Giáo án dạy các môn học khối lớp 4 - Tuần 9

TẬP ĐỌC (TIẾT 17)

 BÀI : THƯA CHUYỆN VỚI MẸ

I. Mục tiêu :

 - Hiểu những từ ngữ mới trong bài . Hiểu nội dung , ý nghĩa của bài : Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ . Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em , không xem thợ rèn là nghề hèn kém . Câu chuyện giúp em hiểu mơ ước của Cương là chính đáng , nghề nghiệp nào cũng đáng quý .

 - Đọc trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại .

 - Biết ước mơ , giúp đỡ cha mẹ .

II. Đồ dùng dạy học :

 - Tranh đốt pháo hoa để giảng cụm từ đốt cây bông .

 - Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .

 

doc 46 trang Người đăng hong87 Lượt xem 616Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy các môn học khối lớp 4 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 .
- Nhắc HS : Kể câu chuyện em đã chứng kiến , em phải mở đầu câu chuyện ở ngôi thứ nhất . Kể câu chuyện em trực tiếp tham gia , mỗi em phải là nhân vật trong câu chuyện ấy .
- Khen những em chuẩn bị tốt dàn ý cho bài KC ở nhà .
Hoạt động lớp .
- Cả lớp theo dõi .
- 1 em đọc cho cả lớp nghe .
- Tiếp nối nhau nói đề tài và hướng xây dựng cốt truyện của mình .
- 1 em đọc gợi ý 3 SGK .
- Suy nghĩ , đặt tên cho câu chuyện về ước mơ của mình , tiếp nối nhau phát biểu ý kiến .
Hoạt động 3 : Thực hành kể chuyện .
MT : Giúp HS kể được câu chuyện của mình .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Đến từng nhóm , nghe HS kể , hướng dẫn , góp ý .
- Dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài KC .
- Viết lần lượt lên bảng tên những em tham gia thi kể , tên truyện của các em để cả lớp nhớ khi nhận xét , bình chọn .
- Hướng dẫn cả lớp nhận xét nhanh về : nội dung , cách kể , cách dùng từ , đặt câu , giọng kể .
4. Củng cố : 
- Giáo dục HS yêu thích việc kể chuyện cho người khác nghe .
5. Dặn dò : 
- Nhận xét tiết học . Khuyến khích HS kể lại truyện cho người thân hoặc viết lại truyện vào vở .
- Dặn HS chuẩn bị trước cho bài KC Bàn chân kì diệu bằng việc xem trước tranh minh họa , đọc các gợi ý dưới tranh .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Từng cặp kể cho nhau nghe câu chuyện về ước mơ của mình .
- Vài em nối tiếp nhau thi kể trước lớp .
- Trả lời câu hỏi của bạn mình .
- Bình chọn bạn có câu chuyện hay và kể chuyện hay nhất .
Ghi chú :
 TẬP ĐỌC (TIẾT 18)
 BÀI : ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI-ĐÁT
I. Mục tiêu :
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới . Hiểu ý nghĩa truyện : Những ước muốn tham làm không mang lại hạnh phúc cho con người (trả lời được các câu hỏi trong SGK ).
 - Đọc trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm với giọng khoan thai . Đổi giọng linh hoạt , phù hợp với tâm trạng thay đổi của vua Mi-đát . Đọc phân biệt lời các nhân vật .
 - Giáo dục HS có những ước mơ đúng đắn .
II. Đồ dùng dạy học :
	- Tranh minh họa bài đọc trong SGK . 
	- Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn cần hướng dẫn luyện đọc .
III. Hoạt động dạy học : 
1. Khởi động : Hát .
 2. Bài cũ : Thưa chuyện với mẹ .
- 2 em tiếp nối nhau đọc bài Thưa chuyện với mẹ , trả lời câu hỏi về bài đọc .
 3. Bài mới : Điều ước của vua Mi-đát .
 a) Giới thiệu bài :
- Cho HS quan sát tranh minh họa bài đọc .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
MT : Giúp HS đọc đúng bài văn .
PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành .
- Phân đoạn bài văn :
+ Đoạn 1 : Từ đầu  hơn thế nữa .
+ Đoạn 2 : Tiếp theo  được sống .
+ Đoạn 3 : Phần còn lại .
- Ghi bảng và hướng dẫn HS phát âm chính xác những tên riêng nước ngoài , nhắc HS chú ý đọc đúng câu khiến .
- Đọc diễn cảm toàn bài .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn .Đọ 2, 3 lượt .
- Đọc phần chú thích để hiểu nghĩa các từ cuối bài .
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ bài văn .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều gì ?
- Thoạt đầu , điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào ?
- Tại sao vua Mi-đát phải xin thần Đi-ô-ni-dốt lấy lại điều ước ?
- Vua Mi-đát đã hiểu được điều gì ?
Hoạt động lớp , nhóm .
- Đọc đoạn 1 .
- Vua xin thần làm cho mọi vật mình chạm vào đều biến thành vàng .
- Vua bẻ thử một cành sồi , ngắt thử một quả táo , chúng đều biến thành vàng . Nhà vua cảm thấy mình là người sung sướng nhất trên đời .
- Đọc đoạn 2 .
- Vì nhà vua đã nhận ra sự khủng khiếp của điều ước : vua không thể ăn uống được gì – tất cả các thức ăn , thức uống vua đụng vào đều biến thành vàng .
- Đọc đoạn 3 .
- Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm bài văn 
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Hướng dẫn 1 tốp 3 em đọc diễn cảm toàn bài theo cách phân vai , giúp các em tìm đúng giọng đọc của bài , uốn nắn về cách đọc .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn theo cách phân vai : Mi-đát bụng đói  ước muốn tham lam .
 4. Củng cố : 
	- Hỏi : Câu chuyện giúp các em hiểu ra điều gì ? 
 5. Dặn dò : 
	- Nhận xét tiết học .
	- Về nhà tập đọc lại bài theo lối phân vai , đọc trước bài học sau .
Hoạt động lớp , nhóm .
Ghi chú :
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (TIẾT 17)
 BÀI : MỞ RỘNG VỐN TỪ : ƯỚC MƠ
I. Mục tiêu :
 - Củng cố và mở rộng vốn từ thuộc chủ đề Trên đôi cánh ước mơ .
 - Bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ (BT1, BT2) ghép được từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đĩ (BT3), nêu được ví dụ minh họa về một loại ước mơ(BT4) . Hiểu được hai thành ngữ thuộc chủ điểm (BT 5a,c) .
 - Giáo dục HS biết ước mơ về tương lai tươi sáng .
II. Đồ dùng dạy học :
	- Một số tờ phiếu kẻ bảng để HS các nhóm thi làm BT2,3 .
	- Từ điển .
III. Hoạt động dạy học : 
 1. Khởi động : Hát .
 2. Bài cũ : Dấu ngoặc kép .
	- 1 em nói lại nội dung cần ghi nhớ trong bài Dấu ngoặc kép . Sau đó , mời 2 em viết lên bảng 2 ví dụ về sử dụng dấu ngoặc kép trong hai trường hợp :
	+ Dẫn lời nói trực tiếp .
	+ Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt .
 3. Bài mới : Mở rộng vốn từ : ước mơ .
 a) Giới thiệu bài : 
	Các bài học trong 2 tuần qua đã giúp các em biết thêm một số từ ngữ thuọc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ . Tiết học hôm nay sẽ giúp các em mở rộng vốn từ ngữ , thành ngữ thuộc chủ điểm này .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
+ Phát giấy cho 3 , 4 em làm bài .
+ Nhận xét , chốt lại lời giải đúng :
- Mơ tưởng : mong mỏi và tưởng tượng điều mình mong mỏi sẽ đạt được trong tương lai .
- Mong ước : mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai .
- Bài 2 : 
+ Phát phiếu và từ điển cho các nhóm .
+ Gặp những từ chưa đúng , hướng dẫn cả lớp trao đổi , thảo luận . GV nên phân tích nghĩa để HS loại các từ ấy ra khỏi nhóm đồng nghĩa . Sau đó tổng kết xem nhóm nào có nhiều từ đúng .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Đọc yêu cầu BT .
- Cả lớp đọc thầm lại bài Trung thu độc lập , tìm từ đồng nghĩa với ước mơ ghi vào Sổ tay từ ngữ .
- Phát biểu ý kiến , có thể kết hợp giải nghĩa từ .
- Đọc yêu cầu BT .
- Các nhóm trao đổi , thảo luận , tìm thêm những từ đồng nghĩa với từ ước mơ , thống kê vào phiếu .
- Đại diện mỗi nhóm dán bài ở bảng lớp , đọc kết quả .
- Cả lớp nhận xét .
- Làm bài vào vở theo lời giải đúng.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (tt) .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 3 : 
- Bài 4 : 
+ Nhắc HS tham khảo gợi ý 1 trong bài Kể chuyện đã nghe , đã đọc trang 80 để tìm ví dụ về những ước mơ .
- Bài 5 : ( Tìm hiểu các thành ngữ )
+ Bổ sung để có nghĩa đúng :
- Cầu được ước thấy : đạt được điều mình mơ ước .
- Ước sao được vậy : đồng nghĩa với Cầu được ước thấy .
- Ước của trái mùa : muốn những điều trái với lẽ thường .
- Đứng núi này trông núi nọ : không bằng lòng với cái hiện đang có , lại mơ tưởng tới cái khác chưa phải của mình .
4. Củng cố : 
- Giáo dục HS có ước mơ về tương lai tươi sáng .
5. Dặn dò : 
- Nhận xét tiết học .
- Yêu cầu HS nhớ các từ đồng nghĩa với từ ước mơ , học thuộc các thành ngữ ở BT4 .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Đọc yêu cầu BT .
- Các nhóm tiếp tục làm bài trên phiếu .
- Đại diện mỗi nhóm dán bài ở bảng lớp , trình bày kết quả .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Đọc yêu cầu BT .
- Từng cặp trao đổi . Mỗi em nêu 1 ví dụ về 1 loại ước mơ .
- Phát biểu ý kiến .
- Nhận xét .
- Đọc yêu cầu BT , từng cặp trao đổi .
- Trình bày cách hiểu thành ngữ .
Ghi chú :
TOÁN (TIẾT 43)
 BAÌ :VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. Mục tiêu :
	- Giúp HS biết vẽ một đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước ; biết vẽ đường cao của hình tam giác .
	- Vẽ được một đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước bằng thước kẻ và ê-ke ; vẽ được đường cao của hình tam giác .
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. Đồ dùng dạy học :
	- Thước kẻ và ê-ke .
III. Hoạt động dạy học : 
1. Khởi động : Hát .
 2. Bài cũ : Hai đường thẳng song song .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : Hai đường thẳng vuông góc .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB cho trước .
MT : Giúp HS vẽ được một đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước 
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
- Hướng dẫn và làm mẫu cách vẽ ở bảng theo các bước như SGK đã trình bày rồi cho HS vẽ vào nháp .
- Theo dõi , uốn nắn thêm .
- Vẽ hình tam giác ABC ở bảng . Nêu bài toán : Vẽ qua A một đường thẳng vuông góc với cạnh BC . Đường thẳng đó cắt cạnh BC tại H .
- Tô màu đoạn thẳng AH , cho HS biết : Đoạn thẳng AH là đường cao của hình tam giác ABC .
- Nêu thêm : Độ dài đoạn thẳng AH là chiều cao của hình tam giác ABC . 
Hoạt động lớp .
- Cả lớp thực hành .
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
- Bài 2 : 
- Bài 3 : 
 4. Củng cố : 
- Nêu lại nội dung vừa học .
 5. Dặn dò : 
- Làm các bài tập tiết 43 sách BT .
Hoạt động lớp .
- Vẽ đường thẳng AB đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng CD trong 3 trường hợp như BT đã nêu .
- Tự làm bài . Vẽ được đường cao hình tam giác ứng với mỗi trường hợp .
- Vẽ đường thẳng đi qua điểm E và vuông góc với cạnh DC . Nêu tên các hình chữ nhật : ABCD , AEGD , EBCG .
Ghi chú :
LỊCH SỬ (TIẾT 7)
 BÀI : ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN
I. Mục tiêu : 
 - Nắm được những nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân :Sau khi Ngô Quyền mất , đất nước rơi vào cảnh loạn lạc , nền kinh tế bị kìm hãm bởi chiến tranh liên miên ; Đinh Bộ Lĩnh đã có công thống nhất đất nước , lập nên nhà Đinh .
 - Đôi nét về Đinh Bộ lĩnh: Đinh Bộ Lĩnh quê ở vùng hoa Lư,Ninh Bình, là một người cương nghị , mưu cao và có chí lớn, ông có công dẹp loạn 12 sứ quân.
 - Trình bày được việc Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân ; so sánh được tình hình nước ta trước và sau khi thống nhất .
 - Tự hào lịch sử hào hùng của dân tộc ta .
II. Đồ dùng dạy học :
	- Hình SGK phóng to .
	- Phiếu học tập .
III. Hoạt động dạy học : 
1. Khởi động : Hát . 
 2. Bài cũ : Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo .
- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân .
 a) Giới thiệu bài : 
Dựa vào phần đầu của bài trong SGK để giúp HS hiểu được bối cảnh đất nước buổi đầu độc lập .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : 
MT : Giúp HS nắm được tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
- Sau khi Ngô Quyền mất , tình hình nước ta như thế nào ?
Hoạt động lớp .
- Triều đình lục đục tranh nhau ngai vàng , đất nước bị chia cắt thành 12 vùng , dân chúng đổ máu vô ích , ruộng đồng bị tàn phá , quân thù lăm le ngoài bờ cõi .
Hoạt động 2 : 
MT : Giúp HS biết được công lao thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
- Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh ?
- Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì ?
- Sau khi thống nhất đất nước , Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì ?
- Giải thích các từ : 
+ Hoàng : là Hoàng đế , ngầm nói vua nước ta ngang hàng với Hoàng đế Trung Hoa .
+ Đại Cồ Việt : nước Việt lớn .
+ Thái Bình : yên ổn , không có loạn lạc và chiến tranh .
Hoạt động lớp .
- Đinh Bộ Lĩnh sinh ra và lớn lên ở Hoa Lư , Gia Viễn , Ninh Bình . Truyện Cờ lau tập trận nói lên từ nhỏ ông đã tỏ ra có chí lớn .
- Lớn lên , gặp buổi loạn lạc , Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng lực lượng , đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân . Năm 968 , ông đã thống nhất được giang sơn .
- Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua , lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng , đóng đô ở Hoa Lư , đặt tên nước là Đại Cồ Việt , niên hiệu là Thái Bình .
Hoạt động 3 : 
MT : Giúp HS so sánh được tình hình nước ta trước và sau khi thống nhất .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Yêu cầu các nhóm lập bảng so sánh tình hình đất nước trước và sau khi thống nhất theo mẫu :
 Thời gian
Các mặt
Trước khi thống nhất
Sau khi thống nhất
Đất nước
Bị chia thành 12 vùng
Đất nước quy về một mối 
Triều đình
Lục đục
Được tổ chức lại quy củ
Đời sống của nhân dân
Làng mạc , ruộng đồng bị tàn phá , dân nghèo khổ , đổ máu vô ích
Đồng ruộng trở lại xanh tươi , ngược xuôi buôn bán , khắp nơi chùa tháp được xây dựng
4. Củng cố : 
 - Giáo dục HS tự hào về những trang sử hào hùng của dân tộc .
 5. Dặn dò : 
 - Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
Hoạt động nhóm .
Đại diện các nhóm thông báo kết quả làm việc của nhóm trước lớp .
Ghi chú :
KĨ THUẬT (TIẾT 9)
 BÀI : KHÂU ĐỘT MAU( T1)
I. Mục tiêu :
 - Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa .
 - Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu, các mũi khâu có thể khâu chưa đều nhau.
 - Hình thành thói quen làm việc kiên trì , cẩn thận .
II. Đồ dùng dạy học :
	- Tranh quy trình khâu mũi đột thưa .
	- Mẫu đường khâu đột thưa bằng len hoặc sợi trên bìa , vải khác màu .
	- Vật liệu và dụng cụ cần thiết : 
	+ Một mảnh vải trắng hoặc màu , kích thước 20 x 30 cm .
	+ Len hoặc sợi khác màu vải .
	+ Kim khâu len , kim khâu chỉ , kéo , thước , phấn vạch .
III. Hoạt động dạy học :
 1. Khởi động : Hát . 
 2. Bài cũ : Khâu đột thưa .
- Kiểm tra việc chuẩn bị của cả lớp .
 3. Bài mới : Khâu đột thưa (tt) .
 a) Giới thiệu bài : 
	- Nêu mục đích bài học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : hực hành khâu đột thưa.
MT : Giúp HS thực hành được việc khâu đột thưa .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
- Nhận xét và củng cố :
+ Bước 1 : Vạch dấu đường khâu .
+ Bước 2 : Khâu đột thưa theo đường vạch dấu .
- Hướng dẫn thêm những điểm cần lưu ý khi thực hiện .
- Kiểm tra việc chuẩn bị của HS và nêu thời gian , yêu cầu thực hành .
- Quan sát , uốn nắn những thao tác chưa đúng .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Nhắc lại ghi nhớ và quy trình thực hiện các thao tác khâu đột thưa .
- Cả lớp thực hành .
Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả học tập của HS .
MT : Giúp HS đánh giá sản phẩm của mình và các bạn .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Nêu các tiêu chuẩn đánh giá :
+ Đường vạch dấu thẳng , cách đều cạnh dài của mảnh vải .
+ Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu .
+ Đường khâu tương đối phẳng , không bị dúm .
+ Các mũi khâu ở mặt phải tương đối bằng nhau và cách đều nhau .
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định .
Nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS .
 4. Củng cố : 
	- Giáo dục HS có ý thức rèn kĩ năng khâu đột thưa để áp dụng vào cuộc sống .
 5. Dặn dò : 
	- Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành .
	- Dặn về nhà đọc trước bài mới và chuẩn bị vật liệu , dụng cụ theo SGK để học bài “ Khâu đột mau ” .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Trưng bày sản phẩm .
- Tự đánh giá sản phẩm của mình .
Ghi chú :
Thư ù năm ngày 29 tháng 10 năm 2010
TẬP LÀM VĂN (TIẾT 17)
 BÀI : LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN (tt)
I. Mục tiêu :
 - Dựa vào trích đoạn kịch Yết Kiêu và gợi ý SGK , biết kể một câu chuyện theo trình tự không gian . 
 - Sắp xếp được câu chuyện theo trình tự không gian . Viết câu mở đoạn để liên kết các đoạn văn theo trình tự không gian .
 - Yêu thích việc luyện tập phát triển câu chuyện .
II. Đồ dùng dạy học :
	- Tranh minh họa trích đoạn b vở kịch Yết Kiêu SGK ; tranh Yết Kiêu lặn dưới sông , đang dùng dùi sắt chọc thủng thuyền giặc Nguyên .
	- Bảng phụ viết cấu trúc 3 đoạn của bài KC theo trình tự không gian ; vài tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2 .
	- 1 tờ phiếu ghi ví dụ về cách chuyển một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể .
III. Hoạt động dạy học : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập phát triển câu chuyện .
- Kiểm tra 2 em làm lại BT1 , 2 : 
+ 1 em kể chuyện Ở Vương quốc Tương Lai theo trình tự thời gian .
	+ 1 em kể câu chuyện trên theo trình tự không gian .
	- GV nhắc lại sự khác nhau giữa hai cách kể chuyện .
 3. Bài mới : (27’) Luyện tập phát triển câu chuyện (tt) .
 a) Giới thiệu bài : 
	- Cho HS quan sát tranh Yết Kiêu đục thuyền giặc .
	- Giới thiệu qua về Yết Kiêu và giặc Nguyên như SGK .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập
MT : Giúp HS đọc và tìm hiểu nội dung văn bản kịch .
PP : Giảng giải , trực quan , đàm thoại .
- Bài 1 : 
+ Đọc diễn cảm toàn vở kịch .
+ Hỏi :
- Cảnh 1 có những nhân vật nào ?
- Cảnh 2 có những nhân vật nào ?
- Yết Kiêu là người như thế nào ?
-Cha Yết Kiêu là người như thế nào ?
- Những sự việc trong 2 cảnh của vở kịch diễn ra theo trình tự nào ?
Hoạt động lớp .
- 2 em nối tiếp nhau đọc văn bản kịch hoặc 4 em đọc theo lối phân vai .
- Người cha và Yết Kiêu .
- Nhà vua và Yết Kiêu .
- Căm thù bọn giặc xâm lược , quyết chí diệt giặc .
- Yêu nước , tuổi già , cô đơn , bị tàn tật vẫn động viên con đi đánh giặc .
- Theo trình tự thời gian : Sự việc giặc Nguyên xâm lược nước ta . Yết Kiêu xin cha lên đường đánh giặc diễn ra trước . Sau đó mới đến cảnh Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (tt) .
MT : Giúp HS kể được câu chuyện theo trình tự không gian .
PP : Thực hành , trực quan , đàm thoại .
- Bài 2 : 
+ Mở bảng phụ đã viết tiêu đề 3 đoạn , nêu câu hỏi : Câu chuyện kể như gợi ý SGK là kể theo trình tự nào ?
+ Nhấn mạnh : Chúng ta sẽ xem bạn nào biết kể câu chuyện theo trình tự thời gian đảo lộn .
+ Lưu ý : Những câu đối thoại quan trọng có thể giữ nguyên văn dưới dạng lời dẫn trực tiếp đặt trong dấu ngoặc kép sau dấu hai chấm .
+ Nhận xét , dán tờ phiếu ghi 1 mẫu chuyển thể ở bảng .
+ Lưu ý thêm về cách kể :
- Để chuyển thể trích đoạn kịch trên thành câu chuyện hấp dẫn , cần hình dung thêm động tác , cử chỉ , nét mặt , thái độ của các nhân vật .
- Không quên 2 câu mở đầu giới thiệu 2 cảnh của vở kịch .
- Từ đoạn văn trước đến đoạn văn sau cần có câu chuyển tiếp để liên kết đoạn .
 4. Củng cố : 
	- Giáo dục HS yêu thích việc phát triển câu chuyện .
 5. Dặn dò : 
	- Nhận xét tiết học , khen những em kể chuyện hay .
	- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh việc chuyển thể trích đoạn kịch thành câu chuyện , viết lại vào vở . Xem trước bài sau .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Đọc yêu cầu BT .
- Theo trình tự không gian : sự việc diễn ra ở kinh đô Thăng Long xảy ra sau lại được kể trước sự việc diễn ra ở quê hương Yết Kiêu .
- 1 em giỏi làm mẫu .
- Thực hành kể chuyện theo cặp .
- Thi kể chuyện trước lớp .
- Cả lớp nhận xét , bình chọn bạn kể đúng yêu cầu , hấp dẫn nhất .
Ghi chú :
TOÁN (TIẾT 44)
 BÀI : VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. Mục tiêu :
 - Giúp HS biết vẽ một đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước .
 - Vẽ được một đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước .
 - Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập 1, 3 .
II. Đồ dùng dạy học :
	- Thước kẻ và ê-ke .
III. Hoạt động dạy học : 
1. Khởi động : Hát .
 2. Bài cũ : Vẽ hai đường thẳng vuông góc .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : Vẽ hai đường thẳng song song .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Vẽ đươ

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 4 TUAN 9.doc