Giáo án Đại lí khối 5

I.MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS biết :

*Kiến thức : Chỉ được vị trí địa lý và giới hạn của nước Việt Nam trên bản đồ ( lược đồ ) và trên quả địa cầu .

*Kỹ năng : Mô tả được vị trí địa lý , hình dạng nước ta . Nhớ diện tích lãnh thổ của Việt Nam .

*Thái độ : Biết được những thuận lợi và một số khó khăn do vị trí địa lý của nước ta đem lại

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

-Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam . -Quả địa cầu .

-2 lược đồ như hình 2 SGK trang 67 .

-2 bộ bìa nhỏ có 7 tấm bìa ghi các chữ : Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Quốc , Lào, Cam-pu-chia .

 

doc 36 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 1595Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại lí khối 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-Nhóm đôi 
-Trình bày à nhận xét .
-Vài HS nhắc lại 
-Trả lời 
-Vài HS nhắc lại 
Rút kinh nghiệm:
Bài 5 	Thứngày thángnăm	
TUẦN 
Tiết
VÙNG BIỂN NƯỚC TA
I.MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS biết : 
*Kiến thức : 	-Trình bày được một số đặc điểm của vùng biển nước ta .
-Biết vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất .
*Kỹ năng : Chỉ được trên bản đồ ( lược đồ ) vùng biển nước ta và có thể chỉ một số điểm du lịch , bãi biển nổi tiếng .
* Thái độ : Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác tài nguyên biển một cách hợp lý .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
-Bản đồ Việt Nam , hình 1 ở SGK .	-Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam .
-Tranh một số bãi biển của Việt Nam .
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
Hoạt động của giáo viên
HĐ của HS
1.Kiểm tra bài cũ : Sông ngòi 
-Gọi HS trả lời các câu hỏi 
? Trình bày đặc điểm và vai trò của sông ngòi nước ta ?
-Nhận xét và cho điểm . 
2.Bài mới : Vùng biển nước ta 
*Hoạt động 1 : Vùng biển nước ta 
*Mục tiêu : Chỉ được trên bản đồ ( lược đồ ) vùng biển nước ta .
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : HS đọc SGK phần 1 trang 77 kết hợp hình 1 , làm việc với SGK .
? Biển Đông bao bọc phần đất liền của nước ta ở những phía nào ?
+Bước 2 : Trình bày à nhận xét à chốt ý 
*Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông .
-Gọi vài HS nhắc lại .
*Hoạt động 2 : Đặc điểm của vùng biển nước ta 
*Mục tiêu : Trình bày được một số đặc điểm của vùng biển nước ta .
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : HS đọc SGK phần 2 kết hợp tranh 2 ( SGK trang 78 ) và thảo hoàn thành bảng sau .
Đặc điểm của vùng biển nước ta 
Ảnh hưởng của biển 
đối với đời sống và sản xuất 
Nước không bao giờ đóng băng 
Miền Bắc và miền Trung hay có bão 
Hằng ngày , nước biển có lúc đâng lên, có lúc hạ xuống 
+Bước 2 : Trình bày à nhận xét à chốt ý 
*Mở rộng : Chế độ thủy triều ven biển nước ta khá đặc biệt và có sự khác nhau giữa các vùng . Có vùng chế độ thủy triều là nhật triều ( Mỗi ngày một lần nước lên và một lần nước xuống ) , có vùng chế độ thủy triều là bán nhật triều ( Một ngày có 2 lần thủy triều lên xuống ) , có vùng có cả chế độ nhật triều và chế độ bán nhật triều . 
? Hãy kể một vài hậu quả do bão gây ra ? 
-Nhận xét 
*Hoạt động 3 : Vai trò của biển 
*Mục tiêu : Biết vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất .
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : GV yêu cầu HS đọc phần 3 SGK và kể về vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất của nhân dân ta .
+Bước 2 : lần lượt từng cặp HS lên trả lời .
+Bước 3 : Nhận xét à Khen thưởng à chốt ý .
*Biển điều hòa khí hậu , là nguồn tài nguyên và là đường giao thông quan trọng . Ven biển có nhiều nơi du lịch , nghỉ mát hấp dẫn . -Gọi vài HS nhắc lại .
3.Củng cố-dặn dò : 
-Cho HS chơi trò chơi “ Nhìn hình đoán tên ” Chia lớp làm 2 đội . Mỗi đội cử lên 5 HS ( còn lại cổ vũ ) .
+Nhóm 1 đưa ảnh bãi biển à Nhóm 2 nói tên bãi biển và chỉ vị trí tỉnh hoặc thành phố mà có bãi biển đó à nhận xét . Thực hiệp với hình tiếp theo nhưng đổi bên , cứ như thế cho đến hết các hình .
-Cùng HS chọn đội xuất sắc à khen thưởng .
? Trình bày đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta nước ta ?
-Nhận xét à chốt ý . Gọi vài HS nhắc lại .
-Nhận xét tiết học . 
-Về nhà xem lại bài . Chuẩn bị bài 6
-Trả lời .
-Nhắc lại tựa bài 
-Cả lớp .
-Trả lời, nhận xét 
-Vài HS nhắc lại 
-Nhóm 4 
-Trình bày à nhận xét .
-Nghe phân tích 
-Trả lời .
-Nhóm đôi 
-Trình bày à nhận xét .
-Vài HS nhắc lại 
-Cử đội chơi .
-Thực hiện .
-Nhận xét 
-Trả lời 
-Vài HS nhắc lại 
Rút kinh nghiệm:
Bài 6 	Thứngày thángnăm	
TUẦN 
Tiết
ĐẤT VÀ RỪNG
I.MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS biết : 
*Kiến thức : 	-Nêu được một số đặc điểm của đất phe-ra-lit và đất phù sa ; rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn .
-Biết vai trò của đất , rừng đối với đời sống của con người .
*Kỹ năng : Chỉ được trên bản đồ ( lược đồ ) vùng phân bố của đất phe-ra-lit, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới , rừng ngập mặn .
* Thái độ : Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất , rừng một cách hợp lý .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
-Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam .	-Tranh ảnh thực vật và động vật của rừng Việt Nam .
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
Hoạt động của giáo viên
HĐ của HS
1.Kiểm tra bài cũ : Vùng biển nước ta 
-Gọi HS trả lời các câu hỏi 
? Trình bày đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta nước ta ?
-Nhận xét và cho điểm . 
2.Bài mới : Đất và rừng 
*Hoạt động 1 : Các loại đất chính ở nước ta 
*Mục tiêu : Nêu được một số đặc điểm của đất phe-ra-lit và đất phù sa . Chỉ được trên bản đồ ( lược đồ ) vùng phân bố của đất phe-ra-lit, đất phù sa.
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : HS đọc SGK phần 1 trang 79 làm việc với phiếu bài tập .
? Kể tên và chỉ vùng phân bố hai loại đất chính ở nước ta trên Bản đồ Đia lý Tự nhiên Việt Nam ?
-Hoàn thành phiếu bài tập 
Tên loại đất 
Vùng phân bố 
Một số đặc điểm 
Phe-ra-lít
Phù sa
+Bước 2 : Một số HS chỉ trên bản đồ à trình bày à nhận xét à chốt ý 
*Ở nước ta, đất phe-ra-lit tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi và đất phù sa ở vùng đồng bằng . -Gọi vài HS nhắc lại .
*Trình bày thêm : Đất là nguồn tài nguyên quý giá nhưng chỉ có hạn. Vì vậy, việc sử dụng đất cần đi đôi với bảo vệ và cải tạo .
? Theo các em chúng ta cần thực hiện những biện pháp nào để bảo vệ và cải tạo đất ở địa phương mình ?
*Bón phân hữu cơ, làm ruộng bậc thang , tháu chua , rửa mặn .
*Hoạt động 2 : Rừng ở nước ta 
*Mục tiêu : Nêu được một số đặc điểm rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn . Biết vai trò của rừng đối với đời sống của con người . Chỉ được trên bản đồ ( lược đồ ) rừng rậm nhiệt đới , rừng ngập mặn .
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : HS đọc SGK phần 2 đến lấn rộng ra biển ,kết hợp Hình 1 SGK trang 80, và thảo luận hoàn thành bài tập sau .
-Chỉ vùng phân bố của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn trên lược đồ .
-Hoàn thành bài tập sau :
Rừng 
Vùng phân bố 
Đặc điểm 
Rừng rậm nhiệt đới 
Rừng ngập mặn 
+Bước 2 : Trình bày à nhận xét à chốt ý 
*Rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi , còn rừng ngập mặn ở ven biển . -Gọi vài HS nhắc lại .
*Hoạt động 3 : Vai trò của đất và rừng 
*Mục tiêu : Biết vai trò của đất , rừng đối với đời sống của con người . Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất , rừng một cách hợp lý .
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : GV yêu cầu HS đọc “ Rừng có vai trò.đa xđược trồng mới ” SGK trang 81 kết hợp tranh 2 và 3 và kể về vai trò của đất và rừng .
? Quan sát tranh 2 và 3 cùng với vốn hiểu biết của mình , em hãy so sánh sự khác nhau giữa rừng rậm nhiệt đới với rừng ngập mặn ?
? Vai trò của rừng đối với đời sống của con người ?
? Để bảo vệ rừng nhà nước và nhân dân phải làm gì ?
+Bước 2 : lần lượt từng cặp HS lên trả lời và chỉ trên hình 2 và 3 . Nhận xét à chốt ý .
*Đất và rừng có vai trò to lớn đối với sản xuất và đời sống .
*Chúng ta cần phải bảo vệ , khai thác, sử dụng đất và rừng một cách hợp lý .
-Gọi vài HS nhắc lại .
-Giới thiệu thêm : Rừng nước ta đã bị tàn phá nhiều . Tình trạng mất rừng ( khai thác rừng bừa bãi , đốt rừng làm rẫy, cháy rừng) đã và đang là mối đe dọa lớn đối với cả nước , không chỉ về mặt kinh tế mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sống của con người . Do đó, việc trồng và bảo vệ rừng đang là nhiệm vụ cấp bách .
 3.Củng cố-dặn dò : 
? Trình bày đặc điểm và vai trò của đất và rừng nước ta ?
-Nhận xét à chốt ý . Gọi vài HS nhắc lại .
-Nhận xét tiết học . 
-Về nhà xem lại bài . Chuẩn bị bài 7
-Trả lời .
-Nhắc lại tựa bài 
-Nhóm đôi .
-Trình bày à nhận xét .
-Vài HS nhắc lại 
-Nhóm 4 
-Trình bày à chỉ bản đồ à nhận xét .
-Vài HS nhắc lại 
-Nhóm đôi 
-Trình bày à nhận xét .
-Vài HS nhắc lại 
-Trả lời 
-Vài HS nhắc lại 
Rút kinh nghiệm:
Bài 7 	Thứngày thángnăm	
TUẦN 
Tiết
ÔN TẬP
I.MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS biết : 
*Kiến thức : Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về địa lý tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản .
*Kỹ năng : Xác định và mô tả được vị trí địa lý nước ta trên bản đồ . Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi , đồng bằng , sông lớn của nước ta trên bản đồ .
* Thái độ : Có ý thức giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của đất nước .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
-Phiếu học tập có lược đồ trống Việt Nam .	-Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam .
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
Hoạt động của giáo viên
HĐ của HS
1.Kiểm tra bài cũ : 
? Kể tên những bài Địa lý mà chúng ta đã học ? ( Việt Nam - đất nước chúng ta ; Địa hình và khoáng sản ; Khí hậu ; Sông ngòi ; Vùng biển nước ta ; Đất và rừng ) . -Nhận xét và cho điểm . 
2.Bài mới : Hôm nay chúng ta cùng nhau ôn tập các bài học trên .
*Hoạt động 1 : Chỉ trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam 
*Mục tiêu : Xác định và mô tả được vị trí địa lý nước ta trên bản đồ . Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi , đồng bằng , sông lớn của nước ta trên bản đồ .
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : GV treo bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam gọi một số HS lên bảng chỉ và mô tả vị trí , giới hạn của nước ta trên bản đồ .
+Bước 2 : HS lên bảng chỉ và mô tả vị trí , giới hạn của nước ta trên bản đồ à Nhận xét à Chốt ý .
*Hoạt động 2 : Điền tên vào lược đồ 
*Mục tiêu : Tô màu và viết tên một số nước giáp với Việt Nam , một số đảo và quần đảo của Việt Nam .
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : HS nhận lược đồ trống .
+Bước 2 : HS tô màu và điền tên vào lược đồ ( Trung Quốc , Lào, Cam-pu-chia, Biển Đông, Hoàng sa, Trường sa ) à Trình bày à nhận xét .
-Gọi vài HS đọc lại .
*Hoạt động 3 : Trò chơi “ Đối đáp nhanh ”
*Mục tiêu : Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi , đồng bằng , sông lớn của nước ta trên bản đồ .
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : Chia lớp làm hai dãy mỗi dãy nhận những bông hoa có tên như câu 1 SGK trang 82 . HS cử 5 bạn HS khá giỏi làm ban giám khảo cùng GV . Còn lại làm cổ động viên .
+Bước 2 : Em dãy A cầm bông hoa nêu tên . Em dãy B sẽ lên bảng chỉ vị trí đối tượng địa lý đó . Chỉ đúng được 2 điểm , nếu không đúng em trong nhóm bổ sung đúng thì được 1 điểm , nếu sai thì không có điểm . Sau đó tiếp tục nhưng đổi bên cho đến hết các đối tượng Địa lý . Đội nào được nhiều điểm đội đó thắng . 
*Hoạt động 4 : Hệ thống đặc điểm chính của ôn tập 
*Mục tiêu : Biết hệ thống hóa các đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên .
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : Nhóm nhận phiếu học tập và hoàn thành bài tập như phần 2 SGK trang 82 .
Các yếu tố tự nhiên 
Đặc điểm chính 
Địa hình
¾ diện tích phần đất liền là đồi núi .
¼ diện tích phần đất liền là đồng bằng .
Khí hậu 
Sông ngòi
Đất 
Rừng 
+Bước 2 : Trình bày à nhận xét à chốt ý .
3.Củng cố-dặn dò : 
-Gọi vài HS nhắc lại bảng trên .
-Nhận xét tiết học . Chuẩn bị bài 8 .
-Trả lời .
-Nhắc lại tựa bài 
-Cả lớp .
-Trình bày à chỉ bản đồ à nhận xét .
-Nhóm đôi .
-Trình bày à nhận xét .
-Vài HS nhắc lại 
-Nhóm theo dãy bàn .
-Thực hiện trò chơi .
-Nhóm đôi .
Trình bày à nhận xét .
Rút kinh nghiệm:
Bài 8 	
TUẦN 
Tiết
	Thứngày thángnăm	
DÂN SỐ NƯỚC TA
I.MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS biết : 
*Kiến thức :	-Biết được nước ta có dân số đông, gia tăng dân số nhanh .
-Nhớ số liệu dân số của nước ta ở thời điểm gần nhất .
-Nêu được một số hậu quả do dân số tăng nhanh .
*Kỹ năng : Biết dựa vào bảng số liệu , biểu đồ để nhân biết số dân và đặc điểm tăng dân số của nước ta .
* Thái độ : Thấy được sự cần thiết của việc sinh ít con trong một gia đình .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
-Bảng số liệu về dân số các nước Đông Nam Á năm 2004 ( Phóng to ) .
-Biểu đồ tăng dân số Việt Nam .
-Tranh ảnh thể hiện hậu quả của tăng dân số nhanh .
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
Hoạt động của giáo viên
HĐ của HS
1.Kiểm tra bài cũ : Đất và rừng 
? Nêu một số tác dụng của rừng đối với đời sống của nhân dân ta ?
-Nhận xét và cho điểm . 
2.Bài mới : Dân số nước ta 
*Hoạt động 1 : Dân số 
*Mục tiêu : Biết được nước ta có dân số đông, gia tăng dân số nhanh . Nhớ số liệu dân số của nước ta ở thời điểm gần nhất .
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 :GV treo bảng số liệu dân số lên bảng .Yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu SGK phần 1 trả lời các câu hỏi phần 1 .
+Bước 2 : HS lên bảng chỉ bảng số liệu trên bảng và trả lời à Nhận xét à Chốt ý .
*Năm 2004, nước ta có số dân là 82 triệu người .
*Dân số nước ta đứng thứ ba ở Đông Nam Á và là một trong những nước đông dân trên thế giới .
*Hoạt động 2 : Gia tăng dân số 
*Mục tiêu : Biết dựa vào bảng số liệu , biểu đồ để nhân biết số dân và đặc điểm tăng dân số của nước ta .
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : Dựa vào biểu đồ dân số qua các năm, trả lời câu hỏi ở mục 2 trong SGK . 
+Bước 2 : HS trình bày à nhận xét .
*Số dân tăng qua các năm : Năm 1979 : 52,7 triệu người .Năm 1989 : 64,4 triệu người . Năm 1999 : 76,3 triệu người .
*Dân số nước ta tăng nhanh , bình quân mỗi năm tăng thêm hơn một triệu người .( GV liên hệ với dân số ở địa phương )
*Hoạt động 3 : Hậu quả của việc gia tăng dân số 
*Mục tiêu : Nêu được một số hậu quả do dân số tăng nhanh . Thấy được sự cần thiết của việc sinh ít con trong một gia đình .
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : Chia lớp làm các nhóm , treo tranh của sự gia tăng dân số . HS dựa vào tranh ảnh và vốn hiểu biết , nêu một số hậu quả do dân số tăng nhanh .
+Bước 2 : -Trình bày à nhận xét à Chốt ý . HS nhắc lại nội dung bài .
3.Củng cố-dặn dò : 
-GV nêu câu hỏi ở cuối SGK . 
-Gọi vài HS nhắc lại nội dung bài .
-Nhận xét tiết học . Chuẩn bị bài 9 .
-Trả lời .
-Nhắc lại tựa bài 
-Cả lớp .
-Trình bày à chỉ bảng số liệu à nhận xét .
-Nhóm đôi .
-Trình bày à nhận xét .
-Nhóm 4 .
-Trình bày à nhận xét .
-Vài Học sinh nhắc lại .
-Trình bày à nhận xét .
Rút kinh nghiệm:
***
Bài 9 	Thứngày thángnăm
TUẦN 
Tiết
CÁC DÂN TỘC, SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ
I.MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS biết : 
*Kiến thức : Nêu được một số đặc điểm về các dân tộc ở nước ta . 
*Kỹ năng : Biết dựa vào bảng số liệu, lược đồ để thấy rõ đặc điểm về mật độ dân số và sự phân bố dân cư ở nước ta .
* Thái độ : Có ý thức tôn trọng, đoàn kết các dân tộc .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
-Tranh ảnh về một số dân tộc , làng bản ở đồng bằng , miền núi và đô thị của Việt Nam .
-Bản đồ Mật độ dân số Việt Nam .
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
Hoạt động của giáo viên
HĐ của HS
1.Kiểm tra bài cũ : Dân số nước ta 
? Nêu những khó khăn trong việc nâng cao đời sống của nhân dân khi dân số tăng nhanh ?
-Nhận xét và cho điểm . 
2.Bài mới : Các dân tộc, sự phân bố dân cư 
*Hoạt động 1 : Các dân tộc 
*Mục tiêu : Nêu được một số đặc điểm về các dân tộc ở nước ta . 
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : Yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh SGK trả lời theo gợi ý sau : 
? Nước ta có bao nhiêu dân tộc ?
? Dân tộc nào có số dân đông nhất ? Sống chủ yếu ở đâu ? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu ?
? Kể tên một số dân tộc ít người ? 
+Bước 2 : HS lên bảng chỉ bảng số liệu trên bảng và chỉ trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của người Kinh ( Việt ) , người dân tộc ít người à Nhận xét à Chốt ý .
*Việt Nam là nước có nhiều dân tộc , trong đó người Kinh ( Việt ) có số dân đông nhất . à Gọi vài HS nhắc lại .
*Hoạt động 2 : Mật độ dân số 
*Mục tiêu : Biết dựa vào bảng số liệu, lược đồ để thấy rõ đặc điểm về mật độ dân số và sự phân bố dân cư ở nước ta .
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : Dựavào bảng số liệu thảo luận theo câu hỏi 
? Mật độ dân số là gì ?
+Bước 2 : HS trình bày à nhận xét .
*Giải thích : Để biết mật độ dân số , người ta lây tổng số dân tại một thời điểm của một vùng , hay một quốc gia chia cho diện tích đất tự nhiên của vùng hay quốc gia đó .
Ví dụ : Dân số 1 huyện là 30 000 người. Diện tích đất tự nhiên là 300 km2 .
Mật độ dân số của huyện đó là : 30 000 người : 300 km2 = 100 người / 1 km2
*Nước ta có mật độ dân số cao . -Gọi vài HS đọc lại .
*Hoạt động 3 : Phân bố dân cư 
*Mục tiêu : Có ý thức tôn trọng, đoàn kết các dân tộc .
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : HS quan sát lược đồ mật độ dấn số , tranh ảnh về một số dân tộc , làng bản ở đồng bằng , miền núi và đô thị của Việt Nam trả lời câu hỏi mục 3 SGK .
+Bước 2 : HS chỉ trên bản đò những vùng đông dân , thưa dân . Nhận xét à Chốt ý 
*Dân cư nước ta phân bố không đều : dân cư tập trung đông đúc ở các đồng bằng , ven biển và thưa thớt ở vùng núi . Khoảng ¾ dân số nước ta sống ở nông thôn . Gọi vài HS nhắc lại .
*Giải thích : Ở đồng bằng đất chật người đông , thừa sức lao động, ở vùng núi đất rộng người thưa , thiếu sức lao động , nên Nhà nước đã và đang điều chỉnh sự phân bố dân cư giữa các vùng để phát triển kinh tế .
Ví dụ : Chuyển dân từ đồng bằng Bắc Bộ lên miền núi phia Bắc, từ đồng bằng lên tây Nguyên 
? Dựa vào vốn hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết dân cư nước ta sống chủ yếu ở thành thị hay nông thôn ? Vì sao ? 
*Mở rộng : Những nước công nghiệp phát triển thì phssn bố dân cư khác với nước ta . Ở đó , đa số dân cư sống ở thành phố .
3.Củng cố-dặn dò : 
-Gọi vài HS nhắc lại nội dung bài .
-Nhận xét tiết học . Chuẩn bị bài 10 .
-Trả lời .
-Nhắc lại tựa bài 
-Nhóm 4 .
-Trình bày à nhận xét .
-Nhắc lại .
-Cả lớp .
-Trình bày à nhận xét .
-Nhắc lại .
-Nhóm đôi .
-Trình bày à nhận xét .
-Nhắc lại .
Trình bày à nhận xét .
-Nhắc lại .
Rút kinh nghiệm:
Bài 10 	Thứngày thángnăm	
TUẦN 
Tiết
NÔNG NGHIỆP
I.MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS biết : 
*Kiến thức : Biết ngành trồng trọt có vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp , chăn nuôi đang ngày càng phát triển . Biết nước ta trồng nhiều loại cây , trong đó cây lúa gạo được trồng nhiều nhất .
 *Kỹ năng : Nhận biết trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng , vật nuôi chính của nước ta .
* Thái độ : Có ý thức bảo vệ đất , và cây trồng , vật nuôi .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
-Bản đồ kinh tế Việt Nam .
-Tranh ảnh về các vùng trồng lúa, cây nông ngjiệp , cây ăn quả ở nước ta .
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
Hoạt động của giáo viên
HĐ của HS
1.Kiểm tra bài cũ : Các dân tộc , sự phân bố dân cư 
? Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? Dân tộc nào có số dân đông nhất , phân bố củ yếu ở đâu ? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu ?
? Phân bố dân cư ở nước ta có đặc điểm gì ? 
-Nhận xét và cho điểm . 
2.Bài mới : Nông nghiệp 
*Hoạt động 1 : Ngành trồng trọt 
*Mục tiêu : Biết ngành trồng trọt có vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp. Biết nước ta trồng nhiều loại cây , trong đó cây lúa gạo được trồng nhiều nhất. Nhận biết trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng 
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : Yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh hình 1 trả lời theo SGK và câu hỏi : 
? Hãy cho biết ngành trồng trọt có vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta ?
+Bước 2 : HS lên bảng chỉ trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của ngành trồng trọt à Nhận xét à Chốt ý .
*Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. Ở nước ta , trồng trọt phát triển mạnh hơn chăn nuôi . Nước ta trồng nhiều loại cây , trong đó cây lúa gạo là nhiều nhất ở đồng bằng , các cây công nghiệp và cây lâu năm được trồng nhiều ở vùng núi và cao nguyên , cây ăn quả được trồng ngày nhiều .
à Gọi vài HS nhắc lại .
*Hoạt động 2 : Ngành chăn nuôi 
*Mục tiêu : Biết ngành 

Tài liệu đính kèm:

  • docDia ly 5.doc