I.MỤC TIÊU:
- HS đọc trơn toàn bài.
- Phát âm đúng các tiếng, từ ngữ khó : sừng sững, khẳng khiu, trụi, chi chít.
- Tìm được tiếng , nói được câu chứa tiếng có vần : oang, oac.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Ổn định tổ chức:
- Cho học sinh hát.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2.Luyện đọc bài: Cây bàng
- Gọi 1 em đọc lại toàn bộ bài .
- 1 em khá đọc toàn bài trong SGK - Lắng nghe – nhận xét
- GV sửa sai cho học sinh.
a) Luyện đọc tiếng, từ.
- GV cho HS luyện đọc tiếng, từ khó: sừng sững, khẳng khiu, trụi, chi chít.
- HS luyện đọc – HS khác nhận xét .
b) Luyện đọc câu :
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu
TuÇn 33: Ngµy so¹n: 23/04/2011 Ngµy d¹y: 25/04/2011 Thø 2: Tiết 1: Tiếng việt: LUYỆN ĐỌC BÀI: CÂY BÀNG I.MỤC TIÊU: - HS đọc trơn toàn bài. - Phát âm đúng các tiếng, từ ngữ khó : sừng sững, khẳng khiu, trụi, chi chít. - Tìm được tiếng , nói được câu chứa tiếng có vần : oang, oac. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A. Ổn định tổ chức: - Cho học sinh hát. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2.Luyện đọc bài: Cây bàng - Gọi 1 em đọc lại toàn bộ bài . - 1 em khá đọc toàn bài trong SGK - Lắng nghe – nhận xét - GV sửa sai cho học sinh. a) Luyện đọc tiếng, từ. - GV cho HS luyện đọc tiếng, từ khó: sừng sững, khẳng khiu, trụi, chi chít. - HS luyện đọc – HS khác nhận xét . b) Luyện đọc câu : - HS nối tiếp nhau đọc từng câu - GV theo dõi sửa sai cho học sinh. c) Luyện đọc toàn bài. - GV gọi một vài học sinh lại toàn bài. - HS đọc lại toàn bài tập đọc. - Cho HS thi tìm tiếng, nói câu chứa tiếng có vần: oang, oac. - HS thi tìm tiếng, nói lại câu có chứa vần oang, oac. - GV nêu lại nội dung bài: Cây bàng thân thiết với trường học. Mỗi mùa, cây bàng có một đặc điểm riêng. C. Củng cố - dặn dò: - Giáo viên nhận xét giờ học. - Tuyên dương em có ý thức học tập tốt . - Về nhà đọc lại bài. ----------------@&?----------------- Tiết 2: Tiếng việt: LUYỆN VIẾT BÀI: CÂY BÀNG. I. MỤC TIÊU: - Chép lại đúng đoạn "Xuân sang... đến hết". - Làm đúng các bài trong vở BT trang 56 - GD học sinh ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Vở BT. III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: A. Ổn định tổ chức: - Cho HS hát. B. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của HS. C. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS tập chép: - GV viết bảng đoạn "Xuân sang... đến hết." trong bài Cây bàng. - HS nhìn bảng đọc lại. - GV chỉ các tiếng: chi chít, mơn mởn, khoảng, kẽ. - HS đọc, đánh vần cá nhân các tiếng dễ viết sai đó, sau đó viết bảng con. - GV gọi HS nhận xét, sửa sai. - Cho HS tập chép vào vở, GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày cho đúng đoạn văn, cách viết hoa - HS chép bài vào vở. - GV đọc cho HS soát lỗi và chữa bài trong vở. - HS soát lỗi và chữa bài trong vở. - GV chữa trên bảng những lối khó, yêu cầu HS đổi vở và chữa lỗi cho nhau ra bên lề vở. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: Bài 1: Viết tiếng trong bài có vần oang. - GV hướng dẫn học sinh làm bài vào vở bài tập. - HS làm bài vào vở - đọc tiếng vừa viết. - GV nhận xét bổ sung: khoảng. Bài 2: Viết tiếng ngoài bài có vần oang, oac. - GV hướng dẫn học sinh làm bài vào vở bài tập. - HS làm bài vào vở - đọc tiếng vừa viết. - GV nhận xét bổ sung. Bài 4: Nối tên mùa với đặc điểm cây bàng từng mùa. - Gọi HS đọc yêu cầu bài và hướng dẫn HS làm bài vào vở. - HS làm bài vào vở - Nêu câu trả lời đúng. - GV nhận xét, chữa bài. Mùa xuân cành khẳng khiu. Mùa hạ cành trên cành dưới chi chít lộc non. Mùa thu từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá. Mùa đông những tán lá xanh um.. D. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà làm BT3 và chuẩn bị bài sau. ----------------@&?----------------- Tiết 3: Toán: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 10 I.MỤC TIÊU : - Biết đọc, đếm, so sánh các số trong phạm vi 10. - Bước đo độ dài đoạn thẳng. - Làm đúng các BT trong vở BT trang 59. II. ĐỒ DÙNG DẠY HOC: - Vở bài tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A. Ổn định tổ chức: - Cho học sinh hát. B. Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bµi 1: a) Viết số thích hợp vào dưới mỗi vạch của tia số. - GV nªu yªu cÇu, híng dÉn HS lµm bµi vµo vở BT. - HS làm bài vào vở BT – nêu kết quả. - GV nhận xét, chữa kết quả. b) Số? - GV nªu yªu cÇu, híng dÉn HS lµm bµi vµo vở BT. - HS làm bài vào vở BT – lên bảng chữa bài. - GV nhận xét, chữa kết quả. 3 4 5 6 7 0 1 2 3 4 5 10 9 8 7 6 10 9 8 7 6 5 4 Bµi 2: . - HS nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS làm bài - HS làm bài vào vở BT. - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu hoàn thành bài. a) 8 > 5 2 < 3 1 > 0 9 > 0 > 5 < 8 3 > 2 0 < 1 8 = 8 < ? = b) 5 > 3 0 < 2 10 > 9 3 = 3 3 > 1 2 < 6 9 > 4 7 < 8 5 > 1 0 < 6 10 > 4 0 = 0 Bài 3: Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn. - HS nêu yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS làm bài vào vở BT - 2HS làm bảng lớp. - GV cùng HS nhận xét, chữa bài. a) 6, 7, 8, 9 b) 6, 5, 4, 2 Bài 4: Đo độ dài các đoạn thẳng rồi viết số đo - HS nêu yêu cầu bài. - GV yêu cầu HS lần lượt đo độ dài từng đoạn thẳng sau đó viết vào chỗ chấm. - GV cùng HS nhận xét, kết luận. Bài 5: Viết số lớn nhất có 1 chữ số. - HS nêu yêu cầu bài - Trao đổi nêu kết quả. - GV nhận xét, chữa bài: 9 C. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà làm bài, chuẩn bị bài sau. ----------------@&?---------------- Ngµy so¹n: 24/04/2011 Ngµy d¹y: 26/04/2011 Thø 3: Tiết 1: Thủ công: CẮT, DÁN VÀ TRANG TRÍ NGÔI NHÀ (Tiết 2) I.Mục tiêu: - Biết vận dụng các kiến thức đã học để cắt, dán và trang trí ngôi nhà. - Cắt, dán, trang trí được ngôi nhà yêu thích. Có thể dùng bút màu để vẽ ngôi ngôi nhà. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng. - HS khéo tay: Cắt, dán được ngôi nhà. Đường cắt thẳng. Hình dáng phẳng. Ngôi nhà cân đối, trang trí đẹp. II.Đồ dùng dạy học: -Bài mẫu một số học sinh có trang trí. -Giấy các màu, bút chì, thước kẻ, hồ dán, 1 tờ giấy trắng làm nền. -Học sinh: Giấy màu có kẻ ô, bút chì, vở thủ công, hồ dán . III.Các hoạt động dạy học : A.Ổn định tổ chức: B.Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo yêu cầu giáo viên dặn trong tiết trước. - Nhận xét chung về việc chuẩn bị của học sinh. C.Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2.Hoạt động 1: Kẻ, cắt hàng rào, hoa, lá, Mặt trời, - Gọi học sinh nêu lại cách kẻ và cắt các nan giấy để dán thành hành rào. - Giáo viên gợi ý cho học sinh vẽ và cắt hoặc xé những bông hoa có lá có cành, mặt trời, mây, chim, bằng nhiều màu giấy để trang trí cho thêm đẹp. - Tổ chức cho các em thực hành. 3.Hoạt động 2: Học sinh thực hiện dán ngôi nhà và trang trí trên tờ giấy nền. - GV huớng dẫn HS dán lần lượt từng phần của ngôi nhà. + Dán thân nhà, dán mái nhà. + Dán các cửa ra vào và cửa sổ. + Dán hàng rào hai bên nhà cho thêm đẹp. + Trên cao dán ông Mặt trời, mây, chim, + Xa xa dán các hình tam giác làm các dãy núi cho bức tranh thêm sinh động. - Học sinh thực hành dán thành ngôi nhà và trang trí cho thêm đẹp. - GV quan sát giúp học sinh yếu hoàn thành nhiệm vụ tại lớp và tổ chức trưng bày sản phẩm. - Tổ chức cho các em bình chọn sản phẩm đẹp và trưng bày tại lớp. D.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét, tuyên dương các em về kĩ năng cắt dán các hình. - Chuẩn bị bài học sau: Ôn tập chủ đề cắt, dán giấy ----------------@&?----------------- Tiết 2: Tù nhiªn vµ x· héi: TRỜI NÓNG. TRỜI RÉT I. Mục tiêu : - Nhận biết trời nóng hay trời rét. - HS biết sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi trời nóng hoặc trời rét. - HS có ý thức ăn mặc phù hợp với thời tiết. - GDKNS: KN tự bảo vệ: Bảo vệ sức khoẻ của bản thân ăn mặc phù hợp với trời nóng và trời rét. II. Đồ dùng dạy học: - Các hình ảnh trong bài. Sưu tầm thêm các tranh ảnh về trời nóng, trời rét. III. Các hoạt động dạy học: A. Ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: - Vì sao em biết trời đang có gió? Khi có gió lớn chúng ta phải làm gì? - 2HS lên bảng trả lời. - GV nhận xét, đánh giá. C. Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài. 2.Hoạt động 1: Làm việc với các tranh, ảnh sưu tầm được. - GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ. - Các nhóm phân loại những tranh, ảnh các em sưu tầm mang đến lớp để riêng thành 2 nhóm: trời nóng và trời rét. + Lần lượt mỗi HS nêu lên một dấu hiệu của trời nóng (vừa nói, vừa chỉ vào tranh, ảnh mô tả trời nóng). Trời rét (tương tự). - GV giúp đỡ và kiểm tra. - Từng nhóm cử đại diện lên trình bày. Lớp thảo luận câu hỏi: + Hãy nêu cảm giác của em trong những ngày trời nóng (trời rét). + Kể tên những đồ dùng cần thiết mà em biết để giúp ta bớt nóng (bớt rét). - GV nhận xét, kết luận. 3.Hoạt động 2: Trò chơi: "Trời nóng, trời rét". - GV hướng dẫn cách chơi: + 1 HS hô "Trời nóng". Các bạn tham gia chơi nhanh chóng cầm các tấm bìa có trang phục và đồ dùng phù hợp với trời nóng. + Tương tự với trời rét. Ai nhanh sẽ thắng cuộc. - GV cho HS chơi theo nhóm. - Kết thúc trò chơi, HS thảo luận câu hỏi: Tại sao chúng ta cần mặc phù hợp với thời tiết nóng, rét? - GV kết luận: Trang phục phù hợp thời tiết sẽ bảo vệ được cơ thể phòng chống được một số bệnh như cảm nắng hoặc cảm lạnh, sổ mũi, nhức đầu, viêm phổi, ... D. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS. - Dặn HS về nhà học bài và xem bài sau. ----------------@&?----------------- Tiết 3: Tiếng việt: LUYỆN VIẾT BÀI: ĐI HỌC I. MỤC TIÊU: - Chép lại đúng hai khổ thơ cuối bài. - Làm đúng các bài điền ăn hay ăng; ng hay ngh. - GD học sinh ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu học tập ghi bài tập 2. III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: A. Ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của HS. C. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS tập chép: - GV viết lên bảng 2 khổ thơ cuối trong bài Đi học. - HS nhìn bảng đọc lại. - GV chỉ các tiếng: giữa, suối, xoè, râm. - HS đọc, đánh vần cá nhân các tiếng dễ viết sai đó, sau đó viết bảng con. - Cho HS tập chép vào vở, GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày cho đúng, cách viết hoa - HS chép bài vào vở. - GV đọc cho HS soát lỗi và chữa bài bằng bút chì trong vở. - HS soát lỗi và chữa bài bằng bút chì trong vở. - GV chữa trên bảng những lối khó, yêu cầu HS đổi vở cho nhau và chữa lỗi cho nhau. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: Bài tập 1: Điền ăn hay ăng. - GV hướng dẫn học sinh làm bài vào vở. - HS làm bài vào vở - đọc tiếng vừa viết. - GV nhận xét bổ sung: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Bé ngắm trăng Mẹ mang chăn ra phơi nắng Bài tập 2: Điền ng hay ngh. - GV hướng dẫn học sinh làm bài phiếu học tập theo nhóm. - HS thảo luận nhóm 4 làm bài vào phiếu - đọc tiếng vừa viết. - GV nhận xét bổ sung: Nghi thức chào cờ. Em nghe thầy đọc thơ. Con ngỗng ăn lúa. Cây cau trước ngõ. D. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. ----------------@&?----------------- Ngµy so¹n: 27/04/2011 Ngµy d¹y: 29/04/2011 Thø 6: Tiết 1: Đạo đức: GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG I. Mục tiêu: - HS có kiến thức cơ bản về: Quy định đi bộ trên đường; Cách đi bộ sang đường an toàn. - Biết một số trường hợp nguy hiểm có thê xảy ra trên đường đi học. - Biết cách ngồi an toàn khi ngồi trên các loại xe . - Luôn có ý thức thực hiện an toàn giao thông. II. Đồ dùng dạy học: - Sử dụng các tranh vẽ những trò chơi an toàn và không an toàn trong giờ ra chơi. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Giờ ra chơi, các em nên chơi những trò chơi gì? Không nên chơi những trò chơi gì? - 2 học sinh trả lời. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hoạt động 1: Các quy định đi bộ trên đường. - GV nêu lần lượt từng câu hỏi. a. Đối với đường không có vỉa hè: + Khi đi trên đường không có vỉa hè thì phải đi như thế nào cho đúng? + Khi đi qua đường không có vỉa hè em phải chú ý điều gì? + Đường của em đến trường là loại đường nào?... b. Đối với đường có vỉa hè: + Khi đi bộ trên đường có vỉa hè em phải đi ở phần đường nào? + Muốn đi sang đường nơi có đèn tín hiệu em cần chú ý điều gì? - HS trao đổi phát biểu. - GV nhận xét, kết luận. 3. Hoạt động 2: Phổ biến nội dung về an toàn khi ngồi trên xe máy, xe đạp - GV phổ biến từng nội dung sau. + Ngồi ngay ngắn trên xe, không nghiêng người, dang tay Bám chắc người ngồi trước. + Không bám bên ngoài xe công nông, ô tô + Không chạy đuổi theo xe đang chạy trên đường. - HS lắng nghe. - Cho hs kể tên một số việc có thể xảy ra nguy hiểm đối với chúng ta. - HS kể tên những việc nguy hiểm có thể xảy ra đối với bản thân. - GV nhận xét, KL: Không chơi đùa trên đường kể cả khi trời mưa. Không đá bóng ở gần đường, Không tự ý ra sông, suối, hồ và những nơi có nước sâu để tắm.Vào mùa mưa không nên đi qua suối khi có lũ D. Củng cố - dặn dò: - GV hệ thống nội dung trọng tâm thường xảy ra của địa phương. - Nhắc nhở hs thực hiện các quy định khi đi bộ trên đường. ----------------@&?----------------- Tiết 2: Tiếng việt: LUYỆN VIẾT BÀI: NÓI DỐI HẠI THÂN. I. MỤC TIÊU: - Chép lại đúng đoạn "Từ đầu ... đến chẳng thấy sói đâu". - Làm đúng các bài điền it hay uyt; c hay k.. - GD học sinh ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu học tập ghi bài tập 1. III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: A. Ổn định tổ chức: - Cho HS hát. B. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của HS. C. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS tập chép: - GV viết bảng đoạn văn cần chép. - HS nhìn bảng đọc lại đoạn văn. - GV chỉ các tiếng: “cừu, kêu, toáng, tức tốc”. - HS đọc, đánh vần cá nhân các tiếng dễ viết sai đó, sau đó viết bảng con. - GV gọi HS nhận xét, sửa sai cho bạn. - Cho HS tập chép vào vở, GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày cho đúng đoạn văn, cách viết hoa sau dấu chấm - HS chép bài vào vở. - GV đọc cho HS soát lỗi và chữa bài bằng bút chì trong vở. - HS soát lỗi và chữa bài bằng bút chì trong vở. - GV chữa trên bảng những lối khó, yêu cầu HS đổi vở cho nhau và chữa lỗi. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: Bài tập 1: Điền it hay uyt. - GV hướng dẫn học sinh làm bài phiếu học tập theo nhóm. - HS thảo luận nhóm 4 làm bài vào phiếu - trình bày trước lớp. - GV nhận xét bổ sung: - Mít chín thơm nức. - Chơi trò "bịt mát bắt dê". - Xe buýt đầy khách. - Bình xăng năm lít. Bài tập 2: Điền c hay k. - GV hướng dẫn học sinh làm bài vào vở. - HS làm bài vào vở - đọc tiếng vừa viết. - GV nhận xét bổ sung: cú mèo dòng kênh xe cút kít D. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. ----------------@&?----------------- Tiết 3: Toán: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 10 (TT) I. MỤC TIÊU: - Biết trừ các số trong phạm vi 10, trừ nhẩm. - Nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ; biết giải bài toán có lời văn. - Làm đúng các bài tập trong vở BT toán tập 2 trang 62. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bút, vở bài tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: A. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra bài ở nhà của học sinh. B. Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2.Hướng dẫn HS làm bài tập: Bµi 1: Số? - HS nêu yêu cầu. - GV yêu cầu HS làm bài vào vở BT - Lần lượt nêu các phép tính vừa làm. - GV cùng HS nhận xét chữa bài. Bài 2: Tính - GV nªu yªu cÇu, híng dÉn HS lµm bµi vµo vở BT. - HS làm bài vào vở BT – Lên bảng chữa bài. - GV nhận xét, chữa kết quả lên bảng. a) 4 + 3 = 7 1 + 9 = 10 6 + 2 = 8 3 + 3 = 6 7 - 4 = 3 10 - 9 = 1 8 - 2 = 6 6 - 3 = 3 7 - 3 = 4 10 - 1 = 9 8 - 6 = 2 b) 9 - 2 - 6 = 1 10 - 5 - 2 = 3 5 - 2 - 1 = 2 8 - 4 - 4 = 0 5 + 5 - 8 = 2 6 + 3 - 3 = 6 Bài 3: HS nêu yêu cầu của bài. - GV nêu phân tích bài toán: Bài toán cho biết gì? (Vừa gà vừa lợn có 10 con, trong đó có 6 con gà). + Bài toán hỏi gì? (Hỏi có mấy con lợn?) - GV viết tóm tắt bài toán lên bảng. - HS làm bài vào vở bài tập. - 1HS lên bảng chữa bài. Lớp nhận xét. - GV nhận xét, chữa bài. Bài giải: Số con lợn có là: 10 - 6 = 4 (con) Đáp số: 4 con Bài 4: Viết tiếp vào chỗ chấm: - HS đọc yêu cầu bài. - GV cho HS làm bài vào vở - Nêu kết quả. - GV cùng HS nhận xét chữa bài. + Mỗi tuần lễ có 7 ngày là: chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy. C. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà làm bài, chuẩn bị bài sau. ----------------@&?-----------------
Tài liệu đính kèm: