Giáo án dạy các môn học khối lớp 1 - Tuần học 1 năm 2008

I. MỤC TIÊU:

- Giúp các em học sinh hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát.

- Học sinh hát đồng đều, rõ lời, thể hiện đúng tính chất của bài.

- Biết bài hát “Quê hương tươi đẹp” là bài hát dân ca của dân tộc Nùng do nhạc sĩ Anh Hoàng đặt lời.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

- G : Đàn - Một số tranh ảnh về dân tộc ít người thuộc vùng núi phía Bắc. Hát chuẩn xác bài “Quê hương tươi đẹp”.

- H : SGK – Thanh phách.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.

 

doc 68 trang Người đăng hong87 Lượt xem 818Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy các môn học khối lớp 1 - Tuần học 1 năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 x
 - Gọi nhóm, cá nhân.
H - 2 nhóm lần lượt thực hiện.
2 H thực hiện cá nhân.
G - Nhận xét - đánh giá .
* Hát + gõ theo tiết tấu lời ca.
Trông kia đàn gà con lông vàng
 X x x x x x x
3. Củng cố (4 /).
4. Dặn dò (1/).
- Học thuộc lời bài hát: Đàn gà con.
 - Thực hiện mẫu .
H - Hát kết hợp gõ theo tiết tấu lời ca.
G - Sửa sai.
 - Gọi học sinh thực hiện.
H - 2 H thực hiện cá nhân.
G - Chốt lại bài học .
 - Đàn cho H hát lại bài “ Đàn gà con ”.
G - Giao việc về nhà cho H .
 Ngày....... tháng.......năm 2008
 Tổ trưởng
Tuần 12 Thứ sáu ngày 23 tháng 11 năm 2008
Tiết 12
ôn tập bài : Đàn gà con
Nhạc: philíppencô
Lời: Việt Anh
I. Mục tiêu:
- Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca.
- Tập biểu diễn bài hát.
- Thực hiện một vài động tác phụ hoạ.
II. đồ dùng dạy - học.
- G: Tập trình diễn bài hát và một số động tác phụ hoạ. Đàn oóc gan, thanh phách, song loan.
- H: Thanh phách.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra (5/)
- Hát bài: “ Đàn gà con ”.
G - Gọi học sinh hát.
H - 1 nhóm hát cá nhân.
 - H khác nhận xét.
G - Nhận xét - đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (2/)
 - Giới thiệu trực tiếp và ghi bảng.
H - Cả lớp lắng nghe.
2. Nội dung
a. Hoạt động 1 (13/)
 “Đàn gà con.” 
 Nhạc: philípencô 
 Lời: Việt Anh.
G - Đàn, bắt nhịp cho học sinh hát.
H - Cả lớp hát (2 lần).
G - Sửa sai.
 - Gọi H nhắc lại nội dung của bài hát.
H - 2 H trả lời cá nhân.
 - H khác nhận xét.
G - Nhận xét bổ sung.
* Hát kết hợp vỗ tay theo phách
 - Đàn cho học sinh hát.
Trông kìa đàn gà con lông vàng
H - Cả lớp hát kết hợp vỗ tay theo phách (2lần).
 X x x x
G - Gọi nhóm, cá nhân.
H - 2 nhóm lần lượt thực hiện.
 - 1 học sinh thực hiện cá nhân.
 - H khác nhận xét.
G - Nhận xét - đánh giá.
b. Hoạt động 2 (10/)
Tập hát kết hợp động tác phụ hoạ.
 - Thực hiện mẫu.
H - Cả lớp quan sát, lắng nghe.
G - Đàn, bắt nhịp cho học sinh hát kết hợp động tác phụ hoạ.
H - Cả lớp thực hiện tại chỗ.
G - Gọi học sinh biểu diễn, nhóm, cá nhân.
H - 2 nhóm lần lượt biểu diễn.
 - 2 -3 học sinh biểu diễn cá nhân.
 - H khác nhận xét.
G - Nhận xét - đánh giá.
3. Củng cố (4/)
 - Chốt lại bài học.
 - Đàn cho cả lớp hát lại bài: “Đàn gà con”.
H - Cả lớp thực hiện (1lần).
G - Giao việc về nhà cho học sinh 
4. Dặn dò (1/).
- Học thuộc bài: Đàn gà con.
Tập hát kết hợp động tác phụ hoạ, tập hát kết hợp vỗ tay theo phách.
H - Cả lớp lắng nghe.
 Ngày....... tháng.......năm 2008
 Tổ trưởng
Tuần 13 Thứ tư ngày 28 tháng 11 năm 2008
Tiết 13
Học hátbài : Sắp đến tết rồi
Nhạc và lời: Hoàng Vân
I. Mục tiêu:
- Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay theo phách, theo tiết tấu lời ca.
- Biết hát kết hợp với vận động phụ hoạ.
II. đồ dùng dạy - hoc.
- G: Hát chuẩn xác bài: “Sắp đến tết rồi”, sưu tầm tranh ngày tết.
- H: SGK – thanh phách.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra (5/)
- Hát bài: “Đàn gà con”.
G - Gọi học sinh hát.
H - 2 H hát cá nhân.
 - H khác nhận xét.
G - Nhận xét - đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (2/)
 - Treo tranh cảnh ngày tết.
Các em ạ , mỗi năm cứ đến ngày 30 tháng 12 âm lịch và ngày mùng 1,2,3 tháng 1 âm lịch là ngày tết đấy ...
2. Nội dung
a. Hoạt động 1 (13/).
Học hát bài: “Sắp đến tết rồi”. Nhạc và lời: Hoàng Vân
* Lời ca: Sắp đến tết rồi, đến trường rất vui. Sắp đến tết rồi...
H - Cả lớp quan sát.
 - 1 học sinh nhận xét tranh.
G - Chốt lại, giới thiệu tên bài, tác giả
.
 - Hát mẫu (1 lần).
H - Cả lớp lắng nghe.
G - Đọc mẫu từng câu ngắn đến hết bài.
H - Đọc theo.
 - Cả lớp đọc toàn bài (1 lần).
G - Dạy học sinh hát từng câu theo lối móc xích.
H - Cả lớp hát theo.
G - Bắt nhịp cho H hát toàn bài.
H - Cả lớp hát toàn bài.
* Lưu ý: Tiếng cuối của câu hát không ngân mà nghỉ bằng dấu lặng đen.
H - Cả lớp lắng nghe.
G - Đàn cho H hát.
H - Cả lớp hát 2 lần.
G - Sửa sai
H - 2 học sinh hát cá nhân.
 - Học sinh khác nhận xét
G- Nhận xét - Đánh giá.
b. Hoạt động 2 (10')
Hát kết hợp với vận động phụ hoạ
 - Thực hiện mẫu.
H - Cả lớp quan sát, lắng nghe.
G - Đàn, bắt nhịp cho H hát kết hợp vận động phụ hoạ.
H - Cả lớp thực hiện tại chỗ (2 lần ).
G - Sửa sai
 - Gọi H biểu diễn cá nhân, nhóm.
H - 2 H biểu diễn cá nhân
 - 2 nhóm lần lượt biểu diễn.
 - H khác nhận xét.
G- Nhận xét - Đánh giá.
3. Củng cố (4')
 - Chốt lại bài học.
 - Đàn, bắt nhịp cho H hát.
H - Cả lớp hát 1 lần.
4. Dặn dò (1')
- Học thuộc bài: "Sắp đến tết rồi"
G - Giao việc về nhà cho H .
H - Cả lớp lắng nghe
 Ngày....... tháng.......năm 2008
 Tổ trưởng
Tuần 14 Thứ tư ngày 05 tháng 12 năm 2008
Tiết 14
ôn bài: Sắp đến tết rồi
Nhạc và lời: Hoàng Vân
I. Mục tiêu:
- Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca.
- H tập biểu diễn kết hợp với vận động phụ hoạ bài "Sắp đến tết rồi".
II. đồ dùng dạy- học.
- G: Chuẩn bị động tác phụ hoạ. Đàn, song loan.
- H: SGK, thanh phách.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra (5/)
- Hát bài: Sắp đến tết rồi.
G - Gọi học sinh lên bảng.
H - 2 H hát cá nhân.
 - H khác nhận xét.
G - Nhận xét - đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (2/)
 - Giới thiệu trực tiếp - ghi bảng.
H - Cả lớp lắng nghe.
2. Nội dung.
a. Hoạt động 1 (10/).
 * Ôn bài hát : Sắp đến tết rồi.
G - Đàn giai điệu, bắt nhịp cho H hát.
H - Cả lớp hát (2 lần).
G - Sửa sai. Bắt nhịp cho H hát
H - Cả lớp hát kết hợp vỗ tay theo phách.
G - Sửa sai.
H - 2 H thực hiện cá nhân.
 - H khác nhận xét.
G - Nhận xét, sửa sai.
Hát kết hợp gõ theo tiết tấu lời ca. 
 - Bắt nhịp cho H hát kết hợp gõ theo tiết tấu lời ca.
H - Cả lớp thực hiện .
 - 2 H hát cá nhân.
G - Nhận xét, đánh giá.
b, Hoạt động 2 (8')
Hát kết hợp với động tác phụ hoạ.
 - Thực hiện mẫu.
H - Cả lớp quan sát.
G- HD H hát kết hợp động tác phụ hoạ
H - Cả lớp thực hiện theo tại chỗ.
G - Sửa sai. 
 - Gọi H lên biểu diễn
H - 2 H lên biểu diễn cá nhân.
 - H khác nhận xét. 
G - Nhận xét, đánh giá.
c, Hoạ động 3 (5')
Đàn kết hợp gõ đệm bằng nhạc cụ gõ.
 - Chia lớp thành 4 nhóm.
H - Nhóm 1: Đọc lời ca.
 - 3 Nhóm còn lại gõ theo tiết tấu (đổi lại).
G - Nhận xét, sửa sai.
3. Củng cố - Dặn dò. (5')
Tập hát bài "Sắp đến tết rồi" kết hợp động tác phụ hoạ.
 - Chốt lại bài học.
 - Đàn, bắt nhịp cho H hát.
H - Cả lớp hát (1 lần).
G - Giao việc về nhà cho H .
H - Cả lớp lắng nghe
 Ngày....... tháng.......năm 2008
 Tổ trưởng
Tuần 15 Thứ tư ngày 12 tháng 12 năm 2008
Tiết 15 ôn tập 2 bài: - Đàn gà con
 - Sắp đến tết rồi
I. Mục tiêu:
- Học sinh hát chuẩn xác bài "Đàn gà con " và " Sắp đến tết rồi"
- Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca. Tập hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Tập đọc những câu thơ 4 chữ theo tiết tấu bài : Sắp đến tết rồi.
II. đồ dùng dạy- học.
- G: Hát chuẩn xác kết hợp động tác phụ hoạ 2 bài. Đàn oóc gan.
- H: SGK
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra (5/)
- Hát bài: "đàn gà con".
G - Gọi học sinh lên bảng.
H - 2 H hát cá nhân.
 - H khác nhận xét.
G - Nhận xét - đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (2/)
 - Giới thiệu trực tiếp và ghi nội dung lên bảng.
H - Cả lớp lắng nghe.
2. Nội dung.
a. Hoạt động 1 (12/).
* Ôn bài hát : Đàn gà con.
 Nhạc: philípencô
 Lời: Việt Anh
G - Đàn, bắt nhịp cho H hát.
H - Cả lớp hát (2 lần).
G - Sửa sai.
 - Đàn giai điệu cho H hát kết hợp gõ theo phách.
H - Cả lớp hát kết hợp gõ theo phách.
G - Cho H hát kết hợp gõ theo tiết tấu lời ca..
H - 2 dãy lần lượt thực hiện.
G - Nhận xét, sửa sai.
* Hát kết hợp động tác phụ hoạ
G - Làm mẫu.
H - Cả lớp quan sát, lắng nghe.
G - Đàn cho H hát kết hợp động tác phụ hoạ.
H - Cả lớp thực hiện tại chỗ.
G - Sửa sai. Gọi H lên biểu diễn
H - 2 H biểu diễn cá nhân 
G - Nhận xét, đánh giá.
* Hát có lĩnh xướng
 - Nêu yêu cầu. HD H hát có lĩnh xướng.
H - Cả lớp lắng nghe.
- 1 em hát: Trông kia....
- Lớp hát: Đi theo.........
- 1 em hát: Cùng tìm....
- Lớp hát: Đàn gà con....
Kết hợp vỗ tay theo tiết tấu .
b, Hoạt động 2 (12')
* Ôn bài : Sắp đến tết rồi Nhạc và lời: Hoàng Vân.
* Lời ca: 
Sắp đến tết rồi, đến trường rất vui....
G - Đàn, bắt nhịp cho H hát.
H - Cả lớp hát 2 lần.
G - Bắt nhịp cho H hát kết hợp vỗ tay theo phách, theo tiết tấu lời ca.
H - Cả lớp hát kết hợp vỗ tay theo phách. 
 - 2 nhóm lần lượt hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
G - Gọi H lên biểu diễn hát + động tác phụ hoạ.
H - 4-5 H lên biểu diễn cá nhân.
 - H khác nhận xét. 
G - Nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố - Dặn dò. (5')
Ôn các bài hát đã học kết hợp động tác phụ hoạ.
 - Chốt lại bài học
 - Giao việc về nhà cho H. 
H - Cả lớp lắng nghe
 Ngày....... tháng.......năm 2008
 Tổ trưởng
Tuần 16 Thứ tư ngày 19 tháng 12 năm 2007
Tiết 16 Nghe quốc ca - kể chuyện âm nhạc
I. Mục tiêu:
- Học sinh được nghe Quốc ca và biết khi chào cờ có hát Quốc ca. Trong lúc chào cờ và hát Quốc ca phải đứng nghiêm trang .
- Qua câu chuyện nhỏ các em thấy được mối liên hệ giữa âm nhạc với đời sống của con người và của các loài vật.
II. đồ dùng dạy - học.
- G: Bài Quốc ca, băng nhạc. G hiểu rõ nội dung câu chuyện Nai Ngọc. Tổ chức trò chơi: Tên tôi, tên bạn.
- H: SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra (5/)
- Hát bài: "Đàn gà con".
G - Gọi học sinh lên bảng.
H - 2 học sinh hát cá nhân.
 - Học sinh khác nhận xét.
G - Nhận xét - đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (2/)
 - Giới thiệu trực tiếp và ghi bảng.
H - Cả lớp lắng nghe.
2. Nội dung.
a. Hoạt động 1 (8/).
 Nghe Quốc ca.
 * Lời ca: Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc....
G - Giới thiệu: Quốc ca là bài hát chung của cả nước. Bài Quốc ca Việt Nam nguyên là bài Tiến quân ca do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác.
H - Cả lớp lắng nghe.
G - Mở băng cho H nghe.
H - Cả lớp lắng nghe.
G - Hát cho H nghe.
H - Cả lớp lắng nghe.
G - Tập cho H đứng chào cờ, nghe hát Quốc ca.
H - Cả lớp thực hiện theo.
b, Hoạt động 2 (8')
Kể chuyện âm nhạc:
 Câu chuyện nai ngọc.
G - Kể diễn cảm.
H - Cả lớp lắng nghe.
G - Hỏi H:
+ Tại sao các loài vật lại quên việc phá nương rẫy, mùa màng?
+ Tại sao đêm đã khuya mà dân làng không ai muốn về?
H - 2 em trả lời cá nhân.
(Mải nghe tiếng hát tuyệt vời của em bé.)
(Vì tiếng hát của em bé nai ngọc vô cùng hấp dẫn)
- Cả lớp lắng nghe.
G - Nhận xét - Kết luận để H ghi nhớ.
(Tiếng hát của bé Nai ngọc có sức mạnh giúp dân làng đánh đuổi muông thú. Mọi người đều yêu quý em).
c, Hoạt động 3: (7')
Trò chơi: Tên tôi, tên bạn.
 - Nêu cách chơi, thực hiện mẫu.
VD: Tên tôi là Hoa, tên bạn là gì?
H - Quan sát, lắng nghe.
 - Lần lượt từng em nối tiếp trả lời và hỏi.
3. Củng cố. (4')
4- Dặn dò (1') 
Ôn các bài hát đã học.
 - Chốt lại bài học. Cho H đứng chào cờ nghe hát Quốc ca.
H - Cả lớp thực hiện (1 lần).
G - Giao việc về nhà.
H - Cả lớp lắng nghe
 Ngày....... tháng.......năm 2008
 Tổ trưởng
Tuần: 17	 Thứ tư ngày 26 tháng 12 năm 2008
 Tiết 17. học bài hát : Cùng múa vui
I. Mục tiêu.
- HS hát đúng lời ca và giai điệu
- Tập biểu diễn trước lớp.
II. Đồ dùng dạy - học.
- G: Một số động tác múa đơn giản của dân tộc Tây Nguyên. Đàn oóc gan.
- H: SGK, thanh phách.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra (5')
Hát bài: Đàn gà con 
H - 2 H hát cá nhân .
- H khác nhận xét.
G - Nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài (2')
 - Giới thiệu bằng lời và ghi nội dung lên bảng.
H - Cả lớp lắng nghe.
2. Nội dung 
a, Hoạt động 1: (12')
* Học bài hát.
 Cùng múa vui
 Dân ca: Êđê
 Lời: Lê Toàn Hùng.
* Lời ca: Cùng múa vui đêm nay tưng bừng....
G - Đàn, hát mẫu (1lần).
H - Cả lớp lắng nghe.
G - Bắt nhịp cho H hát tập thể.
H - Cả lớp hát (2 lần).
G - Sửa sai.
H - 3 - 4 H hát cá nhân.
- 2 nhóm lần lượt hát.
- H khác nhận xét.
G - Nhận xét - Sửa sai.
b, Hoạt động 2: (11')
* Hát kết hợp múa phụ hoạ
 - Thực hiện mẫu .
H - Cả lớp quan sát lắng nghe.
G - Sửa sai.
H - 2-3 nhóm biểu diễn lần lượt.
- 6 - 7 H biểu diễn cá nhân.
- H khác nhận xét. 
G - Nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố (3')
 - Chốt lại bài học. Đàn cho H hát.
H - Cả lớp hát lại bài: Cùng múa vui.
4. Dặn dò: (1')
- Hát thuộc lời ca, đúng giai điệu bài: Cùng múa vui
G - Giao việc cho H
H - Cả lớp lắng nghe.
 Ngày....... tháng.......năm 2008
 Tổ trưởng
Tuần 18 Thứ tư ngày 2 tháng 1 năm 2008
Tiết 18 Tập biểu diễn các bài hát đã học
I. Mục tiêu:
- Tập cho H mạnh dạn tham gia biểu diễn bài hát trước lớp.
II. đồ dùng dạy - học.
- G: Tập đệm bài hát. Đàn, băng nhạc, băng cát xét
- H: Thanh phách.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra (5/)
- Hát bài: Sắp đến tết rồi
G - Gọi học sinh lên bảng.
H - 2 học sinh hát cá nhân.
 - Học sinh khác nhận xét.
G - Nhận xét - đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (2/)
 - Giới thiệu trực tiếp và ghi bảng.
H - Cả lớp lắng nghe.
2. Nội dung. (25')
* Tập biểu diễn các bài hát đã học.
+ Quê hương tươi đẹp.
+ Mời bạn vui múa ca.
+ Tìm bạn thân.
+ Lý cây xanh.
+ Đàn gà con.
+ Sắp đến tết rồi.
G - Đàn, bắt nhịp cho H hát 6 bài đã học.
H - Cả lớp hát lần lượt 6 bài.
G - Tổ chức cho H lên biểu diễn trước lớp bài tự chọn theo nhóm, cá nhân.
H - 2 - 3 nhóm hát kết hợp động tác phụ hoạ.
- 3 - 4 H hát kết hợp phụ hoạ cá nhân.
- H khác nhận xét
G - Nhận xét - Đánh giá.
 - Từ một số bài hát G cho H tự nghĩ ra các động tác múa hoặc vận động phụ hoạ.
H - Thi đua theo nhóm biểu diễn trước lớp, kết hợp động tác sáng tạo.
G - Gọi nhóm khá lên biểu dương.
3. Củng cố- Dặn dò (3')
Ôn các bài hát đã học kết hợp động tác phụ hoạ.
 - Chốt lại bài học. 
 - Giao việc về nhà cho H.
H - Cả lớp lắng nghe
 Ngày....... tháng.......năm 2008
 Tổ trưởng
Tuần 19 Thứ tư ngày 09 tháng 1 năm 2008
 Tiết 19 Học hát bài: Bầu trời xanh
Nhạc và lời: Nguyễn Văn Quỳ
I. Mục tiêu:
- H hát đúng giai điệu và lời ca. Hát đồng đều, rõ lời.
- H biết bài: Bầu trời xanh do nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ sáng tác.
II. đồ dùng dạy- học.
- G: Hát chuẩn bài: Bầu trời xanh. Đàn, thanh phách.
- H: SGK, thanh phách.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra (5/)
- Hát bài: Sắp đến tết rồi
G - Gọi H lên bảng.
H - 2 học sinh hát cá nhân.
 - H khác nhận xét.
G - Nhận xét - đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (2/)
 - Giới thiệu trực tiếp và ghi bảng.
H - Cả lớp lắng nghe.
2. Nội dung.
a. Hoạt động 1 (13/).
* Học hát bài: Bầu trời xanh.
 Nhạc và lời: Nguyễn Văn Quỳ
* Lời ca: Em yêu bầu trời xanh xanh, yêu đám mây hồng hồng...
G - Hát mẫu (1-2 lần).
H - Cả lớp lắng nghe.
G - Đọc lời ca từng câu cho H đọc theo.
H - Lớp đọc theo đồng thanh (2 lần).
G - Đàn giai điệu dạy H hát từng câu theo lối móc xích.
H - Lớp hát theo từng câu.
- Cả lớp hát toàn bài (2-3 lần).
G - Sửa sai. Hát mẫu.
H - Cả lớp lắng nghe.
G - Gọi H lên hát.
H - 2 H hát cá nhân.
- H khác nhận xét.
G - Nhận xét, sửa sai.
b, Hoạt động 2 (13'')
* Hát kết hợp gõ đệm theo phách.
 Em yêu bầu trời xanh xanh...
 x x x x
* Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
 Em yêu bầu trời xanh xanh...
 x x x x x x
 - Thực hiện mẫu
H - Quan sát, lắng nghe.
G - Bắt nhịp cho H hát kết hợp gõ đệm theo phách.
H - Cả lớp thực hiện (2 lần).
G - Thực hiện mẫu
H - Quan sát, lắng nghe. Thực hiện.
G - Sửa sai. Gọi cá nhân.
H - 3-4 H thực hiện cá nhân.
- H khác nhận xét.
G - Nhận xét, sửa sai.
3. Củng cố (2')
4- Dặn dò (1')
Ôn các bài hát đã học kết hợp động tác phụ hoạ.
 - Chốt lại bài học. Đàn cho H hát .
H - Cả lớp hát lại bài: Bầu trời xanh.
G - Giao việc về nhà.
H - Cả lớp lắng nghe
 Ngày....... tháng.......năm 2008
 Tổ trưởng
Tuần 20 Thứ tư ngày 16 tháng 01 năm 2008
 Tiết 20 Ôn tập bài hát : Bầu trời xanh 
Nhạc và lời: Nguyễn Văn Quỳ
I. Mục tiêu:
- H hát đúng giai điệu và lời ca. 
- H biết hát kết hợp một số động tác phụ hoạ đơn giản. 
- Phân biệt âm thanh cao thấp.
II. đồ dùng dạy - học.
- G: Hát chuẩn , diễn cảm, chuẩn bị một số động tác phụ hoạ đơn giản. Đàn, thanh phách, song loan, trống nhỏ.
- H: Thanh phách.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra (5/)
- Hát bài: Bầu trời xanh
G - Gọi H lên bảng.
H - 2 nhóm lần lượt hát.
 - H khác nhận xét.
G - Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (2/)
 - Giới thiệu trực tiếp và ghi bảng.
H - Cả lớp lắng nghe.
2. Nội dung.
a. Hoạt động 1 (10/).
* Ôn bài hát: Bầu trời xanh.
Nhạc và lời: Nguyễn Văn Quỳ
* Lời ca: Em yêu bầu trời xanh xanh, yêu đám mây hồng hồng...
 G - Đàn giai điệu cho H hát.
H - Cả lớp (1-2 lần).
G - Sửa sai. Hát mẫu.
H - Cả lớp lắng nghe.
G - Đàn bắt nhịp cho H hát kết hợp gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca.
H - 2-3 H hát cá nhân.
- H khác nhận xét.
G - Nhận xét - Cho H hát đối đáp.
H :+ Nhóm 1: Em yêu....đám mây hồng
 + Nhóm 2: Em yêu lá...
 + Nhóm 3: Em yêu màu...
 + Nhóm 4: Em cất tiếng.....
b, Hoạt động 2 (7')
* Phân biệt âm thanh cao thấp.
- Mi: Thấp
- Son: Trung
- Đố: Cao
G - Hát hoặc đàn 3 âm. Mi - son - đố
H - Cả lớp lắng nghe.
G - HD và làm mẫu (1-2 lần).
H - Khi nhận ra âm thấp H để tay lên đùi, âm trung để tay trước ngực, âm cao giơ hai tay.
G - Sửa sai.
H - 2 H thực hiện cá nhân.
c, Hoạt động 3: (8')
Hát kết hợp phụ hoạ bài: Bầu trời xanh.
G - Đàn giai điệu cho H nghe.
H - Cả lớp lắng nghe.
G - Hát kết hợp động tác phụ hoạ mẫu.
H - Cả lớp quan sát.
G - HD H hát kết hợp động tác phụ hoạ.
H - Cả lớp thực hiện.
- 2 H biểu diễn.
- 2 nhóm lần lượt biểu diễn.
- H khác nhận xét.
G - Nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố (2')
4. Dặn dò (1')
- Ôn hát kết hợp động tác phụ hoạ bài: Bầu trời xanh.
 - Chốt lại bài học. 
H - Cả lớp hát lại bài: Bầu trời xanh.
G - Giao việc về nhà.
H - Cả lớp lắng nghe
 Ngày....... tháng.......năm 2008
 Tổ trưởng
Tuần 21 Thứ tư ngày 23 tháng 01 năm 2008
 Tiết 21 Học hát bài : tập tầm vông
 Nhạc: Lê Hữu Lộc - Theo lời đồng giao
I. Mục tiêu:
- H hát đúng giai điệu và lời ca. 
- H được tham gia vào trò chơi theo nội dung bài hát.
II. đồ dùng dạy - học.
- G: Hát chuẩn xác bài Tập tầm vông và trơi trò chơi với bài hát. Đàn Óc gan.
- H: SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra (5/)
- Hát bài: Bầu trời xanh
G - Gọi H lên bảng.
H - 2 cá nhân lần lượt hát.
 - Học sinh khác nhận xét.
G - Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (2/)
 - Giới thiệu trực tiếp và ghi bảng.
H - Cả lớp lắng nghe.
2. Nội dung.
a. Hoạt động 1 (14/).
* Học hát bài: Tập tầm vông
 Nhạc: Lê Hữu Lộc 
 Theo lời đồng giao.
* Lời ca: Tập tầm vông tay không tay có...
G - Giới thiệu tên tác giả, xuất sứ của bài hát. Hát mẫu.
H - Cả lớp lắng nghe.
G - Đọc lời ca từng câu.
H - Cả lớp đọc theo.
G - Đàn giai điệu và dạy học sinh hát từng câu theo lối móc xích.
H - Cả lớp hát theo.
G - Bắt nhịp cho H hát.
H - Cả lớp hát toàn bài.
G - Sửa sai.
H - Cả lớp hát (2-3 lần).
G - Gọi H hát trước lớp
H - 2 nhóm lần lượt hát.
- 2-3 Cá nhân hát
- H khác nhận xét.
G - Nhận xét, sửa sai.
b, Hoạt động 2 (10')
* Trò chơi: Tập tầm vông
 - Giới thiệu xuất sứ của trò chơi, HD cách chơi.
H - Cả lớp lắng nghe.
G - Tổ chức trò chơi. G là người đố, H giải đáp (mẫu)
H - Cả lớp quan sát 1 H giải đố.
+ 1 H đưa 2 bàn tay ra sau lưng, trong 2 tay có 1 tay dấu đồ vật, 1 tay không có gì sau đó nắm chặt giơ ra cho bạn đoán (Cứ thế thay nhau chơi)
G - Cho H chơi hình thức 2
H - Từng đôi bạn chơi trò đố nhau và cùng hát bài: Tập tầm vông.
3. Củng cố (2')
4- Dặn dò (1')
- Học thuộc lời ca bài : Tập tầm vông và tập chơi trò chơi.
G - Chốt lại bài học. Đàn, bắt nhịp cho H hát lại bài hát.
H - Cả lớp hát lại bài: Tập tầm vông (1-2 lần).
G - Giao việc về nhà.
H - Cả lớp lắng nghe
 Ngày....... tháng.......năm 2008
 Tổ trưởng
Tuần 22 Thứ tư ngày 30 tháng 01 năm 2008
 Tiết 22 Ôn tập bài : tập tầm vông
 Phân biệt âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang
I. Mục tiêu:
- H hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. 
- Phân biệt chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang
II. đồ dùng dạy - học.
- Tập hát kết hợp phụ hoạ bài “Tập tầm vông”. Đàn, bảng phụ có các ví dụ về chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang.
- H: Thanh phách.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra (5/)
- Hát bài: Tập tầm vông
G - Gọi H lên bảng.
H - 2 cá nhân lần lượt hát.
- 1 nhóm hát.
 - Học sinh khác nhận xét.
G - Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (2/)
 - Giới thiệu trực tiếp và ghi bảng.
H - Cả lớp lắng nghe.
2. Nội dung.
a. Hoạt động 1 (13/).
* Ôn tập bài: Tập tầm vông
 Nhạc: Lê Hữu Lộc
* Hát kết hợp gõ đệm theo phách.
* Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
G - Đàn. Hát mẫu.
H - Cả lớp lắng nghe.
G - Bắt nhịp cho H hát kết hợp trò chơi.
H - Từng đôi hát kết hợp trò chơi đố bạn (Cả lớp).
G - Hát kết hợp gõ đệm theo phách.
H - Cả lớp quan sát. Thực hiện
G - Sửa sai	
 - Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca mẫu.
H - Cả lớp quan sát, lắng nghe.
- Cả lớp thực hiện.
- 2 H biểu diễn cá nhân .
G - Đánh giá, sửa sai.
b, Hoạt động 2 (10')
* Phân biệt các chuỗi âm thanh.
+ Âm thanh đi lên
+ Âm thanh đi xuống
+ Âm thanh đi ngang
 - Treo bảng phụ.
H - Cả lớp quan sát.
G- Đưa ra ví dụ bằng lời hát hoặc đàn và gợi ý cho H.
H - Cả lớp lắng nghe.
- 2 H nhận xét cá nhân.
+ Chuỗi âm thanh đi lên tạo cảm giác phải vươn tới.
- 1-2 H nhận xét cá nhân.
+ Chuỗi âm thanh đi xuống tạo cảm giác dịu dần như ánh sáng đang dịu bớt.
- 1H nhận xét cá nhân.
+ Chuỗi âm thanh đi ngang gồm các chuỗi âm thanh bằng nhau diễn ra liên tục.
G - Cho H chơi hình thức 2
- Từng đôi bạn chơi trò đố nhau và cùng hát bài: Tập tầm vông.
 - Chốt lại, đàn giai điệu ngắn các bài: Tìm bạn thân, Sắp đến tết rồi.
H - Cả lớp lắng nghe.
- 1-2 H nhận xét âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang trong từng câu.
3. Củng cố (3')
4- Dặn dò (2')
- Học thuộc bài : Tập tầm vông và Hát kết hợp động tác phụ hoạ.
G - Chốt lại bài học. Đàn, bắt nhịp cho H hát lại bài hát.
H - Cả lớp hát lại bài: Tập tầm vông.
G - Giao việc về nhà.
H - Cả lớp lắng nghe
 Ngày.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop1 Son Thi So Khum TH2(2).doc