Giáo án dạy học lớp 4 - Tuần 8

Tập đọc tiết 15

NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ.

I. Mục tiêu :

1. Bước đầu biết đọc một đoạn thơ với giọng vui hồn nhiên.

2. Hiểu ND: Những ước mơ ngộ nghĩnh đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khác khao về một thế giới tốt đẹp. ( Trả lời được các câu hỏi 1-2-4; thuộc 1-2 khổ thơ trong bài)

II. Chuẩn bị :

- GV : Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

- HS : Bảng phụ viết sẵn những câu, khổ thơ cần hướng dẫn H luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy và học:

 

doc 48 trang Người đăng hong87 Lượt xem 727Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học lớp 4 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùng dẫn quan sát hình 3-trả lời câu hỏi về cách cầm kéo cắt vải.
-Cho Hs thực hành.
*Hoạt động 3: HS quan sát nhận xét 1 số vật liệu dụng cụ khác.
-HS quan sát hình 6 và quan sát 1 số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để nêu tên và tác dụng của chúng.
*Hoạt động 4: Tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim.
-Cho HS quan sát hình 4 kết hợp với quan sát mẫu kim khâu, thêu cỡ to, vừa, nhỏ.
-Những đặc điểm chính của kim khâu, thêu. (làm bằng kim loại cứng, mũi nhọn, sắc. Thân kim khâu nhỏ và nhọn dần về mũi. Đuôi kim khâu hơi dẹt, có lỗ để xâu chỉ.)
-HS quan sát hình 5 a, b, c để nêu cách xâu chỉ, vê nút.
-HS đọc và TLCH về tác dụng của vê nút chỉ.
*Hoạt động 5: HS thực hành.
HS thực hành xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ theo nhóm.
4)Củng cố-Dặn dò: Thực hành.
5)Dặn dò: chuẩn bị tiết 2.
ÔN TIẾNG VIỆT
1/ Tìm và viết lại cho đúng các tên riêng có trong đoạn thơ sau:
 Dọc theo vịnh hạ long , trên bến đoan ,bến tàu hay cảng mới .Những đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc nối đuôi nhau cập bến , những cánh buồm ướt át như cánh chim trong mưa.Thuyền lưới mui bằng .Thuyền giã đôi mui cong . Thuyền khu bốn hình chữ nhật .Thuyền vạn ninh buồm cánh én .
2/ Viết 1 số tên địa lí mà em biết :
 a/ Tên 5 thành phố .
 b/ Tên 5 con sông .
 c/ Tên 5 danh lam, thắng cảnh .
	.
ÔN KĨ THUẬT
- GV gíup HS nắm lại các vật liệu cắt, khâu, thêu để nêu tên và tác dụng của chúng.
- HS thực hành xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ theo nhóm.
NGÀY SOẠN :10/10/10
NGÀY DẠY : THỨ TƯ,13/10/10 Kể chuyện tiết 8
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC. 
l. Mục tiêu :
- Dựa vào gợi ý (SGK )biết chọn và kể được câu chuyện(mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về 1 ước mơ đẹp hoạc ước mơ viễn vong phi lí.
- Hiểu câu chuyện và nêu ND chính của truyện.
II. Chuẩn bị :
GV : Sưu tầm truyện viết về ước mơ đẹp.
HS : Bảng phụ viết sẵn đề bài, một số ý quan trọng.
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định :
2. Bài cũ: lời ước dưới trăng.
Yêu cầu H kể chuyện.
Nêu ý nghĩa câu chuyện
3. Giới thiệu bài :
kể lại những câu chuyện về ước mơ đẹp mà các em đã nghe, đã đọc.
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1 : Hướng dẫn H hiểu yêu cầu của đề bài.
1 H đọc đề bài.
Hướng dẫn H gạch chân những chữ quan trọng của đề bài.
- Tìm những câu chuyện về ước mơ đẹp ?
-GV giới thiệu sách, báo, truyện đã sưu tầm được.
GV lưu ý H:
Khi kể chuyện em phải giới thiệu câu chuyện phải nêu tên truyện, tên nhân vật, kể chuyện phải đủ 3 phần : mở đầu, diễn biến, kết thúc.
Hoạt động 2 : H kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện.
Cho H kể chuyện – nêu ý nghĩa câu chuyện.
GV chốt dàn ý chung.
Giới thiệu tên câu chuyện, nhân vật
Mở đầu câu chuyện: chuyện xảy ra với ai? Khi nào? ở đâu?
Diễn biến câu chuyện (nêu các sự việc theo đúng thứ tự,sự việc nào có trước thì kể trước, sự việc nào có sau thì kể sau)
Kết thúc câu chuyện : nói về số phận hoặc tình trạng của nhân vật chính. Nêu ý nghĩa ?
Thi kể chuyện
GV nhận xét.
Hoạt động 3 : Củng cố
Chọn 1 chuyện hay nhất cho H kể
5. Tổng kết – Dặn dò :
Về tập kể
Chuẩn bị:” Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia”.
 Hát 
2,3H kể
H nêu
Hoạt động lớp, nhóm.
-H gạch : được đọc, được nghe, ước mơ đẹp.
H đọc thầm đề bài và các gợi ý 1,2,3,4 trong SGK.
H đọc gợi ý 1.
H nêu : Mơ làm bác sĩ, em mơ có một cuộc sống hoà bình, 
H đọc gợi ý 2
H đọc gợi ý 3.
H khá giỏi đọc mở bài.
Hoạt động nhóm (4 nhóm)
Mỗi nhóm cử đại diện kể.
Các nhóm khác đặt câu hỏi – trả lời.
Tập đọc tiết 16
ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH.
Mục tiêu :
Biết đọc diễn cảm 1 đoạn trong bài( giọng kể chậm rãi , nhẹ nhàng, hợp ND hồi tưởng).
Hiểu ND của bài: Chị phụ trách đã quan tâm tới ước mơ của cậu bé Lái, làm cho cậu bé xúc động và vui sướng đến lớp với đôi giày được thưởng .
TLCH SGK
II. Chuẩn bị :
GV : Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
H S: Giấy khổ to, bút dạ để làm việc nhóm.
III. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động :
2. Kiểm tra bài cũ : Nếu chúng mình có phép lạ.
 GV kiểm tra đọc 2 H.
GV nhận xét – đánh giá.
3. Giới thiệu bài :
Đôi giày bata màu xanh
GV ghi tựa bài.
4. Phát triển các hoạt dộng	
Hoạt động 1 : Luyện đọc
GV đọc diễn cảm bài văn.
Chia đoạn: 2 đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến các bạn tôi. + Đoạn 2: Phần còn lại.
GV hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ khó hiểu.
GV theo dõi – nhận xét cách đọc và cho H luyện đọc lại những từ đọc sai.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
PP: Đàm thoại, giảng giải
Đoạn 1: 
Nhân vật tôi là ai?
Ngày bé, chị phụ trách Đội từng mơ ước điều gì?
Tìm những câu văn tả vẽ đẹp của đôi giày ba ta.
Mơ ước của chị ngày ấy có đạt được không?
® GV: Đoạn văn nói về niềm mơ ước ngày bé của chị phụ trách Đội nhưng không đạt được.
 Đoạn 2:
Chị phụ trách Đội được giao việc gì?
 Chị phát hiện ra Lái trhèm muốn cái gì?
Vì sao chị biết điều đó?
GV tổ chức cho H thảo luận nhóm đôi.
Tác giả của bài văn đã làm gì để vận động được Lái đi học?
Tại sao chị lại chọn cách làm đó?
Tìm những câu văn tả thái độ của Lái khi nhận giày?
Em thử đoán xem sau này Lái có trở thành 1 H ngoan không. Hãy giải thích vì sao?
Liên hệ giáo dục.
 Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
PP: Thực hành, giảng giải.
GV lưu ý :
Đoạn 1: giọng hồi tưởng nhẹ nhàng
Đoạn 2: Nhấn giọng những từ ngữ sự xúc động, niềm vui sướng của Lái khi nhận được món quà cậu ao ước.
 GV nhận xét
 Hoạt động 4: Củng cố
Thi đua đọc diễn cảm.
Nêu ý nghĩa của bài văn?
5. Tổng kết – dặn dò :
GV nhận xét tiết học.
Biểu dương những em học tốt.
Tiếp tục luyện đọc.
Chuẩn bị : Thưa chuyện với mẹ.
 Hát 
H đọc thuộc lòng bài thơ và TLCH :
Mỗi khổ thơ nói lên 1 điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ấy là gì?
Nêu ý nghĩa của bài thơ.
Hoạt động cá nhân, nhóm đôi.
H nghe.
H đánh dấu vào SGK.
H luyện đọc – nối tiếp từng đoạn 
 ( 2 lượt – nhóm đôi )
H đọc thầm phần chú giải và nêu nghĩa các từ: công tác Đội, vận động
2 H đọc lại cả bài.
Hoạt động lớp.
H đọc và TLCH.
Là 1 chị phụ trách Đội Thiếu niên.
Có 1 đôi giày ba ta màu xanh như đôi giày của anh họ.
Cổ giày cao, ôm sát chân, sợi dây trắng nhỏ vắt ngang.
Không đạt được. Chị chỉ tưởng tượng mang đôi giày ấy thì bước đi sẽ nhẹ nhàng, các bạn sẽ nhìn thèm muốn.
H đọc đoạn 2 và TLCH.
Vận động Lái, 1 cậu bé nghèo sống lang thang trên đường phố đi học.
Lái ngẩn ngơ nhìn theo đôi giày ba ta màu xanh của 1 cậu bé đang dạo chơi.
Vì chị đi theo Lái trên khắp các đường phố.
H thảo luận – trình bày và bổ sung.
Chị hứa sẽ thưởng cho Lái đôi giày ba ta màu xanh trong buổi đầu cậu đến lớp.
Vì ngày nhỏ chị đã từng mơ ước 1 đôi giày ba ta màu xanh hệt như Lái,
Tay Lái run run, môi mấp máy, nhảy tưng tưng.
Lái sẽ trở thành 1 H ngoan vì Lái biết ơn chị phụ trách đã yêu thương lo lắng, quan tâm đến mình
Hoạt động lớp
.
Nhiều H luyện đọc từng đoạn, cả bài.
2 nhóm đọc.
Toán tiết 38 LUYỆN TẬP.
I. Mục tiêu :
Biết giải bài toán liên quan đến tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
HS làm BT1(a,b), 2,4
HS K,G làm thêm các bài còn lại.
II. Chuẩn bị :
GV : SGK.
HS : SGK, VBT.
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động :
2. Bài cũ : Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
Nêu cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó ?
Sửa bài 3/47 ( bảng lớp )
 ® Nhận xét bài cũ – chấm điểm .
3. Giới thiệu bài :
	Luyện tập.
4. Phát triển các hoạt động:	
Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức .
PP : Đàm thoại.
Nêu cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó?
Hoạt động 2: Luyện tập.
PP: Thực hành, luyện tập, vấn đáp.
Bài 1: 
a). Đâu là tổng, đâu là hiệu. Tìm số nào?
 ® H tự làm ® sửa bài bảng lớp.
 ® H có thể giải theo qui tắc :
 số bé = ( 73 – 29 ) : 2 = 22
b). Tương tự câu a.
 ® GV nhận xét.
Bài 2: Toán đố.
 ?
Vải hoa : 
 40m 360m
Vải màu: 
H tự làm bài ® sửa bảng lớp.
 ® GV nhận xét.
Bài3: Viết số vào chỗ chấut1
® GV nhận xét + chấm vở.
Hoạt động 3: Củng cố.
PP: Phân tích, giảng giải.
Thi đua : Tìm 2 số chẵn giữa chúng có 2 số lẻ, biết rằng tổng của chúng là 28.
 ® GV nhận xét + tuyên dương.
Giảng giải thêm hiệu của 2 số (nếu H lúng túng)
5. Tổng kết – Dặn dò :
Xem lại quy tắc tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
BTVN 1,5/48,49
Chuẩn bị: “Luyện tập chung”
 Hát 
H nêu.
Bài 3 :
Số cây lớp 4A trồng là :
( 600 – 50 ) : 2 = 275 (cây)
Số cây lớp 4B trồng là :
275 + 50 = 325 (cây)
ĐS : 275 cây.
 325 cây .
Bài 4/47 : Sửa miệng.
Hoạt động lớp.
H nêu:
 Số bé = ( tổng – hiệu ) : 2
 Số lớn = ( tổng + hiệu ) : 2
Hoạt động cá nhân.
Bài 1 : H đọc đề – tóm tắt.
H nêu : Tổng là 73
Hiệu là 29
Tìm số bé .
H sửa bài.
Hai lần số bé :
 73 – 29 = 44
số bé là :
 44 : 2 = 22
 ĐS : 22
H đọc đề – tóm tắt :
H sửa bài.
Số vải hoa cửa hàng có :
( 360 – 40 ) : 2 = 160 (m)
ĐS : 160 m
H đọc đề – làm bài ® sửa miệng.
a). 2 tấn 500 kg = 2500 kg
2 yến 6 kg = 26 kg
2 tạ 40 kg = 240 kg
b). 3 giờ 10 phút = 190 phút
4 giờ 30 phút = 270 phút
1 giờ 5 phút = 65 phút
 Hoạt động lớp, cá nhân.
H thi đua.
Địa lí TIẾT 8
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở 
TÂY NGUYÊN 
I.MỤC TIÊU : 
-Nêu được 1 số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên:
+ Trồng cây công nghiệp lâu năm( cao su,hồ tiêu, cà phê, chè,)trên đất ba 
dan.
+ Chăn nuôi trâu bò trên đồng cỏ.
- Dựa vào bảng số liệu biết loại cây công nghiệp và vật nuôi được nuôi, trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên. 
- QS hình, nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn ma Thuột
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
-Tranh, ảnh về vùng trồng cà phê, một số sản phẩm cà phê Buôn Mê Thuột III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 
Hoạt động Giáo viên 
Hoạt động học sinh 
1.Ổn định lớp : 
2.Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 1 -2 HS trả lời các câu hỏi sau : 
+Kể tên một số dân tộc ít người ở Tây Nguyên.
+Nhà rông được dùng để làm gì ? Hãy mô tả về nhà rông ? 
-GV nhận xét – đánh giá.
3/Dạy – học bài mới:
a.Giới thiệu bài :
b.Hoạt động dạy – học : 
@ Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan 
*Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
-GV yêu cầu HS dựa vào kênh chữ ở mục 1, thảo luận trả lời các câu hỏi sau : 
+Cây công nghiệp lâu đời trồng chính ở Tây Nguyên ( quan sát lược đồ 1 ) Chúng thuộc loại cây gì ? 
+Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng niều nhất ở đây ? (quan sát bảng số liệu )
+Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp ho việc trồng cây công nghiệp ? ( đọc mục 1 trong SGK )
-GV sửa chữa , giúp các nhóm hoàn thiện phần trả lời . 
-GV giải thích cho HS biết về sự hình thành đất đỏ ba dan: 
*Hoạt động 2: Làm việc cả lớp :
-GV yêu cầu HS quan sát tranh , ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột hoặc hình 2 trong SGK , nhận xét vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột. 
-GV gọi HS lên bảng chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ Địa lí tự nhiên việt Nam 
-Gv nói : Không chỉ Buôn Ma Thuột mà hiện nay ở Tây Nguyên có những vùng chuyên trồng cây cà phê và những cây công nghiệp lâu năm khác như : cao su , chè, hồ tiêu .. 
-GV hỏi : các em biết gì về cà phê Buôn Ma Thuột? (g,k)
-GV giới thiệu cho HS xem một số tranh ảnh về sản phẩm cà phê của Buôn Ma Thuột. 
-Hiện nay, khó khăn lớn nhất trong việc trong cây ở Tây Nguyên là gì ? 
-Người dân Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục khó khăn này ? (tb,y)
@Chăn nuôi trên đồng cỏ 
*Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân
-GV yêu cầu HS quan sát hình 1 mục 2 trong SGK trả lời các câu hỏi sau : 
+Kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên? 
+Con vật nào được nuôi nhiều ở Tây Nguyên? 
+ Tây Nguyên có những thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi trâu , bò ? (g,k)
+Ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì ?
-GV gọi một vài HS trả lời các câu hỏi trên.
4.Củng cố - Dặn dò
-Nhận xét tiết học. Tuyên dương các em học tốt, tích cực phát biểu, nhắc nhở HS khắc phục những thiếu sót trong chuẩn bị đồ dùng học tập, tư thế ngồi học....
-Chuẩn bị bài : Những hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên .
-1 -2 HS trả lời. Cả lớp lắng nghe nhận xét . 
Cây cao su ,cà phê,chè
Cao su cà phê 
Có đất đỏ ba-dan 
xưa kia nơi này đã từng có núi lửa hoạt động. Đó là hiện tượng vật nóng chảy, từ lòng đất phun trào ra ngoài ( gọi là dung nham ) nguội dần, đông cứng lại thành đá ba dan. Trải qua hàng triệu năm , dưới tác dụng của nắng mưa, lớp đá ba dan trên mặt vụn bở tạo thành đất đỏ ba dan .
-1-2 HS lên bảng chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ Địa lí tự nhiên việt Nam
-Thực hiện yêu cầu . 
-HS trình bày kết qủa làm việc trước lớp. 
-HS lắng nghe . 
-Thực hiện yêu cầu . 
Chăn nuôi trâu ,bò ,voi 
Nuôi bò 
-Trả lời : Có nhiều đồng cỏ rộng lớn ,xanh tốt
+Tình trạng thiếu nước .
-HS quan sát hình 1 mục 2 trong SGK thảo luận 
Học sinh mở SGK đọc nội dung bài học 
ÔN TOÁN
1/Đặt tính rồi tính:
a/ 31684 + 2195 +13167
b/ 9625 +32196 +146785
2/ Tìm x:
a/ x – 1467 = 764
b/ 1467 – x =764
c/ x +2196 = 7183
3/ Tính bằng cách thuận tiện nhất :
 a/ 341 + 670 + 59 + 133
b/ 14 + 15+ 16+17 +18 +19
NGÀY SOẠN:11/10/10
NGÀY DẠY : THỨ NĂM 14/10/10 
Đạo đức Tiết 8 
 TIẾT KIỆM TIỀN CỦA.(tiết 2)
Mục tiêu :
-Nêu được TD về tiết kiệm tiền của.
-Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
-Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, điện, nước trong cuộc sống hàng ngày.
Chủ đề tích hợp: -Cần, kiệm, liêm, chính.
Nội dung :GD HS đức tính tiết kiệm như Bác Hồ.
II. Chuẩn bị :
GV : SGK Đạo đức lớp 4 _ Đồ dùng để chơi đóng vai.
H : SGK đạo đức 4.
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động :
2. Bài cũ : 
Nên làm gì để tiết kiệm tiền của?
Để tiết kiệm tiền của ta không nên làm gì?
® GV nhận xét, ghi điểm.
3. Giới thiệu bài : 
	 “Tiết kiệm tiền của.” (Tiết 2)
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1 : Tự liên hệ.
MT: Giúp H biết cách tiết kiệm tiền của.
PP: Động não, thực hành.
GV cho H thảo luận nhóm đôi.
GV nhận xét, khen những H đã biết tiết kiệm tiền của và nhắc nhở những H khác thực hiện tiết kiệm tiền của trong sinh hoạt hàng ngày.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm và đóng vai.
MT: Giáo dục H cách khuyên nhủ bạn bè cùng tiết kiệm.
PP: Thảo luận, đóng vai.
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ thảo luận và đóng vai các tình huống trong bài tập 4.
GV gợi ý cho lớp thảo luận.
	+	Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa? Có cách ứng xử nào hay hơn không? Vì sao?
	+	Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy.
® GV kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống.
Hoạt động 3: Bài tập 5
MT: Giúp H tự tin ki trình bày trước đám đông. Đồng tình ủng hộ những hành vi tiết kiệm.
PP: Kể chuyện.
GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm kể cho nhau nghe những câu chuyện, tấm gương về tiết kiệm tiền của.
GV gợi ý, lớp thảo luận.
	+	Em nghĩ gì khi nghe những tấm gương này?
	+	Em có thể học tập các tấm gương đó không? Học tập như thế nào?
GV kết luận: Các em cần học tập và làm theo các tấm gương tiết kiệm tiền của.
Hoạt động 4: Củng cố. 
PP: Thực hành.
GV hướng dẫn H các nội dung của bài thực hành SGK.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Tiết kiệm thời giờ.
	Hát 
1, 2 H trả lời.
H lắng nghe.
	Hoạt động nhóm đôi.
Nhóm thảo luận với nhau những việc mình đã và sẽ làm để tiết kiệm sách vở, đồ dùng, đồ chơi, tiền bạc.
Mời 1 số H chia sẽ với cả lớp.
Lớp trao đổi, nhận xét.
Hoạt động nhóm, cá nhân, lớp.
Chia lớp thành 6 nhóm, hai nhóm thảo luận 1 tình huống.
+	N1 + N2 : thảo luận câu a.
+	N3 + N4 : thảo luận câu b.
+	N5 + N6 : thảo luận câu c.
Bóc thăm sắm vai.
Đại diện 3 nhóm lên đóng vai.
Lớp cùng thảo luận:
+	Các nhóm nhận xét chéo.
+	Rút bài học cho bản thân.
a. 	Tuấn khuyên bạn không nên.
b. 	Tân khuyên em nên chơi đồ chơi cũ.
c. 	Cường khuyên Hà nên tiết kiệm, dùng hết vở cũ.
Hoạt động cá nhân, lớp, nhóm.
H chuẩn bị các câu chuyện. 
Nhóm thảo luận.
1, 2 H kể trước lớp.
H cả lớp lắng nghe.
Lớp thảo luận theo câu hỏi gợi ý của GV.
Bổ sung.
	Hoạt động cá nhân.
H thực hiện các nội dung trong phần “Thực hành” của SGK.
TẬP LÀM VĂN :TIẾT15 
 LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN .
I - MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU :
-Viết được câu mở đầu cho một đoạn văn 1,3,4 (ở tiết TLV tuần 7)-(BT1) nhận biết được cách sắp xếp theo trình tự thời gian của các đoạn văn và tác dụng của câu mở đầu ở mỗi đoạn văn (BT2). Kể lại được câu chuyện đã học có các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian (BT3)
II.CHUẨN BỊ:
Tranh phóng to trong SGK trang 56.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Khởi động: HÁT
Bài cũ: 1 HS kể lại câu truyện Vào nghề
Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
 Bài tập 1: 
HS đọc yêu cầu của bài.
GV dán tranh minh họa vào nghề, yêu cầu HS mở SGK, tuần 7 trang 73, 74, xem lại nội dung bài tập 2, xem lại bài đã làm trong vở.
HS làm bài. 
GV nhận xét.
Bài tập 2: 
HS đọc yêu cầu đề bài và làm bài. 
GV nhận xét. 
Được sắp xếp theo trình tự thời gian.
Vai trò: Thể hiện sự tiếp nối về thời gian để nối đoạn văn với các đoạn văn trước đó. 
Bài tập 3: 
HS kể một câu chuyện đã học.
Cần lưu ý: xem câu văn HS kể có đúng theo trình tự thời gian không. 
* Các đoạn còn lại học sinh làm tương tự .
HS đọc . Cả lớp đọc thầm.
HS làm vào vở. 
Mỗi HS đều viết lần lượt 4 câu mở đầu cho cả 4 đoạn văn
HS trình bày. 
HS đọc và làm bài.
Cả lớp nhận xét và phát biểu ý kiến.
HS đọc yêu cầu của đề. 
HS viết nhanh ra nháp.
Đoạn 1 :
Tết Nô- en năm ấycô bé Va –li-a 11 tuổi được bố mẹ đưa đi xem xiếc 
Chương trình xiếc hôm ấy thật tuyệt ,nhưng Va-li-a thích hơn cả là tiết mục cô gái xinh đẹp vừa phi ngựa vừa đánh đàn .
Từ đó lúc nào Va-li-a cũng mơ ước một ngày nào đó sẽ trở thành một diễn viên xiếc vừa phi ngựa vừa đánh đàn .
Đoạn 2 
Rồi một hôm rạp xiếc thông báo cần tuyển nhân viên .Va-li-a xin bố mẹ cho đi học nghề .
Sáng ấy em đến gặp bác giám d0ốc rạp xiếc .Bác dẫn em đếnchuồng ngựa chỉ con ngựa và bảo .
Bác giám đốc cười bảo em .
HS thi kể chuyện. 
HS nhận xét. 
Củng cố, dặn dò:
-Nhắc học sinh ghi nhớ : Có thể phát triển câu chuỵên theo trình tự thời gian nghĩa là việc nào xảy ra trước thì kể trước ,việc xảy ra sau thì kể sau .
Nhận xét tiết học. 
.
Toán tiết 39
GÓC NHỌN – GÓC TÙ – GÓC BẸT
I. Mục tiêu :
- Giúp HS nhận biết được góc nhọn,góc tù,góc bẹt bằng trực giác hoặc sử dụng êke.
- HS làm BT 1,2( chọn 1 trong 3 ý)
HS g,k làm các bài còn lại.
II. Chuẩn bị :
GV : êke,bảng vẽ các góc nhọn,
H :
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động :
2.Kiểm tra bài cũ : “Luyện tập”
H sửa bảng bài 4, 5 /48.
3. Bài mới : “góc nhọn – góc tù – góc bẹt “.
4. Phát triển các hoạt động :
Hoạt động 1 : Giới thiệu góc nhọn,góc tù,góc bẹt.
PP : Trực quan,đàm thoại, giảng giải.
T cho vẽ hình góc nhọn lên bảng,giới thiệu :”Đây là một góc nhọn”. Dùng êke để thấy góc nhọn bé hơn góc vuông.
T vẽ góc nhọn lên bảng. Hỏi : đây có là góc nhọn không?
Làm thế nào để nhận biết đây là góc nhọn?
Vẽ hình góc tù lên bảng. Giới thiệu:”đây là một góc tù”. Dùng êke để thấy góc tù lớn hơn góc vuông.
T vẽ góc tù lên bảng. Hỏi : đây là góc tù hay không? Làm thế nào để nhận biết đây là góc tù?
Vẽ hình góc bẹt lên bảng,giới thiệu góc bẹt chỉ rõ đỉnh góc,hai cạnh của góc bẹt, hai cạnh góc bẹt thẳng hàng.
Dùng êke để nhận thấy “góc bẹt bằng hai góc vuông”.
Hướng dẫn H so sánh:
Hoạt động 2: Thực hành.
PP: Luyện tập,thực hành.
 Bài 1: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan8.doc