Giáo án dạy các môn học khối 1 - Tuần 5, 6

$ 9. Một chuyên gia máy xúc

A/ Mục tiêu

- Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc vàê tình bạn, tình hưu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.

- Hiểu nội dung:Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam.

- Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 SGK.

* GDHS: Cần cư xử tốt với tất cả mọi người, mọi dân tộc trên thế giới.

B/ Đồ dùng dạy học:

- Tranh sưu tầm được và bảng phụ .

C/ Hoạt động dạy học :

I- Kiểm tra bài cũ: 5

- Đọc TL bài: Bài ca về trái đất. TL câu hỏi về nội dung bài.

 

doc 54 trang Người đăng hong87 Lượt xem 995Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy các môn học khối 1 - Tuần 5, 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố tiếp theo số 2 trong dãy số tự nhiên.
Bài tập 2: - HS đọc y/c 
- GV gợi ý Hs đặt 2 câu với mỗi từ để phân biệt từ đồng âm 
- HS làm bài vào vở - 2 HS lên bảng làm bài 
- Hs đọc câu của mình đặt - nhận xét 
- Cho Hs giải nghĩa từng cặp từ đồng âm mà em vừa đặt 
Bài tập 3: - HS đọc y/c 
	? Vì sao Nam tưởng ba mình chuyể sang làm việc tại ngân hàng ?- N2
- Vì Nam nhầm nghĩa của hai từ đồng âm là tiền tiêu.
	+ tiền tiêu: tiêu nghĩa là tiền để chi tiêu.
	+ Tiền tiêu: têu là vị trí quan trọng , nơi có bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân, hướng về phía địch .
Bài tập 4: - HS đọc các câu đố- HS tự làmbài 
	a, con chó thui.
	b, cây hoa súng và khẩu súng .
	? Trong hai câu đố trên người ta có thể nhầm lẫn từ đồng âm nào?
	+ Từ chín trong câu a là nướng chín cả mắt mũi đuôi đầu chứ không phải là số 9 - là số tự nhiên sau số 8.
	+ Khẩu súng còn được gọi là cây súng.
III- Củng cố - dặn dò: 3’
	? Thế nào là từ đồng âm ? Cho VD?
	- GV nhận xét giờ học - HS về chuẩn bị bài sau.
Tiết 3. Chính tả
 $ 5. Một chuyên gia máy xúc
A/ Mục tiêu:
- Viết đúng bài chính tả, biết trình bày đúng đoạn văn.
- Tìm được các tiếng có chữa uô/ ua trong bài và nắm được cách đánh dấu thanh: trong các tiếng có uô, ua (BT2); tìm được các tiếng tiếng thích hợp có chứa uo hoặc ua dể điền vào 2 trong số 4 câu tục ngữ, thành ngữ ở BT3.
- HS khá, giỏi làm được đầy đủ BT3
B/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ 
C / Hoạt động dạy học:
I- Kiểm tra bài cũ: 5’
	- Chữa lỗi chính tả
II- Bài mới :
1, Giới thiệu bài: 2’ – GV nêu mục tiêu của bài. 
2, Hướng dẫn HS viết chính tả: 22’
a, Tìm hiểu đoạn văn:
HS đọc đoạn văn
	? Dáng vẻ của người ngoại quốc này có gì đặc biệt?
b, Hướng dẫn viết từ khó :
	? Tìm các từ dễ viết sai trong đoạn viết?
- HS viết từ khó ra nháp - HS đọc lại từ khó trên bảng .
c, HS viết chính tả:
d, Soát bài, chấm điểm.
3, Bài tập:8’
 Bài tập 2: - HS đọc y/c - HS tự làm bài 
	+ Các tiếng có chứa vần uô là: cuốn, cuộc, buôn, muôn..
	+ Các tiếng có chưa ua là: của , múa...
	? Em có nhận xét gì về ghi dấu thanh trong mỗi tiếng em vừa tìm được? ( uô : dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai. ua : dấu thanh đặt ở chữ đầu u) 
Bài tập 3: - Hs đọc y/c - Hs làm bài theo N2 - Hs báo bài .
	- Muôn người như một : Mọi người đoàn kết một lòng 
	- Chậm như rùa : quá chậm chạp .
	- Ngang như cua: tính tình gàn dở , khó nói chuyện khó thống nhất ý kiến . - Cày sâu cuốc bẫm : chăm chỉ làm việc trên đồng ruộng .
	+ HS đọc lại những từ ngữ trên.
III- Củng cố - dặn dò: 3’
- HS nhắc lại cách ghi dấu thanh.
- Gv nhận xét giờ học - về học thuộc các câu thành ngữ và chuẩn bị bài sau.
Tiết 4. Khoa học
Bài 10. Thực hành - Núi khụng với cỏc chất gõy nghiện
( tiếp)
I -Mục Tiờu:
 Từ chối SD rượu, bia, thuốc lỏ, ma tuý .
II -Đồ dựng dậy học: 
 Thụng tin và hỡnhT/22,23 – SGK.
 Cỏc hỡnh ảnh, thụng tin về tỏc hại của rượu, bia, ma tuý.
 III -Cỏc hoạt động dạy và học:
 1/ Trũ chơi Đúng vai.
- Giao viờn nờu vấn đề: khi chỳng ta từ chối ai đú một điều gỡ( bạn rủ hút thuốc lá)cỏc em sẽ núi gỡ ?
- HS phát biểu, GV ghi tóm tắt các ý trên
 Kết luận: + Hãy nói rằng bạn không muốn làm điều đó.
+ Nếu người kia vẫn rủ rê hãy giả thích các lí do khiến bạn quyết định như vậy.
+ Nếu người kia vẫn cố tình níu kéo bạn, tốt nhất hãy tìm cách bỏ đi ra khỏi nơi đó.
- GV Tổ chức và hướng dẫn: chia lớp thành 3 nhúm phỏt biểu tỡnh huống. 
- Trỡnh diễn.
- GV nêu câu hỏi cả lớp thảo luận: 
 + Việc từ chối hút thuốc lá... có dễ dàng không?
 + trong rường hợp bị doạ dẫm, ép buộc chúng ta nên làm gi?
+ Chúng ta nên tìm ai đó giúp đỡ nếu không tự giải quyết được?
- HS trả lời, GV nhận xét, kết luận:
 + Mỗi chúng ta đều có quyền từ chối, quyền được bảo vệ, tự vệ. Đồng thời , chúng ta cũng phải tôn trọng những quyền đó của người khác.
 + Mỗi người có cách từ chối riêng, nên nói không với ma tuý...
 2/ Củng cố - dặn dũ:
- Giỏo viờn tổng kết bài.
- Giỏo viờn nhận xột giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: Âm nhạc
 Bài 5: Ôn tập bài hát Hãy giữ cho em bầu trời xanh
I. Mục tiêu
- HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của bài hát.
- Tập đọc nốt nhạc.
II, Đồ dùng: nhạc cụ
III, Hoạt động dạy học
1, Phần mở đầu
 Giới thiệu nội dung tiết học
2, Phần hoạt động
- Ôn tập bài hát Hãy giữ cho bầu trời xanh.
 + Cả lớp hát lại lời 1, hát lời 2 Hãy tương tự, hát kết hợp lời 1, 2.
 + Chia thành các nhóm tập hát đối đáp.
 N1: Hãy xua tan....tối
 N2: Để bầu trời....xanh...
lời 2 tất cả cùng hát.
- GV hướng dẫn HS tập nói tên nốt nhạc: Đô đen, Mi trắng...
- Hướng dẫn luyện tập tiết tấu.
- Luyện đọc cao độ: Đồ, Rê, Mi, Son, La.
- Tập đọc nhạc từng câu.
- Tập đọc cả bài.
- Ghép lời ca.
3, Phần kết thúc
- HS hát lại bài hát, gõ theo tiết tấu.
- nhận xét bài, chuẩn bị bài mới.
----------------------------*******----------------------------
 Thứ sáu, Ngày 14/9/2012
Tiết 1. Toán
 $ 25. Mi li mét vuông . Bảng đơn vị đo diện tích
A/ Mục tiêu:
- HS biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi - li - mét vuông; biêt quan hệ giữa
 mi- li - mét vuông và xăng - ti - mét vuông.
- Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong Bảng đơn vị đo diện tích .
- HT các BT 1,BT2a( cột 1), BT3 - HS khá, giỏi HT hết các BT trong SGK
B /Đồ dùng dạy học: Hình vẽ SGK
C/ Hoạt động dạy học:
I- Kiểm tra bài cũ: 5’
II- Bài mới:
1, Giới thiệu đơn vị đo diện tích mi li mét vuông: 3’
	? Nêu những đơn vị đo diện tích đã học ? ( Km2...)
- Để đo được những đơn vị rất bé người ta dùng những đơn vị đo diện tích mili mét vuông.
	? Mi li mét vuông là đơn vị đo diện tích của hình vuông có cạnh dài bao nhiêu? 
- Mi li mét vuông viết tắt là gì?
- GV gắn bảng hình vẽ đã chuẩn bị
	? Có bao nhiêu hình vuông có diện tích là 1 mm2? ( 100)
	? 1 cm2 = ? mm2 ( 100)- 
	1mm2 = ? cm2 ( ) -Hs nhắc lại
2, Giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích: 5’
	? Nêu các đơn vị đo diện tích đã học từ lớn đến bé?
- GV ghi bảng - Hs nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo ( SGK) 
 	? Hai đơn vị đo diện tích liền nhau gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần ? ( 100)
- GV khắc sâu để HS thấy sự khác biệt giữa bảng đơn vị đo diện tích và bảng đơn vị đo độ dài .
- HS đọc lại bảng đơn vị đo diện tích .
3, Thực hành: 22’
Bài tập 1: a, đọc các đơn vị đo diện tích: HS đọc 
 b, Viết số đo diện tích : 168mm2; 2310 mm2
Bài tập 2: GV hướng dẫn HS làm bài : Nhóm 4
	a, 5cm2 = 500mm2 	1m2 =10000 cm2
	12km2 = 1200hm2 	 5 m2 = 50000cm2 
	1 hm2 = 10000m2 	12 m2 9 dm2 = 1209 dm2 
	7 hm2 = 70000m2 	37 dam2 24m2 = 3724 m2
HS khá, giỏi:
	b, 800mm2 = 8 cm2 	3400 dm2 = 34 m2 
	12000 hm2 = 120 km2 	90 000 m2 = 9 hm2 
	150 cm2 = 1 dm2 50 cm2 	2010 m2 = 20 dam2 10 m2 
Bài tập 3: Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm: ( Cá nhân)
	1mm2= cm2 	1 dm2 = m2
	8 mm2 = cm2 	7 dm2 = m2
	29 mm2 = cm2 	 34 dm2 = m2
III- Củng cố - dặn dò : 3’
	- HS nhắc lại bảng đơn vị đo diện tích.Quan hệ giữ các đơn vịđo diện tích.
	- GV nhận xét giờ học .- HS về chuẩn bị bài sau.
Tiết 2. Tập làm văn
$ 10. Trả bài văn tả cảnh
A/ Mục tiêu
- Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh ( về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu...); nhận biết được lỗi trong bài và tự sửa lỗi.
B/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về chính tả, dùng từ cách diễn đạt ngữ pháp cần chữa chung.
C/ Hoạt động dạy học:
I- Kiểm tra bài cũ:
II- Bài mới:
1, Giới thiệu bài: 2’
2, Nhận xét chung:
- ưu điểm : nói chung các em hiểu đề bài , viết đúg theo y/c của đề viết đúng bố cục, diễn đạt câu đúng ngữ pháp đúng ý , trình bày bài sạch sẽ đúng chính tả.
Một số bài làm khá tốt : Hoài Dung , Nông Ngoan, Tú, Hiếu
- Nhược điểm : một số bài do chưa đọc kĩ đề bài, làm bài còn tràn lan, dùng từ chưa chính xác, trình bày chưa đúng bố cục, chưa hoàn thành bài có: Trung, Anh, Kiên.
	GV đưa ra bảng phụ có các lỗi phổ biến 
- HS thảo luận N2 tìm ra lỗi, tìm cách sửa lỗi .
	* trả bài cho HS: HS xem lại bài của mình .
3, HS chũa lỗi bài:
	- HS trao đổi với bạn chữa bài của mình.
	- GV đi giúp đỡ từng cặp HS yếu .
4, Gọi 3-5 HS có bài làm tốt đọc bài của mình.
	HS tìm ra cách dùng từ diễn đạt hoặc ý hay của bạn để học tập 
5, Hướng dẫn HS viết lại đoạn văn.
	- HS viết lại những đoạn văn mắc lỗi của mình .
	- HS đọc lại bài đã viết lại - nhận xét.
III- Củng cố- dặn dò:
	? Nêu y/c chung của bài văn tả cảnh?
	- GV nhận xét giờ học.- HS về chuẩn bị bài sau.
Tiết 4.Thể dục
Baứi 10: ẹoọi hỡnh ủoọi nguừ 
 Troứ chụi: Nhaỷy ủuựng nhaỷy nhanh.
I.Muùc tieõu
- Thực hiện đượctập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang.
- Thực hiện cơ bản đúng điểm số, đi vòng phải, vòng trái.
- Bước đầu biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Biết cách chơi và tham gia chơi
II. ẹũa ủieồm vaứ phửụng tieọn.
- Veọ sinh an toaứn saõn trửụứng.
- Coứi vaứ keỷ saõn chụi.
III, Nội dung lên lớp
1, Phần mở đầu
- Tập hợp lớp phổ biến yêu cầu nội dung giờ học.
- Giậm chân tại chỗ theo nhịp và hát.
2, Phần cơ bản
- Đội hình đội ngũ;
 + Quay phải, trái đi đều...GV điều khiển cả lớp tập 2 – 3 lần.
 + Chia tổ luyện tập, GV quan sát, sửa sai cho HS.
- Trò chơi Nhảy đúng nhảy nhanh: GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi và luật chơi. Một nhóm chơi thử sau đó cả lớp chơi thi đua. GV nhận xét đánh giá biểu dương đội thắng cuộc.
3, Phần kết thúc
- Hát vỗ tay theo nhịp.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét đánh giá kết quả giờ học, chuẩn bị bài mới.
Tiết 4. Địa lý
Bài 5. Vựng biển nước ta
 A- Mục tiờu:
 - Trỡnh bày được một số đặc điểm của vựng biển nước ta.
 - Chỉ được trờn lược đồ vựng biển nước ta và cú thể chỉ 1 số điểm du lịch bói biển nổi tiếng.
 - Biết vai trũ của biển đối với khớ hậu,đời sống và sỏn xuất.
 - Y thức được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thỏc tài nguyờn.
 B - Đồ dựng dạy học:
 GV: Bản đồ VN trong khu vực ĐNA.
 - Bản đồ địa lý tự nhiờn VN. PHT
C- Cỏc hoạt động dạy và học cơ bản: 
I- Kiểm tra bài cũ:
? Em hóy nờu vai trũ của sụng ngũi nước ta.
II- Bài mới:
1- Giới thiệu bài: Trực triếp
2- Vựng biển nước ta:
a, Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- GV cho HS quan sỏt lược đồ trong SGK
- GV vừa chỉ vựng biển nước ta và núi vùng biển nước ta rộng và thuộc Biển Đông.
Hỏi: ? Biển Đụng bao bọc phần đất liền của nước ta ở những phiá nào?
* Kết luận : Vựng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đụng
3- Đặc điểm của vựng biển nước ta:
b, Hoạt động 2: Làm việc cỏ nhõn
- HS đọc SGK và hoàn thành bảng trg PHT.
- GV sửa chữa và giỳp HS phần trỡnh bày
- GV mở rộng thờm: Chế độ thuỷ triều nước ta khá đặc biệt... ( SGK 189 )
3- Vai trũ của biển:
c, Hoạt động 3: Làm việc theo nhúm
- Dựa vào vốn hiểu biết và đọc SKG, từng nhúm thảo luận và nờu vai trũ của biển đối với khớ hậu, đời sống sản xuất của nhõn dõn ta.
- Đại diện các nhóm trình bày
- GV sửa chữa và giỳp HS hoàn thiện phần trỡnh bày
* Kết luận : Biển điờự hào khớ hậu là vựng tài nguyờn, là đường giao thụng quan trọng.Ven biển cú nhiều nơi du lịch, nghỉ mỏt.
- GV tổ chức cho HS chơi trũ chơi
 + GV đỏnh giỏ, nhận xột
 4- Củng cố – dặn dũ:
- GV nhận xột toàn bài.
- GV nhận xột giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
 -------------------------------------------------------------
Tuần 6 Thứ hai. Ngày 17/ 9/2012
Tiết 1: Tập đọc
	 $ 11 . 	Sự sụp đổ của chế độ a- pác- thai
A/ Mục tiêu:
	- Đọc đúng từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài.
	- Hiểu các từ ngữ : chế độ phân biết chủng tộc, công lí, sắc lệnh, tổng tuyển cử, đa sắc tộc .
	- Hiểu nội dung: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK )
	* GDHS: Cần cư xử công bằng giữa các dân tộc trong xã hội loài người.
B/ Đồ dùng dạy học : 
- Tranh SGK- Bảng phụ.
C/ Hoạt động dạy học:
I- Kiểm tra bài cũ: 5’
	- Đọc TL bài thơ Ê - mi – li con. TL câu hỏi.
	- NX cho điểm HS 
II- Bài mới:
1, Giới thiệu bài: 2’
 Chúng ta đã biết trên thế giới có rất nhiều dân tộc với nhiều màu da khác nhau. ở một số nước vẫn tồn tại nạn phân biệt chủng tộc. Người da đen bị coi như nô lệ, như công cụ lao động và phải chịu những áp lực bất công và đã có nhiều tổ chức cá nhân đã đứng lên đấu tranh chống nạn phân biệt chủng tộc . Để thấy được cuộc sống vất vả của người da đen và cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc đó diễn ra ntn qua bài :"Sự sụp đổ của chế độ a- pac - thai" 
2, Luyện đọc + tìm hiểu bài:
a, Luyện đọc: 10’
- 1 HS đọc toàn bài .
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1 ( 3 đoạn ) + đọc từ khó .
- HS đọc nối đoạn lần 2 :
+ Đoạn 1:? em hiểu chế độ phân biệt chủng tộc là gì?
+ Đoạn 3: ? Em hiểu công lí nghĩa là ntn?
	 ? Sắc lệnh nghĩa là gì?
 ? Tổng tuyển cử là hoạt động ntn?
 ? Đa sắc tộc nghĩa là ntn?
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 3 + đọc câu khó 
- GV hướng dẫn đọc bài, HS đọc bài theo N2
- 1 nhóm đọc bài trước lớp - GV đọc mẫu toàn bài .
b, Tìm hiểu bài : 8’
* Đoạn 1+2
	? Bạn biết gì về đất nước Nam Phi ? - GV chỉ bản đồ đất nước Nam Phi?
	? Nam Phi có tỉ lệ người da trắng là bao nhiêu? Thu nhập của người da trắng ntn?
	? Người da đen dưới chế độ a - pác - thai bị đối xử ntn?
GV: Nam phi là quốc gia ở cực Nam ở châu Phi với diện tích là 1.219.000 km2 dân số trên 43 triêu ngưòi, thủ đô là Prê tô ri a. Đây là quốc gia rất giàu về khoáng sản và người dân hầu hết là người da đen. họ phải làm công việc nặng nhọc vất vả nhưng thu nhập của họ lại rất thấp.- GV đưa sơ đồ HS quan sát.Dưới chế độ a- pác- thai người da đen bị khinh miệt đối xử tàn nhẫn. Họ không có một chút quyền tự do dân chủ nào, họ bị coi như một nông cụ lao động biết nói có khi còn bị mua đi bán lại nhiều lần ở ngoài chợ, ngoài đường như một thứ hàng hoá.
ý1: Đời sống người da đen dưới chế độ a- pác- thai.
* Đoạn 3: 
	? Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?
GV:Cuộc đấu tranh của người da đen , da màu ở Nam Phi đã được những người yêu chuộng tự do và công lí trên toàn thế giới ủng hộ và giành được thắng lợi. 
	? Theo bạn vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a- pac- thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ? -N2.
	+ Họ không thể chấp nhận được một chính sách phân biệt chủng tộc dã man tàn bạo.
	+ Vì người dân nào cũng phải có quyền bình đẳng như nhau, cho dù họ khác màu da, ngôn ngữ.
	+ Vì đây là một chế độ phân biết chủng tộc xấu xa nhất cần phải xoá bỏ.
? Vào thời gian nào chính ưuyền Nam Phi phải xoá bỏ sắc lệnh phân biệt chủng tộc?
? Thời gian nào cuộc tổng tuyển cử đa sắc màu được tổ chức ?
	? Người đi đầu trong phong trào chống chế độ phân biệt chủng tộc là ai?
	? Em hãy nêu những điều mình hiểu biết về Nen- xơn Man - đê- la?- Giảng tranh: ....
*GV: Ông sinh năm 1918 vì đấu tranh chống chế độ a- pác -thai nên ông bị nhà cầm quyền Nam Phi xử tù chung thân năm 1964. 27 năm sau năm 1990 ông được trả tự do, trở thành tổng thống đầu tiên của Nam phi năm 1994 sau khi chế độ a-pác -thai bị xoá bỏ.Ông nhận giải nô -ben về hoà bình năm 1993.
ý 2: Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc của người da đen.
c, Đọc diễn cảm: 10’
	- 1 em đọc toàn bài? Đọc với giọng ntn?(đọc với giọng thông báo, rành mạch tốc độ nhanh đoạn cuối đọc với cảm hứng ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm bền bỉ của người da đen)
	- GV treo bảng đoạn 3
- GV đọc mẫu đoạn 3? Nhấn giọng từ ngữ nào? - GV cho HS gạch chân vào SGK
	- HS đọc theo cặp.
	- HS thi đọc diễn cảm (3 em)- n/xét cho điểm
	? Qua bài em cảm nhận được điều gì?
* Sống trong cộng đồng người cần cư xử với nhau như thế nào? 
Nội dung: ( M T )
III- Củng cố - dặn dò: 3’
	- HS nêu nội dung bài .
	- GV liên hệ không phân biệt màu da, không phân biệt dân tộc.
	- N/ xét giờ học.- Đọc lại bài. Chuẩn bị bài sau
Tiết 2: Toán
	 $ 26. Luyện tập
A/ Mục tiêu: 
	- Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích.
	- Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải các bài toán liên quan.
	- Hoàn thành được các BT1a(2 số đo đầu); BT1b(2 số đo đầu); BT2; BT3(cột1); BT4.
	- HS khá, giỏi HT hết các BT trong bài.
B/ Hoạt động dạy học:
I, KT bài cũ: 5’
- 2 HS chữa bài.
- NX cho điểm HS.
II, Bài mới:
1, Giới thiệu bài: 2’
	- GV nêu mục tiêu của bài.
2, Hướng dẫn HS làm bài tập: 30’
Bài 1: HS đọc y/c, làm bài - GV chữa bài
	a, ( HS làm 2 số đo đầu – HS khá, giỏi làm hết cả 6 ý )
	b, ( HS làm 2 số đo đầu – HS khá, giỏi làm hết cả 4 ý )
Bài 2: HS tự làm sau đó đổi chéo vở cho nhau KT.
 	Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là: B: 305
Bài tập 3: Điền dấu , = vào chỗ chấm: N2
	2 dm2 7 cm2 = 207 cm2 	HS khá, giỏi: 3 m2 48 dm2 < 4 m2 
	300 mm2 > 2 cm2 89 mm2 	 61 km2 > 610 hm2
Bài tập 4: - HS đọc đề bài tập – Cá nhân, chấm vở.
	? Bài toán cho biết gì ? hỏi gì?
	? Muốn tìm diện tích của căn phòng trước tiên ta cần biết gì?
Bài giải
Diện tích của một viên gạch lát nền là :
40 x40 = 1600 (cm2)
Diện tích căn phòng là:
1600 x 150 = 240 000 (cm2)
Đổi 240 000 cm2 = 24 m2
 	 Đáp số: 24 m2
III- Củng cố- dặn dò: 3’
? Nêu các đơn vị đo diện tích, quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích liền nhau?
- GV nhận xét giờ học - hs về chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Lịch sử
 Bài 6. Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
I. Mục tiêu: 
Biết ngày 5 – 6 – 1911 tại bến Nhà Rồng Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài chính là do lòng yêu nước, thương dân, mông muốn tìm con đường cứu nước.
- Giáo dục HS lòng kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
II. Đồ dùng dạy - học
- ảnh về quê hương Bác Hồ, bến cảng nhà Rồng đầu thế kỉ XX, tàu Đô đốc La-tu-sơ Tờ-rê-vin.
- Bản đồ hành chính Việt Nam. Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ: 
+ Kể lại những nét chính về phong trào Đông du? Nêu ý nghĩa của phong trào Đông du?
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp. GV giới thiệu bài: 
+ Vào đầu thế kỉ XX, nước ta chưa có con đường cứu nước đúng đắn. Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước mới cho dân tộc Việt nam.
- GV nêu nhiệm vụ học tập: 
+ Tìm hiểu về gia đình, quê hương nguyễn Tất Thành.
+ Mục đích đi ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành là gì?
+ Quyết tâm của Nguyễn Tất Thành muốn ra nước ngoài để tìm đương cứu nước được biểu hiện như thế nào?
Hoạt động 2: Tổ chức cho HS thảo luận.
+ Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại làng Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Cha là Nguyên Sinh Sắc (Một nhà nho yêu nước, đỗ phó bảng bị ép ra làm quan, sau bị cách chức chuyển ra làm nghề thầy thuốc). Mẹ là Hoàng Thị Loan, một phụ nữ đảm đang chăm lo cho chồng con hết mực.
+ Yêu nước, thương dân, có ý chí đánh đuổi giặc Pháp.
+ Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các nhà tiền bối.
- HS đọc đoạn: "Nguyễn Tất Thành khâm phụckhông thể thực hiện được" và trả lời câu hỏi: Trước tình hình đó Nguyễn Tất thành quyết định làm gì?
- HS báo cáo thảo luận. GV kết luận.
Hoạt động 4: Làm việc cả lớp
- GV cho học sinh xác định vị trí thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ. Kết hợp với ảnh bến cảng Nhà Rồng đầu thế kỉ XX, GV trình bày sự kiện ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
+ Vì sao bến cảng Nhà Rồng lại được công nhận là di tích lịch sử?
Hoạt động 5: Làm việc cả lớp. GV củng cố cho HS những nội dung chính sau:
+ Thông qua bài học, em hiểu bác Hồ là người như thế nào? (suy nghĩ và hành động vì đất nước, vì nhân dân). Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Đạo đức
 Bài 3: Có chí thì nên (tiết 2)
I, Mục tiêu
 Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho xã hội.
II, Đồ dùng
 Một vài mẩu chuyện về tấm gương vượt khó như : Nguyễn Ngọc Kí, Nguyễn Đức Trung,...
III, Các hoạt động dạy học
1 - Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi :
+ Theo em, “Có chí thì nên” nghĩa là gì ?
+ Em đã làm gì để thực hiện theo câu tục ngữ trên ?
- GV nhận xét, đánh giá.
2 - Dạy bài mới :
a. Giới thiệu bài : GV giới thiệu và ghi tên bài.
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài :
Làm bài tập 3, SGK:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm việc nhóm 4, kể cho các bạn cùng nghe về một tấm gương “có chí thì nên” mà em sưu tầm được.
- Gọi đại diện từng nhóm trình bày trước lớp.
- GV ghi tóm tắt lên bảng theo mẫu:
Hoàn cảnh
Những tấm gương
Khó khăn của bản thân 
Khó khăn về gia đình
Khó khăn khác
- Lưu ý: GV cho ví dụ để HS hiểu được các hoàn cảnh khó khăn: của bản thân. về gia đình và khó khăn khác.
- GV gợi ý để HS phát hiện những bạn có khó khăn ngay trong lớp mình, trường mình và có kế hoạch để giúp bạn vượt khó.
Làm bài tập 4, SGK:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự phân tích những khó khăn của bản thân theo mẫu :
STT
Khó khăn
Những biện pháp khắc phục
1
- Yêu cầu HS làm việc nhóm 4, trao đổi những khó khăn của mình.
- Đề nghị mỗi nhóm chọn 1 – 2 bạn có nhiều khó khăn hơn trình bày trước lớp.
- Yêu cầu cả lớp thảo luận tìm cách giúp đỡ những bạn đó.
- GV kết luận: lớp ta có rất nhiều bạn còn gặp khó khăn...bản thân các bạn đó cần nỗ lực cos gắng để tự mình vượt khó...
 Trong cuộc sống mỗi người đều có những khó khăn riêng và cần phải có ý chí vượt lên.
 Sự cảm thông động viên, giúp đỡ của bạn bè, tập thể là hết sức cần thiết...
3- Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò: Học thuộc Ghi nhớ, thực hiện bài học; CBBS 
 -------------------------------------------------------------------------
 Thứ ba. Ngày 18/9/2012
Tiết 1: Luyện từ và câu
	$ 11. 	Mở rộng vốn từ : Hữu nghị hợp tác
A/ Mục tiêu
	- Hiểu được nghĩa các từ có tiếng hữu, tiếng hợp và biết xếp vào các nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT1,BT2. Biết đặt câu với 1 từ, 1 thành ngữ theo yêu cầu BT2, BT3.
B/ Hoạt động dạy học:
I- Kiểm tra bài cũ: 5’
- Chữa bài ở nhà.
- Nhận xét cho điểm.
II- Bài mới :
1. Giới thiệu bài: 2’
	- GV nêu MĐYC của bài học
Bài tập 1: - HS đọc y/ c - HS thảo luận N4 
	- HS báo cáo kết quả thảo luận theo hình thức trò chơi tiếp sức .
a, Hữu có nghĩa là bạn bè: hữu nghị chiến hữu; thân hữu; hữu hảo; bằng hữu; bạn hữu...
b, Hữu có nghĩa clà có: hữu ích; hữu hiệu; hữu tình; hữu dụng 
- HS giải nghĩa các từ;
	+Hữu nghị : tình cảm thân thiện giữa các nước .
	+ Chiến hữu: bạn chiến đấu .
	+ Hữu hảo : tình cảm bạn bè chân thân thiện .
	+Bằng hữu: tình bạn thân thiết.
Bài tập 2: - Tổ chức tương tự bài

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 5, 6(hanh).doc