Giáo án dạy học khối 4 - Tuần học 12

I. Mục tiêu:

 1.:- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi;bước đầu biết đọc diễn cảm đọan văn .

 2 - Hiểu nội dung: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng ( trả lời các câu hỏi 1,2,4 trong SGK ).

- HS có kĩ năng : biết vượt mọi khó khăn thì mới thành cồn trong công việc.

II. Đồ dùng dạy học : - Tranh minh họa bài tập đọc trang 115 SGK

 - Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc 18 trang Người đăng hong87 Lượt xem 794Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học khối 4 - Tuần học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạt động.
Hoạt động 1(5). Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức
- Giáo viên ghi bảng 2 biểu thức
3 x (7 - 5) và 3 x 7 - 3 x 5
- Yêu cầu HS lên bảng tính rồi so sánh giá trị của biểu thức.
- GV ghi bảng.
 Vậy ta có: 3 x ( 7 - 5) = 3 x 7 - 3 x 5
 Hoạt động 2(5). Nhân một số với một hiệu.
- GV chỉ vào biểu thức, giảng giải: Biểu thức bên trái dấu bằng “=” là biểu thức nhân một số với một hiệu; biểu thức bên phải dấu “=” là hiệu giữa các tích của số đó với số bị trừ và số trừ.
 - GV rút ta kết luận (sgk )
- 2 học sinh lên bảng trả lời.
- HS tính và nêu miệng kết quả.
+ 3 x (7 - 5) = 3 x 2 = 6
+ 3 x 7 - 3 x 5 = 21 - 15 = 6
- So sánh kết quả của 2 biểu thức.
- HS quan sát.
- HS đọc thuộc ghi nhớ và công thức .
 Viết dưới dạng biểu thức: a x (b - c) = a x b - a x c
ẽ Hoạt động 3. Luyện tập
 Bài 1(6)
- Giáo Viên Hỏi: Bài Tập Yêu Cầu Chúng Ta Làm Gì?
 - Yêu cầu hs làm
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Tính giá trị của biểu thức rồi điền vào ô trống.
-2 em lên bảng thực hiện cả lớp làm vào vở bài tập.
a
b
c
a x (b - c)
a x b - a x c
3
7
3
3 x (7 - 3) = 12
3 x7 - 3 x 3 = 12
6
9
5
6 x (9 - 5) = 24
6 x 9 - 6 x 5 = 24
8
5
2
8 x (5 - 2) = 24
8 x 5 - 8 x 2 = 24
Bài 3: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Muốn biết cửa hàng còn lại bao nhiêu quả trứng chúng ta phải biết được gì?
 - Khuyến khích HS vận dụng t/c vừa học để làm cho thuận tiện hơn.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
Bài 4: yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề
- Học sinh thi đua làm nhanh
+ Giá trị của 2 biểu thức ntn so với nhau?
+ Biểu thức thứ nhất có dạng như thế nào?
+ Biểu thức thứ hai có dạng như thế nào?
+ Vậy khi thực hiện nhân một hiệu với 1số chúng ta có thể làm ntn?
- 2 em đọc
+ Tìm số trứng cửa hàng còn lại sau khi bán. + Biết số trứng lúc đầu
+ Số trứng đã bán
+ Sau đó trừ 2 số này cho nhau.
+ Biết số giá để trứng còn lại, sau đó nhân số giá với số quả trứng trong mỗi giá
- 2 học sinh lên bảng làm, mỗi em làm một cách.
- Học sinh cả lớp làm vào vở
Bài giải
Số giá để trứng còn lại sau khi bán là:
40 - 10 = 30 (giá)
Số quả trứng còn lại là:
175 x 30 = 5.250 (quả)
Đáp số: 5.250 quả
- 1 em đọc.
- 2 em đại diện cho 2 nhóm lên dán nhanh lên bảng.
(7 - 5) x 3 = 2 x 3 = 6
7 x 3 - 5 x 3 = 21 - 15 = 6
+ Bằng nhau.
+ Là 1 hiệu nhân với một số.
+ Là hiệu của hai tích.
+ Ta có thể lần lượt nhân số bị trừ, số trừ .
3. Củng cố dặn dò :- Nhắc lại tính chất nhân một số với một hiệu và nhân một hiệu với một số.
	- Giáo viên nhận xét tiết học
	- Về nhà hoàn thành bài tập vào vở (nếu em nào chưa xong)
-----------------------------------------------
MÔN :TOÁN (TIẾT 58)
BÀI :LUYỆN TẬP
 I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về:
- Vận dụng được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân ,nhân một số với một tổng, một hiệu trong thực hành tính, tính nhanh .
- Bài tập cần làm (bài 1(dòng1);bài 2:a,b (dòng 1)bài 4 chỉ tính chu vi.
- HS có kĩ năng: tính toán cẩn thận chính xác.
II. Các hoạt động dạy học
 1. Bài cũ (5’)
 - Nêu cách thực hiện nhân một số với một hiệu. Viết công thức?
 - Giáo viên nhận xét ghi điểm.
 2. Bài mới : 2.1. Giới thiệu bài
 2.2. Các hoạt động:
Hoạt động1: (8’)Bài 1:
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập, hướng dẫn mẫu 1 bài sau đó cho hs tự làm.
a) 135 x (20 + 3) = 135 x 20 + 135 x 3
 = 2700 + 405
 = 3105
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
Hoạt động 3
- Bài tập1 yêu cầu học sinh chúng ta làm gì?
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau thực hiện trên bảng.
 - GV chốt lại
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
 Bài tập2 yêu cầu chúng ta làm gì?
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện theo nhóm
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
 (8) Bài 4:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn tính, chu vi trước hết ta phải biết gì?
- Vậy ta tìm chiều rộng?
- Tính chu vi?
- 2 em trả lời 
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh áp dụng tính chất nhân một số với một tổng (một hiệu) để tính.
- 2 m lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở.
b) 642 x (30- 6) = 642 x 30 - 642 x 6
 = 19.260 - 3.852
 = 15.408
- Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện.
- 3 em tiếp nối thực hiện.
- Lớp làm vào vở.
- Học sinh bổ sung. 
- Tính theo mẫu.
- 2 nhóm. Đại diện mỗi nhóm dán phiếu lên bảng.
137 x 3 + 137 x 97= 137 x (3 + 97)
 = 137 x 100
 = 13.700
 428 x 12 - 428 x 2 = 428 x (12 - 2)
 = 428 X 10 
 = 4.280
- 2 em đọc đề.
- Chu vi?
- Chiều dài: 2
- Chiều rộng?
- P = (a + b) x 2 
Giải
Chiều rộng của sân vận động.
180 : 2 = 90 (m)
Chu vi sân vận động:
(180 + 90) x 2 = 540 (m)
Đáp số: 540m
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
- Chấm 1 số vở học sinh
 3/ Củng cố dặn dò :- Nêu lại cách tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật?
	- Về nhà hoàn thành bài tập 4 vào vở.
*******************************
MÔN : CHINH TẢ (TIẾT 12) (NGHE - VIẾT)
BÀI :NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC.
I. Mục tiêu:
	1. Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn: Người chiến sĩ giàu nghị lực.
 HS yếu( Khíp, Đêm, Mêra, Năm, Mới, Cham.. ): Nhìn SGK viết 
Làm bài tập CT phương ngữ (2)
II. Đồ dùng dạy học :- Bút dạ vaứ 4 bảng phụ viết nội dung 2a để học sinh các nhóm thi tiếp sức.
 - HS có kĩ năng: tính cẩn thận chính xác và óc thẩm mĩ.
III. Các hoạt động dạy học
 1. Bài cũ 
- Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng 4 câu thơ ở bài tập 3 (tiết trước)
- Y/c HS viết những câu đó đúng chính tả.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài.
 2.2.Các hoạt động
Hoạt động 1:(20) Hướng dẫn viết chính tả.
 a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn
 + Đoạn văn viết về ai?
 + Câu chuyện kể về Lê Duy Ứng đã làm điều gì khiến các em cảm động?
 b) Hướng dẫn viết từ khó
- Giáo viên luyện viết cho học sinh.
- Giáo viên đọc học sinh viết.
 c) Viết chính tả
- Giáo viên đọc học sinh viết.
 - Đọc lại cho học sinh soát lỗi.
Hoạt động 2. HDHS làm bài tập chính tả.
 Giáo viên chọn câu 2a.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Tổ chức chơi thi tiếp sức, mỗi học sinh chỉ điền vào 1 chỗ trống.
 - GV kết luận.
- 2 em đọc.
- 2 em viết.
- Học sinh lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm, TLCH
 + Viết về họa sĩ Lê Duy ứng.
+ Đã vẽ bức chân dung Bác Hồ bằng máu chảy từ đôi mắt bị thương của mình.
- HS viết vào bảng con
- Sài Gòn, tháng 4 năm 1975, Lê Duy ứng, 30 triển lãm, 5 giải thưởng...
- Cả lớp nghe và viết.
- HS chữa lỗi.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- Các nhóm lên thi tiếp sức.
 - HS khác nhận xét
Trung Quốc, chín mươi tuổi, trái núi, chắn ngang, chê cười, chết, cháu chắt, truyền nhau, chẳng thể, trời , trái núi.
- Gọi học sinh đọc truyện Ngu công dời núi.
- 3 em đọc
3. Củng cố dặn dò: - Tìm một số từ có âm ch hoặc tr là phụ âm đầu.
	- Về nhà kể lại truyện Ngu công dời núi cho gia đình nghe và chuẩn bị bài sau.
--------------------------------------------------
MÔN : TẬP ĐỌC (TIẾT 24)
BÀI : VẼ TRỨNG
I. Mục tiêu:
1- Đọc đúng tên riêng nước ngoài: Lê- ô-nác- đô- đa Vin- xi, Vê- rô- ki- ô
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm được lời thầy giáo ( nhẹ nhàng, khuyên bảo ân cần).. HS yếu đọc 1 đoạn ( Swan,Duôn)
2. - Hiểu ND: Nhờ khổ công rèn luyện, Lê- ô nác- đô- đa Vin -xi đã trở thành 1 họa sĩ thiên tài.
- HS có kĩ năng: tính cẩn thận kiên trì và biết sáng tạo cái mới.
II. Đồ dùng dạy học : - Chân dung Lê- ô- nác-đô- đa Vin- xi trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học
 1. Bài cũ (5’)
- Yêu cầu học sinh đọc tiếp nối nhau đọc truyện “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi, trả lời những câu hỏi SGK.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
 2. Bài mới :2.1. Giới thiệu bài
 2.2. Các hoạt động :
 Hoạt động 1 : ( 12’) Luyện đọc
- Chia đoạn, HDHS tiếp nối nhau đọc đoạn ( 4 đoạn – SGV )- GV kết hợp giúp hs hiểu các từ mới, phần chú thích ; sửa lỗi đọc cho hs, nhắc hs nghỉ đúng trong câu : « Trong một nghìn...nay/ không....đâu »
 - Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Một học sinh đọc cả bài.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
Hoaùt ủoọng 2: (10’) Tìm hiểu bài
- Gv tổ chức cho HS đọc trao đổi về những câu hỏi đặt ra trong SGK.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1.
 + Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê- ô -nác -đô cảm thấy chán ngán?
 + Thầy Vê- rô- ki -ô cho học trò vẽ thế để làm gì?
- Nêu ý đoạn 1.
- Học sinh đọc đoạn 2 và trả lời.
 + Lê ô nác đô đa Vin xi thành đạt như thế nào?
 + Theo em, những nguyên nhân nào khiến cho Lê ô nác đô đa Vin xi trở thành họa sĩ nổi tiếng?
 + Trong những nguyên nhân trên, nguyên nhân nào là quan trọng nhất?
- Nêu ý đoạn 2.
- Nêu nội dung chính bài.
 Hoạt động 3: (10’) Hướng dẫn đọc diễn cảm
-Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm đoạn : Thầy Vi – rô – ki – ô bèn bảo...như ý »
 - Gv đọc mẫu, hs luyện đọc theo cặp
 - GV cùng lớp nhận xét, uốn nắn để các bạn đạt yêu cầu
- 2 em tiếp nối nhau đọc bài.
- Học sinh đọc 2 lượt.
- Học sinh đọc: khổ luyện, kiệt xuất, thời đại Phục Hưng.
- 2 em cùng bàn luyện đọc.
- 1 em đọc cả bài.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc theo bàn và trao đổi.
- 1 em đọc. Cả lớp đọc thầm.
+ Vì suốt mười mấy ngày cậu phải vẽ rất nhiều trứng.
+ Để biết cách quan sát sự vật một cách tỉ mỉ, miêu tả nói trên giấy vẽ chính xác.
ý 1: Lê -ô- nác -đô khổ công vẽ trứng theo lời khuyên chân thành của thầy Vê rô ki ô.
- 1 em đọc, cả lớp đọc thầm.
+ Trở thành danh họa kiệt xuất, tác phẩm được bày trân trọng ở nhiều bảo tàng lớn, là niềm tự .của thời đại Phục hưng.
+ Là người bẩm sinh có tài Lê -ô -nác -đô gặp được thầy giỏi. Lê- ô -nác -đô khổ luyện nhiều năm.
+ Hs phát biểu tự do
ý2: Sự thành đạt của Lê ô nác đô đa Vin xi.
- 4 em tiếp nối nhau đọc 4 đoạn, đọc diễn cảm.
- L?ùp nhận xét, tìm giọng đọc
- HS nghe sau đó luyện đọc theo cặp
- Một số hs thi đọc trước lớp
( 3’) Củng cố dặn dò :+ Câu chuyện về danh họa Lê ô nác đô đa Vin xi giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà các em đọc bài và trả lời câu hỏi SGK.	
***************************
 MÔN :KỂ CHUYỆN (TIẾT 12)
BÀI :ÔN KỂ LẠI CÂU CHUYỆN BÀN CHÂN KÌ DIỆU
I. Mục tiêu:
 - Dựa vào gợi ý (sgk) và kể lại câu chuyện “Bàn chân kì diệu”( kể tiếp theo tuần 11 )
 - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của chuyện .
- HS có kĩ năng: kể chuyện sáng tạo,tự bộc lộ khả năng thuyết trình.
II. Đồ dùng dạy học : 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 1. Bài cũ
 - Gọi học sinh tiếp nối nhau kể từng đoạn truyện Bàn chân kỳ diệu và trả lời câu hỏi.
 Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Ký?
 - Giáo viên nhận xét ghi điểm.
 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài.
 2.2.Các hoạt động.
Hoạt động 1:(7) Hướng dẫn học sinh kể chuyện lại câu chuyện “Bàn chân kì diệu” .
GV nhắc lại gợi ý câu chuyện “Bàn chân kì diệu”
Yêu cầu nhớ lại nội dung câu chuyện hôm trước cô đã kể giờ kể lại trước lớp.
 a. Kể trong nhóm.- Học sinh kể theo nhóm.
- Giáo viên gợi ý:
 + Em cần giới thiệu tên truyện, tên nhân vật mình định kể.
 + Kể những chi tiết làm nổi rõ ý chí, nghị lực của nhân vật.
 b. Kể trước lớp
- Tổ chức học sinh thi kể chuyện
- GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung truyện, ý nghĩa truyện.
 - Bình chọn bạn kể tốt .
- 3 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Học sinh lắng nghe.
- 2 em ngồi cùng bàn kể cho nhau nghe.
- Học sinh thi kể và trao đổi về ý nghĩa truyện.
 3. Củng cố dặn dò :- Nhận xét tiết học
	- Về kể lại câu chuyện em đã nghe cho người thân nghe.
	- Nhắc nhở học sinh luôn ham đọc sách.
------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 10 tháng 11 năm 2011.
MÔN :TOÁN (TIẾT 59)
BÀI :NHÂN VỚI MỘT SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ.
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Biết cách nhân với số có hai chữ số
 - Biết giải bài toàn liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số.
 - Bài tập cần làm (bài 1( a,b,c),3)
 - HS có kĩ năng: đặt tính, thực hiện tính toán cẩn thận chính xác.
II. Các hoạt động dạy học
Bài mới: a. Giới thiệu bài.
 . Hoạt động 1:(12) Phép nhân 36 x 23
a) Giáo viên viết lên bảng phép tính 36 x 23.
- Y/c HS áp dụng tính chất một số nhân với một tổng để tính.
- Vậy 36 x 23 bằng bao nhiêu?
b) Hướng dẫn đặt tính và tính
- Gv ghi phép tính lên bảng. HDHS cách đặt tính rồi tính.
- Giáo viên giới thiệu:
 - 108 gọi là tích riêng thứ nhất.
 -72 gọi là tích riêng thứ hai. Tích riêng thứ 2 được lùi sang bên trái một cột vì nó là 72 chục, nếu viết đầy đủ phải là 720.
Hoạt động 2(18). Luyện tập
Bài 1:(7) Yêu cầu học sinh lên đặt tính rồi tính:
- Giáo viên nhận xét đi đến kết quả đúng:
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
Bài 3:(5) Yêu cầu học sinh đọc đề
+ Hỏi 25 quyển vở có tất cả bao nhiêu trang? Ta làm thế nào?
+ Yêu cầu 1 em lên làm bài.
- 1 hs đọc phép tính.
- HS tính vào vở nháp.
- 1 HS tính trên bảng.
- HS nêu kết quả.
- HS cùng đặt tính và tính.
- 1HS nêu yêu cầu của bài tập
- HS làm vào bảng con ý a,b,c
- 3 HS lần lượt lên bảng làm bài
- 2 em đọc đề.
- Lấy số trang 1 quyển vở x 25
- 1 em giải. Lớp làm vào vở.
Giải
Số trang của 25 quyển vở laứ:
48 x 25 = 1.200 (trang)
Đáp số: 1.200 trang
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
- Chấm 1 số em đã làm xong.
 3. Củng cố dặn dò : + Nêu cách nhân một số có 2 chữ số.
	 + Về tập luyện cách nhân trên.
	 + Nhận xét tiết học. 
********************************
MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
BÀI : MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ – NGHỊ LỰC
I. Mục tiêu
 - Biết thêm một số từ( kể cả câu tục ngữ,từ Hán Việt) nói về ý chí, nghị lực của con người;bước đầu biết sắp xếp cac từ Hán Việt ( có tiếng chí ) theo hai nhóm nghĩa ( BT 1);hiểu nghĩa từ nghị lực (TB 2);điền đúng một số từ ngữ vào chỗ trống trong đoạn văn ( BT 3);hiểu ý nghĩa chung của một số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học.
 - HS có kĩ năng: trao đổi theo nhóm nhỏ, bày tỏ suy nghĩ.
II. Đồ dùng dạy học : Bốn baỷng phù đã viết nội dung BT1, 3
III. Các hoạt động dạy học
 1. Bài cũ: - Tìm 2 tính từ và đặt câu.
 - Thế nào là tính từ? Cho ví dụ?
 - Giáo viên nhận xét ghi điểm.
 2. Bài mới :2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
 Hoạt động 1:(7)Bài 1:
 - Gọi học sinh đọc yêu cầu.
 - Yêu cầu học sinh tự làm bài.
 - Gọi học sinh nhận xét, chữa bài.
 - Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- 2 em lên bảng tính.
- Học sinh lắng nghe.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- 2 học sinh lên bảng làm. Học sinh dưới lớp làm vào vở.
 - Nhận xét bổ sung bài bạn.
Chí: có nghĩa là rất, hết sức (biểu thị mức độ cao nhất)
Chí phải, chí lý, chí thân, chí tình, chí công.
Chí: có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp.
ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí.
Hoạt động 2:(6)Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung
- Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
- Gọi học sinh phát biểu bổ sung
Hỏi: + Làm việc liên tục bền bỉ là nghĩa của từ nào?
+ Chắc chắn, bền vững, khó phá vỡ là nghĩa của từ nào?
+ Có tình cảm chân tình, sâu sắc là nghĩa của từ nào?
- Yêu cầu học sinh đặt câu với các từ: kiên trì, kiên cố, chí tình, chí nghĩa.
Hoạt động 3:(7) Bài 3:
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Gọi học sinh nhận xét chữa bài cho bạn.
- 2 học sinh đọc thành tiếng.
- 2 em ngồi cùng bàn trao đổi và thảo luận.
- Dòng b (sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước mọi khó khăn) là đúng nghĩa của từ nghị lực.
+ Nghĩa của từ kiên trì.
+ Kiên cố.
+ Chí tình, chí nghĩa.
- Học sinh tự đặt câu.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- 1 em làm ở bảng lớp, học sinh dưới lớp làm bằng bút chì vào vở.
- Học sinh chữa bài cho bạn.
- 2 học sinh đọc thành tiếng.
 * Từ ngữ cần điền: nghị lực, nản chí; Quyết tâm, kiên nhẫn, quyết chí, nguyện vọng.
Hoạt động4:(8) Bài 4:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu nội dung.
- Yêu cầu học sinh trao đổi thảo luận về ý nghĩa của 2 câu tục ngữ.
- Giáo viên ghi nghĩa đen cho học sinh.
 a) Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
b) Nước lã mà vã nên hồ...
c) Có vất vả mới thanh nhàn/ Không dưng ai dễn tàn che cho.
- Gọi học sinh phát biểu ý kiến và bổ sung cho đúng ý nghĩa của từng câu tục ngữ.
- 1 em đọc thành tiếng.
- 2 học sinh ngồi cùng bàn thảo luận về ý nghĩa của 2 câu tục ngữ.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh tự do phát biểu.
a) Đừng sợ vất vả, gian nan. Gian nan, vất vả thử thách con người, giúp con người vững vàng, cứng cỏi hơn.
b) Đừng sợ, bắt đầu từ hai bàn tay trắng. Những người từ tay trắng mà làm nên sự nghiệp càng đáng kính trọng khâm phục.
c) Phải vất vả mới có lúc thanh nhàn, có ngày thành đạt.
 3. Củng cố dặn dò : - Em hãy đọc các từ và câu tục ngữ vừa học?
 - Về nhà các em học thuộc các từ và câu tục ngữ vừa tìm được.
	 - Nhận xét tiết học
-----------------------------------------------
MÔN : TẬP LÀM VĂN (TIẾT 23)
BÀI :KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu:
 - Nhận biết được hai cách kết bài (kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng ) trong văn kể chuyện.(mục I và BT 1,BT 2 mục III)
 - Bước đầu viết được đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện theo hướng mở rộng (BT 3 ,mục III) .
 - HS có kĩ năng: thu nhận thông tin từ Gv, thuyết trình trước lớp.
 II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ viết sẵn kết bài ông Trạng thả diều theo hướng mở rộng và không mở rộng.
 - Kể bài một cách tự nhiên, lời văn sinh động, dùng từ hay.
III. Các hoạt động dạy học
 1. Bài cũ :(5)
 - Gọi 2 hs đọc mở bài gián tiếp Hai bàn tay.
 - Gọi 2 học sinh đọc mở bài gián tiếp truyện Bàn chân kỳ diệu.
 - Giáo viên nhận xét ghi điểm.
 2. Bài mới :2.1. Giới thiệu bài
2.2. Các hoạt động:
Hoạt động1: (10) Nhận xét.
 Bài 1, 2:
 - 2 học sinh đọc truyện ông Trạng thả diều. Cả lớp đọc thầm trao đổi ý kiến.
- Giáo viên dùng bút chì gạch đoạn kết.
 + Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu.
 - Yêu cầu thảo luận cặp đôi.
Bài 4:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu. Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn 2 đoạn kết bài để học sinh so sánh.
 - Gọi hs phát biểu
- 4 học sinh thực hiện yêu cầu.
- 2 em đọc. Lớp đọc thầm, tìm đoạn kết bài
+ Học sinh 1: Vào đời vua.. đến chơi diều.
+ Học sinh 2: Sau vì nhà nghèo... đến nước Nam ta.
- HS phát biểu.
- Thế rồi vua mở khoa thi... Việt Nam ta.
- Đọc thầm lại đoạn kết bài.
- 2 hs đọc thành tiếng. 2 em cùng bàn thảo luận.
Trả lời:
+ Trạng nguyên Nguyễn Hiền có ý chí, nghị lực và ông đã thành đạt.
+ Câu chuyện giúp em hiểu hơn lời dạy của ông cha từ ngàn xưa: “Có chí thì nên”.
+ Nguyễn Hiền là một tấm gương sáng về ý chí và nghị lực vươn lên trong cuộc sống cho muôn đầu sau.
- 1 học sinh đọc thành tiếng, 2 học sinh cùng bàn trao đổi, thảo luận.
- Cách viết bài của truyện chỉ có biết kết cục của truyện mà không đưa ra lời nhận xét, đánh giá. Cách kết bài ở BT3 cho biết kết cục của truyện, còn có những lời nhận xét đánh giá làm cho người đọc khẵc sâu, ghi nhớ ý nghĩa của truyện.
Kết luận: Gv vừa nói vừa chỉ vào bảng phụ.
 + Cách viết bài thứ nhất chỉ có biết kết cục của câu chuyện không bình luận thêm là cách kết bài không mở rộng.
 + Cách kết bài thứ hai đoạn kết trở thành một đoạn thuộc thân bài. Sau khi cho biết kết cục, có lời đánh giá, nhận xét, bình luận thêm về câu chuyện là cách kết bài mở rộng.
- Hỏi: Thế nào là kết bài mở rộng, không mở rộng?
 2.3. Ghi nhớ
 - Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
 Hoạt động: 2(21). Luyện tập
Bài 1(6): Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung và trả lời câu hỏi: Đó là những kết bài theo cách nào? Vì sao em biết?
- Nhận xét chung ghi điểm.
Bài 2(5) Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung. Yêu cầu học sinh tìm kết bài của các truyện: Một người chính trực trang 36, 37 SGK, Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca trang 55 SGK, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Trả lời theo ý hiểu.
- 2 học sinh đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- 5 học sinh đọc tiếp nối đọc từng cách mở bài. Lớp đọc thầm ;trao đổi ;phát biểu ý kiến.
+ Cách a là kết bài không mở rộng vì chỉ nêu kết thúc câu chuyện của Thỏ và Rùa.
+ Cách b, c, d, e là kết bài mở rộng vì đưa thêm ra những lời bình luận, nhận xét chung quanh kết cục của truyện.
- 1 em đọc thành tiếng.
- Học sinh tìm ra kết bài và trả lời theo ý đúng sau đây:
- Học sinh phát biểu.
	 Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại.
Tên truyện
Kết bài
Kiểu kết bài
a) Một người chính trực
Tô Hiến Thành tâu: “Nếu thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thầm xin cử Vũ Tán Đường còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá?”
- Kết bài không mở rộng
b) Nỗi dằn vặt của An đrây ca
Nhưng An đrây ca không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, em ngồi nức nở dưới gốc cây táo do ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa!”
Kết bài không mở rộng
Bài 3(10)
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân.
- 1 em đọc thành tiếng.
- Học sinh viết vào vở.
 Ví dụ:
* Kết bài mở rộng: Một người chính trực
 - Câu chuyện về sự khảng khái, chính trực của Tô Hiến Thành được truyền tụng mãi đến muôn đời sau. Những người như ông làm cho cuộc sống của chún ta tốt đẹp hơn.
 - Câu chuyện giúp chúng ta hiểu: người chính trực làm gì cũng theo lẽ phải, luôn đặt việc công, đặt lợi ích của đất nước lên trên tình riêng.
* Kết bài mở rộng: Nỗi dằn vặt của An đrây ca
 - Thể hiện phẩm chất đáng quý của em: tình cảm yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
 - An đrây ca tự dằn vặt, tự cho mình có lỗi vì em rất yêu thương ông. Em đã trung thực, nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
 3. Củng cố dặn dò : - Yêu cầu học sinh đọc nội dung cần ghi nhớ.
 - Viết thêm 1 đoạn kết bài mở rộng (cho truyện Một người chính trực hoặc Nỗi dằn vặt của An đrây ca).
 - Dặn học sinh chuẩn bị giấy bút để làm bài kiểm tra.
 - Nhận xét tiết học.
------------------------------------------------
MÔN:KHOA HỌC (TIẾT 24)
BÀI :NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng:
 - Nêu vai trò của nước trong đời sống,sản xuất và sinh hoạt:
+ Nước giúp cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hòa tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất
cần cho sự sống của sinh vật. Nước giúp thải các chất thừa,chất độc hại. 
- Nước sử dụng trong đời sống hằng ngày,trong sản xuất nông nghiệp,công nghiệp.
- HS có kĩ năng: Có ý thức giữ gìn và bảo vệ nguồn nước ở địa phương.
II. Đồ dùng dạy học
 - Hình trang 50, 51 SGK.
 - Giấy A0, băng keo, bút dạ đủ dùng cho các nhóm.
 - Học sinh và giá

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN - 12.doc