Giáo án Địa lý lớp 5 - Tiết 13: Công nghiệp (tiếp theo) - Trương Tiến Đạt - Trường Tiểu học “C” Mỹ Đức

I. Mục đích yêu cầu

- Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp :

 + Công nghiệp phân bố rộng khắp đất nước nhưng tập trung đông ở đồng bằng và ven biển.

 + Công nghiệp khai thác khoáng sản phân bố ở những nơi có mỏ, các ngành công nghiệp khác phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng và ven biển.

 + Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là Hà Nội và TP.HCM.

- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét phân bố của công nghiệp.

- Chỉ một số trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ : Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, .

* Biết được một số điều kiện để hình thành trung tâm công nghiệp TP. HCM.

* Giải thích vì sao các ngành công nghiệp dệt may, thực phẩm tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và ven biển : do có nhiều lao động, nguồn nguyên liệu và người tiêu thụ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- GV :Tranh ảnh một số ngành công nghiệp; phiếu học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 

doc 2 trang Người đăng honganh Lượt xem 6232Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý lớp 5 - Tiết 13: Công nghiệp (tiếp theo) - Trương Tiến Đạt - Trường Tiểu học “C” Mỹ Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Thứ tư, ngày 11 tháng 11 năm 2009
Môn : Địa lý
Công nghiệp ( tt )
KTKN : 116 
	SGK : 93 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
- Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp : 
	+ Công nghiệp phân bố rộng khắp đất nước nhưng tập trung đông ở đồng bằng và ven biển.
	+ Công nghiệp khai thác khoáng sản phân bố ở những nơi có mỏ, các ngành công nghiệp khác phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng và ven biển.
	+ Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là Hà Nội và TP.HCM.
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét phân bố của công nghiệp.
- Chỉ một số trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ : Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, ...
* Biết được một số điều kiện để hình thành trung tâm công nghiệp TP. HCM.
* Giải thích vì sao các ngành công nghiệp dệt may, thực phẩm tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và ven biển : do có nhiều lao động, nguồn nguyên liệu và người tiêu thụ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV :Tranh ảnh một số ngành công nghiệp; phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Bài cũ :
+ Kể tên một số ngành công nghiệp ở nước ta và một số sản phẩm của ngành công nghiệp đó.	
+ Nêu đặc điểm ngành thủ công nước ta.
- Nhận xét và nêu điểm.
+ Khai thác khoáng sản (dầu mỏ, quặng sắt) ; chế biến lương thực thực phẩm (gao, đường, bánh, kẹo) ...
+ Dựa vào sự khéo léo của người thợ, nguồn nguyên liệu sẵn có ....
B. Bài mới :
3. Phân bố các ngành công nghiệp
Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm đôi.
+ Dựa vào hình 3, em hãy tìm những nơi có các ngành công nghiệp khai thác than, dầu mỏ, a-pa-tít, công nghiệp nhiệt điện, thủy điện.
- HS tìm ở lược đồ hình 3.
- chỉ trên lược đồ trên bảng 
+ Em có nhận xét gì về sự phân bố của các ngành công nghiệp ?
+ tập trung chủ yếu ở đồng bằng và ven biển.
+ Ngành công nghiệp khoáng sản tập trung ở đâu ?
+ ở những nơi có nhiều mỏ dầu.
+ Vì sao các ngành công nghiệp dệt may, thực phẩm tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và vùng ven biển ?
do có nhiều lao động, nguồn nguyên liệu và người tiêu thụ.
Kết luận : 
- Công nghiệp phân bố tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng và ven biển.
- Phân bố các ngành :
+ Khai thác khoáng sản : Than (Quảng Ninh) ; a-pa-tít (Lào Cai) ; dầu khí (thêm lục địa phía nam nước ta)
+ Điện : nhiệt điện (Phả Lại, Bà Rịa - Vũng Tàu), ... ; thủy điện (Hòa Bình, Đồng Nai, Y-a-ly, Trị An), ...
4. Các trung tâm công nghiệp
Hoạt động 2 : Cá nhân.
- trình bày kết quả
- chỉ trên lược đồ.
+ Quan sát hình 3, cho biết nước ta có những trung tâm công nghiệp nào ? (ghi bảng câu trả lời của HS)
- trung tâm công nghiệp lớn : TP. HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì, Thái Nguyên, Cẩm 
Phả, Bà Rịa - Vũng Tàu, Biên Hòa, Đồng Nai, Thủ Dầu Một
+ Nêu những điều kiện để thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.	
- Nhận xét - kết luận câu trả lời của HS
+ Ở gần vùng có nhiều lương thực, thực phẩm
+ Giao thông thuận lợi.
+ Dân cư đông đúc, người lao động có trình độ cao.
+ Đầu tư nước ngoài.
+ Trung tâm văn hóa, khoa học, kĩ thuật.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- HS đọc tóm tắt bài ở SGK.
- Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 13 Công nghiệp ( tt).doc