Giáo án dạy học các môn khối lớp 5 - Tuần 32

Tập đọc

ÚT VỊNH

I-MỤC TIÊU:

-Đọc lưu loát,diễn cảm một đoạn hoạc toàn bộ bài văn .

-Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi Ut Vịnh là tấm gương thực hiện tốt nhiệm vụ an toàn đường sắt , có ý thức của một chủ nhân tương lai,dũng cảm cứu em nhỏ.

II-ĐỒ DÙNG: Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A-Bài cũ:

-Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài Bầm ơi.

-Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ?Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?

B-Bài mới:

HĐ 1: Luyện đọc.

-Một HS đọc cả bài,

-HS quan sát tranh,nghe GV giới thiệu tranh.

-HS đọc đoạn.

Đoạn 1: Từ đầu.còn ném đá trên tàu.

Đoạn 2: Từ tháng trước.hứa không chơi dại như vậy nữa

Đoạn 3: Từ Một buổi chiều đẹp trời.tàu hỏa đến.

Đoạn 4: Phần còn lại.

-HS đọc đoạn nối tiếp.

-Luyện đọc từ khó: Ut Vịnh,chềnh ềnh,mát rượi.

-HS đọc trong nhóm.

-HS đọc cả bài.

-GV đọc diễn cảm toàn bài.

 

doc 21 trang Người đăng hong87 Lượt xem 936Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học các môn khối lớp 5 - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác nhóm cùng quan sát các hình 130, 131 SGK để phát hiện các tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong mỗi hình và xác định công dụng của mỗi tài nguyên đó.
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
HĐ2. Trò chơi" Thi kể tên các tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng"
 * GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn HS cách chơi:
 - Chia số HS tham gia trò chơi thành 2 dội có số người bằng nhau.
 - 2 đội đứng thành 2 hàng dọc, cách bảng một khoảng cách như nhau.
 - Khi GV hô " bắt đầu", người đứng trên cùng của mỗi đội cầm phấn lên bảng viết tên một tài nguyên thiên nhiên, Khi viết xong, bạn đó đi xuống và đưa phấn cho bạn tiếp theo lên viết công dụng của tài nguyên đó hoặc tên tài nguyên thiên nhiên khác
 - Trong cùng một thời gian, đội nào viết được nhiều tên tài nguyên thiên nhiên và công dụng của các tài nguyên đó là thắng cuộc.
 - Số HS còn lại sẽ cổ động cho hai đội.
*HS chơi như hướng dẫn.
 - Kết thúc trò chơi, GV tuyên dương độ thắng cuộc.
HĐ3. Hướng dẫn học sinh hoàn thành bài tập VBT
GV chấm và hướng dẫn học sinh chữa bài
- HS nhắc lại nội dung bài học.
 - Dặn học bài và tìm hiểu thêm về tài nguyên nước ta.
_____________________________________
Thể dục*
Môn thể thao tự chọn-Trò chơi: Lăn bóng 
I-Mục tiêu:
-Ôn phát cầu và chuyền cầu bằng mu bàn chân.
-Chơi trò chơi: Lăn bóng.
II-Đồ dùng: Còi,1 HS 1 quả cầu;3-5 quả bóng.
III-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Phần mở đầu:
-GV phổ biến giờ học.
-Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc.
-Đi theo vòng tròn và hít thở sâu.
-Xoay các khớp cổ chân,đầu gối,hông,vai,cổ tay.
HĐ 2: Phần cơ bản.
Môn thể thao tự chọn.
Đá cầu:
-Ôn phát cầu bằng mu bàn chân.
-Chuyền cầu bằng mu bàn chân theo nhóm 2-3 người.
Ném bóng.
-Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng một tay.
-Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay.
Thi ném bóng vào rổ bằng một tay,hai tay.
b)Trò chơi: Lăn bóng.
HĐ 3: Phần kết thúc.
-GV cùng HS hệ thống bài.
-GV nhận xét đánh giá kết quả bài học.
-Về nhà tập đá cầu hoặc ném bóng trúng đích.
_____________________________
Thứ 3 ngày 21 tháng 4 năm 2009
Luyện từ và câu
Ôn tập về dấu câu( dấu phẩy)
I-Mục tiêu:
-Tiếp tục luyện tập sử dụng dấu phẩy trong văn viết.
-Thông qua việc dùng dấu phẩy,nhớ được tác dụng của dấu phẩy.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Gọi 2 HS lần lượt nêu tác dụng của dấu phẩy.
-Mỗi em cho một ví dụ.
-GV nhân xét cho điểm.
B-Bài mới:
HĐ 1: Làm bài tập.
HĐ 2: Chữa bài.
Bài 1: Một HS đọc y/c bài tập 1.
-HS đọc thầm lại mẫu chuyện vui,điền dấu chấm,dấu phẩy và chỗ thích hợp,viết hoa chữ đầu câu.
-HS trình bày kết quả.
-GV nhận xét,chốt lại kết quả đúng.
-Câu chuyện gây cười ở chỗ nào?
Bài 2:
-HS đọc y/c bài tập.
-HS làm và trình bày bài làm.
-GV nhận xét,khen nhóm viết đoạn văn hay + nêu tác dụng của dấu phẩy đúng.
III-Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-HS về nhà xem lại kiến thức về dấu hai chấm.
_____________________________
 Tiếng Anh
 ( Cô Tùng lên lớp)
______________________________
Toán
 Luyện tập
I-Mục tiêu: Ôn tập củng cố về:
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
-Thực hiện các phép tính cộng,trừ các tỉ số phần trăm.
-Giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
II-Hoạt động dạy học.
HĐ 1: HS làm bài tập.
HĐ 2: Chữa bài.
Bài 1:
-HS nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
-GV: Nếu tỉ số là số thập phân thì chỉ lấy đến 2 chữ số sau dấu phẩy.
-HS chữa bài và nhận xét.
Bài 2: 
-HS đọc y/c bài tập.
-HS chữa bài và nêu cách làm.
Bài 3:
-Nêu cách tính tỉ số phần trăm của hai số.
-HS chữa bài và nhận xét.
-Tỉ số phần trăm của hai số phụ thuộc vào việc so sánh số nào với số nào.
Bài 4: 
-Bài toán yêu cầu gì?
-Muốn tính được số cây còn lại phải trồng ta cần biết gì?
-Tìm số cây đã trồng ta cần vận dụng dạng toán nào? Có mấy cách giải bài này?
III-Củng cố,dặn dò: Về nhà ôn lại các dạng toán về phần trăm.
____________________________
Lịch sử
Lịch sử địa phương 
I. Mục tiêu 
Học xong bài này, HS biết:
 - Một số thông tin về Hà tĩnh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
 - Một số trận đánh và địa danh lịch sử tiêu biểu trong cuộc kháng chiến kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 
II. Đồ dùng dạy học 
 Tài liệu về lịch sử Hà Tĩnh 
III. Các hoạt động dạy học 
 1. Giới thiệu bài 
 Từ tháng 5- 8- 1964, Mĩ bắt đầu cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, nhằm mục tiêu: Phá hoại miền Bắc, làm cho miền Bắc trở về thời kì đồ đá; ngăn chặn chi viện của miền Bắc cho miền Nam; làm lung lay ý chí quyết đánh, quyết thắng giặc Mĩ của quân dân ta. ở Hà tĩnh Núi Nài là nơi đầu tiên không quân Mĩ đến gây tội ác. 
 2. Dạy bài mới 
 HĐ1. (làm việc theo nhóm )
- GV chia lớp thành 4 nhóm và phát tài liệu học tập cho các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận một câu hỏi :
 + Địa điểm nào ở Hà Tĩnh là nơi đầu tiên bị máy bay Mĩ đến gây tội ác?
 + Tường thuật lại trận trận đầu đánh thắng máy bay Mĩ của quân đân HàTĩnh trong ngày 26- 3 - 1965.
- Các nhóm làm việc, sau đó cử đại diện trình bày kết quả thảo luận,các nhóm khác bổ sung.
HĐ2. ( làm việc cả lớp) 
- Tổ chức cho HS tìm hiểu về Ngã ba Đồng Lộc.
 + 3 HS nối tiếp nhau đọc bài Ngã ba Đồng Lộc, cả lớp theo dõi.
 + Cả lớp suy nghĩ trả lời câu hỏi: Vì sao Mĩ tập trung đánh phá Ngã ba Đồng Lộc ? Quân và dân ta đã chiến đấu ra sao? Em hãy nêu những hiểu biết của mình về Ngã ba Đồng Lộc.
 + HS trả lời các câu hỏi, HS khác bổ sung.
- GV tổng kết nội dung bài học. 
_____________________________
Buổi chiều:
(Cô Mỹ lên lớp )
_____________________________
Thứ 4 ngày 22 tháng 4 năm 2009
Tập làm văn
Trả bài văn tả con vật
I-Mục tiêu:
-HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả con vật theo đề bài đã cho: bố cục,trình tự miêu tả,quan sát và chọn lọc chi tiết,cách diễn đạt trình bày.
-Có ý thức tự đánh giá thành công và hạn chế trong bài văn viết của mình.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: 
-Gọi 2 HS đọc lần lượt dàn ý bài văn tả cảnh về nhà các em đã hoàn thành.
-GV nhận xét,cho điểm.
B- Bài mới:
HĐ 1: Nhận xét:
-GV ghi đề bài lên bảng và gạch dưới những từ ngữ cần lưu ý.
-GV nhận xét về ưu điểm,nhược điểm về nội dung,hình thức và cách trình bày.
-GV thông báo điểm cụ thể.
HĐ 2: Hướng dẫn HS chữa lỗi chung.
-GV trả bài cho từng HS.
-HS đọc 5 gợi ý trong SGK.
-Một số HS lên chữa lỗi
-Lớp nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
HĐ 3: HS chữa lỗi trong bài
-HS đọc lời nhận xét của thầy cô trong bài của mình.
-HS tự chữa lỗi trong bài.
-Từng cặp HS đổi vở cho nhau để sửa lỗi.
HĐ 4: Đọc những đoạn văn hay,bài văn hay.
-GV đọc một số đoạn văn,bài văn của HS
-HS trao đổi thảo luận tìm ra cái hay,cái đáng học tập ở bài văn đó.
HĐ 5: HS viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
-HS đọc lại đoạn văn vừa viết.
-GV chấm điểm một số đoạn văn.
III-Củng cố,dặn dò:-GV nhận xét tiết học.
 -HS viết bài văn chưa đạt về nhà viết lại.
_____________________________
Toán
 Ôn tập các phép tính với số đo thời gian
I-Mục tiêu: Giúp HS củng cố kĩ năng tính với số đo thời gian và vận dụng giải toán.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:Gọi 2 HS chữa bài 3,4 trong SGK.
B-Bài mới:
HĐ 1: HS làm bài tập.
HĐ 2: Chữa bài:
Bài 1,2: 
-HS lên chữa bài và nêu cách tính.
-Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 3: 
-HS tóm tắt bài toán và chữa bài.
-Nêu cách tính thời gian khi biết vận tốc và quảng đường.
Bài 4: 
-HS đọc và tóm tắt bài toán.
-Bài toán hỏi gì?
-Muốn tính quảng đường ta cần biết yếu tố gì?
-Thời gian tính bằng cách nào?
III-Củng cố,dặn dò:- Về nhà ôn tập các phép tính với số đo thời gian.Các bài toán điển hình về chuyển động đều,các bài toán về tỉ số phần trăm.
 -Ôn tập công thức tính chu vi,diện tích các hình.
_____________________________
Địa lí
Địa lí địa phương 
I. Mục tiêu 
Học xong bài này, HS biết :
 - Đặc điểm khí hậu, ảnh hưởng của khí hậu đối với đời sống sản xuất, sinh hoạt của con người. 
 - Đặc điểm sông hồ, đất trồng và động vật, thực vật của Hà Tĩnh.
II. Đồ dùng dạy học:
 Tài liệu địa lí Hà Tĩnh.
III. Các hoạt động dạy- học 
 A. Bài cũ
 Nêu diện tích, đặc điểm chính của địa hình tỉnh ta.
 Tỉnh ta có những loại khoáng sản nào?
 B. Dạy - học bài mới 
 3. Khí hậu 
 HĐ1. ( làm việc theo nhóm )
Bước 1: HS làm việc với tài liệu, thảo luận nhóm theo các câu hỏi gợi ý sau:
 + Nêu các đặc điểm chính của khí hậu tỉnh ta.
 + ảnh hưởng ( tôt, xấu) của khí hậu đối với sản xuất và sinh hoạt .
Bước 2: HS trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác bổ sung.
Bước 3: GV bổ sung thêm .
 Kết luận: Khí hậu Hà Tĩnh mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt và có diễn biến thất thường. Thời tiết gió lào khô nóng vào mùa hè, ẩm lạnh vào mùa đông. Bão xuất hiện ở Hà Tĩnh từ tháng 5 đến tháng 11, Tháng 9, 10 có nhiều bão nhất, bão vào Hà Tĩnh thường lớn. 
 4. Sông ngòi và hồ 
HĐ2. ( làm việc theo nhóm sau đó cả lớp )
 Các bước tiến hành tương tự HĐ1
Kết luận: Hà Tĩnh có hệ thống sông khá dày. Bao gồm: 
 Sông Lađược hai con sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố hợp lưu tạo thành, sông Nghèn, sông Rào Cái, sông Gia Hội, sông Rác, sông Trí. Ngoài ra Hà Tĩnh có hệ thống kênh đào, kênh mương thuỷ lợi lớn.
5. Đất trồng, thực vật và động vật
 HĐ3 (Làm việc cả lớp)
 Các bước tiến hành tương tự HĐ1
HS thảo luận theo câu hỏi gợi ý:
 - Tỉnh ta có những loại đất trồng nào?
 - Thảm thực vật tỉnh ta có những loại nào ? Hãy kể những loại gỗ và lâm sản có giá trị của rừng Hà Tĩnh.
IV.Củngcố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học, dặn tìm hiểu thêm về đất trồng, động vật và thực vật Hà Tĩnh.
_________________________________
Kĩ thuật
 Lắp rô bốt ( tiết 3)
I-Mục tiêu: HS thực hành lắp được rô- bốt 
- Cần phải: chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô-bốt.
-Lắp được rô bốt đúng kĩ thuật,đúng quy trình.
-Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp,tháo các chi tiết của rô- bốt.
II-Đồ dùng:
-Mẫu rô- bốt đã lắp sẵn.
-Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III-Hoạt động dạy học:
HĐ1.Học sinh thực hành lắp rô- bốt
? Để lắp được rô-bốt, theo em cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy kể tên các bộ phận đó.
? Để lắp được chân rô- bốt, cần phải chọn những chi tiết nào và số lượng bao nhiêu? 
? Để lắp được thân rô- bốt, em cần phải chọn những chi tiết nào? 
* HS thực hành lắp ráp rô -bốt theo các bước trong SGK.
HS thực hành theo nhóm 4, GV theo dõi giúp đỡ những nhóm còn lúng túng
HĐ2: Đánh giá sản phẩm:
HS trưng bày sản phẩm theo nhóm
GV nêu tiêu chí đánh giá
HS dựa vào tiêu chí đánh giá bài của mình và của bạn
+ HS tháo rời các chi tiết và lắp vào hộp 
Nhận xét giờ học
_____________________________
Buổi chiều
Luyện Tiếng Việt
Ôn tập văn tả cảnh
I-Mục tiêu:
-Giúp HS ôn luyện,củng cố kĩ năng lập dàn bài cho một bài văn tả cảnh.
-Luyện kĩ năng trình bày miệng theo dàn ý của một bài văn tả cảnh.
II-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: HS lập dàn bài.
Chọn một trong ba cảnh sau,lập dàn bài cụ thể cho cảnh mình chọn.
Đề1:Tả mưa xuân.
Đề 2:Sau bao ngày nắng gắt, cây cối khô héo xác xơ. Vạn vật đều thấy lả đI vì nóng nực.
Thế rồi cơn mưa cũng đến. Cây cối hả hê, vạn vật như được thêm sức sống. Em hãy tả lại cơn mưa tốt lành đó.
 Đề 3: 
Mùa hè hoa rau muống
 Tím lấp lánh trong đầm
 Mùa hè nắng rất vàng
Bãi cát dài chói nắng
Dựa vào những hình ảnh thơ trên,em hãy viết đoạn văn tả lại cảnh sắc tươi sáng, rực rỡ của mùa hè.
HĐ 2: HS trình bày miệng dàn bài.
-HS trình bày miệng trong nhóm.
-HS trình bày trước lớp.
-GV và cả lớp nhận xét,bổ sung.
III-Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-HS về nhà hoàn thành bài văn mình đã chọn lập dàn bài.
___________________________________
Tiếng Anh
 ( Cô Tùng Lên lớp)
___________________________________
THĐịa lí
Ôn tập
I/ Mục tiêu:
 Ôn tập nội dung về kiến thức địa lý đã học 
II / Các bước lên lớp :
 Hđ 1: Ôn lại kiến thức về địa lý địa phương
 ? Nêu các đặc điểm chính của khí hậu tỉnh ta.
 ? ảnh hưởng ( tôt, xấu) của khí hậu đối với sản xuất và sinh hoạt .
 ? Tỉnh ta có những loại đất trồng nào?
 ? Thảm thực vật tỉnh ta có những loại nào ? Hãy kể những loại gỗ và lâm sản có giá trị của rừng Hà Tĩnh.
Hđ 2: Thảo luận theo nhóm:
Câu 1: Nước Việt Nam có diện tích bao nhiêu km2? Nằm ở khu vực nào?
( Nước Việt Nam giáp với những nước nào? Đặc điểm Tn của nước VN ?
Câu 2: Vai trò của vùng biển nước ta?
Câu 3: Em hãy kể tên các nước trong khu vực Đông Nam á 
Câu 4: Em hãy điền những từ ngữ thích hợp vào chổ trống () Để thể hiện những đặc điểm chủ yếu của tài nguyên Châu Âu ?
 Châu Âu có địa hình Đồng Bằng Châu Âu chiếm ..? Đồi núi chiếm .? Châu Âu nằm chủ yếu trong đới khí hậu.?Rừng của Châu Âu bao gồm?
..Mùa đông ?
Hđ 3: Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
Nhận xét chung tiết học 
TH Kĩ thuật
Thực hành Lắp rô bốt 
I-Mục tiêu: HS thực hành lắp được rô- bốt 
- Cần phải: chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô-bốt.
-Lắp được rô bốt đúng kĩ thuật,đúng quy trình.
-Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp,tháo các chi tiết của rô- bốt.
II-Đồ dùng:
-Mẫu rô- bốt đã lắp sẵn.
-Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III-Hoạt động dạy học:
HĐ1.Học sinh thực hành lắp rô- bốt
? Để lắp được rô-bốt, theo em cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy kể tên các bộ phận đó.
? Để lắp được chân rô- bốt, cần phải chọn những chi tiết nào và số lượng bao nhiêu? 
? Để lắp được thân rô- bốt, em cần phải chọn những chi tiết nào? 
* HS thực hành lắp ráp rô -bốt theo các bước trong SGK.
HS thực hành theo nhóm 4, GV theo dõi giúp đỡ những nhóm còn lúng túng
HĐ2: Đánh giá sản phẩm:
HS trưng bày sản phẩm theo nhóm
GV nêu tiêu chí đánh giá
HS dựa vào tiêu chí đánh giá bài của mình và của bạn
+ HS tháo rời các chi tiết và lắp vào hộp 
Nhận xét giờ học
_____________________________
Thứ 5 ngày 23 tháng 4 năm 2009
Thể dục
Môn thể thao tự chọn-Trò chơi: Dẫn bóng
I-Mục tiêu:
-Ôn phát và chuyền cầu bằng mu bàn chân hoặc đứng ném bóng vào rổ bằng một tay trên vai.
-Chơi trò chơi: Dẫn bóng.
II-Hoạt động dạy học:
HĐ 1:Phần mở đầu:
-GV phổ biến yêu cầu giờ học.
-Đi theo vòng tròn và hít thở sâu.
-Xoay các khớp cổ chân,khớp gối,hông,vai,cổ tay.
-Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung.
HĐ 2: Phần cơ bản.
Môn thể thao tự chọn.
Đá cầu:
-Ôn phát cầu bằng mu bàn chân.
-Chuyền cầu bằng mu bàn chân theo nhóm 2-3 người.
Ném bóng:
-Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng một tay.
-Thi ném bóng vào rổ bằng một tay.
Trò chơi: Dẫn bóng.
HĐ 3: Phần kết thúc.
-GV cùng HS hệ thống bài.
-GV nhận xét và đánh giá kết quả buổi tập.
-Về nhà tập đá cầu hoặc ném bóng trúng đích.
_____________________________
Tập đọc
Những cánh buồm
I-Mục tiêu:
-Đọc lưu loát diễn cảm toàn bài;nhắt giọng đúng nhịp thơ. 
-Hiểu các từ ngữ trong bài: Cảm xúc tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu.Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ,những ước mơ không ngừng làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
II-Đồ dùng: Tranh minh họa trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-HS đọc đoạn 1,2 bài Ut Vịnh.
-Đoạn đường rất gần nhà Ut Vịnh mấy năm gần đây thường xảy ra sự cố gì?
-Em học tập được ở Ut Vịnh điều gì?
B-Bài mới:
HĐ 1: Luyện đọc:
-HS đọc cả bài: GV giới thiệu tranh minh họa.
-HS đọc khổ thơ nối tiếp.
-Luyện đọc từ ngữ: cánh buồm,rực rỡ,rả rích...
-HS đọc trong nhóm
-HS đọc bài thước lớp.
-GV đọc diễn cảm cả bài.
HĐ 2: Tìm hiểu bài:
-Dựa vào những hình ảnh đã được gợi ra trong bài thơ,hãy tưởng tượng và miêu tả cảnh hai cha con trên bãi biển?
-Thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con?
-Những câu hỏi ngây thơ cho biết con mơ ước điều gì?
-Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến điều gì?
HĐ 3: Đọc diễn cảm+Học thuộc lòng.
-HS đọc diễn cảm cả bài thơ.
-GV đưa bảng phụ đã chép khổ thơ 2,3 hướng dẫn HS luyện đọc.
-HS đọc thuộc lòng.
-GV nhận xét khen những HS đọc hay.
IV-Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
_____________________________
Toán
 Ôn tập về chu vi,diện tích một số hình
I-Mục tiêu: Ôn tập củng cố kiến thức và kĩ năng tính chu vi,diện tích một số hình đã học.
II-Đồ dùng: Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Ôn tập công thức tính chu vi diện tích một số hình đã học.
-GV treo bảng phụ,gắn hình chữ nhật có chiều dài a,chiều rộng b.
-Hãy nêu công thức tính chu vi,diện tích hình chữ nhật?
-GV tiến hành tương tự với các hình còn lại.
Lưu ý: Các số đo luôn phải cùng đơn vị đo.
HĐ 2: HS làm bài tập.
HĐ 3: Chữa bài.
Bài 1: 
-HS nêu mối quan hệ giữa m2 và ha?
-HS chữa bài,GV nhận xét.
Bài 2:
-GV vẽ hình lên bảng,điền các số đã cho.
-Tỉ lệ 1: 1000 cho ta biết điều gì?
-Muốn tính diện tích thực của mảnh đất ta phải làm gì?
Bài 3:
-HS đọc đề bài.
-GV vẽ hình lên bảng,ghi số đo.
-HS thảo luận nêu 2 cách tính
+Có thể sử dụng công thức để tính diện tích hình vuông hay không,vì sao?
+Hình vuông có thể coi là hình thoi hay không?
+Diện tích phần tô màu cộng với diện tích hình vuông bằng diện tích hình naò?
III-Củng cố,dặn dò: Ôn lại diện tích các hình.
_____________________________
Luyện từ và câu
Ôn tập về dấu câu: Dấu hai chấm
I-Mục tiêu:
-Củng cố kiến thức về dáu hai chấm,tác dụng của dấu hai chấm: để dẫn lời nói trực tiếp và dẫn lời giải thích cho điều nêu trước đó.
-Củng cố kĩ năng sử dụng dấu hai chấm.
II-Đồ dùng: Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Ba HS lần lượt đọc đoạn văn nói về các hoạt động trong giờ ra chơi ở sân trường và nêu tác dụng của mỗi dấu phẩy dược dùng trong đoạn văn.
-GV nhận xét,cho điểm.
B- Bài mới:
HĐ 1: HS làm bài tập.
HĐ 2: Chữa bài.
Bài 1: 
a. Một chú công an vỗ vai em: 
 -Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm!
b. Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.
Bài 2:
a.Thằng giặc cuống cả chân
 Nhăn nhó kêu rối rít:
-Đồng ý là tao chết.
b. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn...cầu xin: “bay đi,diều ơi! Bay đi!”
c. Từ đèo Ngang nhìn về hướng nam ta bắt gặp một phong cảnh thiên nhiên kì vĩ: phía tây là...
Bài 3:
-HS trình bày kết quả bài làm.
-GV và cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng.
IV- Củng cố,dặn dò: -Em hãy nhắc lại tác dụng của dấu hai chấm?
 -GV nhận xét tiết học.
 -Ghi nhớ kiến thức về dấu hai chấm để sử dụng cho đúng.
_____________________________
Buổi chiều
Luyện :Toán
 Ôn tập về chu vi,diện tích một số hình
I-Mục tiêu: Ôn tập củng cố kiến thức và kĩ năng tính chu vi,diện tích một số hình đã học.
II-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Ôn tập công thức tính chu vi diện tích một số hình đã học.
-Hãy nêu công thức tính chu vi,diện tích hình chữ nhật,.?
Lưu ý: Các số đo luôn phải cùng đơn vị đo.
HĐ 2: HS làm bài tập 2,3 SGK và làm thêm:
Bài 1: Một hình tròn có đường kính 6 cm. Một hình chữ nhật có chiều rộng là 9 cm và có diện tích gấp 5 lần diện tích của hình tròn. Tính chu vi của hình chữ nhật.
Bài 2: Một hình thang có diện tích là 60 cm2, hiệu của 2 đáy bằng 4 m. Hãy tính độ dài mỗi đáy, biết rằng chiều cao của hình thang là 5 m.
BàI 3: Một mảnh vườn hình thang có đáy bé 36 m, đáy lớn 52m . Nếu đáy lớn tăng thêm 4m thì diện tích sẽ tăng thêm 60 m2. Tính diện tích mãnh vườn hình thang đó.
HĐ 3: Chữa bài.
III-Củng cố,dặn dò: Ôn lại diện tích các hình.
_____________________________
Mĩ thuật
( GV chuyên trách lên lớp)
______________________________
Luyện Tiếng Việt
Ôn tập về dấu câu: 
TH Mĩ thuật.
Vẽ tranh: Đề tài Ước mơ của em.
I-Mục tiêu:
-HS hiểu nội dung đề tài.
-HS biết cách vẽ và vẽ được tranh theo ý thích.
-HS phát huy trí tưởng tượng khi vẽ tranh.
II-Đồ dùng:
-Sưu tầm tranh về đề tài ước mơ của em và các đề tài khác
-Hình gợi ý cách vẽ.
III-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Tìm chọn nội dung đề tài.
-GV giới thiệu một số bức tranh khác nhau ve gợi ý để HS tìm ra những tranh có nội dung về ước mơ.
-Một số HS nêu ước mơ của mình.
HĐ 2: Cách vẽ tranh.
-GV phân tích cách vẽ ở một vài bức tranh để HS thấy được sự đa dạng về cach thể hiện nội dung đề tài: cách chọn hình ảnh,cách bố cục,cách vẽ hình,cách vẽ màu...
-HS nhắc lại cách vẽ như những tiết trước. 
HĐ 3: Thực hành.
HĐ 4: Nhận xét,đánh giá.
-GV cùng HS chọn một số bài vẽ ,gợi ý các em nhận xét về: cách tìm chọn nội dung độc đáo,cách bố cục chặt chẽ,cân đối; cách vẽ hình ảnh chính phụ,cách vẽ màu...
-HS nhận xét,xếp loại theo cảm nhận riêng
-GV nhận xét chung tiết học.
IV- Củng cố,dặn dò:
-Quan sát lọ hoa và quả.
-Chuẩn bị mẫu vẽ cho bài học sau.
_____________________________
Thứ 6 ngày 24 tháng 4 năm 2009
Tập làm văn
Tả cảnh (Kiểm tra viết)
I-Mục tiêu: HS viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng,đủ ý,thể giện được những quan sát riêng;dùng từ đặt câu,liên kết câu đúng,câu văn có hình ảnh,cảm xúc.
II-Đồ dùng:Dàn ý cho mỗi đề văn.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
B-Bài mới:
HĐ 1: Hướng dẫn hS trước khi làm bài.
-HS đọc đề bài trong SGK.
-HS xem lại dàn ý đã lập.
HĐ 2: HS làm bài.
-GV theo dõi các em khi làm bài
-Thu bài.
IV-Củng cố,dặn dò: -GV nhận xét tiết học.
 -Về nhà ôn tập về văn tả người.
_____________________________
Toán
 Luyện tập
I-Mục tiêu: Ôn tập,củng cố và rèn luyện kĩ năng tính chu vi,diện tích một số hình,vận dụng để giải toán.
II-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: HS làm bài tập.
HĐ 2 : Chữa bài.
Bài 1:
-HS đọc đề bài,chữa bài .
-HS khác nhận xét,đánh giá.
Bài 2:
-HS đọc và tóm tắt đề bài.
-Bài toán yêu cầu gì?
-Muốn tính diện tích ta cần biết gì?
-Cạnh hình vuông có đặc điểm gì?
-Hãy nêu cách tính số đo một cạnh?
Bài 3:
-HS đọc và tóm tắt đề bài.
-Bài toán yêu cầu tính gì?
-Muốn tính được số thóc trên thửa ruộng cần biết những yếu tố nào?
Bài 4:
-Hãy viết công thức tính diện tích hình thang?
-Từ công thức trên muốn tính độ dài đáy thì ta làm thế nào?
III- Củng cố,dặn dò: Ôn công thức tính diện tích các hình đã học.
_____________________________
Đạo đức
Giáo dục truyền thống địa phương 
I. Mục tiêu 
Học xong bài này, HS biết:
 - Yêu quí tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương. 
 - Có ý thức phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương, thể hiện qua việc đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương.
II. Đồ dùng dạy học 
 - Tranh ảnh về di tích lịch sử địa phương: Ngã ba Đồng Lộc, Núi Nài, 
III. Hoạt động dạy học 
 HĐ1.Tìm hiểu truyền thống của địa phương 
 1. GV yêu cầu HS xem ảnh và dựa vào hiểu biết của mình để thảo luận với các bạn

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 32..doc