Bài soạn môn học khối lớp 2 (chuẩn)

I.Mục tiêu:

 - HS hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.

 - HS biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lý cho bản thân và thực đúng thời gian biểu.

 - HS có thái độ đồng tình với các bạn, biêt học tập sinh hoạt đúng giờ.

II. Đồ dùng:

 - GV: Tranh minh họa ( SGK)

 - HS: (VBT)

III.Các hoạt động dạy học.

 

doc 100 trang Người đăng hong87 Lượt xem 883Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn học khối lớp 2 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m đóng vai tình huống
H+G: Nhận xét, bổ sung
G: Kết luận
H: Nhắc tên bài (1H)
G: Lôgíc kiến thức bài học
-Nhận xét giờ học
-Về ôn lại bài, xem trước bài tuần sau
Ký duyệt
TUẦN 14
Ngày giảng: 5.12 ĐẠO ĐỨC
Tiết 14: GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP( TIẾT1)
I.Mục tiêu:
- Học sinh biết một số biểu tượng cụ thể của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Lí do vì sao cần giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Biết làm 1 số công việc cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Có thái độ đồng tình với các việc làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
II.Đồ dùng dạy – học:
- G: Bộ tranh nhỏ 5 tờ, phiếu HĐ3, bài hát Em yêu trường em
- H: Vở bài tập.
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.KTBC: (3P)
- Bài 5 VBT trang 21
B.Bài mới:
1,Giới thiệu bài: (1P)
2,Nội dung:
a) Tiểu phẩm Bạn Hùng thạt đáng khen:
- Giúp học sinh biết được một số việc làm cụ thể để giữ trường, lớp sạch đẹp.
Kết luận: Vứt rác vào đúng nơi qui định là góp phần giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
b) Bày tỏ thái độ:
- Giúp HS bày tỏ thái độ trước việc làm đúng, không đúng trong việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Để giữ trường lớp sạch đẹp....
c) Bày tỏ ý kiến:
- Giúp cho HS nhận thức được bổn phận của người học sinh là biết giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là bổn phận của mọi người.
3,Củng cố – dặn dò: (3P)
G: Đưa ra câu hỏi tình huống
Hỗngử lý tình huống
H+G: Nhận xét, bổ sung
H: Hát bài Em yêu trường em
G: Giới thiệu qua KTBC
G: Kể chuyện
H: Khá kể
- 1 nhóm lên đóng tiểu phẩm theo kịch bản( nhóm HS khá)
G: Chia nhóm. Phát phiếu giao việc
H: Thảo luận nhóm theo câu hỏi SGK
H: Đại diện các nhóm trình bày (4N)
H+G: Nhận xét, bổ sung, chốt lại cách ứng xử hợp lí nhất.Liên hệ
H: Quan sát tranh SGK, thảo luận nhóm theo các câu hỏi
- Đại diện nhóm trình bày nội dung từng tranh
H+G: Nhận xét, bổ sung
G: Kết luận, liên hệ
G: Nêu yêu cầu BT2
Giúp HS nắm yêu cầu bài tập
Chia nhóm, phát phiếu giao việc
H: Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả ( phiếu HT)
H+G: Nhận xét
G: Kết luận
H: Đọc lại ghi nhớ.
H: Tự liên hệ bản thân
G: Củng cố nội dung
-Nhận xét giờ học
-Về thực hiện tốt những điều đã học
Ngày giảng: 7.12 TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết 14: PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ
I.Mục tiêu: 
- Học sinhànhanj biết một số thứ sử dụng trong gia đình có thể gây ngộ độc. Phát hiện được 1 số lý do khiến chúng ta có thể bị ngộ độc qua đường ăn uống ý thức được những việc trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc do mình và moin người.
- Biết cách ứng xử bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc.
- Có ý thức phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
II.Đồ dùng dạy – học:
G: Hình vẽ SGK trang 28, 29. Phiếu bài tập.
H: Vở bài tập. 
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.KTBC: (5P)
- Trả lời câu hỏi
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (1P)
2.Nội dung:
a) Những thứ gây ngộ độc
- Biết được 1 số thứ sử dụng trong gia đình có thể gây ngộ độc
- Phát hiện được 1 số lí do khién chúng ta có thể bị ngộ độc qua đường ăn uống.
Kết luận: Một số thứ trong nhà có thể gây ngộ độc: thuốc trừ sâu,......
b) Phòng tránh ngộ độc:
- Ý thức được những việc bản thân và người lớn trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc cho mình và cho mọi người.
Kết luận: Để phòng tránh ngộ độc trong nhà chúng ta cần: Sắp xếp gọn gàng.... thức ăn không để lẫn...
c) Biết cách xử lí khi người khác hoặc bản thân bị ngộ độc:
- Khi ngộ độc cần báo cho người lớn biết và gọi cấp cứu, nhớ đem theo hoặc nói cho cán bộ y tế biết bản thân hoặc người khác đã ngộ độc thứ gì?
3.Củng cố – dặn dò: (3P) 
G: Em đã làm gì để môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ.
H: Phát biểu
H+G: Nhận xét, đánh giá.
G: Nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
H: Quan sát tranh 1,2,3 SGK 
H: Trao đổi theo nhóm nhỏ, kể tên 1 số thứ có thể gây ngộ độc qua đường ăn uống.
- Trình bày trước lớp
H+G: Nhận xét, bổ sung, chốt ý đúng
G: Kết luận
H: Nhắc lại
G: HD học sinh quan sát tranh SGK, lần lượt nêu câu hỏi gợi ý
H: Trao đổi nhóm đôi, 
- Đại diện nhóm nối tiếp trả lời
H+G: Nhận xét, bổ sung, liên hệ
G: Kết luận
G: Nêu yêu cầu cho từng nhóm 
H: Trao đổi theo nhóm tập ứng xử tình huống khi bản thân bị ngộ độc
- Đại diện các nhóm đóng vai trước lớp
H+G: Nhận xét, bổ sung, chốt ý đúng
G: Kết luận
H: Nhắc lại
H: Nhắc tên bài (1H)
G: Lôgíc kiến thức bài học
-Nhận xét giờ học
-Về ôn lại bài, xem trước bài tuần sau
Ký duyệt
TUẦN 15
Ngày giảng: 12.12 ĐẠO ĐỨC:
Tiết 15: GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH, ĐẸP (Tiết 2)
I.Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết được một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày để giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Biết được phải làm gì để giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Hiểu được lợi ích và những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
-Thói quen giữ gìn trường lớp sạch đẹp và những nơi công cộng.
- Có thái độ đồng tình với các làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
II.Đồ dùng dạy - học:
- GV: 5 phiếu bài tập hoạt động 1.
- HS: Vở bài tập.
III.Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.KTBC: (3P)
Bài tập 1: Bạn Hùng thật đáng khen
B.Bài mới:
1,Giới thiệu bài: (1P)
2,Nội dung: 28P
a) Đóng vai xử lý tình huống
MT: Giúp học sinh biết ứng xử các tình huống cụ thể
Kết luận: 
TH1: An cần nhắc chị Mai đổ rác đúng nơi quy định
TH2: Cần khuyên bạn không nên vẽ lên tường
TH3: Long không nên nói với bố sẽ đi chơi công viên vào ngày khác và đi đến trường trồng cây với các bạn
b)Làm sạch làm đẹp lớp học
MT: Giúp học sinh biết được các việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày để giữ gìn trường lớp sạch đẹp
Kết luận: Mỗi học sinh cần tham gia làm các việc làm cụ thể vừa sức của mình để giữ trường lớp sạch đẹp đó là quyền và bổn phận của các em
c)Trò chơi (Tìm đôi)
MT: Giúp học sinh biết được phải làm gì trong các tình huống cụ thể để giữ trường lớp sạch đẹp
Kết luận: Cần giữ gìn trường lớp sạch đẹp là quyền và bổn phận của mỗi học sinh để các em sinh hoạt và học tập trong môi trường trong lành 
Ghi nhớ: ...
3,Củng cố – dặn dò: (3P)
G: Nêu tình huống bài tập 1
H: Trả lời (1-2H)
H+G: Nhận xét, đánh giá
G: Nêu mục đích yêu cầu tiết học
G: Nêu yêu cầu bài tập 4 (1H)
G: Giúp học sinh nắm yêu cầu bài tập 
G: Chia nhóm phát phiếu giao việc
H: Thảo luận nhóm đóng vai (5N)
H: Đại diện các nhóm lên đóng vai (5N)
H+G: Nhận xét
G: Em thích nhân vật nào nhất? Tại sao?
H: Trả lời (2-3H)
H+G: Nhận xét – kết luận
G: Tổ chức cho học sinh quan sát xung quanh lớp học và sân trường nhận xét xem đã sạch chưa
H: Quan sát, phát biểu
H: Thực hành kê dọn bàn ghế gọn gàng
G: Kết luận
H: Nêu yêu cầu bài tập 6 (1H)
G: Hướng dẫn cách nối
H: Làm vở bài tập (cả lớp)
G: Hướng dẫn học sinh tham gia chơi trò chơi luật chơi, cách chơi
H: Thực hiện chơi (4 đôi)
H+G: Nhận xét chọn ra đội thắng cuộc
G: Kết luận
H: Đọc ghi nhớ (2H)
H: Nhắc tên bài (1H)
G: Củng cố nội dung
-Nhận xét giờ học
-Về thực hiện tốt điều đã học
Ngày giảng: 14.12 TỰ NHIÊN XÃ HỘI:
Tiết 15: TRƯỜNG HỌC
I.Mục tiêu:
- Học sinh biết tên trường, địa chỉ của trường mình và ý nghĩa của tên trường mô tả một cách đơn giản, cảnh quan của trường (vị trí các lớp học, phòng làm việc, sân trường, vườn trường).
- Luyện khái niệm quan sát về cơ sở vật chất của trường, một số hoạt động diễn ra trong trường.
- Có thái độ yêu quý, tự hào về trường học của mình.
II.Đồ dùng dạy – học:
- GV: Hình vẽ SGK trang 32, 33.
- HS: Chuẩn bị trước ở nhà.
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.KTBC: (3P)
- Trả lời câu hỏi
B.Bài mới:
1,Giới thiệu bài: (1P)
2,Nội dung: 28P
a)Quan sát trường học
MT: Học sinh biết quan sát mô tả một cách đơn giản cảnh quan của trường mình
Kết luận: Trường học thường có sân... các phòng học
b) Biết một số hoạt động thường diễn ra ở lớp học, như thư viện, phòng hội đồng, phòng truyền thống...
Kết luận: ở trường, học sinh học tập trong các lớp học hay ngoài sân trường, vường trường ngoài ra các em còn đến thư viện để học và mượn sách, đến phòng y tế khám bệnh khi cần thiết
c)Trò chơi: Hướng dẫn viên du lịch
MT: Biết xử dụng vốn từ riêng để giới thiệu trường học của mình
Kết luận: SGV
3,Củng cố – dặn dò: (3P)
G: Các em học ở trường nào?
H: Nêu tên trường của mình (1-2H)
G: Giới thiệu bài mới
G: Cho học sinh đi tham quan trường học tập trung ở cổng trường
H: Quan sát đọc tên trường, địa chỉ của trường đi tham quan lớp học phân biệt từng khối lớp, phòng thư viện, phòng hội đồng...
sân trường, vườn trường... (cả lớp)
G: Yêu cầu học sinh nhận xét
VD: Rộng hay hẹp, ở đó trồng những cây gì?
H: Quan sát, phát biểu
G: Tổng kết buổi tham quan
H: Nói cảnh quan của trường lớp... (4-5H)
H+G: Nhận xét, kết luận
H: Mở sách giáo khoa quan sát tranh ?( cả lớp)
G: Chia nhóm giao việc
H: Thảo luận theo nhóm quan sát tranh trả lời câu hỏi (N2)
Câu hỏi: 
-Ngoài các phòng học, trường học của bạn có những phòng nào?
-Nói những hoạt động diễn ra ở lớp học, thư viện?
-Bạn thích phòng nào? Tại sao? 
H: Các nhóm quan sát trả lời (5N)
H+G: Nhận xét, đánh giá, kết luận
G: Hướng dẫn học sinh tham gia chơi trò chơi hướng dẫn viên du lịch
G: Phân vai hướng dẫn học sinh nhập vai
H: Đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu trường học của mình
H: 1 em đóng vai làm nhân viên thư viện
H: Lên đóng vai trước lớp (4H)
H+G: Nhận xét, động viên
G: Kết luận
H: Cả lớp hát bài: em yêu trường em
G: Củng cố nội dung bài
-Nhận xét giờ học
-Về nhà xem trước bài 16
Ký duyệt
TUẦN 16
Ngày giảng: 18.12 ĐẠO ĐỨC
GIỮ TRẬT TỰ VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG
I.Mục tiêu:
Học sinh hiểu:
- Vì sao cần giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng 
– cần làm gì và cần tránh những việc gì để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
II.Đồ dùng dạy – học:
- G: Tranh minh hoạ truyện kể 
- H: SGK
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.KTBC: (5P)
- Nêu ích lợi của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp
B.Bài mới:
1,Giới thiệu bài: (1P)
2,Nội dung : (30P)
a)Xử lí tình huống: Nam và các bạn lần lượt xếp hàng vào mua vé xem phim
+Sau khi ăn quà xong Lan và Hoa cùng bỏ giấy vào sọt rác
+Đi học về Sơn, Hải đá bóng lề đường
Kết luận: Cần phải giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng
b) Phân tích tranh
- Giúp học sinh giữ vệ sinh nơi công cộng phố phường
*Chen lấn, xô đẩy...làm mất trật tự nơi công cộng
c) Xử lí các tình huống
- Giúp học sinh hiểu một số biểu hiện cụ thể về giữ gìn vệ sinh nơi công cộng
Kết luận: Vứt rác bừa bãi làm bẩn...
d) Đàm thoại
- Thấy được lợi ích của việc giữ...
*Kết luận: Nơi công cộng... mang lại nhiều lợi ích như trường học, bệnh viện...
3,Củng cố – dặn dò: (1P)
H: Trả lời
H+G: Nhận xét
G: Giới thiệu – ghi tên bài
G: Đưa các tình huống 
H: Thảo luận theo nhóm
H: Đại diện nhóm nêu kết quả
H: Nhận xét
G: Đưa ra kết luận
G: Cho học sinh quan sát tranh bài tập 1
H: Thảo luận nhóm qua các câu hỏi
H: Nhận xét
G: Kết luận
H: Quan sát tranh bài tập 2
H: Đóng vai. Sau các lần diễn phân tích cách ứng xử nào – vì sao?
G: Kết luận
G: Nêu câu hỏi
- Em biết như thế nào là nơi công cộng? - - Nơi đó có lợi ích gì? Các em ở đó sẽ làm gì?
H: Trả lời
G: Kết luận
G: Nhận xét tiết học
- Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau
Ngày giảng: 21.12 TỰ NHIÊN XÃ HỘI
CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG
I.Mục tiêu:
Sau bài học học sinh biết:
- Các thành viên trong nhà trường: hiệu trưởng – hiệu phó, giáo viên, các nhân viên và học sinh.
- Công việc của từng thành viên trong nhà trường và vai trò của họ đối với trường học.
-Yêu quý – kính trọng và biết ơn các thành viên trong nhà trường.
II.Đồ dùng dạy – học:
- G: Tranh minh hoạ bài học
- H: SGK
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.KTBC: (5P)
Hãy mô tả đơn giản về trường em đang học
B.Bài mới:
1,Giới thiệu bài: (1P)
2,Nội dung: 26P
a) Biết các thành viên và công việc của họ trong nhà trường
Kết luận: Trong trường tiểu học có thầy hiệu trưởng, cô hiệu phó, thầy cô giáo...
b)Thảo luận về các thành viên trong nhà trường mình... biết yêu quý các thành viên đó
- HS phải biết kính trọng và biết ơn tất cả các thành viên trong nhà trường, yêu quí và đoàn kết các bạn trong trường
c) Trò chơi: Đó là ai?
3. Củng cố, dặn dò: 3P
H: Nói theo ý của mình
G: Nhận xét
G: Giới thiệu bài
G: Nêu yêu cầu cho các nhóm
H: Trao đổi, thảo luận, gắn tấm bìa vào hình cho phù hợp
- Nói về công việc của từng thành viên trong hình, vai trò của họ đối với trường học.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
H+G: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng.
G: Nêu yêu cầu cho các nhóm
H: Trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi: 
- Trong trường có những thành viên nào?
- Họ làm những việc gì?
- Nói về tình cảm, thái độ của bạn đối với các thành viên đó.
- Để tỏ lòng kính yêu .... bạn sẽ làm gì?
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
H+G: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng. Liên hệ.
G: Nêu tên trò chơi
HD cách chơi, luật chơi, thời gian chơi
H: Thực hiện chơi theo 2 đội
H+G: Nhận xét, động viên.
H: Nhắc lại ND bài học
G: Nhận xét chung giờ học
H: Ôn lại bài ở nhà và chuẩn bị bài sau.
Ký duyệt
TUẦN 17
Ngày giảng: 26.12 ĐẠO ĐỨC
GIỮ TRẬT TỰ VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG
I.Mục tiêu: Học sinh hiểu 
-Vì sao vần giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng. Cần làm gì và cần tránh những việc gì để giữ trật tự – vệ sinh nơi công cộng.
- Học sinh biết giữ trật tự – vệ sinh nơi công cộng.
- Học sinh có thái độ tôn trọng những qui định về trật tự – vệ sinh nơi công cộng
II. Đồ dùng dạy – học:
GV: SGK
HS: Xem trước bài ở nhà
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.KTBC: (3P)
- Ở lớp các em cần làm gì để giữ trật tự – vệ sinh nơi công cộng
B.Bài mới:
1,Giới thiệu bài: (1P)
2,Nội dung: (30P)
a)Quan sát tình hình trật tự vệ sinh...
MT: Giúp học sinh thấy được tình hình trật tự – vệ sinh nơi công cộng thân quen và nêu ra các biện pháp cải thiện thực trạng đó
Kết luận: Giữ trật tự vệ sinh là người có văn hoá...
b)Giới thiệu tranh, ảnh nói về vệ sinh nơi công cộng
MT: Giúp học sinh củng cố lại sự cần thiết phải giữ gìn trật tự – vệ sinh nơi công cộng
Kết luận: Mọi người đều phải giữ trật tự – vệ sinh nơi công cộng...
3,Củng cố – dặn dò: (1P)
H: Trả lời (2H)
G: Nhận xét
G: Giới thiệu bài – ghi tên bài
G: Đưa học sinh đến nhà văn hoá Đội 16 Trường Khoan Nhuận Trạch
G? Nơi này được dùng để làm gì? ở đây trật tự – vệ sinh có được tốt không? Mọi người cần làm gì để giữ trật tự...
H: Trả lời các câu hỏi
G: Nhận xét, kết luận
G: Cho học sinh trình bày ảnh – tranh nói về giữ gìn trật tự – vệ sinh nơi công cộng
G: Cho học sinh đan xen một số bài hát nói về vệ sinh nơi công cộng
H: Hát theo chủ đề
H: Kể một vài hành động tốt cho việc vệ sinh...
G: Nhận xét, đánh giá
->Kết luận
G: Nhận xét tiết học
Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau
Ngày giảng: 28.12 TỰ NHIÊN XÃ HỘI
PHÒNG TRÁNH NGÃ KHI Ở TRƯỜNG
I.Mục tiêu: Sau bài học – học sinh biết:
- Kể tên những hoạt động dễ gây ngã và nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.
- Có ý thức trong việc chọn và chơi những trò chơi đề phòng tránh ngã khi ở trường.
II.Đồ dùng dạy – học:
GV: Hình vẽ SGK trang 36, 37.
HS: SGK
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.KTBC: (5P)
Trò chơi: Bịt mắt bắt dê
B.Bài mới:
1,Giới thiệu bài: (1P)
2,Nội dung: (30P)
a) Kể tên những hoạt động hay trò chơi dễ gây ngã và nguy hiểm cho bản thân
b) Trò chơi:
- Học sinh có ý thức trong việc chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh ngã khi ở trường
3,Củng cố – dặn dò: (1P) 
-Khi chơi xong
G: Các em chơi có vui không? Khi chơi có em nào bị ngã không?
G: Phân tích, ghi tên bài
G: Giới thiệu bài – ghi tên bài
G: Nêu câu hỏi
H: Trả lời
G: Ghi lại các ý kiến đó
H: Thảo luận theo cặp quan sát hình 1 – 2- 3- 4 chỉ hoạt động của các bạn. Hoạt động nào dễ gây nguy hiểm.
H: Trình bày
H+G: Nhận xét
H: Theo nhóm chơi trò chơi mình chọn
G:? Em thấy trò chơi này như thế nào? Theo em trò chơi này có gây tai nạn cho bản thân và các bạn không? Em cần lưu ý những gì khi chơi? 
H: Nêu ý kiến của mình
G: Nhận xét, đánh giá.
G: Nhận xét tiết học
H: Chuẩn bị bài sau
Ký duyệt:
TUẦN 18
Ngày giảng: 3.01 ĐẠO ĐỨC
Thực hành kỹ năng cuối học kỳ I
I.Mục tiêu: Học sinh ôn lại 
- Tất cả các bài đã học . nắm được nội dung chính của từng bài.
- Học tập những hành vi đạo đức tốt của từng bài
- Biết áp dụng các hành vi đạo đức đúng đắn trong cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy – học:
GV: SGK
HS: Xem trước bài ở nhà
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.KTBC: (3P)
- Kể tên các bài đạo đức đã học ở học 
B.Bài mới:
1,Giới thiệu bài: (1P)
2,Nội dung: (30P)
a)Ôn lại nội dung các bài đã học
Tên bài
Nội dung chính
Em học được những gì ở bài học đó
b)Trò chơi:
3,Củng cố – dặn dò: (1P)
H: Trả lời (2H)
G: Nhận xét
G: Giới thiệu bài – ghi tên bài
G: Nêu yêu cầu
- HD học sinh học tập theo nhóm
H: Trao đổi nhóm, trả lời các câu hỏi GV đưa ra, điền nội dung vào từng cột
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp
H+G: Nhận xét, bổ sung, kết luận
G: Nêu yêu cầu trò chơi
- HD học sinh cách chơi
H: Ôn lại các trò chơi đã học mà học sinh yêu thích.
G: Quan sát, sửa sai.
G: Nhận xét tiết học
Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau
Ngày giảng: 8.01 TỰ NHIÊN XÃ HỘI 
Tiết 18: Thực hành: giữ trường học sạch đẹp
I.Mục tiêu: Sau bài học học sinh có thể biết:
- Nhận biết được thế nào là lớp học sạch đẹp. Biết tác dụng của việc giữ cho trường học sạch đẹp đối với sức khoẻ và học tập.
- Làm quen với một số công việc đơn giản để giữ trường học sạch, đẹp như: quét lớp, quét sân trường, tưới và chăm sóc cây xanh của trường...
- Có ý thức giữ trường lớp sạch, đẹp và tham gia vào những hoạt động làm cho trường học sạch, đẹp.
II.Đồ dùng dạy – học:
GV: Hình vẽ SGK trang 38, 39. Chổi, khẩu trang...
HS: Chổi, khẩu trang...
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.KTBC: (3P)
B.Bài mới: 
1,Giới thiệu bài: (1P)
2,Nội dung:
a) Biết nhận xét thế nào là trường học sạch, đẹp và biết giữ gìn trường học sạch, đẹp
- Để trường học sạch, đẹp, mỗi học sinh luôn phải có ý thức... chăm sóc cây cối...
b)Thực hành làm việc vệ sinh lớp học
- Học sinh biết sử dụng một số dụng cụ để làm vệ sinh trường lớp học
- Trường lớp học sạch đẹp sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh và học tập tốt hơn
3,Củng cố – dặn dò: (3P)
G: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
G: Nêu mục đích yêu cầu tiết học
G: Hướng dẫn học sinh quan sát hình trang 38, 39 trả lời với bạn các câu hỏi sau: Các bạn trong từng hình đang làm gì? Các bạn đã sử dụng những dụng cụ gì? Việc làm đó có tác dụng gì?
H: Quan sát trả lời hỏi đáp theo cặp
H: Từng cặp hỏi đáp trước lớp
H: Liên hệ thực tế trả lời
H+G: Nhận xét
G: Kết luận
G: Phân công các nhóm giao nhiệm vụ
N1: Vệ sinh lớp
N2: Vệ sinh sân trường
N3: Vệ sinh sau lớp học
H: Các nhóm thực hiện (3N)
H+G: Đi xem thành quả làm việc của các nhóm, nhận xét đánh giá công việc của từng nhóm
G: Tuyên dương những nhóm làm tốt
G: Kết luận
H: Nhắc tên bài (1H)
G: Củng cố nội dung bài – nhận xét giờ học
-Về thực hiện tốt điều đã học 
Ký duyệt
TUẦN 19
Ngày giảng: 16.01 ĐẠO ĐỨC
TRẢ LẠI CỦA RƠI
I.Mục tiêu: Học sinh hiểu:
- Nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại cho người mất. Trả lại của rơi là thật thà, sẽ được mọi người quý trọng.
-Học sinh trả lại của rơi khi nhặt được. 
- Học sinh có thái độ quý trọng những người thật thà, không tham của rơi.
II.Đồ dùng dạy – học:
GV:Tranh SGK
HS: SGK
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.KTBC: (2P)
B.Bài mới: 
1,Giới thiệu bài: (2P)
2,Nội dung: (32P)
a) Thảo luận phân tích tích tình huống
- Giúp học sinh biết ra quyết định đúng đắn khi nhặt được của rơi
*Kết luận: Khi nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại cho người mất điều đó sẽ mang lại niềm vui cho họ và cho chính mình
b) Học sinh biết bày tỏ thái độ của mình trước ý kiến có liên quan đến nhặt của rơi 
*Kết luận: a- c là đúng
còn lại là sai
c) Hoạt động nối tiếp 
*Kết luận: Bạn Tôm – bạn Tép rất ngoan. Bạn nhặt được của rơi trả lại cho người mất là thật thà được mọi người yêu quý
3,Củng cố – dặn dò: (2P)
G: Giới thiệu bài - chương trình HKII
G: Hướng dẫn học sinh quan sát tranh bài tập 1 
H: Cả nhìn thấy tờ 20000Đ rơi ở dưới đất
H: Nêu nội dung tranh
G: Đưa ra các tình huống? 2 bạn đó sẽ: 
-tranh giành nhau
-chia đôi
-trả lại
-làm việc từ thiện
-dùng để tiêu
H: Thảo luận nhóm trả lời
H: Đại diện nhóm nêu
G: Nhận xét và đưa ra ý hay nhất
G: Kết luận
H: Làm bài tập 2
H: Vài em nêu bài làm
H+G: Nhận xét
G: Kết luận
H: Hát bài bà còng
G? Bạn tôm bạn tép trong bài có ngoan không? Vì sao?
H: Nhiều em nêu ý kiến 
G: Kết luận
G: Nhận xét giờ học
Khen một số học sinh có ý thức tốt
Ngày giảng: 18.01 TỰ NHIÊN XÃ HỘI
ĐƯỜNG GIAO THÔNG
I.Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
- Có 4 loại đường giao thông: bộ, sắt, thuỷ, không. Kể được tên các phương tiện giao thông.
- Nhận biết một số biển báo trên đường bộ và tại khu vực có đường sắt chạy qua.
- Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
II.Đồ dùng dạy - học: 
GV: Tranh SGK
HS: SGK
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1,Giới thiệu bài: (1P)
2. Nội dung: (33P)
a) Quan sát tranh và nhận biết các loại đường giao thông 
- Biết các loại đường giao thông (bộ, sắt, thuỷ, không )
KL: 4 loại đường (đường thuỷ có trên sông biển)
b) Biết tên các phương tiện giao thông đi trên từng loại đường giao thông
*Kết luận: Để đảm bảo an toàn khi ngồi xe đạp, xe máy phải bám chắc người ngồi trước, không đi lại nô đùa trên ô tô tàu hoả, thuyền bè, không bám ở cửa ra vào, không thò đầu, tay ra ngoài khi tàu xe đang chạy...
c) Quan sát tranh (trò chơi)
MT: Biển báo nói gì?
KL: Các biển báo...
3,Củng cố – dặn dò: (1P)
G: Giới thiệu bài – ghi tên bài
G: Cho học sinh quan sát tranh theo nhóm
H: Đại diện nhóm nêu kết quả quan sát 
G: Đưa ra kết luận
G: Yêu cầu học sinh quan sát tranh theo cặp
Hình 40 – 41 Trả lời câu hỏi
H: Kể tên các loại xe đi trên đường bộ 
Loại phương tiện giao thông nào đi trên đường sắt
Nêu loại tàu – thuyền đi trên sông biển mà em biết
Máy bay đi được ở đường nào?
H: Gọi một số học sinh trả lời câu hỏi
Ngoài hình ở SGK em còn biết những ph

Tài liệu đính kèm:

  • docCAC MON.doc