Giáo án dạy học khối 4 - Tuần học 10

I. MỤC TIÊU :

- Kiểm tra lấy điểm Tập đọc và Học thuộc lòng kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu ( trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc ) . Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung , nhân vật của các bài Tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân .

 - Kĩ năng: Có ý thức đọc đúng , hiểu đúng tiếng Việt .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Phiếu viết tên từng bài Tập đọc và Học thuộc lòng trong 9 tuần đầu

 - Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Khởi động : (1’) Hát .

 2. Bài cũ : (3’) Điều ước của vua Mi-đát .

 - Kiểm tra 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Điều ước của vua Mi-đát , trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc .

 3. Bài mới : (27’) Tiết 1 .

 a) Giới thiệu bài :

 

doc 15 trang Người đăng hong87 Lượt xem 809Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học khối 4 - Tuần học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c với đáy BC .
Hoạt động 2 : Củng cố cách vẽ hình vuông , chữ nhật .
- Bài 3 : 
- Bài 4 : 
+ Lưu ý : 
@ Xác định trung điểm M của AD là xác định DM = MA = 2 cm .
@ Xác định trung điểm N của CB là xác định CN = NB = 2 cm .
@ Đường thẳng AB // đường thẳng MN // đường thẳng CD . Ta có thể nói : Ba đường thẳng AB , MN và dc song song với nhau .
- Vẽ hình vuông có cạnh 3 cm .
a) Vẽ hình chữ nhật dài 6 cm , rộng 4 cm 
b) Nêu tên các hình chữ nhật : ABCD , MNCD , ABNM . Cạnh AB // MN , DC .
 4. Củng cố : (3’)
	- Các nhóm cử đại diện thi vẽ góc , hình ở bảng .
	- Nêu lại những nội dung vừa học .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Làm các bài tập: Bài 4 / 56
	- Chuẩn bị: Luyện tập chung.
****************************
KHOA HỌC (tiết 19)
ÔN TẬP : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (tt)
I. MỤC TIÊU :
	1. Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về : Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường ; các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng ; cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hóa .
	2. Kĩ năng: Có khả năng áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày ; hệ thống hóa những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí của Bộ Y tế .
	3. Thái độ: Có ý thức ăn uống hợp vệ sinh để có sức khỏe tốt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Các phiếu câu hỏi ôn tập về chủ đề Con người và sức khỏe .
	- Phiếu ghi lại tên thức ăn , đồ uống của bản thân mình trong tuần qua .
	- Các tranh , ảnh , mô hình hay vật thật về các loại thức ăn .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Oân tập : Con người và sức khỏe .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Oân tập : Con người và sức khỏe (tt) .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Trò chơi Ai chọn thức ăn hợp lí ? 
- Yêu cầu HS về nói lại với cha mẹ và người lớn trong nhà những gì đã học được qua hoạt động này .
- Các nhóm sử dụng những thực phẩm mang đến , tranh , ảnh , mô hình về thức ăn đã sưu tầm để trình bày mọt bữa ăn ngon và bổ .
- Các nhóm trình bày bữa ăn của nhóm mình .
- Các nhóm khác nhận xét .
- Cả lớp thảo luận xem làm thế nào để có bữa ăn đủ chất dinh dưỡng .
Hoạt động 2 : Thực hành : ghi lại và trình bày 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí .
.- Dặn HS về nhà nói với bố mẹ những điều đã học và treo bảng này ở chỗ thuận tiện , dễ đọc .
- Làm việc cá nhân như hướng dẫn mục Thực hành SGK .
- Một số em trình bày sản phẩm của mình với cả lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại các nội dung vừa thực hành .
	- Giáo dục HS có ý thức ăn uống hợp vệ sinh để có sức khỏe tốt .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Xem trước bài Nước có những tính chất gì ? 
****************************
Thứ 3 ngày 25 tháng 10 năm 2011
TOÁN (tiết 47)
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU :
	1. Giúp HS củng cố về : cách thực hiện phép cộng , phép trừ các số có 6 chữ số ; áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất ; đặc điểm của hình vuông , hình chữ nhật ; tính chu vi và diện tích hình chữ nhật .
	2. Kĩ năng: Làm được các bài tập liên quan đến các kiến thức trên .
	3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
 - Bài tập cần làm : Bài 1(a),2(a),3(b),4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27’) Luyện tập chung .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Củng cố về phép tính và việc vận dụng các tính chất của phép tính
- Bài 1(a) : (Bảng con)
- Bài 2(a) : 
Hoạt động lớp .
- Tự làm bài rồi chữa bài .
- Nêu lại các bước thực hiện phép cộng , phép trừ .
- Tự làm bài rồi chữa bài .
- Nêu cách tính thuận tiện đã áp dụng .
Hoạt động 2 : Củng cố về hình vuông , hình chữ nhật .
- Bài 3(b) : 
- Bài 4 : 
- Tự làm bài rồi chữa bài .
GIẢI
b) Trong hình vuông ABCD , cạnh DC vuông góc với AD và BC . Trong hình vuông BIHC , cạnh CH vuông góc với cạnh BC và IH . Mà DC và CH là một bộ phận của cạnh DH . Vậy cạnh DH vuông góc với các cạnh AD , BC , IH .
- Tự tóm tắt bằng sơ đồ nội dung liên quan đến tìm chiều dài , chiều rộng của hình chữ nhật rồi giải và chữa bài .
GIẢI
 Hai lần chiều rộng của hình chữ nhật :
 16 – 4 = 12 (cm)
 Chiều rộng hình chữ nhật :
 12 : 2 = 6 (cm)
 Chiều dài hình chữ nhật :
 6 + 4 = 10 (cm)
 Diện tích hình chữ nhật :
 10 x 6 = 60 (cm2)
 Đáp số : 60 cm2 .
 4. Củng cố : (3’)
	- Các nhóm cử đại diện thi giải toán ở bảng .
	- Nêu lại nộa dung vừa học .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Làm các bài tập: Bài 1, 4 / 56
	- Chuẩn bị: Nhân với số có một chữ số.
Toán (Tiết 48)
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ – GIỮA KÌ I\
**********************
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
Tiết 2
I. MỤC TIÊU : 
	1Hệ thống hóa các quy tắc viết hoa tên riêng .
2. Kĩ năng: Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng bài Lời hứa ;viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt. 
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Một tờ phiếu chuyển hình thức thể hiện những bộ phận đặt trong ngoặc kép bằng cách xuống dòng , dùng dấu gạch ngang đầu dòng .
	- Một tờ phiếu khổ to viết sẵn lời giải BT2 ; 5 tờ phiếu kẻ bảng ở BT2 để phát riêng cho 5 em .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Thợ rèn .
	- Nhận xét bài chính tả và phần luyện tập đã thực hiện tuần trước .
 3. Bài mới : (27’) Tiết 2 .
 a) Giới thiệu bài :
	Trong tiết ôn tập thứ hai , các em sẽ luyện nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng một truyện ngắn kể về phẩm chất đáng quý của một cậu bé . Tiết học còn giúp các em ôn lại các quy tắc viết tên riêng .
Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe – viết 
- Đọc bài thơ Lời hứa , giải nghĩa từ trung sĩ .
- Nhắc HS : Ghi tên bài thơ vào giữa dòng . Sau khi chấm xuống dòng , chữ đầu dòng nhớ viết hoa , có thể viết sát lề vở cho đủ chỗ .
- Đọc cho HS viết .
- Đọc toàn bài cho HS soát lại .
- Chấm , chữa bài .
- Nêu nhận xét .
- Cả lớp theo dõi trong SGK .
- Đọc thầm lại bài văn , chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai , cách trình bày bài , các viết các lời thoại .
Viết bài vào vở .
Hoạt động 2 : Dựa vào bài Chính tả , trả lời các câu hỏi .
- 1 em đọc nội dung BT2 .
- Từng cặp trao đổi , trả lời các câu hỏi a , b , c , d .
- Cả lớp nhận xét , kết luận .
Hoạt động 3 : Dựa vào bài Chính tả , trả lời các câu hỏi .
Nhắc HS :
+ Xem lại kiến thức cần ghi nhớ trong các tiết LTVC tuần 7 để làm bài cho đúng .
+ Phần quy tắc cần ghi vắn tắt .
- Phát riêng phiếu cho vài em .
- Dán tờ phiếu viết sẵn lời giải đúng cho vài em đọc .
Đọc yêu cầu BT .
- Làm bài vào vở BT .
- Những em làm bài trên phiếu trình bày kết quả .
- Lớp nhận xét , sửa chữa .
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng .
 4. Củng cố : (3’)
	- Chấm bài , nhận xét .
	- Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học . 
	- Nhắc HS đọc trước , chuẩn bị nội dung tiết sau .
*********************************
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
Tiết 3
I. MỤC TIÊU :
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm Tập đọc và Học thuộc lòng . Hệ thống hóa một số điều cần ghi nhớ về nội dung , nhân vật , giọng đọc của các bài Tập đọc là truyện kể thuộc chủ đề Măng mọc thẳng .
	Kĩ năng: Có ý thức đọc đúng , hiểu đúng tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- 12 phiếu viết tên từng bài Tập đọc , 5 phiếu viết tên các bài HTL đã học trong 9 tuần đầu .
	- Giấy khổ to ghi sẵn lời giải BT2 . Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng BT2 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (5’) Tiết 1 .
	- Nhận xét việc kiểm tra tiết học trước .
 3. Bài mới : (27’) Tiết 3 .
 a) Giới thiệu bài : 
	Giới thiệu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Kiểm tra Tập đọc và Học thuộc lòng .
- Kiểm tra 1/3 lớp .
- Cho điểm theo hướng dẫn của Bộ GD .
- Từng em lên bốc thăm chọn bài .
- Đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu .
- Trả lời 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc .
Hoạt động 2 : Bài tập 2 .
- Gợi ý HS có thể tìm tên bài ở Mục lục .
- Ghi tên bài ở bảng lớp .
- Phát phiếu cho một số em .
- Chốt lại lời giải đúng , dán phiếu đã ghi lời giải ở bảng , mời vài em đọc bảng kết quả .
- Đọc yêu cầu BT .
- Đọc tên bài .
- Đọc thầm các truyện trên , suy nghĩ , trao đổi theo cặp , làm bài vào vào vở , một số em làm vào phiếu .
- Những em làm bài trên phiếu cử đại diện trình bày kết quả .
- Cả lớp nhận xét , tính điểm thi đua theo các tiêu chí :
+ Nội dung ghi ở từng cột có chính xác không ?
+ Lời trình bày có rõ ràng , mạch lạc không ?
+ Giọng đọc minh họa thế nào ?
 4. Củng cố : (3’)
	- Hỏi : Những truyện kể các em vừa ôn có chung một lời nhắn nhủ gì ? ( Chúng em cần sống trung thực , tự trọng , ngay thẳng như măng luôn mọc thẳng )
	- Giáo dục HS có ý thức đọc đúng , hiểu đúng tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Nhắc HS đọc trước , chuẩn bị nội dung cho tiết ôn tập sau : tiếp tục luyện đọc và HTL ; đọc lại các bài về dấu câu , 5 bài mở rộng vốn từ trong các tiết LTVC ở 3 chủ điểm 
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
Tiết 4
I. MỤC TIÊU :
1. Hệ thống hóa để HS hiểu sâu thêm các từ ngữ , thành ngữ , tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm Thương người như thể thương thân , Măng mọc thẳng , Trên đôi cánh ước mơ .
2. Kĩ năng: Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép . Sử dụng được chúng khi viết câu .Yêu thích vẻ phong phú của từ tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Một tờ phiếu khổ to viết sẵn lời giải BT3 ; một số tờ phiếu kẻ bảng để HS các nhóm làm BT1 .
	- Một số phiếu kẻ bảng tổng kết để các nhóm làm BT3 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia .
	- Kiểm tra 1 em kể một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc tham gia , sau đó nói ý nghĩa truyện .
 3. Bài mới : (27’) Tiết 4 .
 a) Giới thiệu bài : 
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Bài tập 1 .
- Viết tên bài , số trang của 5 tiết lên bảng để HS tìm nhanh trong SGK .
- Phát phiếu cho các nhóm , quy định thời gian làm bài khoảng 10 phút .
- Hướng dẫn cả lớp soát lại , sửa sai , tình điểm thi đua .
- 1 em đọc yêu cầu BT1,2 .
- Cả lớp đọc thầm , thảo luận các việc cần làm để giải đúng BT .
- Mở SGK , xem lướt lại 5 bài thuộc 3 chủ điểm trên .
- Các nhóm làm việc theo cách sau :
+ Nhóm trưởng phân công mỗi bạn đọc bài Mở rộng vốn từ thuọc 1 chủ điểm , ghi ra nháp các từ ngữ đã học theo chủ điểm .
+ Từng em trình bày nhanh phần chuẩn bị của mình trước nhóm .
+ Cả nhóm nhận xét , bổ sung .
+ Thư kí ghi kết quả vào phiếu .
- Các nhóm dán sản phẩm của mình ở bảng lớp .
- Mỗi nhóm cử 1 bạn lên bảng chấm chéo bài làm của nhóm bạn . Cách chấm : đọc từ ngữ thuộc từng chủ điểm , từ nào không thuộc chủ điểm thì gạch chéo bên cạnh rồi ghi tổng số từ đúng dưới từng cột 
Hoạt động 2 : Bài tập 2 .
Dán tờ phiếu đã liệt kê sẵn những thành ngữ , tục ngữ ở bảng .
- Cả lớp đọc thầm yêu cầu BT .
- Tìm các thành ngữ , tục ngữ đã học gắn với 3 chủ điểm , phát biểu .
- Vài em nhìn bảng đọc lại các thành ngữ , tục ngữ .
- Tiếp nối nhau phát biểu .
- Lớp nhận xét .
Hoạt động 3 : Bài tập 3 .
Phát phiếu riêng cho một số em , nhắc HS khi nói tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép cần viết ra ví dụ .
- Đọc yêu cầu BT , tìm trong Mục lục các bài Dấu hai chấm , Dấu ngoặc kép . Viết câu trả lời vào vở BT .
- Những em làm bài trên phiếu trình bày kết quả .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
 4. Củng cố : (3’)
	- Chấm bài , nhận xét .
	- Giáo dục HS yêu thích vẻ phong phú của từ tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học . 
	- Nhắc HS đọc trước , chuẩn bị nội dung cho tiết ôn tập sau .
************************
Thứ 5 ngày 27 tháng 10 năm 2011 
TOÁN (tiết 49)
NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU :
	1. Giúp HS biết cách thực hiện phép nhân số có 6 chữ số với số có một chữ số .
	2. Kĩ năng: Thực hành tính nhân tương đối thành thạo .
 - Bài tập cần làm : Bài 1, 3(a).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập chung .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27’) Nhân với số có một chữ số .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số .
- Viết phép nhân ở bảng : 
 241 324 x 2 = ?
- Nêu : Các em đã biết nhân một số có 5 chữ số với số có 1 chữ số , nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số tương tự như nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số .
- Ghi tiếp ở bảng phép nhân :
 136 204 x 4 = ?
- Lưu ý : Trong phép nhân có nhớ cần thêm số nhớ vào kết quả lần nhân liền sau .
Hoạt động lớp .
- 1 em lên bảng đặt tính và tính , cả lớp làm vào vở .
- Nêu cách tính .
- So sánh các kết quả của mỗi lần nhân với 10 để rút ra đặc điểm của phép nhân này là : phép nhân không có nhớ .
- 1 em lên bảng đặt tính và tính , cả lớp làm bài vào vở .
- Đối chiếu kết quả làm bài với bài làm trên bảng .
- Nhắc lại cách làm như SGK .
Hoạt động 2 : Thực hành .
- Bài 1 : (Bảng con)
- Gv nhận xét kết quả đúng
- Bài 3/(a) : 
- Gv nhận xét kết quả đúng
- Tự làm bài , 2 em làm ở bảng .
- Kiểm tra , nhận xét bài làm trên bảng .
- Nói cách tính giá trị của mỗi biểu thức rồi tính.
a)321475 + 423507 x 2 = 321475 + 847014
 = 1168489
 843275 – 123568 x 5 = 843275 – 617840 
 = 225435
- Kiểm tra và nhận xét kết quả .
 4. Củng cố : (3’)
	- Các nhóm cử đại diện thi đua thực hiện các phép tính ở bảng .
	- Nêu lại các nội dung vừa học .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Làm các bài tập: Bài 1, 3 / 57
	- Chuẩn bị: Tính chất giao hoán của phép nhân.
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
Tiết 5
I. MỤC TIÊU :
1.- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm Tập đọc và Học thuộc lòng .
 - Hệ thống được một số điều cần nhớ về thể loại , nội dung chính , nhân vật , tính cách , cách đọc các bài tập đọc thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ.
	 - Kĩ năng :Giáo dục HS có những ước mơ đúng đắn .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phiếu ghi tên từng bài Tập đọc , HTL trong 9 tuần đầu .
	- Một tờ giấy khổ to viết sẵn lời giải BT2,3 ; một số phiếu khổ to kẻ bảng ở BT2,3 cho các nhóm làm việc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Tiết 3
	- Nhận xét việc kiểm tra đọc của 2/3 lớp .
 3. Bài mới : (27’) Tiết 5 .
 a) Giới thiệu bài :
	Nêu mục đích yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Kiểm tra Tập đọc và Học thuộc lòng .
- Kiểm tra 1/3 lớp còn lại .
- Cho điểm theo hướng dẫn của Bộ GD .
- Từng em lên bốc thăm chọn bài .
- Đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu .
- Trả lời 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc .
Hoạt động 2 : Bài tập 2 .
- Nhắc HS những việc cần làm để thực hiện bài tập .
- Ghi nhanh lên bảng .
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ , giao việc 
- Dán giấy đã ghi sẵn lời giải để chốt lại .
- Đọc yêu cầu BT .
- Nói tên , số trang của 6 bài Tập đọc trong chủ điểm .
- Các nhóm làm việc theo cách sau :
+ Nhóm trưởng phân công mỗi bạn đọc lướt 2 bài Tập đọc , ghi ra nháp tên bài , thể loại , nội dung chính , giọng đọc .
+ Từng em trình bày nhanh phần chuẩn bị của mình trước nhóm .
+ Cả nhóm nhận xét , bổ sung .
+ Thư kí ghi kết quả vào phiếu .
- Các nhóm dán sản phẩm ở bảng lớp .
- Đại diễn mỗi nhóm trình bày kết quả làm bài của nhóm mình .
- Cả lớp nhận xét , bình chọn nhóm thắng cuộc .
- Vài em đọc lại bảng kết quả .
- Viết bài vào vở theo lời giải đúng .
Hoạt động 3 : Bài tập 3 .
- Phát phiếu cho các nhóm trao đổi , làm bài .
- Dán giấy đã ghi sẵn lời giải để chốt lại .
- Đọc yêu cầu BT .
- Nêu tên các bài Tập đọc là truyện kể theo chủ điểm .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả .
- Cả lớp nhận xét .
- Vài em đọc lại bảng kết quả .
 4. Củng cố : (3’)
	- Hỏi : Các bài Tập đọc thuộc chủ điểm vừa học giúp các em hiểu điều gì ? (Con người cần sống có ước mơ , cần quan tâm đến ước mơ của nhau . Những ước mơ cao đẹp và sự quan tâm đến nhau sẽ làm cho cuộc sống thêm tươi vui , hạnh phúc . Những ước mơ tham lam , tầm thường , kì quặc sẽ chỉ mang lại bất hạnh ) 
	- Giáo dục HS có những ước mơ đúng đắn .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Dặn HS đọc trước , chuẩn bị nội dung cho tiết ôn tập sau : xem lại các tiết LYVC trang 6 , 27 , 52 , 93 .
********************************
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
Tiết 6
I. MỤC TIÊU :
1. - Củng cố về : cấu tạo của tiếng ; từ đơn , từ ghép , từ láy ; danh từ , động từ .
 - Xác định được các tiếng trong đoạn văn theo mô hình cấu tạo tiếng đã học . Tìm được trong đoạn văn các từ đơn , từ ghép , từ láy , danh từ , động từ .
	 - Kĩ năng: Có ý thức dùng đúng từ tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bảng phụ ghi mô hình đầy đủ của âm tiết .
	- 3 , 4 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2 ; một số tờ viết nội dung BT3,4 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Tiết 4 .
	- Kiểm tra 2 em làm lại các BT 1,2 ở tiết 4 .
 3. Bài mới : (27’) Tiết 6 .
 a) Giới thiệu bài : 
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Bài tập 1 , 2 .
- Bài 1 , 2 : 
- Phát riêng phiếu cho vài em .
- 1 em đọc đoạn văn BT1 và yêu cầu của BT2 .
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn tả chú chuồn chuồn , tìm tiếng ứng với mô hình đã cho ở BT2 .
- Làm bài vào vở .
- Những em làm bài trên phiếu trình bày kết quả .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
Hoạt động 2 : Bài tập 3 , 4 .
- Bài 3 : 
+ Nhắc HS xem lướt các bài Từ đơn và từ phức , Từ ghép và từ láy để thực hiện đúng yêu cầu của bài .
+ Phát phiếu cho từng căp trao đổi .
- Bài 4 : 
+ Nhắc HS xem lướt lại các bài Danh từ , Động từ để thực hiện đúng yêu cầu của bài .
+ Phát phiếu cho từng cặp trao đổi .
- Đọc yêu cầu BT .
- Những em làm bài xong dán kết quả lên bảng lớp , trình bày .
- Tổ trọng tài nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Viết bài vào vở theo lời giải đúng .
- Đọc yêu cầu BT .
- Những em làm bài xong trình bày kết quả .
- Tổ trọng tài nhận xét , chốt lại lời giải đúng ..
- Viết bài vào vở theo lời giải đúng .
 4. Củng cố : (3’)
	- Chấm bài , nhận xét .
	- Giáo dục HS có ý thức dùng đúng từ tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu HS làm thử bài Luyện tập ở tiết 7 , 8 . Chuẩn bị giấy , bút để làm bài kiểm tra giữa kì .
*******************************
Khoa học (tiết 20)
NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ?
I. MỤC TIÊU :
	1.- Giúp HS có khả năng phát hiện ra một số tính chất của nước .
	 - Quan sát để phát hiện màu , mùi , vị của nước . Làm thí nghiệm chứng minh nước không có hình dạng nhất định , chảy lan ra mọi phía , thấm qua một số vật và có thể hòa tan một số chất .
	- Kĩ năng: Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu khoa học .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Hình vẽ trang 42 , 43 SGK .
	- Mỗi nhóm chuẩn bị :
	+ Chai và một số vật chứa nước có hình dạng khác nhau bằng thủy tinh hoặc nhựa trong , có thể nhìn rõ nước đựng ở trong .
	+ Một tấm kính hoặc một mặt phẳng không thấm nước và một khay đựng nước 
	+ Một miếng vải , bông , giấy thấm , bọt biển , túi ni-lông .
	+ Một ít đường , muối , cát  và thìa .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Oân tập : Con người và sức khỏe (tt) .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Nước có những tính chất gì ?
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Phát hiện màu , mùi , vị của nước .
- Yêu cầu các nhóm đem cốc đựng nước và cốc đựng sữa đã chuẩn bị ra quan sát và làm theo yêu cầu như SGK .
- Chỉ yêu cầu HS trao đổi trong nhóm ý 1 và 2 .
- Đi tới các nhóm giúp đỡ để HS sử dụng các giác quan của mình phát hiện ra cốc nào đựng sữa , đựng nước . Cụ thể là : nhìn – nếm – ngửi .
- Ghi các ý kiến ở bảng như sau :
Các giác quan cần sử dụng để quan sát
Cốc nước
Cốc sữa
Mắt – nhìn 
Không có màu , trong suốt , nhìn rõ chiếc thìa .
Màu trắng đục , không nhìn rõ chiếc thìa .
Lưỡi – nếm 
Không có vị .
Có vị ngọt 
Mũi – ngửi 
Không có mùi .
Có mùi sữa
- Kết luận : Qua quan sát , ta có thể nhận thấy nước trong suốt , không màu , không mùi , không vị .
- Lưu ý : Trong cuộc sống cần rất thận trọng . Nếu không biết chắc một chất nào đó có độc hay không , tuyệt đối không được ngửi và nhất là không được nếm .
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát và lần lượt trả lời câu hỏi :
+ Cốc nào đựng nước , cốc nào đựng sữa ?
+ Làm thế nào để bạn biết điều đó ?
- Đại diện các nhóm lên trình bày những gì đã phát hiện .
Hoạt động 2 : Phát hiện hình dạng của nước .
- Hỏi : Khi ta thay đổi vị trí của chai hoặc cốc , hình dạng của chúng có thay đổi không ?
- Kết luận : Ta có thể nói chai , cốc là những vật có hình dạng nhất định .
- Nêu vấn đề : Vậy nước có hình dạng nhất định không ? Muốn trả lời câu hỏi này , các nhóm hãy :
+ Thảo luận để đưa ra dự đoán về hình dạng của nước .
+ Tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán của nhóm mình .
+ Quan sát và rút ra kết luận về hình dạng của nước .
- Đi tới các nhóm theo dõi cách làm của HS và giúp đỡ .
- Kết luận : Nước không có hình dạng nhất định .
- Các nhóm đem chai , lọ , cốc có hình dạng khác nhau bằng thủy tinh hoặc nhựa trong đã chuẩn bị đặt lên bàn .
- Mỗi nhóm tập trung quan sát một cái chai hoặc một cái cốc , đặt chai hoặc cốc đó ở các vị trí khác nhau .
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt thực hiện các bước trên .
- Đại diện vài nhóm nói về cách tiến hành thí nghiệm của nhóm mình và nêu kết luận về hình dạng của nước .
Hoạt động 3 : Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào ?
- Kiểm tra vật liệu làm thí nghiệm của các nhóm .
- Yêu cầu các nhóm đề xuất cách làm thí nghiệm rồi thực hiện và nhận xét kết quả .
- Đi tới các nhóm theo dõi cách làm của HS và giúp đỡ .
- Ghi nhanh ở bảng báo cáo của các nhóm .
- Kết luận : Nước chảy từ cao xuống thấp , lan ra mọi phía .
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt thực hiện các bước trên .
- Đại diện vài nhóm nói về cách tiến hành thí nghiệm của nhóm mình và nêu nhận xét .
- Nêu những ứng dụng thực tế liên quan đến tính chất này của nước như : lợp mái nhà , lát sân , đặt máng nước  tất cả đều làm dốc để nước chảy 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN _10.doc