Giáo án dạy học khối 1 - Tuần 16 năm 2010

IM, UM

I- Mục tiêu:

- HS đọc được: im, um, chim câu, trùm khăn ;từ và đoạn thơ ứng dụng.

- Viết được : im,um,chim câu ,trùm khăn.

-Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề :Xanh đỏ tím vàng.

- Giáo dục HS yêu thích môn học và chịu khó học bài.

II- Đồ dùng dạy học

 - Bộ ghép chữ Tiếng việt 1.

III- Hoạt động dạy học chủ yếu:

Tiết 1

 

doc 21 trang Người đăng hong87 Lượt xem 723Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học khối 1 - Tuần 16 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nhau. 
5 + 5 = 10	 8 - 2 = 6	10 - 6 = 4	2 + 7 = 9
8 - 7 = 1	10 + 0 = 10	10 - 2 = 8	4 + 3 = 7
Bài 3: Viết phép tính thích hợp.
- HS xem tranh, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp.
- GV theo dõi, giúp đỡ.
- HS đọc bài toán và bài làm của mình. Lớp nhận xét.
- 1 HS làm bảng.
GV chữa bài.
a) Trong chuồng có 7 con vịt, thêm 3 con nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu con vịt?
	7 + 3 = 10
b) Trên cây có 10 quả táo, người ta hái đi 2 quả. Hỏi trên cây còn lại bao nhiêu quả táo?
	10 - 2 = 8
3. Củng cố - Dặn dò
- GV chấm, chữa bài, nhận xét và tuyên dương HS.
 - Về nhà học thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 10,làm lại các bài tập và chuẩn bị bài sau.
	_______________________________________
Chiều
Tiếng việt (TT)
Luyện đọc im-um. Làm bài tập
Tiếng việt bài 64.
I- Mục tiêu:
- Giúp HS làm đúng các dạng bài tập (Nối, điền, viết)
- Luyện HS đọc thành thạo các bài tập, viết đúng mẫu.
- Giáo dục HS yêu thích môn học, chịu khó làm bài.
II- Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. HS luyện đọc
- Gọi hs lần lượt đọc các bài im, um (hs khá giỏi đọc trơn, hs trung bình , yếu đánh vần sau đó đọc trơn).
- GV theo dõi, sửa sai cho hs.
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
 - Dẫn dắt hướng dẫn lần lượt từng bài rồi cho HS làm từng bài vào vở. 
 - Chấm chữa bài và nhận xét.
 Bài 1: Nối.
 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
 - Hướng dẫn HS làm vào vở bài tập.
 Bài 2: Điền vần: im, um .
 - Yêu cầu HS quan sát tranh để điền vần cho phù hợp.
 Bài 3: Viết.
 - Yêu cầu HS viết vào vở bài tập.
 - Mỗi từ một dòng: Trốn tìm, mũm mĩm.
 3. Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét và tuyên dương HS.
 - Về nhà học bài và xem bài sau.
	______________________________________
Toán (TT)
Phép trừ trong phạm vi 10
I- Mục tiêu: 
 - Giúp HS củng cố khắc sâu dạng toán phép trừ trong phạm vi 10.
 - Áp dụng để làm tốt bài tập. 
II. Các hoạt động dạy học:
 1. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Tính.
10 – 2 = 10 – 5 = 10 – 1 =
10 – 7 = 10 – 4 = 10 – 8 =
Bài 2: Tính.
10 – 3 – 4 = 10 – 5 – 3 =
10 – 2 – 7 = 	10 – 3 – 3 =
10 – 1 – 7 = 	10 – 0 – 9 =
Bài 3: Điền dấu >, <, = thích hợp.
5 + 5..10 10 – 2 .. 9 10 – 0 ..10
 8 + 2 ..10 10 – 4 ... 4 10 – 7 ...1
6 + 3...3 10 – 3  8 10 – 1  8
Bài 4: Viết phép tính thích hợp.
 Có : 10 quả bóng.
 Cho : 6 quả bóngg.
 Còn : mấy quả bóng?
 - HS nêu yêu cầu bài.
 - Yêu cầu HS làm bài. 
	______________________________________________
Phụ đạo Tiếng việt
Luyện viết im – um
I- Mục tiêu:
 - Củng cố cách viết các tiếng, từ có vần: im, um.
 - Tìm đúng tên những đồ vật có chứa vần: im, um. 
II- Hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Hướng dẫn cách viết:
 - GV viết mẫu lên bảng
 - GV hướng dẫn HS quan sát bài viết.
 - Gọi HS đọc nội dung bài viết.
 - Phân tích độ cao, kho¶ng cách nÐt nèi gi÷a c¸c con chữ.
 - Cho HS viết vào bảng con từng từ: quả trám, trái cam,chòm râu, rám nắng
 - GV quan sát.
 2. HS viết vào vở:
 - Hướng dẫn HS viết vào vở.
 - GV quan sát, sửa sai.
3. Củng cố-Dặn dò
 - Chấm chữa bài, nhận xét.
	_____________________________________________
Phụ đạo Toán
Luyện tập
I- Mục tiêu:
 - Củng cố về cộng, trừ trong phạm vi 10.
 - Quan sát tranh nêu bài toán, ghi phép tính thích hợp.
II- Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Tính
 6 5 10 8 7
 + + - + +
 4 5 0 2 3
 10 10 10 10 10 
Bài 2: Tính
 9 + 1 = 2 + 7 = 4 + 5 =
10 - 10 = 10 - 2 = 10 - 3 =
Bài 3: Viết phép tính thích hợp:
a. Trong chuång cã 7 con vÞt, 3 con vÞt vµo chuång n÷a. Hái tÊt c¶ cã tÊt c¶ mÊy con vÞt ?
b. Trªn cµnh cã 10 qu¶ t¸o, rông mÊt 2 qu¶. Hái cßn l¹i mÊy qu¶ t¸o ?
	______________________________________________
Thứ ba ngày 7 tháng 12 năm 2010
Chiều
Tiếng việt (TT)
Luyện đọc và viết iêm - yêm. Làm bài tập
Tiếng việt bài 65
I- Mục tiêu:
 - Củng cố cách đọc và viết các tiếng, từ có vần: iêm, yêm.
 - Tìm đúng tên những đồ vật có chứa vần: iêm, yêm. Làm tốt vở bài tập.
 II- Hoạt động dạy học:
1. HS luyện đọc
- Gọi HS nhắc tên bài học.
- Cho HS mở SGK luyện đọc 
- Yêu cầu HS tìm gạch chân dưới các tiếng, từ mang vần mới học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
- Hướng dẫn làm bài tập trang 65 VBT
- Dẫn dắt hướng dẫn lần lượt từng bài rồi cho HS làm từng bài vào vở. 
 - Chấm chữa bài và nhận xét.
Bài 1: Nối.
 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
 - Hướng dẫn HS làm vào vở bài tập.
Bài 2: Điền: iêm hay yêm.
 Yêu cầu HS quan sát tranh để điền vần cho phù hợp
 3. Luyện viết.
 - Yêu cầu HS viết vào vở bài tập. Mỗi từ một dòng: quý mến, âu yếm.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét và tuyên dương HS.
 - Về nhà học bài và xem bài sau.
	_______________________________________
Tự nhiên xã hội
HOẠT ĐỘNG Ở LỚP
I- Mục tiêu:
 Giúp HS biết: 
- Các hoạt động học tập ở lớp học.
- Mqh giữa GV và HS, HS và HS trong từng hoạt động học tập.
- Có ý thức tham gia vào hoạt động học tập ở lớp.
- Hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với các bạn trong lớp.
II- Đồ dùng dạy học
Tranh trong sgk
III- Hoạt động dạy học chủ yếu:	
Hoạt động 1: Quan sát tranh.
* Mục tiêu: Biết các hoạt động học tập ở lớp và mối quan hệ giữa GV và HS, HS và HS trong từng hoạt động.
* Tiến hành: 
Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nói với các bạn về hoạt động được thể hiện ở từng hình trong bài.	
- HS làm việc nhóm 2 theo hướng dẫn của GV.
Bước 2: GV gọi 1 số HS trả lời câu hỏi trước lớp.
Bước 3: Thảo luận các câu hỏi: 
? Trong các hoạt động vừa nêu, hoạt động nào được tổ chức ở trong lớp? hoạt động nào tổ chức ở sân trường?
? Trong từng hoạt động trên, GV làm gì, HS làm gì?
Kết luận: Ở lớp học có nhiều hoạt động khác nhau. Trong đó có những hđ được tổ chức trong lớp học và có những hđ được tổ chức ngoài sân trường.
Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp.
* Mục tiêu: Giới thiệu các hđ ở lớp học của mình.
* Tiến hành:
Bước 1: HS thảo luận với nhau về:
- Các hoạt động ở lớp học của mình.
- Những hoạt động có trong từng hình trong bài 16 SGK mà ko có ở lớp của mình (và ngược lại). 
- Hoạt động mình thích nhất.
- Mình làm gì để giúp các bạn trong lớp học tập tốt.
Bước 2: GV gọi 1 số HS lên nói trước lớp. 
- Nhóm khác theo dõi, nhận xét, phỏng vấn.
Kết luận: Các em phải biết hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với các bạn trong các hoạt động học tập ở lớp.
3. Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS. 
- Về nhà học lại bài và xem bài sau.
	_______________________________________
Toán (TT)
Luyện tập chung
I- Mục tiêu:
 - Củng cố về cộng, trừ trong phạm vi đã học.
 - Áp dụng làm tốt vở bài tập.
II- Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Tính
3 5 7 6 1
+ + + + +
7 5 3 4 9
Bài 2: Số?
5 +  = 10 10 = 7 + 
 - 2 = 8 7 + . = 10
Bài 3: Viết phép tính thích hợp
Có : 4 viên bi
 Thêm : 6 viên bi
Có tất cả: . Viên bi?
	_______________________________________
Thủ công
GẤP CÁI QUẠT
I- Mục tiêu:
Giúp HS:
- Biết cách gấp cái quạt.
- Gấp được cái quạt bằng giấy.
- Giáo dục HS ý thức cẩn thận, vệ sinh lớp học, tự giác và giữ trật tự lớp học.
II- Đồ dùng dạy học
- GV: Bài mẫu
III- Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. HS thực hành:
- HS nhắc lại quá trình gấp cái quạt theo 3 bước đã học ở tiết trước.
- HS thực hành gấp quạt.
- GV theo dõi, nhắc lại và uốn nắn các thao tác cho những HS còn lúng túng: buộc dây ở giữa đẹp và chắc; bôi hồ phải đều và mỏng.
- Trưng bày sản phẩm theo tổ ở bàn.
- GV chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương. Xếp loại sản phẩm theo tổ.
2. Củng cố - Dặn dò
a. Nhận xét chung: 
GV nhận xét sự chuẩn bị giấy, bút, ... của HS.
Tinh thần và thái độ học tập của HS.
Ý thức vệ sinh, an toàn lao động.
b. Đánh giá sản phẩm:
Gấp được cái quạt đều, đẹp.
GV tuyên dương những làm tốt.
c. Dặn dò: 
Chuẩn bị đồ dùng học tập cho bài học sau.
	_______________________________________
Thứ tư ngày 8 tháng 12 năm 2010
Tiếng việt
UÔM, ƯƠM
I- Mục tiêu:
- HS đọc và viết được: uôm, ươm, cánh buồm, đàn bướm.
- Đọc được câu ứng dụng: Những bông cải nở rộ nhuộm ...
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ong, bướm, chim, cá cảnh.
- Giáo dục HS yêu thích môn học và chịu khó học bài.
II- Đồ dùng dạy học
- Bôk ghép chữ Tiếng việt 1.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
1. Bài cũ: 2 HS viết và đọc: thanh kiếm, quý hiếm, âu yếm, yếm dãi.
	2 HS đọc bài ở SGK.
2. Bài mới:
a) Dạy vần uôm:
- Nhận diện vần: (HS phân tích) Vần uôm có âm đôi uô ghép với âm m. Âm đôi uô đứng trước, âm m đứng sau.
So sánh uôm với uôn: Giống: đều bắt đầu bằng u.
	 	Khác: uôm kết thúc bằng m, uôn kết thúc bằng n.
- Đánh vần và đọc trơn: 
+ HS ghép vần uôm và đánh vần: uô - mờ - uôm. HS nhìn bảng đánh vần, đọc trơn: uôm. GV sửa lỗi.
+ HS ghép: buồm, và đọc: buồm. HS đánh vần: cá nhân, đt.
+ HS phân tích: b + uôm + dấu huyền	 buồm. GV gb: buồm.
+ GV đưa từ khóa và ghi bảng: cánh buồm. HS đọc, tìm tiếng có vần mới. HS đọc cá nhân, đồng thanh. GV sửa nhịp đọc cho HS. HS quan sát tranh cánh buồm.
- HS đọc xuôi, ngược. GV sửa lỗi. (Lớp, nhóm).
b) Vần ươm: Tiến hành tương tự. Thay ươ vào uô ta có vần ươm.
So sánh ươm với ươn: Giống: bắt đầu bằng ư.
	 	 Khác: ươm kết thúc bằng m; ươn kết thúc bằng n.
- Ghép: ươm - đánh vần, đọc trơn: bướm: đánh vần, đọc trơn.
Từ khóa: đàn bướm: HS đọc cá nhân, đt, tìm tiếng mới.
* Lớp đọc lại toàn bài: xuôi, ngược. Cá nhân đọc.
c) Hướng dẫn viết chữ: 
- GV viết mẫu ở bảng và hdẫn HS: uôm, ươm, cánh buồm, đàn bướm. 
- HS quan sát ở bảng xem các chữ viết mấy ly?
- HS viết vào bảng con. GV theo dõi, sửa sai, nhận xét.
Thi tìm nhanh tiếng mới.
 d) Đọc từ ứng dụng:
- GV chép bảng các từ ứng dụng. HS đọc nhẩm.
- 2 HS đọc từ. Lớp tìm tiếng có vần mới, phân tích.
- HS đọc tiếng, từ ứng dụng. Lớp đọc đồng thanh.
- GV giải thích từ.
- GV đọc mẫu. 3 HS đọc lại.
- GV nhận xét và sửa lỗi phát âm cho HS.
Tiết 2
3. Luyện tập:
a) Luyện đọc:
- HS nhìn sgk đọc lại toàn bộ phần học ở tiết 1. GV sửa lỗi phát âm.
- Đọc câu ứng dụng:
+ HS quan sát tranh minh họa, xem tranh vẽ gì. GV nêu nhận xét chung. HS đọc nhẩm.
+ HS đọc. GV sửa lỗi phát âm cho HS.
+ HS tìm tiếng mới, GV giải thích.
+ GV đọc mẫu.
+ 3 HS đọc lại. Lớp nhận xét.
b) Luyện viết:
- HS quan sát vở tập viết xem các chữ viết mấy ly?
- GV viết bảng và hướng dẫn HS viết vào vở: uôm, ươm, cánh buòm, đàn bướm. GV theo dõi, uốn nắn.
c) Luyện nói:
- HS đọc yêu cầu của bài: Ong, bướm, chim, cá cảnh.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
? Bức tranh vẽ những con gì?
? Con ong thích gì? Con bướm thích gì? (hoa)
? Ong và chim có ích gì cho các bác nông dân? (hút mật thụ phấn, bắt sâu)
? Em thích con gì? 
? Nhà em có nuôi chúng không?
Trò chơi: Tìm tiếng mới viết ở bảng, tổ nào viết được nhiều thì tổ đó thắng. GV chọn từ hay luyện đọc cho HS.
4. Củng cố - Dặn dò
- HS đọc lại toàn bài, tìm chữ vừa học trong sách, báo.
- GV nhận xét tiết học.VN học bài, làm bài tập, tìm chữ vừa học. Xem trước bài 67.
	______________________________________
Toán
Bảng cộng và trừ trong phạm vi 10
I- Mục tiêu:
 Giúp HS:
- Thành lập và ghi nhớ bảng cộng và trừ trong phạm vi 10.
- Biết cách làm phép tính cộng và trừ trong phạm vi 10.
-Làm quen với tóm tắt và viết được phép tính thích hợp với hình vẽ
- Giáo dục HS yêu thích môn học và chịu khó làm bài đúng, đẹp.
II- Đồ dùng dạy học
 - Bộ đồ dùng Toán 1.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: 2 HS đọc bảng cộng trong phạm vi 10.
HS làm bảng: 4 + 2 + 4	3 + 2 + 5	5 + 4 + 1	
2. Bài mới:
* Hướng dẫn HS thành lập bảng trừ 10.
a) Thành lập phép trừ: 10 - 1 = 9; 10 - 9 = 1.
Bước 1: GV đưa 10 con tính, bớt 1 con. HS qsát và đọc lời của bt: Có 10 con tính, bớt 1 con tính. Hỏi còn lại mấy con tính? HS đọc lại.
Bước 2: Hướng dẫn dẫn giải: 10 con tính bớt 1 con tính. Vậy còn lại bn con tính?
Hỏi: 10 con tính, bớt 1 con tính còn 9 con tính. HS nhắc lại? 10 bớt 1 còn mấy?
Hỏi: 10 bớt 1 còn 9. HS nhắc lại.
GV: 10 bớt 1 còn 9, ta viết: 10 - 1 = 9. HS đọc và nhắc lại. GV ghi bảng.
Bước 3: HS dựa vào con tính để nói bài tập ngược lại và lập phép tính:
10 - 9 = 1. HS đọc lại. GV ghi bảng.
b) Hdẫn HS lập các phép tính còn lại = qtính: HS nói ngay kết quả, GV ghi bảng.
10 - 2 = 8	10 - 3 = 7	10 - 4 = 6	10 - 5 = 5 
10 - 6 = 4	10 - 7 = 3	10 - 8 = 2	10 - 10 = 0
c) Ghi nhớ bảng trừ 10: HS nhìn bảng đọc cá nhân, đồng thanh. GV kết hợp xóa dần kết quả.
HS thi nhau lập lại bảng trừ 10.
2. Hdẫn HS thực hành.
Bài 1: Tính.
- GV viết bảng, HS thực hành ở bảng con.
- GV nhận xét và chữa bài.
Bài 2: Điền số vào ô trống.
- HS nêu yêu cầu bài tập, làm mẫu.
- HS làm vào vở. - GV theo dõi, giúp đỡ thêm.
Chữa bài: HS đọc bài làm của mình. Lớp nhận xét.
Bài 3: Điền dấu >, <, =.
- HS nêu yêu cầu và làm vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.
- Chữa bài: 3 HS làm bảng lớp. GV sửa chữa.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp.
- HS nêu yêu cầu.
- HS qsát tranh nêu bài toán. GV sửa chữa.	
- HS viết phép tính vào vở. 1 HS làm bảng. - Lớp và GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố - Dặn dò
- GV chấm bài, nhận xét và tuyên dương HS. 
- Về nhà học bài, xem bài sau.
	_____________________________________
Chiều
Tiếng việt (TT)
Luyện đọc và viết uôm - ươm. Làm bài tập
Tiếng việt bài 66
I- Mục tiêu:
 - Củng cố cách đọc và viết các tiếng, từ có vần: uôm, ươm.
 - Tìm đúng tên những đồ vật có chứa vần: uôm, ươm. Làm tốt vở bài tập.
II- Hoạt động dạy học:
1. HS luyện đọc
 - Gọi HS nhắc tên bài học.
 - Cho HS mở SGK luyện đọc 
 - Yêu cầu HS tìm gạch chân dưới các tiếng, từ mang vần mới học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
 - Hướng dẫn làm bài tập trang 66 vở bài tập.
 - Dẫn dắt hướng dẫn lần lượt từng bài rồi cho HS làm từng bài vào vở. 
 - Chấm chữa bài và nhận xét.
Bài 1: Nối từ để tạo từ mới.
 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
 - Hướng dẫn HS làm vào vở bài tập.
Bài 2: Điền: uôm hay ươm.
 - Yêu cầu HS quan sát tranh để điền vần cho phù hợp
Bài 3: Viết.
 - Yêu cầu HS viết vào vở bài tập.
 3. Luyện viết
- HS nêu yêu cầu: Viết.
- HS đọc từ cần viết, quan sát xem các chữ viết mấy ly?
- GV viết mẫu ở bảng cho HS theo dõi.
- HS viết vào vở. GV theo dõi, nhắc nhở.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét và tuyên dương HS.
- Về nhà học bài và xem bài sau.
	______________________________________________
Toán (TT)
Phép Bảng cộng và trừ trong phạm vi 10
I- Mục tiêu:
 - HS làm thành thạo các phép tính trong phạm vi 10.
 - Áp dụng làm tốt vở bài tập.
II- Hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. HS làm bài tập:
 Bài 1: Tính
6 5 10 8 7
 + + + + +
4 5 0 2 3
 Bài 2: Tính
3 + 4 + 2 =	3 + 7 - 6 =
4 + 3 + 3 =	5 + 4 - 8 =
4 + 5 - 7 =	3 + 5 - 6 =
10 - 8 + 7 =	9 - 6 + 5 =
 Bài 3: Viết phép tính thích hợp:
 Có : 10 quả bóng
 Cho: 6 quả bóng
 Còn: .... quả bóng?
 - Cho HS làm vào vở 
 - Chấm, chữa bài.
 2. Nhận xét, dặn dò
	_______________________________________
Tự nhiên xã hội (TT)
HOẠT ĐỘNG Ở LỚP
I- Mục tiêu:
 Giúp HS biết: 
- Các hoạt động học tập ở lớp học.
- Mối quan hệ giữa GV và HS, HS và HS trong từng hoạt động học tập.
- Có ý thức tham gia vào hoạt động học tập ở lớp.
- Hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với các bạn trong lớp.
II- Hoạt động dạy học chủ yếu:	
Hoạt động 1: Quan sát tranh.
Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nói với các bạn về hoạt động được thể hiện ở từng hình trong bài.	
- HS làm việc nhóm 2 theo hướng dẫn của GV.
Bước 2: GV gọi 1 số HS trả lời câu hỏi trước lớp.
Bước 3: Thảo luận các câu hỏi: 
? Trong các hoạt động vừa nêu, hoạt động nào được tổ chức ở trong lớp? hoạt động nào tổ chức ở sân trường?
? Trong từng hoạt động trên, GV làm gì, HS làm gì?
Kết luận: Ở lớp học có nhiều hoạt động khác nhau. Trong đó có những hđ được tổ chức trong lớp học và có những hđ được tổ chức ngoài sân trường.
Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp.
Bước 1: HS thảo luận với nhau về:
- Các hoạt động ở lớp học của mình.
- Những hoạt động có trong từng hình trong bài 16 SGK mà ko có ở lớp của mình (và ngược lại). 
- Hoạt động mình thích nhất.
- Mình làm gì để giúp các bạn trong lớp học tập tốt.
Bước 2: GV gọi 1 số HS lên nói trước lớp. 
- Nhóm khác theo dõi, nhận xét, phỏng vấn.
Kết luận: Các em phải biết hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với các bạn trong các hoạt động học tập ở lớp.
3. Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS. 
 - Về nhà học lại bài và xem bài sau.	_____________________________________
Thủ công (TT)
GẤP CÁI QUẠT
I- Mục tiêu:
- HS biết cách gấp cái quạt.
- Gấp được cái quạt bằng giấy.
- Giáo dục HS ý thức cẩn thận, vệ sinh lớp học, tự giác và giữ trật tự lớp học.
II- Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. HS thực hành:
- HS nhắc lại quá trình gấp cái quạt theo 3 bước đã học ở tiết trước.
- HS thực hành gấp quạt.
- GV theo dõi, nhắc lại và uốn nắn các thao tác cho những HS còn lúng túng: buộc dây ở giữa đẹp và chắc; bôi hồ phải đều và mỏng.
- Trưng bày sản phẩm theo tổ ở bàn.
- GV chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương. Xếp loại sản phẩm theo tổ.
2. Củng cố - Dặn dò
a. Nhận xét chung: 
GV nhận xét sự chuẩn bị giấy, bút, ... của HS.
Tinh thần và thái độ học tập của HS.
Ý thức vệ sinh, an toàn lao động.
b. Đánh giá sản phẩm:
Gấp được cái quạt đều, đẹp.
GV tuyên dương những làm tốt.
c. Dặn dò: 
Chuẩn bị đồ dùng học tập cho bài học sau.
	________________________________________
Thứ năm ngày 9 tháng 12 năm 2010
Tiếng việt
ÔN TẬP
I- Mục tiêu:
- HS đọc, viết 1 cách chắc chắn các vần có âm cuối m.
- Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng của bài.
- Nghe, hiểu và kể lại được theo tranh câu chuyện: Đi tìm bạn.
- Giáo dục HS yêu thích môn học và chịu khó học bài.
II- Đồ dùng dạy học
- Gv kẻ sắn bảng ôn. 
III- Hoạt động dạy học chủ yếu:	
Tiết 1
1. Bài cũ: - 2 HS viết: uôm, ươm, ao chuôm, vườn ươm.	
	- 2 HS đọc bài ở sgk.
2. Bài mới:
a) Ôn các vần vừa học:
- HS đọc âm, GV chỉ âm.
- HS vừa chỉ vừa đọc âm.
- HS ghép âm tạo thành vần. 
- HS đọc lại: om, am, ôm, ăm, âm, em, êm, iêm, yêm, uôm, ươm, um, im.
- HS đọc các từ ngữ ứng dụng: lưỡi liềm, xâu kim, nhóm lửa.
+ GV gb, HS đọc: Nhóm, cá nhân, lớp.
+ HS đọc tiếng sau khi tìm vần vừa ôn.
+ HS đọc từ. GV giải thích từ.
+ GV đọc lại. 3 HS đọc. Lớp nhận xét.
b) Hướng dẫn viết:
- GV viết bảng, HS quan sát và nhận xét xem các chữ viết mấy ly?
- HS viết vào bảng con.
- GV theo dõi, sửa sai: xâu kim, nhóm lửa.
Chú ý các chỗ nối và dấu thanh.
 Tiết 2
3. Luyện tập:
a) Luyện đọc:
- HS đọc lại toàn bộ phần học ở tiết 1: nhóm, bàn, cá nhân (sgk)
- HS đọc câu ứng dụng:
+ HS quan sát tranh, nhận xét tranh minh hoạ và đọc nhẩm câu ứng dụng.
+ GV gthiệu câu ứng dụng.
+ HS đọc câu ứng dụng: Nhóm, lớp, cá nhân. 
+ GV sửa phát âm. HS tìm tiếng mới.
+ GV đọc mẫu và giải thích, 3 HS đọc. Lớp nhận xét bạn đọc.
b) Luyện viết: xâu kim, nhóm lửa.
- HS quan sát vở tập viết xem các chữ viết mấy ly?
- GV viết lại ở bảng lớp cho HS theo dõi.
- HS viết vào vở. GV theo dõi, sửa sai.
c) Kể chuyện: Đi tìm bạn.
- HS qsát tranh nghe GV kể lại toàn bộ câu chuyện 2 lần.
Các nhóm thảo luận, cử đại diện lên kể lại chuyện. Lớp nhận xét.
Tranh 1: Sóc và Nhím là đôi bạn thân: Chúng thường hái rau, đào củ ....
Tranh 2: Nhưng có 1 ngày giá rét từ đâu lại về ... Chiều đến Sóc chạy tìm Nhím. Tìm đâu chẳng thấy, Sóc buồn quá.
Tranh 3: Gặp bạn Thỏ, Sóc hỏi có thấy Nhím đâu không? Thỏ lắc đầu, Sóc càng buồn.
Tranh 4: Mãi đến mùa xuân ấm áp. Cây cối ... Sóc mới gặp lại Nhím. Gặp lại nhau, mừng ríu rít.
Ý nghĩa: 
4. Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét tiết học và tuyên dương HS.
 - Về nhà ôn lại các âm đã học và xem trước bài sau.
	________________________________________
Toán
LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu:
 Giúp HS:
- Củng cố và rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10.
- Tiếp tục củng cố kĩ năng từ tóm tắt bài toán, hình thành bài toán rồi giải bt.
- Giáo dục HS ham thích và chịu khó làm bài đúng, đẹp.
II- Hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Bài cũ: HS đọc thuộc bảng cộng trừ 10.
HS làm bảng: 10 - 4 - 2	2 + 5 + 3	10 - 7 + 1
2. Bài mới:
* Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Tính.
- HS nêu yêu cầu của bài: Tính (Theo hàng ngang và dọc).
- GV hdẫn HS áp dụng các công thức cộng trừ trong phạm vi 10 để làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ. 
Chữa bài: HS đọc từng phép tính. Lớp nhận xét.
Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ trống.
- HS nêu yêu cầu của bài và cách làm bài: HS vận dụng bảng cộng trừ trong phạm vi 10 để làm bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
Chữa bài: HS đổi chéo vở để chữa bài cho nhau. 
Bài 3: Điền >, <, =
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài. GV theo dõi, uốn nắn.
- Chữa bài: 3 HS làm bảng. Lớp nhận xét.
10 > 3 + 4	 8 7 - 1	6 - 4 < 6 + 3
 9 = 7 + 2	10 = 1 + 9	2 + 2 > 4 - 2	4 + 5 = 5 + 4
Bài 4: Viết phép tính thích hợp.
- HS đọc tóm tắt, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp.
- GV theo dõi, giúp đỡ.
- HS đọc bài toán và bài làm của mình. Lớp nhận xét.
- 1 HS làm bảng.
GV chữa bài.
Tổ 1 có 6 bạn. Tổ 2 có 4 bạn. Hỏi cả hai tổ có tất cả bao nhiêu bạn?
	6 + 4 = 10
3. Củng cố - Dặn dò
- GV chấm, chữa bài, nhận xét và tuyên dương HS.
- Về nhà học thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 10,làm lại các bài tập và chuẩn bị bài sau.
	_____________________________________
Thứ sáu ngày 10 tháng12 năm 2010
Tiếng việt
OT, AT
I- Mục tiêu:
- HS đọc và viết được: ot, at, tiếng hót, ca hát.
- Đọc được câu ứng dụng: Ai trồng cây ...
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Gà gáy, chim hót.
- Giáo dục HS yêu thích môn học và chịu khó học bài.
II- Đồ dùng dạy học
 - Bộ ghép chữ Tiếng việt 1.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
1. Bài cũ: 2 HS viết và đọc: vườn ươm, cháy đượm, cánh buồm.
	 2 HS đọc bài ở SGK.
2. Bài mới:
a) Dạy vần ot: GV ghi bảng và giải thích vần ot.
- Đánh vần vần: HS đánh vần - Đọc trơn: cá nhân, đồng thanh
 - Phân tích: ot: o + t.
HS viết bảng con vần ot. GV sửa lỗi. 
HS so sánh ot với on.
- Đánh vần tiếng: HS viết thêm h và dấu sắc để được tiếng: hót.
Đánh vần và đọc trơn: cá nhân, đt.
HS phân tích: h + ot + dấu sắc	hót. GV ghi bảng: hót.
- Đọc từ: HS qsát tranh và TLCH: Chim đang làm gì? (đang hót).
GV ghi bảng: tiếng hót - HS đọc.
- HS đọc xuôi, ngược. GV sửa lỗi. (Lớp, nhóm).
b) Vần at: Tiến hành tương tự. 
So sánh at với ot có gì giống và khác nhau?
* Lớp đọc lại toàn bài: xuôi, ngược. Cá nhân đ

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 16 soan ngang 2 buoi.doc