Giáo án dạy học lớp 3 - Tuần 3

I/ Mục tiêu:

 A/ Tập đọc:

Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng những âm vần thanh dễ lẫn: lạnh buốt, lất phất, bối rối, phụng phịu.

 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

 - Đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật. Biết nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

 -Nêu nghĩa các từ khó ở chú giải và từ mới có trong bài.

- Hiểu nội dung: Anh em phải biết nhường nhịn, yêu thương, quan tâm đến nhau

 B/ Kể chuyện:

1, Rèn kĩ năng nói: Dựa vào gợi ý trong sgk, hs biết nhập vai kể lại từng đoạn của câu chuyện.

 - Phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt ,biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.

2, Rèn kĩ năng nghe: Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể. Nhận xét đánh giá lời kể của bạn kể tiếp được lời kể của bạn.

 

doc 71 trang Người đăng hong87 Lượt xem 730Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học lớp 3 - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u chuẩn bị bài sau.
- HS quan sát.
- Con ếch gồm 3 phần : phần đầu, phần thân và chân.
- 1- 2 HS lên thực hiện.
- HS quan sát.
- HS quan sát.
- HS quan sát.
- 2 HS lên bảng thao tác lại các bước gấp con ếch.
- HS tập gấp con ếch.
--------------------------------------------------------------------------------------
 Tiết 5 
 Thể dục
 Ôn đội hình đội ngũ
I/Mục tiêu:
 - Ôn tập : Ôn tập hợp đội hình hàng ngang, dóng hàng, điểm số, .Yêu cầu HS thực hiện động tác nhanh, trật tự, tương đối chính xác. 
 - Ôn động tác đi đều từ 1 đến 4 hàng dọc, đi theo vạch kẻ thẳng. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
 - Chơi trò chơi: Tìm người chỉ huy. Biết cách chơi và tham gia chơi một cách chủ động.
II/ Địa điểm và phương tiện.
 - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập.
 - Phương tiện: Còi, kẻ sân cho trò chơi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
Đ lượng
Phương pháp và tổ chức
* Hoạt động 1: Phần mở đầu
+ Mục tiêu: HS biết xếp hàng, điểm số, báo cáo.
+ Cách tiến hành:
- Nhận lớp, phổ biến nội dung, Y/c giờ học.
- Khởi động: Cho lớp chạy nhẹ nhàng vòng tròn trên sân.Giậm chân tại chỗ theo nhịp .Xoay các khớp cổ chân, tay.
- Chơi trò chơi: Chui qua hầm.
* Hoạt động 2: Phần cơ bản .HS ôn tập đội hình đội ngũ. Chơi trò chơi: Tìm người chỉ huy.
+ Cách tiến hành:
- Ôn đội hình, đội ngũ: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. 
- Ôn đi đều theo 1- 4 hàng dọc theo vạch kẻ thẳng.
- Chơi trò chơi: Tìm người chỉ huy.
- Chạy trên địa hình tự nhiên xung quanh sân trường.
* Hoạt động 3: Phần kết thúc.
 HS hệ thống được nội dung bài học.
+ Cách tiến hành:
- Đi thường theo nhịp và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài. 
- Nhận xét giờ học. Giao bài về nhà.
5 - 6 phút
21 – 24 phút
4- 5 phút
ĐHTT. 
 x x 
 X
- HS khởi động theo sự hướng dẫn của GV.
- Chơi trò chơi.
- Lần 1: GV điều khiển.
- Lần 2: Cán sự điều khiển, GV theo dõi, uốn nắn.
- GV chia tổ tập luyện, GV theo dõi, HD sửa sai.
- GV nêu tên trò chơi, Yêu cầu HS nhắc lại cách chơi.
- Tổ chức cho HS chơi.
- HS đi thường theo nhịp và hát.
- HS nghe.
-----------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 4 tháng 9 năm 2009
Tiết 1
Tập làm văn
Kể về gia đì nh - Điền vào giấy tờ in sẵn
 I/ Mục tiêu.
 - Rèn kĩ năng nói : Kể được về gia đình em với một người bạn mới quen 
 - Rèn kĩ năng viết : Biết viết một lá đơn xin nghỉ học đúng mẫu. 
 II/ Đồ dùng dạy- học: 
 - Mẫu phiếu đơn xin nghỉ học .
 III/ Các hoạt động dạy- học:
 * Hoạt động 1: - Ôn định lớp:
 - Kiểm tra: Kiểm tra 2 em đọc : Đơn xin vào Đội 
 - GT bài: Nêu MĐYC giờ học – Ghi tên bài lên bảng.
* Hoạt động 2: Luyện tập- thực hành.
Bài 1. Kể về gia đình em với một người bạn em mới quen.
+ Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu:
+ Bài yêu cầu gì ?
 + Như thế nào là bạn mới quen ?
- HDHS: Khi kể về gia đình với một người bạn mới quen, chúng ta nên giới thiệu một cách khái quát nhất về gia đình. Vì là kể với bạn, nên khi kể em có thể xưng hô là tôi, tớ , mình, ...VD:
+ Gia đình em có mấy người,đó là những ai?
+ Công việc của mỗi người trong gia đình là gì ?
+Tính tình của mỗi người trong gia đình ntn? 
+ Bố mẹ em thường làm việc gì ?
+ Tình cảm của em với gia đình mình ntn?
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 HS và yêu cầu HS kể cho các bạn trong nhóm nghe về gia đình của mình theo gợi ý.
- GV theo dõi, giúp các nhóm.
- Gọi 1 số HS trình bày trước lớp, GV và cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Bài 2.
+ Mục tiêu: Viết một lá đơn xin nghỉ học theo mẫu.
+ Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
 - Treo bảng phụ viết sẵn mẫu đơn yêu cầu HS đọc mẫu đơn .
- Đơn xin nghỉ học gồm những nội dung gì ?
- GV cho HS viết đơn.
- GV theo dõi, hướng dẫn.
- Gọi 1 số HS trình bày lá đơn của của mình trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét, đánh giá.
 * Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. Nhắc HS nhớ mẫu đơn để thực hành viết đơn xin nghỉ học khi cần.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Hãy kể về gia đình em với một người bạn mới quen.
- Là người bạn mới đến lớp, mới biết lần đầu tiên.
- HS nghe HD.
- HS kể theo nhóm.
- 1 số HS trình bày trước lớp, cả lớp nghe nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc – Lớp đọc thầm.
- Đơn xin nghỉ học có các nội dung:
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ .
+ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
+ Tên của đơn: Đơn xin phép nghỉ học.
+ Tên người nhận đơn.
+ Người viết đơn tự giới thiệu tên, lớp. 
+ Nêu lí do viết đơn.
+ Nêu lí do xin phép nghỉ học.
+ Lời hứa của người viết đơn.
+ ý kiến và chữ kí của gia đình Hs. 
+ Chữ kí và họ tên người viết.
- HS tự viết đơn theo mẫu.
- HS đọc đơn đã viết.
 ------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2
 Toán
Luyện tập (trang )
I/ Mục tiêu: 
 - HS biết cách xem giờ trên đồng hồ chỉ mấy giờ.
 - Giải bài toán có lời văn liên quan đến phép nhân.
 - HS khoanh vào số quả cam trong hình nào?
 - HS so sánh và điền dấu lớn, dấu bé, dấu bằng vào chỗ chấm.
II/ Đồ dùng dạy- học.
 III/Các hoạt động dạy - học:
* Hoạt động 1: - Ôn định lớp.
 - Kiểm tra.
 - Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu giờ học – Ghi tên bài lên bảng.
* Hoạt động 2: Luyện tập- thực hành.
Bài 1 HS xem đồng hồ.
+ Cách tiến hành:
- GV dùng mô hình đồng hồ vặn giờ cho HS đọc giờ.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2. Giải bài toán có lời văn có liên quan đến phép nhân.
+ Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc tóm tắt sau đó dựa vào tóm tắt để đọc thành bài toán.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 3. Nhận biết số quả cam trong hình nào.
+ Cách tiến hành:
a,- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ phần a.
+ Hình nào đã khoanh vào 1/3 số quả cam? Vì sao?
+ Hình 2 đã khoanh vào một phần mấy số quả cam? Vì sao?
b, HDHS làm tương tự phần a.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 4. Biết so sánh và điền dấu( >, <, =)
+ Cách tiến hành:
- Viết bảng : 4 x 7 ... 4 x 6.
+ Điền dấu gì vào chỗ trống ? Vì sao?
- Yêu cầu HS làm tương tự với các phần còn lại của bài.
- GV nhận xét, chữa bài , Yêu cầu HS giải thích cách điền.
* Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò.
- Củng cố về xem giờ, số phần bằng nhau của đơn vị, cách so sánh biểu thức đơn giản.
- Yêu cầu HS về nhà xem lại các bài tập đã làm.
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS đọc giờ trên đồng hồ mô hình .
+ Hình A: Đồng hồ chỉ 6 giờ 15.
+ Hình B: Đồng hồ chỉ 2 giờ 30phút hay 2 giờ rưỡi.
+ Hình C: Đồng hồ chỉ 9 giờ 55 phút (hay 10 giờ kém 5 phút )
+ Hình D: Đồng hồ chỉ 8 giờ.
- 1HS nhìn vào tóm tắt và nêu bài toán: Mỗi chiếc thuyền chở được 5 người. Hỏi 4 chiếc thuyền như vậy chở được bao nhiêu người?
- HS làm bài – 1 HS lên bảng giải .
Bài giải
4 thuyền có số người là:
 5 x 4 = 20 (người)
 Đáp số: 20 người
- HS đọc yêu cầu bài tập.
a, Đã khoanh vào số quả cam trong trong hình 1. Vì có tất cả 12 quả cam chia thành 3 phần bằng nhau thì mỗi phần có 4 quả cam, hình 1 đã khoanh vào 4 quả cam.
- Hình 2 đã khoanh vào số quả cam vì có tất cả 12 quả cam chia thành 4 phần bằng nhau thì mỗi phần được 3 quả cam, hình b đã khoanh vào 3 quả cam.
- HS trả lời tương tự như phần a.
b,Đã khoanh vàosố bông hoa trong hình3, 4.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS đọc phép tính.
- Điền dấu lớn hơn ( > ) vào chỗ trống vì :
 4 x 7 = 28, 4 x 6 = 24 mà 28 > 24.
- HS làm bài – HS lên bảng .
 5 x 4 = 4 x 5 16 : 4 < 18 : 2
 	 ------------------------------------------------------ 
Tiết 3
Tự nhiên xã hội
 Máu và cơ quan tuần hoàn
I/ Mục tiêu:
Sau bài học, HS có khả năng:
 - Trình bày sơ lược về cấu tạo và chức năng của máu.
 - Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn.
 - Kể được tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn.
II/ Đồ dùng dạy -học: 
 - Các hình trong sgk trang 14, 15. 
III/ Các hoạt động dạy - học. 
* Hoạt động 1: - Ôn định lớp.
 - Kiểm tra: 
 - Giới thiệu bài: Máu là thành phần quan trọng trong cơ thể chúng ta. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về máu và cơ quan tuần hoàn.
 *Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
 + Mục tiêu : - Trình bày được sơ lược về thành phần của máu và chức năng của huyết
 cầu đỏ. 
 - Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn.
+ Cách tiến hành : 
 Bước 1: Làm việc theo nhóm. 
- Yêu cầu các nhóm HS quan sát các hình 1,2, 3 trang 14 và trả lời câu hỏi:
+Bạn đã bị đứt tay hay trầy da bao giờ chưa?
+Khi bị như thế bạn nhìn thấy gì ở vết thương ?
+ Theo bạn, khi máu mới chảy ra khỏi cơ thể máu là chất lỏng hay đặc ?
 - Quan sát máu đã được chống đông ở hình 2 trang 14 bạn thấy máu được chia ra làm mấy phần ? Đó là những phần nào ?
- Quan sát huyết cầu đỏ ở H3 trang 14, bạn thấy huyết cầu đỏ có hình dạng ntn? Nó có chức năng gì ?
- Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cớ thể có tên là gì ?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- HS các nhóm quan sát hình 1, 2, 3 sgk và trả lời câu hỏi. 
- HS trả lời.
- Máu hoặc một ít nước màu vàng chảy ra từ vết thương.
- Máu có dạng lỏng, để lâu máu đặc, khô đông cứng lại.
- Máu được chia ra làm 2 phần. Đó là huyết tương và huyết cầu.
- Huyết cầu đỏ có hình dạng tròn như cái đĩa, lõm 2 mặt, nó có chức năng mang máu đi nuôi cơ thể.
- Cơ quan tuần hoàn.
- Đại diện các nhóm trả lời.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận: - Máu là một chất lỏng màu đỏ, gồm hai thành phần là huyết tương ( phần nước vàng ở trên) và huyết cầu, còn gọi là các tế bào máu ( phần màu đỏ lắng xuống dưới).
 - Có nhiều loại huyết cầu, quan trong nhất là huyết cầu đỏ. Huyết cầu đỏ có dạng như cái đĩa, lóm hai mặt. Nó có chức năng mang khí ô- xi đi nuôi cơ thể.
 - Cơ quan vận chuyển máu đi kháp cơ thể gọi là cơ quan tuần hoàn.
* Hoạt động 2 : Làm việc với sgk.
 + Mục tiêu : Kể được các bộ phận của cơ quan tuần hoàn.
 + Cách tiến hành .
 Bước 1: Làm việc theo cặp .
 - HS quan sát hình 15, 1 bạn hỏi, 1 bạn trả lời theo câu hỏi :
 + Chỉ trên hình vẽ đâu là tim, đâu là các mạch máu?
 + Dựa vào hình vẽ mô tả vị trí của tim trong lồng ngực?
 + Chỉ vị trí của tim trên lồng ngực của mình?
Bước 2 : Làm việc cả lớp.
 - GV yêu cầu HS lên trình bày kết qủa thảo luận.
 - Các HS khác nhận xét, bổ sung.
* GV kết luận: Cơ quan tuần hoàn có tim và các mạch máu.Tim nằm ở lồng ngực phía bên trái. Máu đi khắp trong cơ thể.
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi: Tiếp sức.
 + Mục tiêu: Giúp HS củng cố nhiều kiến thức đã học về mạch máu đi tới mọi cơ quan của cơ thể.-
 + Cách tiến hành:
 Bước 1: GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn chơi.
 - HS chia ra thành các nhóm mỗi nhóm 4 em và thực hiện chơi theo hd của gv. 
 Bước 2: Tổ chức cho HS chơi.
 - HS chơi theo hướng dẫn.
 - Kết thúc trò chơi GV nhận xét, kết luận và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
* GV kết luận: Nhờ có các mạch máu đem máu đến mọi bộ phận của cơ thể để tất cả các cơ quan của cơ thể có đủ chất dinh dưỡng và o – xi để hoạt động, đồng thời, máu cũng có chức năng chuyên chở khí các – bo – níc và chất thải của các cơ quan trong cớ thể đến phổi và thận để thải chúng ra ngoài.
 * Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. Về nhà giữ gìn cơ thể.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 4 Âm nhạc
Học hát bài: Bài ca đi học (lời 1)
 I/ Mục tiêu.
 - HS biết tên bài hát, tên tác giả và nắm được nội dung bài hát .
 - HS hát đúng lời và thuộc giai điệu của bài lời 1.
 - Giáo dục tình cảm gắn bó với mái trường. Kính trọng thầy cô giáo và yêu quý 
 bạn bè.
 II / Đồ dùng dạy- học.
 - GV: Hát thuộc lời và giai điệu đoạn 1 bài hát. 
 -Tranh ảnh minh hoạ cho bài hát. Băng nhạc và nhạc cụ quen dùng .
 III/ Các hoạt động dạy- học.
 * Hoạt động 1: - Ôn định lớp.
 - Kiểm tra: 2 HS hát bài: Quốc Ca Việt Nam.
 - Giới thiệu bài .
- GV mô tả cảnh buổi sáng HS đến trường trong niềm vui cùng bạn bè.
- Cho HS xem tranh minh hoạ.
- Giới thiệu bài: “Bài ca đi học” nhạc và lời của Phan Đình Bảng. 
* Hoạt đông 2 : Dạy hát.
- GV hát mẫu.
- Cho HS đọc lời ca.
- GV dạy HS hát từng câu đến hết lời 1 theo hình thức móc xích.
- GV hát mẫu từng câu và đếm phách cho HS hát.
- Cho HS nhận ra sự giống và khác nhau trong giai điệu của hai câu hát 1 và 2.
 - Cho HS hát thể hiện đúng tình cảm của bài hành khúc. Hát rõ ràng, nhấn vào các phách mạnh ở nhịp hai với tốc độ vừa phải.
- Cho HS hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
- GV chia lớp thành 3 nhóm. mỗi nhóm hát 1 câu.
* Hoạt động 3 : Hát kết hợp gõ đệm.
* Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò.
Nhận xét giờ học.
Yêu cầu HS về nhà hát lại lời bài hát.
- HS nghe.
- HS quan sát.
- HS nghe.
- HS nghe hát mẫu.
- HS đọc lời ca 1 lần.
- HS học hát từng câu theo hướng dẫn.
- HS nghe và hát theo phách GV đếm.
- HS nghe và nêu ý kiến.
- Hát bài hát theo hướng dẫn.
- Hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
- HS hát lại 3 – 4 lần.
- HS mỗi nhóm hát 1 câu nối tiếp nhau.
- HS hát và gõ đệm theo phách sau đó gõ đệm theo tiết tấu lời ca và đổi lại.
---------------------------------------------------
Tiết 5
 Sinh hoạt lớp tuần 3
Nhận xét tuần 
 + Ưu điểm :
 Đạo đức : Ngoan ngoãn, lễ phép, đoàn kết với bạn.
Chuyên cần : Học sinh đi học tương đối đều.
Học tập: Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
Học bài và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp.
Thể dục giữa giờ tương đối tốt.
Vệ sinh thân thể, trường lớp: Tương đối, gọn sạch.
 + Nhược điểm:
Một số em còn chưa chú ý trong học tập, còn mất trật tự trong giờ học, một số em còn đi học muộn, chưa có đủ đồ dùng học tập.
 -- Chữ viết một số em còn xấu, cẩu thả . 
Tuần 4 Thứ hai ngày 8 tháng 9 năm 2008
Chào cờ
Tập trung toàn trường
__________________________
Tập đọc - Kể chuyện
Người mẹ
I/ Mục tiêu.
A/ Tập đọc
1, Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng những âm vần thanh dễ lẫn: hớt hải, thiếp đi, áo choàng, khẩn khoản, lạnh lẽo.
 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
 - Hiểu nghĩa các từ khó ở chú giải và từ mới: khẩn khoản, thiếp đi.
 - Biết đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật. Biết nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản.
2, Rèn kĩ năng đọc hiểu.
 - Trả lời được các câu hỏi trong bài.
 - Hiểu nội dung: Người mẹ rất yêu con, vì con mà người mẹ bất chấp tất cả.
B/ Kể chuyện
1, Rèn kĩ năng nói: Dựa vào gợi ý trong SGK, HS biết nhập vai kể lại từng đoạn của câu chuyện.
 - Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt , biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
2, Rèn kĩ năng nghe: Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể. 
 - Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
II/ Đồ dùng dạy- hoc: 
 - Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
 - Bảng viết câu hướng dẫn đọc.
III/ Các hoạt động dạy- học:
* Hoạt động 1: - Ôn định lớp:
 - Kiểm tra: 2 HS đọc thuộc bài : Quạt cho bà ngủ. 
 - Giới thiệu bài : Nêu MĐYC giờ học – Ghi tên bài lên bảng
* Hoạt động 2: Luyện đọc.
+ Mục tiêu: Đọc đúng các từ ngữ khó và hiểu nghĩa một số từ ngữ.Ngắt, nghỉ hơi ở các câu văn dài.
+ Cách tiến hành:
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
 + Đọc từng câu.
- GV quan sát kết hợp luyện sửa phát âm sai cho HS.
+ Đọc từng đoạn trước lớp.
- HDHS đọc 1 số câu văn dài, khó có trong bài.
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ ngữ khó có trong bài.
 + Em hiểu ntn gọi là mấy đêm dòng ?
+ Lả đi hoặc chợp mắt ngủ do quá mệt gọi là gì?
+ Khẩn khoản có nghĩa là ntn?
+ ( Mồ hôi , nước mắt) chảy nhiều và kéo dài gọi là gì ?
+ Đọc từng đoạn trong nhóm.
- GV quan sát HD các nhóm.
+ Thi đọc.
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu bài.
+ Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi trong bài và nêu được nội dung bài.
+ Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc lại từng đoạn và TLCH.
+ Hãy kể chuyện xảy ra vắn tắt ở đoạn 1 ?
+ Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà ?
+ Người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà ?
+ Thái độ của Thần Chết như thế nào khi nhìn thấy bà mẹ ?
+ Người mẹ trả lời như thế nào ?
* KL: Cả 3 ý đều đúng. Bà mẹ là người dũng cảm, vì dũng cảm nên bà đã thực hiện được những yêu cầu khó khăn của bụi gai, của hồ nước, bà mẹ cũng không hề sợ Thần Chết và sẵn sàng đi tìm Thần Chết để đòi lại con. Tuy nhiên ý 3 là ý đúng nhất vì chính sự hi sinh cao cả đã cho bà mẹ lòng dũng cảm vượt qua mọi thử thách và đến được nơi ở lạnh lẽo của Thần Chết để đòi lại con.Vì con, người mẹ có thể hi sinh tất cả.
+ Qua câu chuyện này em thấy người mẹ là người như thế nào ?
* Hoạt động 4: Luyện đọc lại.
+ Mục tiêu: HS biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
- GV đọc lại đoạn 4.
- HD các nhóm , mỗi nhóm 3 em tự phân vai đọc diễn cảm lại đoạn 4.
 - Gọi các nhóm đọc trước lớp.
- GV và cả lớp nhạn xét, đánh giá.
- HS nghe - đọc thầm.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.
- HS đọc theo HD.
- HS nối tiếp nhau từng đoạn trong bài.
- Mấy đêm dòng: mấy đêm liền.
- ...gọi là thiếp đi.
- Khẩn khoản : cố nói để người khác hiểu ý mình.
- ...gọi là lã chã.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đại diện các nhóm thi đọc.
- HS đọc thầm và trao đổi, thảo luận.
- 2 –3 HS kể.
- Cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Bà mẹ chấp nhận yêu cầu của bụi gai, ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm nó, làm nó đâm chồi , nảy lộc và nở hoa giữa mùa đông buốt giá.
- Bà mẹ làm theo yêu cầu của hồ nước khóc để nước mắt theo dòng lệ rơi xuống hồ hoá thành 2 hòn ngọc.
- Ngạc nhiên, không hiểu vì sao người mẹ có thể tìm đến tận nơi mình ở.
- Người mẹ trả lời vì bà là mẹ – người mẹ có thể làm tất cả vì con và bà đã đòi Thần Chết trả con cho mình.
- HS thảo luận chọn ý đúng nhất nêu lên ý nghĩa của câu chuyện .
- 
- Người mẹ rất yêu con, vì con người mẹ đã làm tất cả.
- HS nghe.
- HS các nhóm phân vai đọc lại diễn cảm đoạn 4.
- 1 nhóm 6 em tự phân vai luyện đọc lại câu chuyện trước lớp.
* Hoạt động 5: Kể chuyện.
+ Mục tiêu: HS kể lại được câu chuyện, biết nghe bạn kể và nhận xét và kể tiếp lời của bạn.
+ Cách tiến hành:
1/ GV nêu nhiệm vụ: Yêu cầu HS sẽ kể lại chuyện, dựng lại câu chuyện theo cách phân vai.
2/ HD kể lại câu chuyện theo vai.
- HDHS: Nói lời của nhân vật theo trí nhớ, không nhìn sách có thể kể kèm với động tác , cử chỉ , điệu bộ.
- Chia HS thành các nhóm mỗi nhóm 6 HS, yêu cầu HS thực hành kể trong nhóm.
- Tổ chức thi kể trước lớp.
- GV theo dõi, giúp đỡ từng nhóm.
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hay và hấp dẫn, sinh động nhất.
* Hoạt động 6: Củng cố – dặn dò.
+ Qua câu chuyện này em hiểu gì về tấm lòng người mẹ?
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- HS nghe HD.
- HS tự lập nhóm và phân vai kể.
- Các nhóm thi dựng lại câu chuyện theo vai.
- Người mẹ rất yêu con, rất dũng cảm.Người mẹ có thể làm tất cả vì con.Người mẹ có thể hi sinh bản thân cho con được sống.
------------------------------------------------------------------
 Toán
Luyện tập chung 
 I/ Mục tiêu: 
 - HS biết đặt tính rồi thực hiện phép tính về cộng, trừ các số có 3 chữ số.
 - Tìm một thành phần chưa biết liên quan đến phép nhân và chia. 
 - Tính được giá trị của biểu thức liên quan đến các phép tính nhân , chia, cộng , trừ.
 - Giải bài toán có lời văn (liên quan đến so sánh 2 số hơn kém nhau 1 số đơn vị).
 II/ Đồ dùng dạy- học: 
III/ Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: - Ôn định lớp.
 - Kiểm tra: HS đọc bảng nhân 4, chia 4
 - Giới thiệu bài .: Nêu mục tiêu giờ học – Ghi tên bài lên bảng.
* Hoạt động 2: Luyện tập- thực hành.
Bài 1: 
+ Mục tiêu: Củng cố cách đặt tính.
+ Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và cách thực hiện phép tính.
- Yêu cầu HS làm bài trên bảng con.
- GV nhân xét, chữa bài yêu cầu HS nêu lại cách thực hiện 1 vài phép tính.
Bài 2: 
+ Mục tiêu: Củng cố tìm thành phần chưa biết của phép tính.
+ Cách tiến hành:
- Nêu tên gọi thành phần của X trong phép tính?
+ Muốn tìm một thừa số ta làm ntn?
+ Muốn tìm số bị chia ta làm ntn?
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 3:
+ Mục tiêu: Củng cố cách tính giá trị của biểu thức.
+ Cách tiến hành:
- Để thực hiện phép tính này ta phải thực hiện tính theo thứ tự nào ?
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân .
- GV nhận xét, chữa bài, yêu cầu HS nêu lại cách thực hiện phép tính.
Bài 4.
+ Mục tiêu: Giải bài toán có lời văn có liên quan đến so sánh hai số hơn kém nhau một số đơn vị.
+ Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Bài toán thuộc dạng toán nào ?
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- GV nhận xét, chữa bài, chấm điểm.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò : 
- Nhận xét giờ học.Về nhà xem lại bài tập, hoàn thành nốt bài tập.
- Đặt tính sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, hàng trăm thẳng hàng trăm.
- Thực hiện tính theo thứ tự từ phải sang trái.
- HS làm bài vào bảng con – 3 HS lên bảng.
a, 415 b, 234 c, 162
 415 432 370
 830 666 532	
- HS nêu.
- Muốn tìm 1 thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia.
- Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
- HS làm bài – 2 HS lên bảng.
a) x x 4 = 32 b) x : 8 = 4
 x = 32 : 4 x = 4 x 8 
 x = 8 x = 32
- HS đọc yêu cầu bài tập.
-Thực hiện tính theo thứ tự từ trái sang phải.
- HS làm bài – 2 HS lên bảng.
a, 5 x 9 + 27 = 45 + 27 
 = 72
b, 80 : 2 - 13 = 40 - 13 
 = 27
- 2 HS đọc bài toán.
- Bài toán cho biết Thùng thứ nhất có 125 l dầu, thùng thứ hai có 160 l dầu.
- Bài toán hỏi thùng thứ hai có nhiều hơn thùng thứ nhất bao nhiêu l dầu?
- Bài toán thuộc dạng toán hơn kém một số đơn vị.
 - HS làm bài – 1 HS lên bảng làm bài. 
Bài giải
Số lít dầu thùng thứ hai nhiều hơn thùng thứ nhất là :
160 - 125 = 35 (lít dầu)
 Đáp số: 35 lít dầu.
.	-_____________________________________________
Đạo đức
Giữa lời hứa (T 2)
I/ Mục tiêu
Học sinh hiểu:
 - Thế nào là giữa lời hứa ?
 - Tại sao phải giữa lời hứa ?
 - Học sinh biết giữ lời hứa với mọi người.
 - Học sinh có thái độ quý trọng những người biết giữa lời hứa và không đồng tình với người thất hứa. 
II/ Tài liệu và phương tiện: 	
 - Phiếu bài tập hoạt động 1- Tiết 2.
 III/ Các hoạt động dạy - học:
* Hoạt động 1: - Ôn định lớp.
 - Kiểm tra bài cũ.
 - Giới thiệu bài:
 *Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm hai người.
 +

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 3 - LOP 3.doc