I. Mục đích yêu cầu
- Nêu được một số đđ nổi bật về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta :
+ Trồng trọt là ngành chính của nông nghiệp.
+ Lúa gạo được trồng nhiều ở các đồng bằng, cây công nghiệp được trồng nhiều ở miền núi và cao nguyên.
+ Lợn, gia cầm được nuôi trồng nhiều ở đồng bằng ; trâu, bò, dê, được nuôi nhiều ở vùng núi và cao nguyên.
- Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó lúa, gạo được trồng nhiều nhất.
- Nhận xét trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta (lúa, gạo, cà phê, cao su, chè ; trâu, bò, lợn).
- Sử dụng lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp : lúa gạo ở đồng bằng ; cây công nghiệp ở vùng núi, cao nguyên ; trâu, bò ở vùng núi, gia cầm ở đồng bằng.
* Giải thích được vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng : do đảm bảo nguồn thức ăn.
* Giải thích vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng : vì khí hậu nóng ẩm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Tuần 10 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Thứ tư, ngày 21 tháng 10 năm 2009 Môn : Địa lý Nông nghiệp KTKN : 114 SGK : 87 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Nêu được một số đđ nổi bật về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta : + Trồng trọt là ngành chính của nông nghiệp. + Lúa gạo được trồng nhiều ở các đồng bằng, cây công nghiệp được trồng nhiều ở miền núi và cao nguyên. + Lợn, gia cầm được nuôi trồng nhiều ở đồng bằng ; trâu, bò, dê, được nuôi nhiều ở vùng núi và cao nguyên. - Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó lúa, gạo được trồng nhiều nhất. - Nhận xét trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta (lúa, gạo, cà phê, cao su, chè ; trâu, bò, lợn). - Sử dụng lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp : lúa gạo ở đồng bằng ; cây công nghiệp ở vùng núi, cao nguyên ; trâu, bò ở vùng núi, gia cầm ở đồng bằng. * Giải thích được vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng : do đảm bảo nguồn thức ăn. * Giải thích vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng : vì khí hậu nóng ẩm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A. Bài cũ : + Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? Dân tộc nào có số dân đông nhất, phân bố chủ yếu ở đâu ? + Các dân tộc ít người sống ở đâu ? + Sự phân bố dân cư ở nước ta có đặc điểm gì ? - Nhận xét và nêu điểm. -HS TL. B. Bài mới : 1. Ngành trồng trọt Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp + Ngành trồng trọt có vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp nước ta ? - Nhận xét và tuyên dương. - HS đọc mục 1 ở sgk. + Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp nước ta.Trồng trọt đóng góp tới gần giá trị sản xuất nông nghiệp. Hoạt động 2 : - quan sát hình 1 - Các nhóm thảo luận. + Kể tên một số cây trồng ở nước ta . + Lúa, ngô, khoai, sắn, cam, chuối, nhãn, cà phê, chiếu, + Nước ta loại cây nào được trồng nhiều nhất ? + Loại cây trồng nhiều nhất là lúa gạo. Kết luận : Nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó cây lúa gạo là nhiều nhất, cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả được trồng ngày càng nhiều. - Vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng ? - vì nước ta có khí hậu nhiệt đới - Nước ta đã đạt được thành tựu gì trong việc trồng lúa gạo ? ... đủ ăn và xuất khẩu gạo Kết luận : Việt Nam ta đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới (chỉ đứng sau Thái Lan). Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm đôi + Em hãy quan sát hình 1 .... vùng núi và cao nguyên hay đồng bằng. + Lúa : đồng bằng (nhiều nhất là đồng bằng Nam Bộ) + Cây ăn quả : đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng Bắc Bộ và vùng núi phía Bắc. + Cây công nghiệp lâu năm : vùng núi. - Nhận xét và tuyên dương những nhóm hoạt động tốt. - Lớp nhận xét và bổ sung ý kiến. 2. Ngành chăn nuôi Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp + Kể tên một số vật nuôi ở nước ta ? + Trâu, bò, lợn, gà, vịt, + Vì sao lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng ? + Vì nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng nhiều, nhu cầu thịt, trứng, sữa ngày càng tăng. + Chỉ ra những vùng phân bố vật nuôi ở nước ta. + Trâu, bò nuôi nhiều ở miền núi và trung du; Lợn nuôi nhiều ở đồng bằng, + Vật nuôi cung cấp cho con người những nguồn lợi gì ? + Thịt, trứng, sữa là thức ăn có nhiều chất bổ ; da làm áo, giày, lông làm len,.. IV. CỦNG CỐ-DẶN DÒ: - Học sinh đọc lại tóm tắt bài. - Chuẩn bị : Lâm nghiệp và thủy sản. - Nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: