I.MỤC TIÊU:
- biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống gia đình nhà trường . biết tôn trọng ý kiến của những người khác.
* Q & G: quyền được tham gia của trẻ em : trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đè có liên quan đến trẻ em.
- em trai và em gái đều có quyền tham gia bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan tới trẻ em.
* KNS: kĩ năng trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học.
- kĩ năng lắng nghe người khác trình bày ý kiến
- kĩ năng kiềm chế cảm xúc
- kĩ năng biết tôn trọng và thể hiện sự tự tin
uần 9 : Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2012 Đạo đức Tiết kiệm thời giờ (tiết 1) I.Mục tiêu: - HS có khả năng hiểu được thời giờ là cao quý nhất cần phải tiết kiệm. Biết cách tiết kiệm thời giờ. - Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm. * KNS: kĩ năng xác định giá trị thời gian là vô giá - kĩ năng lập kế hoạch khi làm việc , học tập để sử dụng thời gian hiệu quả - kĩ năng quản lí thời gian trong sinh hoạt và học tập hằng ngày - kĩ năng bình luận , phê phán việc lãng phí thời gian II. Đồ dùng: Mỗi HS có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ: ? Vì sao phải tiết kiệm tiền của ? Em đã làm những việc gì thể hiện tiết kiệm tiền của - hs trả lời - nhận xét 3. Dạy bài mới: 3.1. Giới thiệu: 3.2. Các hoạt động: * HĐ1: - GV kể chuyện “Một phút”. * KNS: kĩ năng xác định giá trị thời gian là vô giá HS: Cả lớp nghe. - Đọc phân vai câu chuyện đó. - Thảo luận theo các câu hỏi (3 câu hỏi trong SGK). - mi-chi-a có thói quen sử dụng thời giờ như thế nào? - chuyện gì đã sảy ra với mi-chi-a trong cuộc thi trượt tuyết. - sau đó mi-chi-a đã hiểu ra điều gì? - Trả lời từng câu hỏi. - mi-chi-a không biết tiết kiệm thời giờ mà lúc nào cũng kéo dài thời gian mọi việc mi-chi-a đã thua trong cuộc thi trượt tuyết. - mi-chi-a hiểu ra rằng cần phải biết quý trọng thời giờ - kết luận: - Mỗi phút đều đáng quý, chúng ta phải tiết kiệm thời giờ. * HĐ2: Thảo luận nhóm (bài 2 SGK) - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về 1 tình huống. - Các nhóm thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác chất vấn, bổ sung. - kết luận: a) HS đến muộn có thể không được vào thi. b) Hành khách đến muộn có thể nhỡ tàu, nhỡ máy bay. c) Người bệnh đưa đến muộn có thể nguy hiểm đến tính mạng. * HĐ3: Bày tỏ thái độ (bài tập 3 SGK). - GV nêu từng ý kiến: * KNS: - kĩ năng lập kế hoạch khi làm việc , học tập để sử dụng thời gian hiệu quả - kĩ năng quản lí thời gian trong sinh hoạt và học tập hằng ngày HS: Tán thành giơ thẻ đỏ. Không tán thành giơ thẻ xanh. Phân vân giơ thẻ trắng. - GV kết luận: (d) là đúng. a, b, c là sai. - GV gọi HS đọc ghi nhớ. HS: 2 em đọc ghi nhớ trong SGK. 4. Củng cố – dặn dò: Nhận xét giờ học, về nhà học bài. Tuần 10 : Thứ hai ngày 22 tháng 10 năm 2012 Đạo đức Tiết kiệm thời giờ (tiết 1) I.Mục tiêu: - HS có khả năng hiểu được thời giờ là cao quý nhất cần phải tiết kiệm. Biết cách tiết kiệm thời giờ. - Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm. * KNS: kĩ năng xác định giá trị thời gian là vô giá - kĩ năng lập kế hoạch khi làm việc , học tập để sử dụng thời gian hiệu quả - kĩ năng quản lí thời gian trong sinh hoạt và học tập hằng ngày - kĩ năng bình luận , phê phán việc lãng phí thời gian II. Đồ dùng dạy học: - Các tấm bìa màu, các mẩu chuyện, tấm gương. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 HS đọc nội dung ghi nhớ (tiết 1). 3. Dạy bài mới: 3.1. Giới thiệu: 3.2. Hướng dẫn luyện tập: a. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân (bài tập 1 SGK). + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu và làm bài cá nhân. - Gọi HS trình bày, trao đổi trước lớp. - kết luận: - Các việc làm a, c, d là tiết kiệm thời giờ. - Các việc làm b, đ, e không phải là tiết kiệm thời giờ. b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi (bài tập 4 SGK). HS: Thảo luận nhóm đôi. - 1 – 2 HS trình bày trước lớp. - Cả lớp trao đổi, chất vấn, nhận xét. - GV khen ngợi những HS đã biết sử dụng tiết kiệm thời giờ và nhắc nhở những HS còn lãng phí thời giờ. c. Hoạt động 3: Trình bày giới thiệu các tranh vẽ đã sưu tầm: HS: Trình bày giới thiệu các tranh vẽ của mình đã sưu tầm được về chủ đề tiết kiệm thời giờ. - Trao đổi thảo luận về ý nghĩa của các tranh vẽ, ca dao, tục ngữ đó. - GV khen các em chuẩn bị tốt và giới thiệu hay. => GV kết luận chung: Thời giờ là cái quý nhất, cần phải sử dụng tiết kiệm. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà thực hiện tiết kiệm thời giờ. Tuần 11 : Thứ hai ngày 29 tháng 10 năm 2012 Đạo đức Thực hành kỹ năng giữa học kỳ I I.Mục tiêu: - Ôn lại cho HS những hành vi đạo đức đã học giữa học kỳ I. - Thực hành các kỹ năng đạo đức đã học ở giữa học kỳ I. II. Đồ dùng: Giấy khổ to viết sẵn nội dung ôn tập. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Bài cũ: - Gọi HS nêu phần ghi nhớ. 3. Dạy bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: 3.2. Hướng dẫn ôn tập: a. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. HS: Thảo luận nhóm, viết ra giấy. + Kể tên các bài đạo đức đã học từ đầu năm đến nay? - Đại diện nhóm lên dán, trình bày. + Bài 1: Trung thực trong học tập. + Bài 2: Vượt khó trong học tập. + Bài 3: Biết bày tỏ ý kiến. + Bài 4: Tiết kiệm tiền của. + Bài 5: Tiết kiệm thời giờ. b. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp. - GV nêu câu hỏi: ? Trung thực trong học tập là thể hiện điều gì - thể hiện lòng tự trọng. ? Trung thực trong học tập sẽ được mọi người như thế nào - được mọi người quý mến. ? Trong cuộc sống mỗi khi gặp khó khăn thì chúng ta phải làm gì - cố gắng, kiên trì, vượt qua những khó khăn đó. ? Khi em có những mong muốn hoặc ý nghĩ về vấn đề nào đó, em cần làm gì - em cần mạnh dạn, chia sẻ, bày tỏ ý kiến, mong muốn của mình với những người xung quanh một cách rõ ràng, lễ độ. ? Em thử trình bày ý kiến, mong muốn của mình với cô giáo (hoặc các bạn) - Em rất muốn tham gia vào đội sao đỏ của nhà trường để theo dõi các bạn. Em mong muốn xin cô giáo cho em được tham gia. ? Vì sao phải tiết kiệm tiền của - Tiền bạc, của cải là mồ hôi công sức của bao người. Vì vậy chúng ta cần phải tiết kiệm, không được sử dụng tiền của phung phí. ? Em đã thực hiện tiết kiệm tiền của chưa? Nêu ví dụ. - Em đã giữ gìn sách vở, quần áo, đồ dùng học tập rất cẩn thận để không bị hỏng, mất tốn tiền mua sắm ? Vì sao phải tiết kiệm thời giờ? Nêu ví dụ. - Vì thời giờ khi trôi đi thì không bao giờ trở lại. VD: Em sắp xếp thời giờ rất hợp lý (nêu thời gian biểu). - GV nhận xét, bổ sung. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, thực hiện những hành vi đã học. Tuần 12 : Thứ hai ngày 05 tháng 11 năm 2012 Đạo đức Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (tiết 1) I. Mục tiêu: - Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống. * Q & G: quyền được có gia đình , quyền được gia đình quan tâm chăm sóc * KNS: kĩ năng xác định giá trị của tình cảm ông bà cha mẹ dành cho con cháu - kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của ông bà cha mẹ - kĩ năng thể hiện tình cảm yêu thương của mình với ông bà cha mẹ. II. Đồ dùng dạy học: -Tranh, đồ dùng để hoá trang. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Bài cũ: ? Vì sao phải tiết kiệm thời giờ 3. Dạy bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: 3.2. Hoạt động 1: Thảo luận về truyện “Phần thưởng”. - GV kể chuyện “Phần thưởng”. HS: Cả lớp nghe. - Đóng lại tiểu phẩm. + Em có nhận xét gì về việc làm của Hưng? - Em thấy việc làm của Hưng rất đáng khen. - Em thấy việc làm của bạn chứng tỏ bạn rất yêu bà. - Em thấy việc làm của bạn chứng tỏ bạn là người cháu hiếu thảo. + Vì sao em lại mời bà ăn những chiếc bánh mà em vừa được thưởng? (hỏi bạn đóng vai Hưng) - Vì em rất yêu bà, bà là người dạy dỗ, nuôi nấng em hàng ngày. - GV giảng trên tranh: + Theo em bà cảm thấy như thế nào trước việc làm của cháu? - Bà cảm thấy rất vui, phấn khởi. + Qua câu chuyện trên, bạn nào cho cô biết đối với ông bà, cha mẹ chúng ta phải như thế nào? - Phải hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ . + Vì sao phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ? - Vì ông bà, cha mẹ là những người sinh ra ta, nuôi dưỡng chúng ta => Rút ra bài học : Ông bà cha mẹ là những người đã sinh thành nuôi dưỡng chúng ta nên người vì vậy chúng ta phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ HS: 3 em đọc bài học. - Ông bà cha mẹ là những người đã sinh thành nuôi dưỡng chúng ta nên người vì vậy chúng ta phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ 3.3 Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. HS: Làm theo nhóm. +Bài1: Đúng ghi Đ, sai ghi S. - 1 nhóm làm vào phiếu to dán bảng và trình bày. - GV chốt lại lời giải đúng. + b, d, đ là Đ + a, c là S. 3.4. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm. + Bài 2: - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ. HS: Thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét. - GV kết luận và khen các nhóm. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà sưu tầm những mẩu chuyện, tấm gương về nội dung bài học. Tuần 13 : Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2012 Đạo đức Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ ( T ) .I. Mục tiêu: - Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống. * Q & G: quyền được có gia đình , quyền được gia đình quan tâm chăm sóc * KNS: kĩ năng xác định giá trị của tình cảm ông bà cha mẹ dành cho con cháu - kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của ông bà cha mẹ - kĩ năng thể hiện tình cảm yêu thương của mình với ông bà cha mẹ. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Bài cũ: 3. Dạy bài mới: 3.1. Hoạt động 1: Đóng vai (Bài 3 SGK). - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ. HS: Các nhóm đóng vai theo tình huống tranh 1 và tranh 2. - Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. - Các nhóm lên đóng vai. - GV phỏng vấn HS đóng vai cháu về cách ứng xử, đóng vai ông bà về cảm xúc khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của con cháu. - Lớp nhận xét về cách ứng xử. - kết luận: Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ nhất là khi ông bà già yếu, ốm đau. - Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ nhất là khi ông bà già yếu, ốm đau. 3.2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi. HS: Thảo luận nhóm (Bài 4 SGK). - GV nêu yêu cầu bài tập 4. - GV gọi 1 số HS trình bày. - Khen những em đã biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, nhắc nhở các em khác học tập các bạn. - HS thảo luận theo nhóm đôi. 3.3. Hoạt động 3: Trình bày những tư liệu sáng tác sưu tầm được (Bài 5, 6). = Kết luận chung: Ông bà, cha mẹ đã có công lao sinh thành nuôi dạy chúng ta nên người. Con cháu phải có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học - Về nhà thực hiện theo nội dung bài học. Tuần 14 : Thứ hai ngày 19 tháng 11 năm 2012 Đạo đức Biết ơn thầy cô giáo (tiết 1) I.Mục tiêu: - Hiểu công lao của các thầy giáo, cô giáo đối với HS. Phải biết kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. - Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo. * Q & G: quyền được giáo dục , quyền được học tập của các em trai và em gái - bổn phận của học sinh là kính trọng biết ơn thầy giáo cô giáo. * KNS: kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô - kĩ năng thể hiện sự kính trọng biết ơn đối với thầy cô giáo II. Đồ dùng: Sách, kéo, giấy, bút màu. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Bài cũ: HS: Đọc bài học. 3. Dạy bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: 3.2. Hoạt động 1: Xử lý tình huống. - GV nêu tình huống. * Q & G: quyền được giáo dục , quyền được học tập của các em trai và em gái HS: Dự đoán các cách ứng xử có thể xảy ra. HS: Lựa chọn cách ứng xử và trình bày lý do lựa chọn. - Thảo luận lớp về cách ứng xử. - GV kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt. Do đó các em phải kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo. - Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt. Do đó các em phải kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo. 3.3 Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi (Bài 1 SGK). - GV yêu cầu từng nhóm HS làm bài. - Từng nhóm HS thảo luận. - HS lên bảng chữa bài tập, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và đưa ra phương án đúng của bài tập. ® Tranh 1, 2, 4 là Đ; tranh 3 là S. 3.4. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài 2 SGK). - GV chia nhóm: 7 nhóm. HS: Thảo luận, ghi những việc nên làm vào các tờ giấy nhỏ. - Từng nhóm lên dán theo 2 cột biết ơn hay không biết ơn. - GV kết luận - Ghi nhớ * KNS: kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô - kĩ năng thể hiện sự kính trọng biết ơn đối với thầy cô giáo Các việc làm a, b, d, đ, e, g là những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo. - các thầy cô giáo đã không quản khó nhọc tận tình dạy dỗ chúng ta nên người. vì vậy chúng ta cần phải kính trọng biết ơn các thầy giáo cô giáo : cố gắng học tập rèn luyện để khỏi phụ lòng thầy cô. - HS: 2 – 3 em đọc ghi nhớ. * Liên hệ: HS: Tự liên hệ. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Tuần 15 : Thứ hai ngày 26 tháng 11 năm 2012 Đạo đức Biết ơn thầy giáo, cô giáo (tiết2) I.Mục tiêu: - Hiểu công lao của các thầy giáo, cô giáo đối với HS. Phải biết kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. - Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo. * Q & G: quyền được giáo dục , quyền được học tập của các em trai và em gái - bổn phận của học sinh là kính trọng biết ơn thầy giáo cô giáo. * KNS: kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô - kĩ năng thể hiện sự kính trọng biết ơn đối với thầy cô giáo II. Đồ dùng: Tranh, tiểu phẩm, câu thơ, truyện III. Các hoạt động dạy – học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Bài cũ: Gọi 2 HS nêu phần ghi nhớ. 3. Dạy bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: 3.2 Hoạt động 1: Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được (bài 4 – 5 SGK). HS: Trình bày, giới thiệu các tư liệu sưu tầm được. - Cả lớp nhận xét, bình luận. - GV nhận xét. 3.3 Hoạt động 2: Làm bưu thiếp chúc mừng thầy giáo, cô giáo cũ. * Q & G: quyền được giáo dục , quyền được học tập của các em trai và em gái - bổn phận của học sinh là kính trọng biết ơn thầy giáo cô giáo. - hs làm bưu thiếp chúc mừng thầy giáo, cô giáo cũ - GV nêu yêu cầu. HS: Làm việc cá nhân hoặc theo nhóm. - GV nhắc HS nhớ gửi tặng các thầy giáo, cô giáo cũ những tấm bưu thiếp mà mình đã làm. = Kết luận chung: - GV gọi 2 – 3 em nêu lại nhận xét. * KNS: kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô - kĩ năng thể hiện sự kính trọng biết ơn đối với thầy cô giáo + Cần phải kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo. + Chăm ngoan, học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, thực hành theo bài học. Tuần 16 : Thứ hai ngày 03 tháng 12 năm 2012 Đạo đức YÊU LAO ĐỘNG (tiết1) I. MỤC TIÊU. -Nêu được ích lợi của lao động. - Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân. - Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động. -Biết được ý nghĩa của lao động. * KNS: Rèn cho học sinh kĩ năng xác định giá trị của lao động. Kĩ năng quản lí thời gian để tham gia làm những việc vừa sức ở nhà và ở trường.( thảo luận, dự án) * HST: Tham gia thảo luận theo bạn. Bày tỏ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Tranh ảnh, đồ vật để đóng vai. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Ổn định lớp: - Hát - Nề nếp 2. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc bài học - GVNX - Theo dõi 3. Bài mới. 3.1. Giới thiệu bài: - Nghe 3.2 Hoạt động 1: Đọc truyện “Một ngày của Pê - chi – a ”. - GV đọc lần thứ nhất. - Cho HS thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi trong SGK. HS: 1 em đọc lại lần thứ hai. - Thảo luận nhóm. * HST: Tham gia thảo luận theo bạn. Bày tỏ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý. - Đại diện các nhóm trình bày . - HS cả lớp trao đổi, tranh luận. - GV kết luận: Cơm ăn, áo mặc, sách vở đều là sản phẩm của lao động. Lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp cho con người. => Ghi nhớ (Ghi bảng). HS: Đọc ghi nhớ và tìm hiểu ý nghĩa của ghi nhớ. 3.3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (bài 1 SGK). - GV chia nhóm, giải thích yêu cầu. HS: Các nhóm thảo luận. * HST: Tham gia thảo luận theo bạn. Bày tỏ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý. - Đại diện nhóm trình bày. - GV kết luận về các biểu hiện của yêu lao động, của lười lao động. 3.4 Hoạt động 3: Đóng vai (bài 2). - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ thảo luận đóng vai một tình huống. - Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. - Một số nhóm lên đóng vai. - Lớp thảo luận. ? Cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao ? Ai có ứng xử khác - GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau Tuần 17 : Thứ hai ngày10 tháng 12 năm 2012 ĐẠO ĐỨC YÊU LAO ĐỘNG ( Tiết 2) I. MỤC TIÊU . - Củng cố cho hs thấy được giá trị của lao động. Nêu được ích lợi của lao động ( biết được ý nghĩa của lao động) - Hs tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân. - Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động. * KNS: Rèn cho học sinh kĩ năng xác định giá trị của lao động. Kĩ năng quản lý thời gian để tham gia những việc vừa sức ở nhà và ở trường.( thảo luận, dự án) * HST: Tham gia hoạt động và bày tỏ ý kiến cùng bạn. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Viết, vẽ về một công việc mà em yêu thích. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng ghi nhớ của bài? - 2,3 Hs đọc. - Gv cùng hs nx, đánh giá chung. 3.Bài mới: 3.1Giới thiệu bài: 3.2 Hoạt động 1: Làm bài tập 5, sgk. * Mục tiêu: Hs nói lên những ước mơ của mình và những việc làm để thực hiện những ước mơ đó. * Cách tiến hành: - Tổ chức cho hs thảo luận nhóm đôi: - Hs đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu: - Hs trao đổi theo nhóm đôi. * HST: Tham gia hoạt động và bày tỏ ý kiến cùng bạn. - Trình bày trước lớp: - Một số hs trình bày, Lớp thảo luận theo ước mơ của bạn trình bày. * Gv nx, nhắc nhở hs cần phải cố gắng, học tập rèn luyện để thực hiện được ước mơ nghề nghiệp tương lai của mình. 3.3 Hoạt động 2: Giới thiệu về các bài viết tranh ảnh, vẽ. * Mục tiêu: Hs trình bày về 1 bài giới thiệu viết, vẽ, tư liệu sưu tầm về một công việc mà em yêu thích. * Cách tiến hành: - Tổ chức cho hs làm việc cá nhân: - Từng hs chẩn bị bài của mình đã chuẩn bị ở nhà để trình bày trước lớp. - Trình bày: - Từng hs trình bày, giới thiệu bài viết, vẽ của mình. - Thảo luận, nx bài giới thiệu của từng hs. - Hs nêu ý kiến của mình thông qua bài giới thiệu của bạn. - Gv cùng hs nx, khen những hs trình bày bài tốt. * Kết luận: + Lao động là vinh quang. Mọi người đều cần phải lao động vì bản thân, gia đình và xã hội. + Trẻ em cũng cần tham gia các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng của bản thân. 4. Củng cố –Dặn dò. Làm tốt các công việc tự phục vụ bản thân. Tích cực tham gia vào các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội Tuần 18 : Thứ hai ngày 17 tháng 12 năm 2012 ĐẠO ĐỨC ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ I. I. Mục tiêu: - Luyện tập và củng cố cho hs nắm vững các kiến thức, kĩ năng cơ bản của các nội dung: + Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. + Biết ơn thầy giáo, cô giáo. + Yêu lao động. * HST: Tham gia hoạt động nhóm theo bạn II.Đồ dùng- dạy học Phiếu học tập. III . Các hoạt động- dạy học. 1 . Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu những việc làm em đã tham gia ở nhà, trường, xã hội? - Nhiều học sinh nêu, - Gv cùng hs nx, trao đổi. 3. Bài mới: 3.1 Hoạt động 1: Thảo lận theo nhóm 2 nội dung bài :Hiếu thảo với ông bà cha mẹ. * Mục tiêu: Hs học thuộc ghi nhớ của bài: Hiếu thảo với ông bà cha mẹ, và làm bài tập kĩ năng. * Cách tiến hành: - Tổ chức cho hs điều khiển lớp: - Thảo luận theo bàn ghi nhớ của bài 6. - Trình bày: - Lần lượt hs trình bày, lớp trao đổi. - Gv nx, đánh giá. - Thảo luận bài tập: Để tỏ lòng với ông bà cha mẹ em cần làm gì trong mỗi tình huống sau: a. Cha mẹ vừa đi làm về. b. Cha mẹ đang bận việc. C. Ông bà hoặc cha mẹ bị ốm mệt. d. Ông bà đã già yếu. - Tổ chức hs điều khiển lớp trao đổi: - Trao đổi theo nhóm 4, trình bày trước lớp từng tình huống. * HST: Tham gia hoạt động nhóm theo bạn - Gv cùng hs nx, đánh giá bạn có cách trình bày tốt. - Nhiều hs trình bày trước lớp. 3.2 Hoạt động 2, 3: Làm tương tự đối với 2 bài còn lại bài 7,8. Viết 1 đoạn văn, vẽ 1 bức tranh về chủ đề: Biết ơn thầy giáo, cô giáo. -Tổ chức cho hs chọn thể loại trình bày: - Hs cùng thể loại vào cùng nhóm: - Vẽ theo nhóm 4; Viết theo N 2. - Trình bày: - Theo từng nhóm, đại diện trình bày. - Gv cùng lớp trao đổi, nx chung. 4. Củng cố, dặn dò: - Nx tiết học. Thực hiện các việc làm hàng ngày. Tuần 19 : Thứ hai ngày 24 tháng 12 năm 2012 ĐẠO ĐỨC KÍNH TRỌNG VÀ BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG(TIẾT 1) I.Mục tiêu: - HS nhận thức vai trò quan trọng của người lao động. - Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động. - Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động. * KNS: Rèn cho học sinh kĩ năng tôn trọng giá trị sức lao động, kĩ năng thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động.( thảo luận, dự án) * HST: Tham gia hoạt động nhóm theo bạn II. Đồ dùng-dạy học: SGK, đồ dùng đóng vai. III. Các hoạt động- dạy học: 1.ổn định lớp. 2 Kiểm tra bài cũ. 3.Bài mới. 3.1 Giới thiệu và ghi đầu bài: 3.2 Thảo luận truyện: - GV kể chuyện “Buổi học đầu tiên”. HS: 1 em kể lại. - Thảo luận theo 2 câu hỏi SGK. - GV kết luận: Cần phải kính trọng mọi người lao động dù là những người lao động bình thường nhất. 3.3 Thảo luận nhóm đôi (bài 1): - GV nêu yêu cầu bài tập. - Các nhóm thảo luận theo yêu cầu của GV. * HST: Tham gia hoạt động nhóm theo bạn - Đại diện từng nhóm lên trình bày. - Cả lớp trao đổi tranh luận. - GV kết luận: + Nông dân, bác sĩ, người giúp việc, lái xe ôm, giám đốc công ty, nhà khoa học, người đạp xích lô, giáo viên, kĩ sư tin học, đều là những người lao động trí óc hoặc chân tay, + Những người ăn xin, những kẻ buôn bán ma túy, buôn bán phụ nữ không phải là những người lao động vì những việc làm của họ không mang lại lợi ích, thậm chí còn có hại cho xã hội. 3.4 Thảo luận nhóm (bài 2 GSK): - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận. - Các nhóm làm việc. - Đại diện từng nhóm * HST: Tham gia hoạt động nhóm theo bạn lên trình bày, ghi lại trên bảng theo 3 cột: TT Người lao động Ích lợi mang lại cho XH -kết luận: - Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Làm việc cá nhân (bài 3 SGK): - GV nêu yêu cầu bài tập. HS: Làm bài tập. - Trình bày ý kiến, cả lớp trao đổi, bổ sung. - GV kết luận: + Các việc làm a, c, d, đ, e, g là thể hiện sự kín
Tài liệu đính kèm: