Giáo án Đạo đức Lớp 4 - Bài 11: Giữ gìn các công trình công cộng - Năm học 2011-2012 - Võ Quang Trung

I- Mục tiêu:

- Học xong bài này, học sinh có khả năng:

 1. Hiểu:

 + Các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội.

 + Mọi người điều có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn.

 + Những công việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng.

 2. Biết tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng.

 

doc 4 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 1431Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 4 - Bài 11: Giữ gìn các công trình công cộng - Năm học 2011-2012 - Võ Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Duyệt của GVhướngdẫn
Họ và tên sinh viên: VÕ QUANG TRUNG- 09CĐTH 3
Môn: Đạo đức 
Lớp: Bốn7 
Ngày soạn: 07/ 02/ 2012
Ngày dạy: 14/02/2012 
Giữ gìn các công trình công cộng
I- Mục tiêu:
- Học xong bài này, học sinh có khả năng:
 1. Hiểu:
 + Các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội.
 + Mọi người điều có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn.
 + Những công việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng.
 2. Biết tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng.
II- Đồ dùng dạy học:
- SGK đạo đức 4.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tg
Hoạt dộng của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
5’
1’
8’
10’
9’
1’
1.Ôn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Giải quyết tình huống sau: Hưng và mấy bạn nam đang chơi đá bóng, chẳng may để trúng một bạn gái đi ngang qua. Theo em các bạn nên làm gì trong tình huống đó?
-Thế nào là lịch sự với mọi người?	
- Tại sao ta phải lịch sự với mọi người?
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
-Kiểm tập hs được trả bài và vài hs khác.
-Nhận xét
3.Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Trong bài học trước chúng ta đó học bài “Lịch sự với mọi người” và bài học hôm nay sẽ giúp cho các em hiểu thế nào là công trình công cộng và những việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng qua bài học “Giữ gìn các công trình công cộng”.
- Giáo viên ghi tựa bài.
b/ Dạy bài mới:
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm tình huống trang 34 SGK.
- Yêu cầu học sinh đọc tình huống và nêu câu hỏi của tình huống.
- Giáo viên cho thảo luận nhóm 4 và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm (thời gian thảo luận 3 phút).
- Giáo viên quan sát.
- Gọi 2 nhóm trình bày.
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, kết luận: Nhà văn hóa xã là một công trình công cộng, là nơi sinh hoạt văn hóa chung của nhân dân, được xây dựng bởi nhiều công sức, tiền của. Vì vậy,Thắng cần khuyên Hùng nên giữ gìn, không được vẽ bậy lên đó.
Hỏi đáp xây dựng bài học:
 + Thế nào là công trình công công?
 + Mọi người dân chúng ta cần làm gì đối với các công trình công cộng?
-1 hs đọc ghi nhớ SGK
-Em hãy kể một vài công trình công cộng mà em biết?
*Hoạt động 2: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi (bài tập 1 SGK).
- Yêu cầu học sinh đọc bài tập 1.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Cho học sinh thảo luận nhóm 4 (thời gian 4 phút) dựa vào tranh SGK để trả lời câu hỏi?
-GV đính tranh lên bảng
- Gọi học sinh lên bảng trình bày (2 nhóm).
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, kết luận:
-GV hỏi thêm :Những tranh nào thể hiện không đúng?Vì sao
- Giáo dục ý thức: các em khi đi tham quan hay đến các công trình công cộng như công viên, nhà văn hóa, viện bảo tàng,các em lưu ý không được vứt rác bừa bãi, không vẽ bậy lên tường hay lên cây, hay trèo lên các tượng làm như thế sẽ làm mất vẽ đẹp của các công trình công cộng, hay hư các tượng.
* Hoạt động 3: Xử lí tình huống (Bài tập 2 SGK).
- Yêu cầu học sinh đọc bài tập 2.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Cho học sinh thảo luận nhóm 4 (thời gian 4 phút) để trả lời câu hỏi?
- Gọi 2 nhóm học sinh trình bày từng tình huống.
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét kết luận từng tình huống:
 a/ Cần báo ngay cho người lớn hoặt những người có trách nhiệm về việc này (công an, nhân viên đường sắt,), vì nếu không kịp thời sửa chữa có thể gây nguy hiểm cho đoàn tàu.
 b/ Cần phân tích lợi ích của các biển báo giao thông, giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hại của hành động ném đá vào biển báo giao thông và khuyên ngăn họ, vì nếu để các em tiếp tục ném đất đá vào biển báo giao thông sẽ làm cho biển báo bị hư, người điều khiển phương tiện giao thông không thấy được biển báo có thể gây ra tai nạn giao thông.
4. Củng cố dặn dò:
-Giáo viên gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- Cho 4 tổ về điều tra về các công trình công cộng ở địa phương ( theo mẫu bài tập 4).
- Chuẩn bị bài cho tiết sau.
- Hát.
- Mấy bạn nam nói xin lỗi bạn gái đó và hứa sẽ đá bóng cẩn thận hơn.
-Lịch sự với mọi người là có lời nói, cử chỉ, hành động thể hiện sự tôn trọng đối với người mình gặp gỡ, tiếp xúc. 
-Lịch sự với mọi người, em sẽ được tôn trọng, quý mến.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- Học sinh đọc.
-Thảo luận nhóm:
Nếu em là bạn Thắng thì em sẽ không đồng tình với bạn Tuấn.Vì nhà văn hóa là nơi sinh hoạt văn hóa,văn nghệ,nơi sinh hoạt chung.
- Thực hiện.
- Lắng nghe.
+ Là tài sản chung của xã hội
+ Có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn.
-Hs đọc ghi nhớ.
-Trường học,bệnh viện,khu làm việc.
- Học sinh đọc.
- Tìm tranh thể hiện hành vi,việc làm đúng
- Thảo luận.
- Hs lên bảng chỉ tranh trình bày kết quả.
* Tranh 2: Việc làm của mọi người là đúng.Vì đường phố là lối đi chung của mọi người,ai cũng cần có ý thức và trác nhiệm giữ gìn.
* Tranh 4: Việc làm này đúng.Vì cột điện là tài sản chung đem lại điện cho mọi người.Chú công nhân sử chữ cột điện là bảo vệ tài sản chung.
- Lắng nghe.
+ Tranh 1,3: sai, vì các bạn chưa có ý thức giữ gìn các công trình công cộng như trèo lên tượng, vẽ bậy lên cây lên tường làm như thế tượng có thể bị hư, cây cối không được đẹp.
- Lắng nghe.
- Học sinh đọc.
- Trả lời.
- Trả lời từng tình huống.
- Lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lop.doc