối tiếp theo câu kết hợp luyện đọc các từ: sải cánh, ríu rít, bệnh viện, xe buýt.
* Đọc nối tiếp theo đoạn:
- Lần 1: H đọc nối tiếp mỗi em 1 đoạn.
+ T nhắc nhở H đọc đúng các câu hỏi của các bạn nhỏ (đoạn 2) đọc với giọng lo lắng, băn khoăn. Câu hỏi thăm cụ già của các bạn nhỏ (đoạn 3) đọc với giọng lễ độ, ân cần.
- Lần 2: H đọc kết hợp giải nghĩa các từ: sếu, u sầu, nghen ngào.
+ H đặt câu có từ: u sầu, nghẹn ngào
VD: Ông ngoại bạn Thuận mới qua đời nên trông vẻ mặt bạn ấy u sầu. / Khi 
đưa ông về nơi yên nghỉ cuối cùng, tôi nghẹn ngào từ biệt ông. Khi mẹ đi làm, em Tuấn khóc nghẹn ngào đòi mẹ.
* Đọc từng đoạn trong nhóm: 
- H đọc theo nhóm 4, theo dõi và góp ý cho nhau.
- 5H đọc nối tiếp 5 đoạn. Cả lớp nhận xét.
- 1H đọc toàn bài.
Tiết 2: 
 3. Hướng dẫn tìm hiếu bài
- Các bạn nhỏ đi đâu ? (Các bạn nhỏ đi về nhà sau một cuộc dạo chơi vui vẻ.)
- H đọc thầm toàn bài, thảo luận nhóm : trả lời câu hỏi 1; 2; 3; 4; 5 cuối bài.
+ 1HS đọc 5 câu hỏi thảo luận.
- HS thảo luận nhóm 3 (4).
- Đại diện nhóm trình bày từng câu hỏi (mỗi nhóm trình bày 1 câu), lớp - GV nhận xét, thống nhất:
Câu 1: Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại ?
H đọc thầm đoạn 1, 2 trao đổi để trả lời : (Các bạn gặp một cụ già đang ngồi bên đường, vẻ mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu.)
Câu 2: Các bạn nhỏ quan tâm đến ông cụ như thế nào ? 
Đọc thầm đoạn 1, 2 trả lời: (Các bạn nhỏ băn khoăn và trao đổi với nhau. Có bạn đoán cụ bị ốm, có bạn đoán cụ bị mất cái gì đó. Cuối cùng các bạn đến tận nơi để hỏi thăm ông cụ.)
Câu 3: Ông cụ gặp chuyện gì buồn ?
H: Đọc thầm đoạn 3, 4 trao đổi trả lời: (Cụ bà bị ốm nặng, đang nằm trong bệnh viện, rất khó qua khỏi.)
Câu 4: Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy nhẹ lòng nhẹ hơn ?
H đọc đoạn 4, trao đổi trả lời: (Ông cảm thấy nổi buồn được chia sẻ. / Ông cảm thấy đỡ cô đơn vì có người cùng trò chuyện. / Ông cảm động trước tấm lòng của các bạn nhỏ. / Ông thấy được an ủi vì được các bạn nhỏ quan tâm. / Ông cảm thấy lòng ấm lại vì tình cảm của các bạn nhỏ.)
- T hỏi thêm: Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?
+ H: Trao đổi theo nhóm để tìm câu trả lời. (Con người phải biết quan tâm,giúp đỡ lẫn nhau. / Con người phải biết thương yêu nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau.)
- T chốt: Các bạn nhỏ trong truyện không giúp được cụ già nhưng cụ già vẫn cảm ơn các bạn vì các bạn đã làm cho cụ thấy lòng nhẹ hơn. Như vậy, sự quan tâm, thông cảm giữa người với người là rất cần thiết. Câu chuyện muốn khuyên cac em: Con người phải biết thương yêu nhau, quan tâm đến nhau. Sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của những người xung quanh làm cho mỗi người cảm thấy, những lo lắng, buồn phiền dịu bớt và cuộc sống đẹp hơn. 
 4. Luyện đọc lại.
- 4H thi đọc đoạn 2, 3, 4 và 5.
- Sau đó thi đọc theo vai. Cả lớp bình chọn bạn đọc hay, đúng vai của mình.
+ T nhắc H đọc đúng như đã hướng dẫn ở phần trên.
- H: Thi đọc đoạn văn.
- 4H đọc nối tiếp 4 đoạn. Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
5. Kể chuyện
a) T nêu nhiệm vụ: Trong phần kể chuyện, các em tưởng tượng mình là một 
bạn nhỏ trong truyện để kể lại theo lời của bạn ấy.
b) Hướng dẫn H kể lại câu chuyện theo tranh.
-1 H khá - giỏi chọn một đoạn để kể trước lớp:
+ giới thiệu mình chọn kể đoạn nào và kể trước lớp. 
+ Lớp lắng nghe và nhận xét.
- H kể theo nhóm:
+ Từng nhóm cử đại diện thi kể trước lớp cả câu chuyện. 
+ Cả lớp lắng nghe và bình chọn người kể hay.
6. Củng cố, dặn dò:
- Qua đọc và tìm hiểu bài: Em hiểu thêm điều gì qua câu chuyện vừa học ? (Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau.)
- Các em đã làm gì để thể hiện sự quan tâm đến người khác, sẵn lòng giúp đỡ người khác như các bạn trong truyện chưa ?
(H: Liên hệ: mua tăm giúp người mù, tham gia phong trào " nuôi heo đất" giúp đỡ bạn nghèo....).
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại bài nhiều lần và kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị bài: Tiếng ru.
-------------------------a&b------------------------
Toán: GIẢM ĐI MỘT SỐ LẦN 
I. MỤC TIÊU: 
- Biết thực hiện giảm đi một số lần và vận dụng vào giải toán.
- Biết phân biệt giảm đi một số đơn vị với giảm đi một số lần.
- Làm được BT1, BT2, BT3 trang 32.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Bảng nhóm.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC CHỦ YẾU
A. Bài cũ :
- 2H đọc thuộc bảng nhân 7, các bạn khác đặt câu hỏi cho bạn và nhận xét câu trả lời.
- Lớp, T nhận xét.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh cách giảm một số đi nhiều lần.
- T gắn lên bảng hình những con gà như SGK. Hỏi:
+ Hàng trên có mấy con gà? (6 con gà)
+ Số con gà ở hàng dưới so với hàng trên như thế nào ? (Số con gà ở hàng trên giảm đi 3 lần thì được số con gà ở hàng dưới. 
Ta có : 6 : 3 = 2 (con gà)
- T: Ghi bảng như SGK.
- H nhắc lại: Số gà ở hàng trên giảm đi 3 lần thì được số gà ở hàng dưới.
- T hướng dẫn H vẽ sơ đồ đoạn thẳng như SGK vào vở nháp.
- H thực hành vẽ. Nhận xét độ dài đoạn thẳng CD và đoạn thẳng AB: Độ dài đoạn thẳng AB giảm đi 4 lần thì được đồ dài đoàn thẳng CD: 8 : 4 = 2 (cm)
 Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào? (Muốn giảm một số đi nhiều lần ta chia số đó cho số lần.) (H nhắc lại nhiều em) 
3. Thực hành
Bài 1: H nêu yêu cầu. 
- H nhìn mẫu, giải thích mẫu.
- H làm theo nhóm 4 vào bảng nhóm.
- Nhóm trình bày bài làm. Lớp quan sát, nhận xét.
Bài 2: 
Câu a: H đọc thầm bài mẫu.
- T nêu yêu cầu bài toán và yêu cầu H nhìn vào bài giải mẫu giải thích ví sao thực hiện phép tính đó.
Câu b: H đọc bài toán. Phân tích bài toán theo nhóm đôi.
- H làm bài vào vở, 1H làm vào bảng nhóm.
- H làm vào bảng nhóm trình bày bài làm. Lớp nhận xét.
- T chốt bài làm đúng : Bài giải
Thời gian làm công việc đó bằng máy là :
30 : 5 = 6 (giờ)
 Đáp số : 6 giờ
Bài 3: H đọc bài toán. 
- Tự làm vào vở nháp. Đổi vở cho nhau để kiểm tra.
- T theo dõi và giúp đỡ những em chưa làm được. 
3. Củng cố, dặn dò
- Mẹ có 21 con gà, mẹ giảm số gà đó đi 3 lần. Hỏi mẹ còn lại bao nhiêu con gà ?
- H nháp nhanh, nêu kết quả. Nhận xét.
- H nhắc lại cách tìm một số giảm đi nhiều lần. 
- Nhận xét tiết học, khen những nhóm, những H làm bài tốt.
- Chuẩn bị : Luyện tập
-------------------------a&b------------------------
Tập đọc: TIẾNG RU
 (Tố Hữu)
I. MỤC TIÊU: 
- Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng tình cảm, ngắt nhịp hợp lí.
- Hiểu ý nghĩa: Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). Thuộc được 2 khổ thơ trong bài.
- Giáo dục KNS: Tự nhận thức, lắng nghe tích cực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Tranh minh hoạ SGK. 
- Viết sẵn khổ thơ hướng dẫn H ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng. 
Con ong làm mật, / yêu hoa /
Con cá bơi, / yêu nước; // con chim ca, / yêu trời /
Con người muốn sống, / con ơi /
Phải yêu đồng chí, / yêu người anh em. //
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC CHỦ YẾU
A. Bài cũ :
- 2 H nối tiếp nhau kể câu chuyện : “Các em nhỏ và cụ già” theo lời một bạn nhỏ trong truyện (một H kể đoạn 1, 2; 1H kể đoạn 3, 4) kết hợp trả lời câu hỏi về nội dung.
- Lớp, T nhận xét.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài
Truyện Các em nhỏ và cụ già đã cho chúng ta thấy: Con người phải yêu thương nhau, quan tâm đến nhau. Sự quan tâm và sẵn sàng chia sẻ của người khác làm cho mọi người cảm thấy những lo lắng, buồn phiền dịu bớt và cuộc sống đẹp hơn. Bài thơ Tiếng ru chúng ta học hôm nay sẽ nói với các em mối quan hệ giữa người và người trong cuộc sống.
2. Luyện đọc:
a) T đọc mẫu toàn bài : Giọng thiết tha, tình cảm. Ngắt nhịp như chuẩn bị ở mục ĐDDH.
- H quan sát tranh SGK nêu nội dung tranh: Các bạn nhỏ đang hớn hở đi giữa cánh đồng lúa chín vàng, có ong bay, hoa nở...
b) Hướng dẫn H luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu trước lớp.
- H đọc nối tiếp : mỗi em 2 dòng thơ. 
* Đọc từng khổ thơ trước lớp.
- H đọc nối tiếp theo khổ thơ lần 1.
+ T nhắc H ngắt hơi ở các dấu phẩy, nghỉ hơi sau dòng thơ ngắn hơn sau mỗi khổ thơ.
- H đọc nối tiếp theo khổ thơ lần 2 - kết hợp giải nghĩa các từ: đồng chí, nhân gian, bồi.
* Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- H đọc tùng khổ thơ trong nhóm.
- 3H của 3 nhóm tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ.
- H lớp đọc đồng thanh toàn bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- H đọc thầm toàn bài, thảo luận nhóm : trả lời câu hỏi 1; 2; 3; 4 cuối bài.
+ 1HS đọc 4 câu hỏi thảo luận.
- HS thảo luận nhóm 3 (4).
- Đại diện nhóm trình bày từng câu hỏi (mỗi nhóm trình bày 1 câu), lớp - GV nhận xét, thống nhất:
Câu 1: Con ong, con cá, con chim yêu những gì ? vì sao ?
 - Con ong yêu hoa vì hoa có mật ngọt giúp ong làm mật.
- Con cá yêu nước vì nhờ có nước cá mới sống và bơi lội được.
- Con chim yêu trời vì có bầu trời cao rộng, chim mới thả sức tung cánh hót ca, bay lượn.
Câu 2: Hãy nêu cách hiểu của em về mỗi câu thơ trong khổ thơ 2.
T: Khuyến khích học sinh nêu nhiều cách diễn đạt các câu thơ.
* Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng:
- Một thân lúa chín không làm nên mùa lúa chín.
- Nhiều thân lúa chín mới làm nên mùa lúa chín.
- Rất nhiều (vô vàn) thân lúa chín mới làm nên mùa vàng.
* Một người đâu phải nhân gian / Sống chăng một đám lửa tàn mà thôi !
- Một người không phải là cả loài người / Sống một mình giống như một đốm lửa đang tàn lụi.
- Nhiều người mới làm nên nhân loại / Sống cô đơn một mình, con người giống như một đốm lửa nhỏ không tỏa sáng, cháy lan ra được, sẽ tàn...
Câu 3: Vì sao núi không nên chê đất thấp, biển không nên chê sông nhỏ ?
(Núi không chê đất thấp vì núi nhờ có đất mới cao lên được. Biển không chê sông nhỏ vì biển nhờ có nước của nhiều dòng sông nhỏ mới có đầy nước.)
Câu 4: Câu lục bát nào trong khổ thơ 1 nói lên ý chính của cả bài thơ ?
(Con người muốn sống con ơi / Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.)
- T chốt: Bài thơ khuyên con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí.
- H nhắc lại.
- Liên hệ tình cảm, trách nhiệm của mình với bạn trong lớp, trong xóm mình ở.
4. Học thuộc lòng
- T đọc diễn cảm bài thơ. 
+ T đưa ĐDDH ra để hướng dẫn H ngắt, nghỉ.
- 1H đọc lại toàn bài.
- T hướng dẫn H đọc thuộc từng khổ thơ, cả hai khổ thơ.
- H thi đọc thuộc trước lớp.
+T nhận xét, tuyên dương những bạn thuộc ngay tại lớp. Khuyến khích các em đọc thuộc lòng cả bài thơ.
5. Củng cố, dặn dò
- Bài thơ nói điều gì ? (Nội dung ; Nhắc lại nội dung bài thơ.)
- Nhận xét tiết học.
- Luyện học thuộc bài thơ. Dặn H ôn lại các bài tập đọc, HTL đã học. 
-------------------------a&b------------------------
Tự nhiên và xã hội: VỆ SINH THẦN KINH (t1)
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được một số việc nên làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh.
- Biết tránh những việc làm có hại đối với thần kinh.
- Kể được tên một số thức ăn đồ uống nếu bị đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh.
- GDKNS: + Kĩ năng tự nhận thức: Đánh giá được những việc làm của mình có liên quan đến hệ thần kinh.
+ Kĩ năng làm chủ bản thân: Quản lí thời gian để thực hiện được mục tiêu theo thời gian biểu hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Các hình trong SGK
- Phiếu học tập (Mẫu phiếu SGV trang 52).
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC CHỦ YẾU
A. Bài cũ: Hoạt động thần kinh.
- Kể thêm một số phản xạ thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới: 
1. Giới thiêu bài 
2.Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1: Làm việc với SGK
* Mục tiêu: Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan thần kinh. GDKNS: Kĩ năng tự nhận thức.
* Cách tiến hành: 
Bước 1 : Làm việc theo nhóm 
- GV yêu cầu HS quan sát các hình tr 32 SGK. 
- Giáo viên chia nhóm, phát phiếu học tập (Mẫu phiếu SGV trang 52), yêu cầu 
các nhóm thảo luận đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình nhằm nêu rõ: Nhân vật trong mỗi hình đang làm gì ? Việc làm đó có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh ?
Bước 2 : Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình cho từng bức tranh.
- GV nhận xét kết quả các nhóm, bổ sung và kết luận.
- Những việc làm như thế nào thì có lợi cho cơ quan thần kinh? (Những công việc vừa sức, thoải mái, thư giãn có lợi cho cơ quan thần kinh.)
- Kĩ năng tự nhận thức: Trạng thái sức khỏe nào có lợi cho CQTK? (Những công việc vừa sức, thoải mái, thư giãn có lợi cho cơ quan thần kinh. Khi chúng ta vui vẻ, được yêu thương )
® GV Kết luận.
Hoạt động 2: Đóng vai 
*Mục tiêu: Phát hiện những trạng thái tâm lý có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh. GDKNS: Kĩ năng làm chủ bản thân.
*Cách tiến hành: Chia nhóm 4, thảo luận :
- Quan sát các hình vẽ ở tranh 8 tr.33 SGK, thảo luận xem trạng thái nào có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh: Tức giận, vui vẻ, lo lắng, sợ hãi. 
+ Nhóm tập diễn đạt vẽ mặt của người có trạng thái tâm lí như được ghi trong phiếu. Sau khi diễn đạt nêu được trạng thái nào có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh.
- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét.
- Qua hoạt động này chúng ta rút ra được bài học gì cho mình ? 
- GV nhận xét, kết luận. 
Hoạt động 3 : Làm việc với SGK 
*Mục tiêu: Kể tên được những việc nên làm, những thức ăn đồ uống có thể sử dụng để có lợi cho cơ quan thần kinh, những việc cần tránh, những đồ ăn uống độc hại cho cơ quan thần kinh. 
*Cách tiến hành: Thảo luận nhóm :
- Nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các đồ vật đó vào thành 3 nhóm: có lợi, có hại, rất nguy hiểm với cơ quan thần kinh. 
-Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận: Sau khi đã chia thành các nhóm tranh, mỗi nhóm sẽ dán kết quả lên bảng.
- Gọi đại diện một vài nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
+ Tại sao cà phê, thuốc lá, rượu lại có hại cho cơ quan thần kinh ? (Vì chúng gây nghiện, dễ làm cơ quan thần kinh mệt mỏi)
+ Ma túy vô cùng nguy hiểm, vậy chúng ta phải làm gì ? (Tránh xa ma túy, tuyệt đối không được dùng thử)
+ Nêu thêm tác hại của các chất gây nghiện đối với cơ quan thần kinh ?
 - Các nhóm khác bổ sung, góp ý.
 ® Kết luận
3. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Để nắm kĩ về vệ sinh thần kinh ta chuẩn bị bài : Vệ sinh thần kinh (tiếp theo).
-------------------------a&b------------------------
Toán: TÌM SỐ CHIA
I. MỤC TIÊU: 
- Biết tên gọi của các thành phần trong phép chia.
- Biết tìm số chia chưa biết.
- Làm được các BT1, BT2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bảng nhóm.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC CHỦ YẾU
A. Bài cũ :
- 2H làm bài 2 trang 38. Lớp làm nháp.
- Nhận xét và đánh giá.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn học sinh cách tìm số chia
a) Nhận xét
- Em hãy lấy 6 hình vuông xếp đều thành hai hàng. Xem mỗi hàng có mấy hình vuông. Nêu phép tính tương ứng.
- T ghi phép tính: 6 : 2 = 3 lên bảng. 
+ Em nêu tên gọi thành phần của phép chia.
H: Nêu và bổ sung cho nhau.
- T ghi tên gọi các thành phần của phép chia như SGK.
+ Lấy tấm bìa che số 2 và hỏi: Muốn tìm số chia ta làm thế nào ? (Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia, chia cho thương.)
- T viết bảng 2 = 6 : 3 
Kết luận: Trong phép chia hết, muốn tìm số chia, ta lấy số bị chia, chia cho thương.
b) Tìm số chia x chưa biết
- T nêu bài tìm số chia chưa biết: 30 : x = 5. Ghi bảng.
- H quan sát và nêu: Tìm x tức là tìm số chia.
- Muốn tìm số chia ta làm thế nào ? ( ta lấy số bị chia chia cho thương)
+ H: Làm vào bảng con, 1 em lên bảng ghi phép tính như SGK.
T: Hướng dẫn để H trình bày đúng.
3. Thực hành
Bài 1: T nêu yêu cầu bài tập. 
- Nhóm làm bài nối tiếp vào bảng nhóm. Thi giữa các nhóm.
+ H trình bày bài làm lên bảng. Lớp chữa bài.
- T quan sát và công bố nhóm làm nhanh nhất, đúng nhất.
- H: Đọc đồng thanh 1 lần.
Bài 2 : H nêu yêu cầu. 
- T ghi bảng 1 bài đầu, gọi 1H lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở nháp.
- T cùng cả lớp chữa bài trên bảng. Chốt cách làm.
- H làm bài còn lại vào vở, 1H làm câu a, 1H làm câu b vào bảng nhóm.
- H làm vào bảng nhóm trình bày bài làm. Lớp nhận xét.
- T chốt bài làm đúng : 
12 : x = 2 	42 : x = 6 	27 : x = 3
 x = 12 : 2 	 x = 42 : 6 	x = 27 : 3
 x = 6	 x = 7	x = 7
36 : x = 4	x : 5 = 4 	x x 7 = 70
 x = 36 : 4 	 x = 4 x 5 	x = 70 : 7
 x = 9 x = 20	x = 10
Bài 3 : Luyện thêm
- H nêu yêu cầu. Thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trinh bày bài làm, lớp nhận xét, thống nhất : 
7 : 1 = 7
7 : 7 = 1
3. Củng cố, dặn dò
- H nêu cách tìm số chia; cách tìm số bị chia, cách tìm thừa số chưa biết.
- Nhận xét tiết học.
- Ghi nhớ cách tìm số bị chia. 
- Chuẩn bị : Luyện tập.
-------------------------a&b------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO_VIEN_DAY_GIOI.doc