Giáo án Địa lí 5 - Bài 19: Các nước láng giềng của Việt Nam - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Trúc Phương

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Học xong bài này HS biết:

1.Kiến thức

- Biết sơ lược đặc điểm địa hình và tên những sản phẩm chính của nền kinh tế Cam-pu-chia và Lào:

+ Lào không giáp biển, địa hình phần lớn là núi và cao nguyên; Cam-pu-chia có địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo.

+ Cam-pu-chia sản xuất và chế biến nhiều lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt, đánh bắt nhiều cá nước ngọt; Lào sản xuất quế, cánh kiến, gỗ và lúa gạo.

- Biết Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, nềm kinh tế đang phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại.

2. Kỹ năng

- Dựa vào lược đồ, bản đồ nêu được vị trí địa lí của Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc và đọc tên thủ đô của ba nước này.

 

docx 5 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 1205Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 5 - Bài 19: Các nước láng giềng của Việt Nam - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Trúc Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường thực tập: T H Châu Văn Liêm
Lớp thực tập: 5 G
Họ và tên: Nguyễn Trúc Phương
GVHD: Nguyễn Thị Lan Phương
Thứ tư, ngày 8 tháng 2 năm 2017
Môn: Địa lí
CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG 
CỦA VIỆT NAM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Học xong bài này HS biết:
1.Kiến thức
- Biết sơ lược đặc điểm địa hình và tên những sản phẩm chính của nền kinh tế Cam-pu-chia và Lào:
+ Lào không giáp biển, địa hình phần lớn là núi và cao nguyên; Cam-pu-chia có địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo.
+ Cam-pu-chia sản xuất và chế biến nhiều lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt, đánh bắt nhiều cá nước ngọt; Lào sản xuất quế, cánh kiến, gỗ và lúa gạo.
- Biết Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, nềm kinh tế đang phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
2. Kỹ năng
- Dựa vào lược đồ, bản đồ nêu được vị trí địa lí của Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc và đọc tên thủ đô của ba nước này.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ các nước châu Á
- Bản đồ tự nhiên châu Á
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: 
- Nêu đặc điểm về dân cư, kinh tế của người dân châu Á?
- Xác định vị trí khu vực đông Nam Á trên bản đồ.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu:
Hôm nay lớp chúng ta sẽ học bài : Các nước láng giềng của Việt Nam
2. Tìm hiểu bài:
Hoạt Động 1: Tìm hiểu về nước 
Cam-pu-chia. 
Học sinh quan sát hình 5 ở bài 18 và đọc sách giáo khoa, thảo luận nhóm 2. Trả lời các câu hỏi :
- Cam-pu-chia thuộc khu vực nào của châu Á? 
- Giáp với những nước nào?
- Tên thủ đô của Cam-pu-chia
- Địa hình của Cam Pu chia
- Các ngành sản xuất chính của nước này?
Kết luận: Cam-pu-chia nằm ở Đông Nam Á, giáp Việt Nam, Lào, Thái Lan và vịnh Thái Lan. Các ngành sản xuất chính là trồng lúa gạo, cao su, hồ tiêu, làm đường thốt nốt, đánh bắt cá.
Hoạt Động 2: Tìm hiểu về nước Lào.
Giáo viên treo bản đồ các nước châu Á. Hỏi học sinh :
- Lào thuộc khu vực nào của châu Á?
- Giáp với những nước nào?
- Tên thủ đô của Lào ?
Giáo viên treo tiếp bản đồ tự nhiên châu Á. Hỏi
- Địa hình của nước Lào ?
- Các sản phẩm chính của nước này?
Kết luận: Lào là nước nông nghiệp, bước đầu phát triển công nghiệp. Địa hình phần lớn là núi và cao nguyên
Hoạt động 3:Tìm hiểu về nước Trung Quốc
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK trang 108 và hình 5 trang 106 cho biết:
- Thủ đô của Trung Quốc 
- Trung Quốc thuộc khu vực nào của Đông Nam Á
- Dân số Trung Quốc?
- Diên tích Trung Quốc ?
- Những ngành sản xuất nổi tiếng của Trung Quốc?
Giáo viên giới thiệu về Vạn lí Trường Thành ở Trung Quốc.
Kết luận: Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, nền kinh tế phát triển mạnh vơi nhiều ngành công nghiệp hiện đại
3. Củng cố, dặn dò:
- Học sinh về nhà xem bài 20: Châu Âu.
- 1 HS 
- 1 HS lên bảng
Thảo luận nhóm đôi.
- Khu vực Đông Nam Á. (Học sinh trung bình)
- Cam-pu-chia giáp Việt Nam, Lào, Thái Lan và vịnh Thái Lan. (Học sinh khá)
- Thủ đô của Cam-pu-chia là PHNÔM PÊNH. (Học sinh trung bình)
- Địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo trũng (ở giữa có Biển Hồ) (Học sinh giỏi)
 - Các ngành sản xuất chính là trồng lúa gạo, cao su, hồ tiêu, làm đường thốt nốt, đánh bắt cá. (Học sinh khá)
Hoạt động cá nhân
- Khu vực Đông Nam Á (Học sinh trung bình)
- Giáp Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Mi-an-ma, Cam-pu-chia, không giáp biển. (Học sinh khá)
- Thủ đô của Lào là VIÊNG CHĂN (Học sinh trung bình)
- Núi và cao nguyên. (Học sinh khá)
- Quế, cánh kiến, gỗ, lúa gạo(Học sinh giỏi)
Học sinh làm việc cá nhân
- Bắc Kinh (Học sinh trung bình)
- Thuộc khu vực Đông Á (Học sinh khá)
- Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới. (Học sinh khá)
- Đứng thứ 3 thế giới ( Học sinh giỏi, học sinh khá )
-Từ xưa: Tơ lụa, gốm sứ, chèTới nay: Máy móc, hàng may mặc, hàng đồ chơi, điện tử. (Học sinh giỏi, học sinh khá )
Học sinh lắng nghe
Tài liệu:
Vạn Lý Trường Thành  là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc liên tục được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Đế quốc Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổvà Mãn Châu. Một số đoạn tường thành được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 TCN, trong đó nổi tiếng nhất là phần tường thành do Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây từ năm 220 TCN và 200 TCN, nằm ở phía bắc xa hơn phần Vạn Lý Trường Thành hiện nay của Trung Quốc xây dưới thời nhà Minh, và hiện chỉ còn sót lại ít di tích.
Các mục đích khác của Vạn Lý Trường Thành bao gồm kiểm soát biên giới, cho phép áp đặt thuế đối với hàng hóa vận chuyển theo con đường tơ lụa, quy định hoặc khuyến khích thương mại và kiểm soát xuất nhập cảnh. Hơn nữa, đặc điểm phòng thủ của Vạn Lý Trường Thành đã được tăng cường bằng việc xây dựng các tháp canh, doanh trại quân đội, trạm đóng quân, báo hiệu có giặc thông qua các phương tiện khói hoặc lửa, và thực tế là con đường của Vạn Lý Trường Thành cũng phục vụ như là một hành lang giao thông vận tải.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_19_Cac_nuoc_lang_gieng_cua_Viet_Nam.docx