Giáo án dạy học các môn khối lớp 1 - Tuần 4 - Trường Tiểu học Thanh Bình

I. Mục tiêu:

- Đọc được: n, m, nơ, me từ ngữ và câu ứng dụng.

- Viết được: n, m, nơ, me

- Luyện núi từ 2-3 câu theo chủ đề :bố mẹ, ba má.

II. Chuẩn bị:

 GV: Tranh minh họa SGK

 HS: SGK

III. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định: Hát

 2: Bài cũ:

 -Hôm qua em học vần bài gì?

 -HS đọc bài SGK

 -HS viết bảng con

 

doc 22 trang Người đăng hong87 Lượt xem 783Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học các môn khối lớp 1 - Tuần 4 - Trường Tiểu học Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n bị bài Luyện tập.
@Rút kinh nghiệm:	
Thứ hai , ngày 09 tháng 9 năm 2013
ĐẠO ĐỨC
GỌN GÀNG- SẠCH SẼ
I. Mục tiêu:
 -Nêu được một số biểu hiện cụ thể về ăn mặc gọn gàng, sach sẽ
 -Biết lợi ích của ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ
 -Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân,đầu tóc, quần áo gọn gàng, sach sẽ
 -Liên hệ tiết kiệm điện nước
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh giáo khoa.
HS SGK
III. Tiến trình lên lớp:	
 1. Ổn định: Hát
 2. Bài cũ:
 - Hôm qua cô dạy toán bài gì?
 - HS nhắc lại nội dung đã học.
 - GV nhận xét, đánh giá.
 3. Bài mới:
 - Giới thiệu, ghi đầu bài.
 Hoạt động 1: Rửa mặt như mèo 
 -Cả lớp hát bài: rửa mặt như mèo
 -GV hỏi và HS TLCH
 +Bạn mèo trong bài hát ở có sạch không? Vì sao?
 +Rửa mặt không sạch như mèo có tác hại gì?
 Hoạt động 2: HS kể việc thực hiện ăn mặc gọn gàng sạch sẽ
 -HS lên trình bày hằng ngày bản thân mình đã thực hiện ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ chưa
 Hoạt đông 3:Thảo luận cặp đôi theo BT3
 -HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi
 -HS thảo luận nhóm đôi
 -HS trả lời trước lớp theo từng tranh
 4. Củng cố:
- HS đọc câu ghi nhớ
- GV tóm tắt nội dung, kết hợp giáo dục.
 5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn HS về xem lại bài. 
- Chuẩn bị bài Giữ gìn sách vở.
@Rút kinh nghiệm:	
Thứ ba, ngày 10 tháng 9 năm 2013
HỌC VẦN
d đ
I. Mục tiêu:
- Đọc được: d, đ, dê, đò; từ ngữ và câu ứng dụng: 
- Viết được: d, đ, dê, đò.
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề : dế, cá thỏ, bi ve, lá đa.
II. Chuẩn bị:
 GV: Tranh minh họa SGK
 HS: SGK
III. Tiến trình lên lớp:	
 1. Ổn định: Hát
 2: Bài cũ:
 -Hôm qua em học vần bài gì?
 -HS đọc bài SGK
 -HS viết bảng con
 3. Bài mới
Tiết 1
Hoạt động 1: dạy âm d
- Gv giới thiệu dê hỏi đây là con gì? (dê)
- Chúng ta sẽ học kỹ tiếng dê, gv ghi bảng : dê
- Trong tiếng dê có âm gì đã học rồi ?( ê ), còn lại âm d là âm mới chúng ta sẽ học hôm nay, GV xóa âm ê.
- Khi viết âm d viết bằng chữ viết thường, GV ghi chữ d viết thường xuống dưới bảng
- GV đọc mẫu, gọi 2 HS đọc. GVgọi HS viết bảng âm d gọi HS đọc 100%
- Muốn viết tiếng dê viết như thế nào? (d trước ê sau).
- Gọi HS đọc phân tích, đọc trơn(2em)
* HS lấy cài:
- GV gọi HS cài âm d ,tiếng dê, HS đọc phân tích, đọc trơn (2em).
- Tìm tiếng có âm d ( dê, da, de, do)
Hoạt động 2: day âm đ
* GV giới thiệu đò
- Chúng ta sẽ học kỹ tiếng đò, gv ghi bảng : đò
- Trong tiếng đò có âm và dấu gì đã học rồi ?( o, dấu huyền), còn lại âm đ là âm mới chúng ta sẽ học hôm nay, GV xóa âm o dấu huyền.
- Khi viết âm đ, viết bằng chữ viết thường, GV ghi chữ đ viết thường xuống dưới bảng
- GV đọc mẫu, gọi 2 HS đọc. GVgọi HS viết bảng âm đ gọi HS đọc 100%
- Muốn viết tiếng đò viết như thế nào? (đ trước o sau dấu huyền trên o).
- Gọi HS đọc phân tích, đọc trơn( 2em)
* HS lấy cài:
- GV gọi HS cài âm đ ,tiếng đò, HS đọc phân tích, đọc trơn(2em).
- Tìm tiếng có âm đ (đò, đa, đe, đo)
* HS nghỉ giải lao :
Hoạt động 3: HD HS viết bảng con
* Muốn viết âm d viết như thế nào ?
- GV viết mẫu d HS viết theo GV, HS đọc phân tích, đọc trơn
 - GV xóa bảng gọi HS viết lại âm d, gọi HS đọc.
- Gọi HS tìm tiếng có âm d viết bảng con, HS đọc GV ghi tiếng có nghĩa lên bảng
- Gọi HS đọc những tiếng vừa tìm.
* Muốn viết âm đ viết như thế nào ?
- GV viết mẫu đ HS viết theo GV, HS đọc phân tích, đọc trơn
- GV xóa bảng gọi HS viết lại âm đ, gọi HS đọc.
- HS tìm tiếng có âm đ, viết bảng con, HS đọc GV ghi những tiếng có nghĩa lên bảng
- Gọi HS đọc những tiếng vừa tìm(da, de, do; đa, đe, đo). GV ghi từ mới, giảng từ
- GV gọi HS đọc lại bài.(3em) 
Tiết 2
Hoạt động 4: Giới thiệu bài 
* GV đính tranh hỏi HS tranh vẽ gì ?
- Dì na đang làm gì ? Bé và mẹ đang làm gì?
- Hôm nay chúng ta học : dì na đi đò, bé và mẹ đi bộ 
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc (2em)
- Trong câu tiếng nào chứa âm vừa học ?
- Gọi cả lớp đọc đồng thanh câu trên.
Hoạt động 5: Đọc SGK
- Gọi HS mở SGK trang 31
- Gọi HS đọc bài 2/3 lớp (chú ý HS yếu)
- GV nhận xét.
* HS nghỉ giải lao:
Hoạt động 6: luyện nói 
* GV đính tranh giới thiệu chủ đề luyện nói : dế, cá thỏ, bi ve, lá đa.
- Trong tranh em thấy gì? HS trả lời
- Tại sao trẻ em lại thích những vật và con vãt này ?
- Dề thường sống ở đâu ? 
Hoạt động 7: HD HS viết bảng con
- GV đọc : d, đ HS viết, gọi HS đọc lại.
- GV đọc tiếng : dê
- GV đọc lại d-ê-dê, HS viết theo GV, GV đọc lại dê, HS viết xong đọc nhẩm
- Gọi HS đọc lại.
- GV đọc tiếng : đò
- GV đọc lại đ-o-đo-đò, HS viết theo GV, GV đọc lại cỏ, HS viết xong đọc nhẩm
- Gọi HS đọc lại.GV nhận xét.
Hoạt động 8: HD - HS viết vở tập viết
- GV yêu cầu HS lấy vở tập viết,hỏi nội dung bài viết hôm nay là gì?(d, đ, dê, đò)
- GV nhắc HS tư thế ngồi, cách cầm bút để vở, sau đó HD-HS viết từng hàng đến hết bài, GV đến từng bàn theo dõi KT-HS
- Gọi HS xếp vở lại, lấy vở tập trắng .
- GV HD-HS viết mẩu âm d, HS viết theo GV (một chữ mẫu)
- GV HD-HS viết mẩu âm d8, HS viết theo GV (một chữ mẫu)
- Về nhà viết 1 dòng âm d, 1 dòng âm đ, bỏ một dòng kẽ viết 1chữ
@Rút kinh nghiệm:	
Thứ ba, ngày 10 tháng 9 năm 2013
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 - Biết sử dụng các từ bằng nhau, bé hơn, lớn hơn và các dấu =, . 
 - So sánh các số trong phạm vi 5. Làm bài tập 1,2,3 
 - Yêu thích môn toán, giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác trong tính toán. 
II. Chuẩn bị:
GV: bộ đồ dùng dạy học
HS SGK
III. Tiến trình lên lớp:	
 1. Ổn định: Hát
 2. Bài cũ:
 - Hôm qua cô dạy toán bài gì?
 - HS nhắc lại nội dung đã học.
 - HS thực hiện bài tập trên bảng con.
 3. Bài mới:
 - Giới thiệu, ghi đầu bài.
Hoạt động 1 : Củng cố về khái niệm =
Mục tiêu : Học sinh nắm được nội dung bài học 
- GV hỏi lại học sinh về khái niệm lớn hơn, bé hơn, bằng để giới thiệu đầu bài học 
- Giáo viên ghi bảng 
Hoạt động 2 : Thực hành 
Mục tiêu : Củng cố khái niệm bằng nhau, so sánh các số trong phạm vi 5 .
- Giáo viên cho học sinh mở số giáo khoa , vở Bài tập toán 
* Bài 1 : điền số thích hợp vào chỗ chấm 
- Giáo viên hướng dẫn làm bài 
- Cho học sinh làm vào vở Bài tập toán 
- Giáo viên nhận xét , quan sát học sinh 
* Bài 2 : Viết phép tính phù hợp với tranh vẽ 
- Giáo viên hướng dẫn mẫu 
- Cho học sinh làm bài 
- Cho học sinh nhận xét các phép tính của bài tập 
- Giáo viên nhận xét bổ sung
* Bài tập 3 : Nối ( theo mẫu ) làm cho bằng nhau 
- Cho học sinh nêu yêu cầu bài 
- Giáo viên treo bảng phụ cho học sinh nhận xét 
- Giáo viên cho 1 em nêu mẫu 
- Giáo viên giải thích thêm cách làm 
- Cho học sinh tự làm bài 
- Giáo viên chữa bài. Nhận xét bài làm của học sinh 
 4. Củng cố:
- HS nhắc lại nội dung đã học.
- GV tóm tắt nội dung, kết hợp giáo dục.
 5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn HS về xem lại bài.
- Chuẩn bị bài Luyện tập.
@Rút kinh nghiệm:	
Thứ tư, ngày 11 tháng 9 năm 2013
HỌC VẦN
t th
I. Mục tiêu:
- Đọc được: t, th, tổ, thỏ; từ và câu ứng dụng. 
- Viết được : t, th, tổ, thỏ
- Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề: ổ, tổ
II. Chuẩn bị:
 GV: Tranh minh họa SGK
 HS: SGK
III. Tiến trình lên lớp:	
 1. Ổn định: Hát
 2: Bài cũ:
 -Hôm qua em học vần bài gì?
 -HS đọc bài SGK
 -HS viết bảng con
 3. Bài mới
 - Giới thiệu, ghi dầu bài.
Tiết 1
Hoạt động 1: dạy âm t
- Gv giới thiệu tranh vẽ ai ? (tổ)
- Chúng ta sẽ học kỹ tiếng tổ, gv ghi bảng : tổ
- Trong tiếng tổ có âm gì, dấu gì đã học rồi ? (ô, dấu huyền), còn lại âm t là âm mới chúng ta sẽ học hôm nay, cô xóa âm ổ.
- Khi viết âm t viết bằng chữ viết thường, GV ghi t viết thường xuống phía dưới bảng
- Cô đọc mẫu, gọi 2 HS đọc.
- GVgọi HS viết bảng âm t gọi HS đọc 100%
- Muốn viết tiếng tổ viết như thế nào? (t trước ô sau, dấu hỏi trên ô).
- Gọi HS đọc phân tích, đọc trơn 
* HS lấy cài:
GV gọi HS cài âm t ,tiếng tổ, HS đọc phân tích, đọc trơn.
Tìm tiếng có âm t ( to, tơ, ta)
Hoạt động 2: day âm th 
* GV giới thiệu con thỏ
- Chúng ta sẽ học kỹ tiếng thỏ, gv ghi bảng : thỏ
- Trong tiếng thỏ có âm và dấu gì đã học rồi ?( o dấu hỏi), còn lại âm th là âm mới chúng ta sẽ học hôm nay, cô xóa âm o dấu hỏi.
 - Khi viết âm th, viết bằng chữ viết thường, GV ghi chữ th viết thường phía dưới bảng
- GV đọc mẫu, gọi 2 HS đọc.
- GVgọi HS viết bảng âm ơ gọi HS đọc 100%
- Muốn viết tiếng thỏ viết như thế nào? (th trước o sau dấu hỏi trên o).
Gọi HS đọc phân tích, đọc trơn (2em)
* HS lấy bảng cài:
GV gọi HS cài âm th ,tiếng GV, HS đọc phân tích, đọc trơn (2em).
Tìm tiếng có âm th ( tho, thơ,tha)
* HS nghỉ giải lao :
Hoạt động 3: HD HS viết bảng con
* Muốn viết âm t viết như thế nào ?
- GV viết mẫu t HS viết theo GV, HS đọc phân tích,đọc trơn
- GV xóa bảng gọi HS viết lại âm t, gọi HS đọc.
- Gọi HS tìm tiếng có âm t viết bảng con, HS đọc GV ghi tiếng có nghĩa lên bảng.
- Gọi HS đọc những tiếng vừa tìm.
* Muốn viết âm th viết như thế nào ?
- GV viết mẫu th HS viết theo cô, HS đọc phân tích, đọc trơn
- GV xóa bảng gọi HS viết lại âm th, gọi HS đọc.
- Gọi HS tìm tiếng có âm th viết bảng con, HS đọc GV ghi tiếng có nghĩa lên bảng
- Gọi HS đọc những tiếng vừa tìm
- GV ghi từ mới : gọi HS đọc ,tìm tiếng chứa vần âm vừa hoc? GV giảng từ
- GV gọi HS đọc lại bài.(3em) 
Tiết 2
Hoạt động 4: Giới thiệu bài 
* GV đính tranh hỏi HS tranh vẽ gì ?
- Bố và bé đang làm gì ?
- Hôm nay chúng ta học : bố thả cá mè, bé thả cá cờ.
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc (2em)
- Trong câu tiếng nào chứa âm vừa học ? ( thả )
- Gọi cả lớp đọc đồng thanh câu trên.
Hoạt động 5: đọc SGK
- Gọi HS mở SGK trang 33
- Gọi HS đọc bài 2/3 lớp (chú ý HS yếu)
- GV nhận xét.
* HS nghỉ giải lao:
Hoạt động 6: Luyện nói 
- GV đính tranh giới thiệu chủ đề luyện nói “ổ, tổ”
- Trong tranh em thấy những gì?
- Con gì có ổ ?
- Con gì có tổ ?
- Em có nên ổ, tổ của các con vật không ?
Hoạt động 7: HD - HS viết bảng con.
- GV đọc : tổ, thỏ HS viết, gọi HS đọc lại(2em)
- GV đọc tiếng : tổ
- GV đọc lại t-ô-tô-hỏi-tổ, HS viết theo GV, GV đọc lại, HS viết xong đọc nhẫm
- Gọi HS đọc lại (2em)
- GV đọc tiếng : thỏ
- GV đọc lại th-o-tho hỏi-thỏ, HS viết theo thỏ, GV đọc lại thỏ, viết xong đọc nhẩm
- Gọi HS đọc lại (2em). GV nhận xét.
Hoạt động 8: HD - HS viết vở tập viết
- GV yêu cầu HS lấy vở tập viết,hỏi nội dung bài viết hôm nay là gì ?(t, th, tổ, thỏ)
- GV nhắc HS tư thế ngồi, cách cầm bút để vở, sau đó HD-HS viết từng hàng đến hết bài. GV đến từng bàn theo dõi KT-HS
- Gọi HS xếp vở lại, lấy vở tập trắng .
- GV HD-HS viết mẩu âm t, HS viết theo cô (một chữ mẫu)
- GV HD-HS viết mẩu âm th, HS viết theo cô (một chữ mẫu)
- Về nhà viết 1 dòng âm t, 1 dòng âm th, bỏ một dòng kẽ viết 1 chữ.
@Rút kinh nghiệm:	
Thứ tư, ngày 11 tháng 9 năm 2013
ÂM NHẠC 1
Tiết 4: - ÔN TẬP BÀI HÁT MỜI BẠN VUI MÚA CA
(Nhạc và lời: Phạm Tuyên)
- TRÒ CHƠI “NGỰA ÔNG ĐÃ VỀ”
I. Mục tiêu:
- Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca Bài Mời bạn vui múa ca (Nhạc và lời: Phạm Tuyên)
- Học sinh biết hát kết hợp vận động phụ họa và tập biểu diễn bài hát.
- Tham gia trò chơi theo bài đồng dao “Ngựa ông đã về”.
- Giáo dục: Tình đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ bạn bè.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- Giới thiệu và ghi đầu bài:
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn tập bài hát Mời bạn vui múa ca
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 1.
Giáo viên nhắc lại đặc điểm, cấu trúc bài hát (Xem tiết 3).
Đọc lời ca theo tiết tấu:
 @ e e q \ h | e e q | h |
 Chim ca líu lo. Hoa như đón chào. . .
- Học sinh hát đồng thanh theo nhạc (CD Âm nhạc 1)
- Ôn tập nhóm, cá nhân.
- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm (Hát – Vỗ tay hoặc gõ đệm)
HOẠT ĐỘNG 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát
- Hướng dẫn vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp.
 @ e e q \ h | e e q | h |
 Chim ca líu lo. Hoa như đón chào. . .
 x x x x 
- Hướng dẫn luyện tập:
- Luyện tập tiết tấu.
- Đọc lời ca kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
- Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
- Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 3: Hát kết hợp vận dộng phụ họa theo bài hát
- Giáo viên gợi ý một số động tác theo nội dung bài hát.
- Hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản.
- Học sinh tập biểu diễn bài hát trước lớp.
- Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOAT ĐỘNG 4: Kết thúc
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 1. 
- Học sinh biểu diễn bài hát trước lớp.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học sinh chuẩn bị: Ôn tập 2 bài hát: Quê hương tươi đẹp (Dân ca Nùng & Lời: Anh Hoàng) & Mời bạn vui múa ca (Nhạc và lời Phạm Tuyên).
@Rút kinh nghiệm:	
Thứ tư, ngày 11 tháng 9 năm 2013
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
 - Biết sử dụng từ bằng nhau, bé hơn, lớn hơn và các dấu =, 
 - Để so sánh các số trong phạm vi 5. Làm bài tập 1,2,3
- Yêu thích môn toán, giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác trong tính toán. 
II. Chuẩn bị:
GV: bộ đồ dùng dạy học
HS SGK
III. Tiến trình lên lớp:	
 1. Ổn định: Hát
 2. Bài cũ:
 - Hôm qua cô dạy toán bài gì?
 - HS nhắc lại nội dung đã học.
 - HS thực hiện bài tập trên bảng con.
 3. Bài mới:
Hoạt động 1 : Củng cố khái niệm ,=
Mục tiêu : Học sinh nắm được nội dung bài học 
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết vào bảng con các số bằng nhau, các số lớn hơn hoặc bé hơn ( Mỗi em viết 3 bài có đủ 3 dấu , = đã học )
- Giáo viên nhận xét sửa sai cho học sinh và giới thiệu ghi đầu bài 
Hoạt động 2 : Thực hành 
Mục tiêu : Củng cố các khái niệm “lớn hơn , bé hơn bằng nhau và so sánh các số trong phạm vi 5 .
* Bài 1 : Làm cho bằng nhau bằng hai cách vẽ thêm hoặc bỏ bớt 
a/ Vẽ thêm 1 hoa vào hình bên phải để số hoa 2 hình bằng nhau – Bài tập ở vở bài tập giống sách giáo khoa 
b/ Gạch bớt 1 con kiến ở nhóm hình bên trái để số kiến ở 2 nhóm bằng nhau 
c/ Học sinh tự làm bài trong vở Bài tập toán
- Giáo viên cho sửa bài chung cho cả lớp 
* Bài 2 : Nối £ với số thích hợp 
- Giáo viên treo bảng phụ
- Giáo viên hướng dẫn mẫu trên 
 £ < 2 £ < 3 £ < 4 
1
2
3
* Bài 3 : Nối £ với số thích hợp 
- Giáo viên Hướng dẫn trên bảng lớp (Giống bài tập số 2 )
Hoạt động 3 : Trò chơi 
Mục tiêu : Rèn luyện sự nhanh nhạy và ủng cố kiến thức đã học --Giáo viên treo 3 bảng phụ có gắn các bài tập 
- Yêu cầu đại diện của 3 GV lên Tđ gắn số nhanh, đúng vào chỗ trống.Ai gắn nhanh gắn đúng, đẹp là thắng 
-Ví dụ : 	 3 ... 	3 = 
 	5 >  	4 
 	4 =  	2 =  	1 < 
 4. Củng cố:
- HS nhắc lại nội dung đã học.
- GV tóm tắt nội dung, kết hợp giáo dục.
 5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn HS về xem lại bài.
- Chuẩn bị bài Luyện tập.
@Rút kinh nghiệm:	
Thứ tư, ngày 11 tháng 9 năm 2013
Mĩ thuật
Vẽ Hình Tam giác
I. Mục tiêu:
-Kiến thức: -Học sinh nhận biết được hình tam giác.
-Kỉ năng: -Biết cách vẽ hình tam giác .Vẽ được một số đồ vật có dạng hỉnh tam giác
 Với HS khá,giỏi: Từ hình tam giác,vẽ được hình tạo thành bức tranh đơn giản
-Thái độ:thích vẽ hình tam giác để tạo thành bức tranh
II. Chuẩn bị:
 -GV: tranh mẫu, hình tam giác mẫu
 -HS: tập mĩ thuật lớp 1,bút màu
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định
2. kiểm tra bài cũ 
 - Kiểm những em vẽ chậm tiết rồi
 -GV nhận xét bài vẽ
 -Tuyên dương bài vẽ đẹp.
 -Nhận xét chung.
3. Bài mới : Gới thiệu bài 
Treo tranh: Thuyền và biển .
- Bức tranh này vẽ gì ?
- Để giúp thuyền đi nhanh người ta 
cần gì?
-Hình chiếc thuyền , cánh buồm được vẽ bởi hình gì?
- Để vẽ được bức tranh thuyền và Giới thiệu hình tam giác .
HOẠT ĐỘNG 1 :
 Thao tác 1:
 -GV Treo tranh, vở tập vẽ 1 và thước ê ke hỏi ?
-Tranh vẽ gì?
- Thước ê ke này có hình dạng gì?
- Khăn quảng đỏ có hình dạng gì?
- Các vật , hình ảnh các em vừa quan sát đều có dạng hình tam giác.
 Thao tác:2
 -Vẽ lên bảng từng nét.
-Cô vừa vẽ nét gì?
- 3 Nét thẳng tạo ra hình gì?
-Hình tam giác vừa vẽ giống hình
 ảnh gì?
yx 
ppppp
Vậy hình cánh buồm,dãy núi, hình con cá được tạo bởi hình gì?
Chốt ý: Cô đã giới thiệu cho các em một số hình được tạo bởi hình tam giác
HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn vẽ
GV hướng dẫn cách vẽ : Hình tam giác
 có 3 cạnh ta sẽ vẽ như sau:
+ Vẽ từng nét.
+ Vẽ từ trên xuống .
+ Vẽ từ trái sang phải
( Vẽ theo chiều mũi tên)
- Giáo viên vẽ thêm một số hình r khác để HS quan sát
-Cố vừa hướng dẫn các em cách vẽ hình tam giác . các em sẽ vận dụng các hình vẽ tam giác để tạo thành 1 bức tranh sinh động
 * Nghỉ giữa tiết 
HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành 
 -GV gợi ý qua tranh vẽ :
+ Tranh 1: Vẽ cảnh bầu trời , ông mặt trời , cây, nước các em có thể vẽ thêm thuền và buồm - Bức tranh.
+ Tranh 2: Vẽ một khu vườn có cây, hoa các em có thể vẽ thêm nhà để tạo thành 1 bức tranh .
-Đó là những bức tranh cô vừa gợi ý . Các em có thể tuỳ ý Ùlựa chọn và tô màu theo ý thích của mình.
- Theo dõi nhắc nhở 
- Thu vở nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
Về nhà tập vẽ nhiều lần cho thành thạo có thể vẽ một bức tranh khác.
Chuẩn bị : Vẽ nét cong 
Nhận xét tiết học
@Rút kinh nghiệm:	
Thứ năm, ngày 12 tháng 9 năm 2013
HỌC VẦN
Ôn tập
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS có thể:
- Đọc, viết một cách chắc chắn các âm và chữ vừa học trong tuần:
( i,a, n, m, d, đ, t, th)
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng.
- Nghe, hiểu và kể được 1 đoạn truyện theo tranh truyện kể "cò đi lò dò"
II. Chuẩn bị:
 GV: Tranh minh họa SGK
 HS: SGK
III. Tiến trình lên lớp:	
 1. Ổn định: Hát
 2: Bài cũ:
 -Hôm qua em học vần bài gì?
 -HS đọc bài SGK
 -HS viết bảng con
 3. Bài mới
Tiết 1
a/ Ôn các chữ và âm vừa học
+ Bảng trên : Ôn ghép chữ và âm thành tiếng
+ Bảng dưới : Ôn ghép tiếng và dấu thanh thành tiếng (6 thanh). (B2)
+ GV đọc âm, HS chỉ chữ.
b/ Ghép chữ thành tiếng
	+ HS đọc các tiếng ghép từ chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang (B1).
	+ HS đọc các tiếng ghép từ tiếng ở cột dọc thành tiếng (6 thanh). (B2).
	+ GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
c/ Đọc từ ngữ ứng dụng:
+ Ghi bảng từ ứng dụng. Cho HS đọc từ ứng dụng
	+ GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
d/ Tập viết từ ứng dụng:
+ HS viết bảng con : GV cò.
+ GV chỉnh sửa chữ viết cho HS. Lưu ý vị trí dấu thanh và các chỗ nối giữa các chữ trong từ vừa viết..
+ HS viết vào vở : GV cò. 
Tiết 2
a/ Luyện đọc:
* GV nhắc lại bài ôn ở tiết trước :
+ HS lần lượt đọc các tiếng trong bảng ôn và các từ ngữ ứng dụng theo : nhóm, bàn, cá nhân.
	+ GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
* Đọc câu ứng dụng :
 + GV giới thiệu câu ứng dụng.
	+ HS thảo luận nhóm, nêu nhận xét của mình về cành cò bố, cò mẹ đang lao động miệt mài ở trong tranh minh họa.
+ GV giải thích thêm về đời sống các loài chim, đặc biệt là cò.
+ HS đọc câu ứng dụng : cò bố mò cá theo nhóm, bàn, cá nhân.
	+ GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
b/ Luyện viết:
- HD-HS tập viết các chữ còn lại trong vở tập viết
- Giao việc.
- GV kiểm tra và uốn nắn tư thế ngồi, cầm bút,... giúp đỡ HS yếu 
- NX bài viết. 
c/ Kể chuyện: "cò đi lò dò" . Câu chuyện được lấy từ truyện “Anh nông dân và con cò”
- Giới thiệu truyện (trực tiếp). GV kể mẫu = tranh.
- Cho HS kể theo nhóm
- Cho HS thi kể theo nhóm, HS nối nhau kể (mỗi HS kể một tranh) nhóm nào có cả 4 người kể đúng là nhóm chiến thắng.
- GV theo dõi, cho HS nhận xét và sửa chữa.
Tranh 1: Anh nông dân liền đem cò về nhà chạy chữa và nuôi nấng.
Tranh 2: Cò con trông nhà. Nó lò dò đi khắp nhà bắt ruồi, quét dọn nhà cửa.
Tranh 3: Cò con bỗng thấy từng đàn cò đang bay liệng vui vẻ. Nó nhớ lại những ngày tháng còn đang vui sống cùng bố mẹ và anh chị em.
Tranh 4: Mỗi khi có dịp là cò lại cùng cả đàn kéo tới thăm anh nông dân và cánh đồng của anh.
- Ý nghĩa câu chuyện : Tình cảm chân thành giữa con cò và anh nông dân.
* HS khá, giỏi kể được 2 – 3 đoạn truyện theo tranh.
- GV chỉ bảng ôn cho HS theo dõi và đọc theo 
- GV yêu cầu HS tìm chữ và tiếng vừa học.
@Rút kinh nghiệm:	
Thứ năm, ngày 12 tháng 9 năm 2013
TOÁN
Số 6
I. Mục tiêu:
- Biết 5 thêm 1 được 6, viết được số 6
- Đọc đếm được từ 1 đến 6; so sánh các số trong phạm vi 6, biết vị trí số 6 trong dãy số từ 1 đến 6. Làm các bài tập1,2,3 
- Yêu thích môn toán, giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác trong tính toán. 
II. Chuẩn bị:
GV: bộ đồ dùng dạy học
HS SGK
III. Tiến trình lên lớp:	
 1. Ổn định: Hát
 2. Bài cũ:
 - Hôm qua cô dạy toán bài gì?
 - HS nhắc lại nội dung đã học.
 - HS thực hiện bài tập trên bảng con.
 3. Bài mới:
 - Giới thiệu, ghi đầu bài.
Hoạt động 1 : Giới thiệu số 6
Mục tiêu : Học sinh có khái niệm ban đầu về số 6 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xem tranh hỏi :
* Có 5 em đang chơi, 1 em khác đang đi tới . Vậy tất cả có mấy em ?
* 5 thêm 1 là mấy ?
- yêu cầu học sinh lấy 5 hình tròn rồi lấy thêm 1 hình tròn 
- Cho học sinh nhìn tranh trong sách giáo khoa lặp lại 
- Các nhóm đều có số lượng là mấy ?
- Giáo viên giới thiệu chữ số 6 in, chữ số 6 viết . Giáo viên viết lên bảng 
- Số 6 đứng liền sau số mấy ? 
- Cho học sinh đếm xuôi, ngược phạm vi 6 
Hoạt động 2 : Viết số 
Mục tiêu : Học sinh nhận ra số 6, biết số 6 
- Giáo viên hướng dẫn viết trên bảng lớp
- Cho học sinh viết vào bảng con 
- Giáo viên uốn nắn sửa sai cho học sinh yếu 
Hoạt động 3: Thực hành 
Mục tiêu : vận dụng kiến thức đã học vào bài tập thực hành 
* Bài 1 : viết số 6 
* Bài 2 : Cấu tạo số 6 
- Giáo viên hướng dẫn mẫu trong sách giáo khoa trong vở Bài tập toán 
- Giáo viên cho học sinh đọc lại cấu tạo số 6 
* Bài 3 : Viết số thích hợp vào ô trống
- Cho học sinh quan sát tranh , hướng dẫn mẫu 1 bài 
- Giáo viên hướng dẫn mẫu ,cho học sinh làm bài 
- Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh 
 4. Củng cố:
- HS nhắc lại nội dung đã học.
- GV tóm tắt nội dung, kết hợp giáo dục.
 5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn HS về xem lại bài.
- Chuẩn bị bài Luyện tập.
@Rút kinh nghiệm:	
Thứ sáu, ngày 13 tháng 9 năm 2013
TNXH
BẢO VỆ MẮT VÀ TAI
I. Mục tiêu:
 -Nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai
 -KN tự bảo vệ:Chăm sóc mắt và tai
 -KN ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ mắt và ta 
 -Phát triển KN giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập 
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh sách giáo khoa
HS SGK
III. Tiến trình lên lớp:	
 1. Ổn định: Hát
 2. Bài cũ:
 - Hôm qua cô dạy TNXH bài gì?
 - HS nhắc lại nội dung đã học.
 - GV nhận xét, đánh giá.
 3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Quan sát và xếp tranh theo ý nên hoặc không nên
 -HS nhận ra những việc gì nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt
 -HS quan sát từng hình ở SGK tự đặt câu hỏi và tập TLCH theo nhóm đôi
 -HS làm việc theo nhóm: 1HS gắn tranh vào phầ nên, 1HS gắn vào phần không nên
 Hoạt động 2: Quan sát tranh và tự đặt câ

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1 tuan 4 1 cot.doc